7/24/12

TƯỞNG NIỆM GS NGUYỄN NGỌC HUY (1924-1990)

clip_image002

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời ngày 28-7-1990 tại Paris, tính đến nay là tròn 22 năm. Lễ tưởng niệm diễn ra tại Espace Robespierre là một sự trùng hợp đầy ý nghĩa. Cũng như giáo sư Huy, Robespierre xả thân tranh đấu vì dân tộc, dân sinh, đưa đến việc hình thành khẩu hiệu ‘‘Tự do, Bình đẳng, Bác ái’’, đánh dấu việc thành lập Đệ nhất Cộng hòa Pháp (1790).

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy chủ trương Dân Bản :‘‘Dùng lý tưởng dân bản làm tiêu ngữ, làm sống lại một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giải quyết các vấn đề xã hội một cách thích hợp, tránh dùng ‘‘xã hội chủ nghĩa’’ đã bị nhân dân Việt Nam nhờm gớm từ khi bọn cộng sản chiếm được cả nước Việt Nam, áp dụng chính sách xã hội chủ nghĩa dựa vào sự hận thù và giai cấp tranh đấu làm cho nhân dân Việt Nam khổ sở điêu linh.’’

Trong tập thơ Hồn Việt, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy tức nhà thơ Đằng Phương đã để lại vần thơ di bút như sau :

Ðây những người sinh nhằm thời quốc biến
Trong gian truân cố chuyển lại cơ trời
Giữa đêm sâu mưa máu rộn tơi bời
Vẫn thẳng tiến không rời đường cách mạng.
(Anh Hùng Ðất Việt)

Là học trò của người, nhân buổi lễ trọng thể hôm nay, các môn sinh trường CTKD Đại Học Đà Lạt cùng thắp nén hương, thành kính tưởng niệm giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua vần thơ :

Chính trị vi sư Nguyễn Ngọc Huy

(政 治 為 師 阮 玉 徽)

Quê hương biến loạn lắm gian nguy

Say mê lập thuyết tìm sinh lộ

Sắt son tranh đấu giữ biên thùy

Cách mạng dân sinh hồn Đại Việt

Kinh bang tế thế quyết không lùi

Cầu xin chí sĩ luôn phù hộ:

Xã tắc sơn hà sớm thoát nguy.

Paris, ngày 29 tháng 7 năm 2012

Lê Đình Thông

Xem Cung Lê hạ Patrick Cote

- Cung Le VS Cote:

https://www.youtube.com/watch?v=ajXvic_Gr30

!cid_1_122918832@web120802_mail_ne1_yahoo

Tiểu sử Cung Lê,

Cung Lê sinh tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1975, vỏn vẹn ba ngày trước khi Sài Gòn thất thủ, cậu bé Cung Lê cùng mẹ rời quê hương khi chưa đầy 3 tuổi bằng máy bay trực thăng dưới làn đạn khốc liệt của quân đội Cộng sản. Họ trải qua những ngày tháng cực khổ tại một trại tỵ nạn Philippines trước khi được bảo lãnh sang định cư tại thành phố San Jose, thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 1976. Là một đứa bé Việt Nam vóc dáng nhỏ bé, Cung Lê luôn bị các đứa trẻ lớn hơn bắt nạt. Năm lên 10 tuổi, mẹ của Cung Lê cho phép anh luyện tập Taekwondo để tự vệ. Bắt đầu từ lớp học võ đầu tiên đó, Cung Lê không ngừng tiếp thu các môn võ thuật khác nhau như Đô vật, Việt Võ Đạo, Brazilian Jiu-Jitsu, Tán Thủ, Muay Thai, và trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp với hơn 35 giải thưởng võ thuật, ba lần đoạt chức vô địch thế giới, và được tôn vinh là "Võ sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất thế giới" tại lễ trao giải thưởng Asia Entertainment Awards 2004. Với những thành tích vang dội đó, Cung Lê đã được lên bìa những tạp chí võ thuật nổi tiếng như Inside Kungfu, Black Belt Magazine, và Martial Arts Illustrated.
Tuy lớn lên tại Hoa Kỳ, Cung Lê không bao giờ quên nguồn gốc của mình. Các bộ võ phục mà anh mặc khi tập luyện cũng như là khi thượng đài tỷ võ luôn có thêu hình ảnh lá cờ Việt Nam Cộng Hòa vì "nghĩ rằng mình không phải đấu cho riêng Lê Cung mà còn cho cộng đồng Việt Nam".

