10/7/14

Giáo sư Tôn Thất Thiện từ trần.

Kinh bao:

Giáo sư Tôn Thất Thiện vừa từ trần.

Giáo sư Thiện từng giảng dạy tại Viện Đại Học Dalat (ban cao học).

unnamed

Nguyện cầu và hồi hướng công đức cho

hương linh sớm tiêu diêu nôi vĩnh hằng cực lạc !

Thu Nhân Paris

Cáo Phó của Gia Đình Cố Giáo Sư Tôn Thất Thiện

Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin cùng thân bằng quyến thuộc gần xa Chồng, Cha, Ông, Em, Anh, Bác, Cậu của chúng tôi là:

Giáo Sư TÔN THẤT THIỆN

Sanh ngày 22 tháng 9 năm 1924

(nhằm ngày 24 tháng 8 năm Giáp Tý)

Tại Huế, Việt Nam

Từ trần ngày 3 tháng 10 năm 2014

(nhằm ngày 10 tháng 9 năm Giáp Ngọ)

Tại Ottawa, Canada

Hưởng thọ 91 tuổi

Linh cữu được quàn taị:

Pinecrest Cemetery, Cremation Centre & Mausoleum

Highland Park Cemetery

2500 Baseline Road, Ottawa, ONT K2C 3H9

Tel: (613) 829-3600

Tang Lễ được cử hành vào ngày Chủ nhật 5 tháng 10 năm 2014

(nhằm ngày 12 tháng 9 năm Giáp Ngọ)

Phát tang vào lúc 2:00 chiều

Thăm viếng từ 2:30 chiều đến 8:30 tối

Đọc điếu văn vào lúc 3:30 chiều

Lễ hạ huyệt vào ngày Thứ hai 6 tháng 10 năm 2014 vào lúc 9:00 sáng

TANG GIA ĐỒNG KHẤP BÁO

Vợ: Nguyễn Thị Lệ Vân

Trưởng Nữ: Tôn Nữ Nguyễn Phước Thùy Lan, chồng Vũ Tiết Hùng và các con Vũ Như Mây, Vũ Cung Đàn, Vũ Anh Sao

Thứ Nữ: Tôn Nữ Thúy Thảo, chồng Dzevad Cajic

Chị: Tôn Nữ Thị Hoàng và các con, cháu

Em trai: Tôn Thất Nguyễn Phước Hiền, vợ Lương Thị Lưu và các con, cháu

Chị dâu: Nguyễn Xuân Phượng (bà quả phụ Tôn Thất Nguyễn Phước Hoàng) và các con, cháu

Em dâu: Nguyễn Thị Đạp Thanh (bà quả phụ Tôn Thất Đát) và các con, cháu

Cháu: Các con cháu của anh chị em đã quá cố Tôn Thất Khởi, Tôn Thất Hanh, Tôn Nữ Thị Liên, Tôn Nữ Lan Huê

CÁO PHÓ NÀY THAY THẾ THIỆP TANG

XIN MIỄN PHÚNG ĐIẾU

Hong Kong (1997-2014) - Đằng sau cuộc Cách Mạng Dù và những bài học cho chúng ta

 

unnamed

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Hai tuần trước ngày 1 tháng 10, 2014. Một cuộc họp bí mật giữa các lãnh đạo phong trào Scholarism, Occupy Central, Hong Kong Federation of Students và nhiều người khác. Ngày đầu tháng được chọn làm ngày phát động chiến dịch đại bất tuân dân sự trên khắp thành phố. Đây là một quyết định chiến lược: kéo dài sang 2 ngày lễ toàn quốc nhằm gia tăng sự tham dự của người dân. Vai trò của Joshua Wong, Alex Chao Yong-kang, Benny Tai Yiu-ting, Chan Kin-man, Chu Yiu-ming, Jimmy Lai... những người công khai xuất hiện ra công chúng được định rõ. Chức năng của Scholarism, Occupy Central, Hong Kong Federation of Students trong chiến lược tổng thể được phân định lần nữa. Những chuẩn bị từ hướng dẫn quần chúng về kỷ luật đấu tranh, phòng chống đàn áp, khai thác truyền thông, vận động quốc tế, ứng dụng kỹ thuật, mọi dự phóng thay đổi tình huống, phản ứng của nhà cầm quyền, đối sách dự trù... được rà soát lại lần cuối. Một bộ phận tham mưu bí mật giữ vai trò điều khiển và phối hợp toàn bộ chiến dịch phải được tiếp tục duy trì trong tình huống những nhân vật công khai sẽ bị bắt.

10/1/14

Học dân tư triều

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Học dân tư triều

Thành lập
29 tháng 5, 2011; 3 năm trước[1]
Loại hình
Nhóm học sinh hoạt động chính trị
Lãnh đạo: Hoàng Chi Phong (黃之鋒, Joshua Wong)
Trang web
scholarism.com
Học dân tư triều (tiếng Trung: 學民思潮, tạm dịch: Phong trào tư tưởng của những người học thức, tiếng Anh: Scholarism) là một nhóm những người hoạt động Hồng Kông được thành lập vào ngày 29 tháng 5 năm 2011 bởi các học sinh trung học.
Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đại lục lại thông tin về nhóm này là có "quan điểm cực đoan quá khích". Lãnh đạo của nhóm, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), cho biết rằng anh đã có tên trong danh sách đen của Trung Quốc về an ninh quốc gia, với vai trò là mối đe doạ từ bên trong đối với sự ổn định chính trị và pháp luật của Đảng Cộng Sản.[2]

 

Hình thành và hoạt động


Nhóm Học dân tư triều tuyệt thực phản đối chương trình giáo dục quốc gia cải cách tại trụ sở chính quyền Hồng Kông vào tháng 8 năm 2012.

