4/24/15

Đoạn kết : Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng.

MỘT PHÓNG VIÊN NGƯỜI ĐỨC VIẾT VỀ VIỆT

Cuốn sách Đức: "A reporter's love for a wounded people" của tác giả Uwe Siemon-Netto đã viết xong và đang chờ 1 số người viết "foreword" và endorsements.
Bản dịch đã xong, được phép của tác giả chúng tôi xin giới thiệu đoạn kết rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn, cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa, Tự Do Dân Chủ sẽ trở lại với quê hương khốn khổ của chúng ta.

Q S

Đoạn kết
Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng.
Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày "giải phóng."

4/21/15

Nẩy mầm trong Tự do

Hồ Phú Bông - Thời gian đã đằng đẳng 40 năm chứ ít ỏi gì và dân số đang là 80 - 85 triệu liệu vẫn cam tâm cúi đầu? Khi người dân cúi đầu thì gông cùm kiềm kẹp tăng thêm. Nhưng khi ngẩng đầu, như 90.000 công nhân Pou Yuen vừa rồi, thì chế độ sợ hãi. Sợ hãi nên vội vàng chấp nhận yêu sách! Một chế độ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù là dấu hiệu rõ nhất của sợ hãi cao độ! Vấn đề còn lại là người bị trị biết đoàn kết và ngẩng cao đầu!...

Tham Khảo: Bên trong “Ngôi làng Phật giáo” bí ẩn lớn nhất thế giới, Larung Gar.

sưu tập by Dacco

Hà Triệu (theo Dailymail) -

Thứ Hai, ngày 20/4/2015 - 16:34-
Nằm trên thung lũng xanh Larung cao 4.000m, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km, nhìn từ xa Học viện Phật giáo Larung Gar như một ngôi làng nhỏ xinh chứa đựng vô vàn điều thiêng liêng và dung dị nhất của đạo Phật.

Được xây dựng từ những năm 1980 ở một khu vực hoàn toàn không có người ở, nhưng học viện Larung Gar không ngừng phát triển. Tính đến thời điểm hiện tại, Larung Gar đã trở thành ngôi nhà cho hơn 40.000 tu sĩ, nữ tu ở khắp mọi nơi hội tụ về học tập rèn luyện.

Toàn cảnh Học viện Phật giáo Larung Gar

4/20/15

PHIÊN TOÀ TẠI LẠNG SƠN NĂM 1985 : " ăn cắp CÁI CHẾT "


Nhân lần đi thăm miền Bắc, trong một buổi sáng lang thang không có việc gì làm, tôi đã có dịp tham dự một phiên toà Đại hình tại Thị xã Lạng Sơn. Lạng Sơn lúc đó còn nghèo lắm, dấu vết chiến tranh trong cuộc chiến năm 1979 với Trung cộng vẫn còn y nguyên. Sau mấy năm mất muà, mức sống người dân lại càng thê thảm hơn.

Nợ đời một nửa, một nửa nợ ơn em

(Viết cho em và những người vợ lính trung hậu)

altThời còn đi học, lang thang từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù con nhà nghèo, học tàm tạm, và nhan sắc dưới trung bình, tôi cũng đã mang tiếng đào hoa. Cho nên có muốn kéo dài thêm cái đời học trò để được mơ mộng đủ thứ chuyện dưới biển trên trời thiên hạ cũng đâu có cho. Rồi có phải thuộc dòng hào kiệt gì đâu, tôi cũng xếp bút nghiên theo việc kiếm cung. Nói kiếm cung cho nó vẻ văn chương và lãng mạn, chứ thực ra tôi vào lính, mà lại là thứ lính hạng bét thì làm gì có kiếm với cung. Có phải lính tàu bay tàu thủy gì đâu, mà là lính đi bộ. Lúc băng rừng lội suối, mặc bộ đồ trận hôi hám cả tuần không tắm, tôi ghét cay ghét đắng cái ông nào là tác giả cái câu ” Bộ Binh là nữ hoàng của chiến trường ” mà tôi đã đọc được ngay từ khi mới vào quân trường, đếm bước một hai để hát bài “đường trường xa”.