Tưởng niệm Quốc Hận: 20-7-1954!

Tác Giả: Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Ngày ấy, theo hiệp định Genève, đất nước đã bị Cộng sản Bắc Việt và Pháp chia cắt thành hai miền bởi giòng sông Bến Hải.

Ðang xác minh

 

Nguyễn Hưng Quốc

23.07.2012

Những người cộng sản thường nổi tiếng về việc thích sáng chế những kiểu nói mới. Có điều, mới nhưng không hay. Có hai lý do để nói chúng không hay. Thứ nhất, những kiểu nói mới ấy rất nhanh chóng biến thành sáo ngữ vì hầu như cán bộ nào, từ trên xuống dưới, cũng đều mở miệng nói như nhau. Trong tình trạng như thế, dù có kiểu nói nào hay đến mấy, chỉ một thời gian ngắn, chúng cũng đều biến thành lảm nhảm. Thứ hai, những kiểu nói như vậy thường chỉ có một mục tiêu duy nhất là che giấu sự thật. Nên chúng rỗng. Rỗng tuếch.

Tại sao các người đẹp Vietnam Airlines không bao giờ cười?

Nhận xét về tánh nết của người Việt nam, Cụ Trần Trọng Kim viết trong cuốn Việt Nam Sử Lược của Cụ, có đoạn:

"Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người VN có cả các tính tốt và các tính xấu.

Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lấy sự nhân nghĩa, lễ, trí, tín làm năm đạo thường cho sự ăn ở.

Tuy vậy cũng có hay tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hoà bình, nhưng mà đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỹ luật. Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang, và ưa trang hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma, tin quỷ, sùng sự lễ bái nhưng mà vẫn không nhiệt tin tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn. Đàn bà thì hay làm lụng và hay đảm đang, khéo chân, khéo tay, làm được đủ mọi việc mà lại biết lấy việc gia đạo làm trọng, hết lòng chiều chồng, nuôi con, thường giữ được các đức tính rất quý là tiết, nghĩa, cần, kiệm.

… Từ tư tưởng cho đến việc làm, người mình thường lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi. Ai không bắt chước được Tàu là dở".

Đó là người Việt nam của năm 1930. Ngày nay, ở hải ngoại, người Việt Nam ta chắc phải khác hơn, tức phải khá hơn chớ?

Hai - Ba người Việt mà đứng nói chuyện với nhau, thì coi như là một cái chợ

Chời ơi, cụ Trần viết cách đây hơn nửa thế kỷ, mà sao tôi thấy nó đúng y bon với tôi hiện giờ.

Cộng đồng chúng ta cũng nên đấm ngực mình trước khi đấm ngực người khác, nhận xét của tác giả bài viết có nhiều điểm đúng lắm đó. Chúng ta thử lên chuyến bay Air Vietnam bay từ Melbourne hay Sydney về VN thì sẽ thấy cảnh này

Tại sao các người đẹp Vietnam Airlines không bao giờ cười?

Slideshow

Chuyến bay VN831 Hà Nội - Bangkok hôm ấy, được mấy "nàng tiên" áo dài Vietnam Airlines phục vụ làm tôi nhớ đến "cô hàng xóm" của thi sỹ Nguyễn Bính. Không ít chàng rung động, kể cả người viết bài này khi ngắm tà áo bay.

Sự ra đời của chữ Quốc ngữ - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh



Alexandre de Rhodes
(1591 - 1660)


Nguyễn Văn Vĩnh
(1882 - 1936)

Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20.

Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư) đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 -1630).