Nhóm Học dân tư triều biểu tình trước Văn phòng Chính quyền Trung ương Trung Quốc ngày 7/9/2012
Phản đối chương trình Giáo dục đạo đức cùng quốc dân
Học dân tư triều đã thành lập với tên gọi "Học dân tư triều - Liên minh phản đối Giáo dục đạo đức cùng quốc dân",[3] để phản đối một chương trình giảng dạy cổ vũ tinh thần yêu nước, và thân cộng sản do Cục Giáo dục Hồng Kông đề xuất. Học dân tư triều là nhóm lợi ích đầu tiên phản đối chương trình trên và phát triển thành một tổ chức lãnh đạo. Các thành viên Học dân tư triều đã tổ chức một cuộc biểu tình chiếm giữ tại trụ sở chính quyền Hồng Kông nhằm buộc chính quyền rút lại kế hoạch đưa chương trình Giáo dục đạo đức cùng quốc dân trở nên bắt buộc vào giữa tháng 8 và tháng 9 năm 2012. 50 thành viên của nhóm đã đóng chiếm công viên công cộng bên dưới văn phòng chính phủ, 3 người trong số đó bắt đầu tuyệt thực.[4]Nhóm này cùng với các tổ chức của phụ huynh học sinh, và Liên đoàn giáo viên chuyên nghiệp, mà đã huy động được hàng chục ngàn người ủng hộ xuống đường, cắm trại 10 ngày biểu tình tại công trường bên ngoài Văn phòng Chính quyền Trung ương Trung Quốc sau cuộc diễu hành ngày 1 tháng 7 năm 2012.[5] Cuối cùng đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh phải rút lại môn học này. [6]
Phong trào dân chủ
Sau phong trào phản đối chương trình Giáo dục đạo đức cùng quốc dân đã đem lại tiếng tăm cho Học dân tư trào, nhóm học sinh này lại tiếp tục chủ động trong phong trào dân chủ ở Hồng Kông. Ngày 23 tháng 6 năm 2013, Học dân tư triều phát hành một tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết của việc người dân có quyền đề cử ứng cử viên cho chức vị Trưởng Đặc khu Hồng Kông trong cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2017.[7] Vào cuối tháng 8, Học dân tư triều soạn thảo ra một bản tuyên bố và bắt đầu vận động hành lang các thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông ký kết, đề xuất các đảng của họ đưa việc đề cử dân sự trở thành ưu tiên hàng đầu trong suốt chiến dịch sắp tới vào năm 2017.[8]


Nhìn Joshua Wong, nghĩ về vấn đề lãnh tụ

Blog / Nguyễn Hưng Quốc
http://www.voatiengviet.com/content/nhin-joshua-wong-nghi-ve-van-de-lanh-tu/2467647.html

unnamed


Lâu nay, những người quan tâm đến tình hình chính trị thường than thở là điều thiếu nhất, và do đó, cần nhất, trong quá trình tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam là vấn đề lãnh tụ: Chúng ta chưa có một gương mặt và một tên tuổi nổi tiếng được cả nước cũng như quốc tế biết đến và ngưỡng mộ như Nelson Mandela ở Nam Phi trước đây hoặc Aung San Suu Kyi ở Miến Điện hiện nay.

9/30/14

Chiếc dù và người biểu tình Hong Kong

Samanthi Dissanayake BBC News
    140930110045_hong_kong_protest_umbrella_images_624x351_bbc_nocredit
  • Khi các bình khí cay được mở và khói bốc ra, những người biểu tình Hong Kong chỉ có những chiếc dù để tự vệ. Người ta mang dù theo ban đầu chỉ bởi cái nóng quá gay gắt những ngày qua.
Nhưng sau đó, hình ảnh những chiếc dù đã được đăng lên như biểu tượng của sự đoàn kết. "Cách mạng dù" đã trở thành hiện tượng nghệ thuật trên mạng của phong trào biểu tình.

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân xuống đường ủng hộ dân chủ tại Hong Kong

Phong trào biểu tình đấu tranh đòi dân chủ đợt này tại Hong Kong được lãnh đạo bởi chính các sinh viên Hong Kong. Thủ lĩnh của cuộc biểu tình này là chàng sinh viên mới 17 tuổi tên là Joshua Wong.
Đây là cuộc xuống đường biểu tình cách ôn hòa của sinh viên học sinh, nhưng cũng được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, một nhân vật tôn giáo có nhiều ảnh hưởng tại Hong Kong đã xuống đường đồng hành với giới sinh viên, học sinh.
Facebook Nguyễn Huy Tín lấy nguồn tin từ soundofhope.org cho biết: “Vào lúc 11:17 PM ngày hôm qua 28.9.2014: Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-Kiun (Giuse Trần Nhật Quân), từ sân khấu chính của ban tổ chức đã phát biểu: “Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền.”