12/31/19

Việt Nam "Đổi mới" ?!. Hay: Treo đầu dê bán thị chó!


ta còn cây bút


Thứ hai tuần tự sáng thứ hai
Ta sống ly hương đã bao ngày
Thức dậy đi làm tuần mới đến
Trời còn chưa hé nắng ban mai...

Hăm mấy năm trời không thay đổi
Từ ngày bỏ xứ đến nơi đây
Quê nhà quỷ dữ luôn gây tội
Dân chúng lầm than sống đọa đày...

Đi được trên đường nắng tự do
Miếng cơm manh áo chẳng cần lo
Chỉ cần chịu khó ra công sức
No ấm tương lai thẳng hướng đò ...

12/28/19

Nói Đi Em

NÓI ĐI EM
Nói đi Em! Vì anh đang dõi bóng
Nghe giọng Em, Nhạc, Sấm, Gió rạt rào
Trong tháp bút lời thì thào đồng vọng
Thả bàn tay: tiếng Em lại vút cao.

Giọng của Em: lời tin yêu nhiệm lạ
Đưa anh tìm một âm hưởng du dương
Vâng! Nói nữa đi Em dẫu anh vất vả
nghe từng lời khi tiếng lạc hà phương.

Dù sao chăng nữa, Em yêu! Xin hãy nói
mặc dù anh đôi lúc vẫn hoài nghi
Khi đắm mình. Vâng! Giọng Em cuốn anh đi
theo cơn sóng của bổng trầm, xa vắng.


Những âm sắc có khi buông trầm lắng
Từng lời yêu trong những lúc tự tình
Anh sẽ hiểu! Mỗi khi Em cất tiếng
Anh lắng nghe lời, giọng, tiếng huyền minh.

Cất tiếng đi Em! Anh chờ nghe giọng nói
mang lời nguyện cầu, hy vọng đặt lên ngai
Chợt thẩn thờ khi tiếng Em thầm gọi
Lướt qua hồn anh, rồi lại chắp cánh bay.
HUY VĂN ( HVC )






PARLE MOI
Paroles: Dang Thuy Chau

Musique: Nguyen Minh Triet
Parle-moi, car j’écoute, le son de ta voix
La musique et le vent et le tonnerre qui roule
J’ai pris dans ma main, un frisson de ta voix
Quand j’écarte les doigts, il reprend son envol
Elle est drôle, la voix qui rassure
Et je me retourne sur celle qui murmure
Oui, parle encore un peu, même si j’écoute
À travers les mots, la voix qui déroute.
Mais parle quand même, car si encore je doute, oh oui
Du flot qui m’emporte au fond de son lit,
Des accents sombres et des paroles qu’on se dit,
J’ai compris quand tu parles, car moi, je t’écoute.
Parle-moi, car j’écoute le son de ta voix,
La prière et l’espoir et la raison qui couronne,
J’ai surpris entre deux mots, un frisson de ta voix,
Il me frôle de ses doigts et reprend son envol..


Ước Nguyện Mùa Giáng Sinh

Thơ Tranh : ƯỚC NGUYỆN MÙA GIÁNG SINH
Thơ : Ai-Cơ
Designed by Nắng Cali.


12/26/19

BAO GIỜ ĐẾN "TẾT CONGO"?

Khi phải chờ đợi một điều gì đó quá lâu, chúng ta thường vui miệng mà bảo nhau rằng “chờ đến Tết Congo”. Vậy trên thực tế thì Congo có Tết hay không? Câu trả lời là "Có". Quốc gia này vẫn có một ngày tết truyền thống, tuy nhiên phải 50 năm mới diễn ra một lần.



Một điều thú vị là trên bản đồ thế giới có đến hai đất nước mang tên Congo cùng tồn tại. Một nước là Cộng hòa Congo (Congo Brazzaville) và nước còn lại là Cộng hòa Dân chủ Congo (Congo Kinshasa). Hai quốc gia này cùng nằm trong khối Cộng đồng Pháp ngữ, có chế độ chính trị riêng và sử dụng đồng tiền riêng. Bộ mặt kinh tế hai quốc gia này cũng hoàn toàn trái ngược nhau. Cộng hòa Congo là một nước đang phát triển, nền kinh tế tuy dựa chủ yếu vào việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ nhưng cũng đã có những bước tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây.

12/25/19

Đêm Giáng Sinh Xưa

ĐÊM GIÁNG SINH XƯA
Tiếng ai đó thở dài trong bóng tối
thay cho lời kinh nguyện đón Giáng Sinh?!
Đêm lạnh đầy lán trại. Tù tàn binh
ngồi thổn thức, co ro, tay bó gối.

Tiếng ai đó, hay thâm u gió thổi
hòa với côn trùng tấu khúc nỉ non?!
Nhìn màn đêm, lòng ray rứt, héo hon
Mừng Đêm Thánh bằng tiếng lòng.. áo não!

Như đáy vực trùng trùng sương huyễn ảo
Lòng chơi vơi giữa rừng núi thâm u
Kiếp khổ sai trong tăm tối ngục tù
nuôi hy vọng vào nguồn ơn nhiệm lạ!

Tiếng ai đó! Trời ơi, sao buồn quá!
Nhớ gia đình, thương Cha Mẹ mong con
Nhớ người yêu, đồng đội, nhớ Sài Gòn
Nhớ kỷ niệm buồn, vui ...nhớ tất cả!

Tiếng ai đó, hay rừng khuya trút lá
xạc xào như khúc nhạc khóc nhân sinh?!
Triệu con tim thổn thức mộng an bình
Xin ơn phước lấp tràn cơn sóng đỏ.

Tiếng ai đang thì thầm, hay lời gió
mang hương lòng vượt trăm núi, ngàn sông?
Đêm huyền vi, có mơ thấy gì không
hỡi đồng cảnh: Tù tàn binh Hiệp Đức !?
HUY VĂN
( Để nhớ Nhà 2, Trại 4. Hòm thư TA14. Tổng trại1 Hiệp Đức,
Quảng Nam 24-12-1975 )

12/23/19

Tây Du Ký

Theo sách khảo cứu Pháp văn, chẳng những là một nhà sư đạo đức, Huyền Trang còn tỏ ra là một học giả uyên thâm, một nhà du thám kỳ tài, một nhà sử học uyên bác, một nhà địa lý học chơn tài, một nhà ngôn ngữ học xuất chúng, nhứt là một nhà phiên dịch giỏi không ai bằng.
Mọi người Việt Nam chúng ta, ai ai cũng đã từng được nghe kể lại, hoặc đọc truyện Ông Đường Tam Tạng đi Tây phương thỉnh kinh trong truyện Tây Du Ký Diễn Nghĩa. Trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, bộ Tây Du Ký Diễn Nghĩa có cái đặc điểm ngộ nghĩnh là trẻ nhỏ đọc thì mê theo trẻ nhỏ; người lớn đọc thì lại say sưa theo ngườì lớn. Trẻ nhỏ thì thích Tây du diễn nghĩa thần thông quảng đại, có bảy mươi hai phép biến hóa. Có Trư Bát giới chọc cười duyên dáng .... Còn người lớn thì say mê vì những ý nghĩa thâm trầm, trào lộng. (theo Vương Hồng Sển)

tiễn biệt















Nhạc khúc cuối năm thấm thía buồn
Thang âm rớt rụng lệ trào tuôn
Nốt nhạc rụng rơi rồi biến mất
Tháng tận năm tàn cũng thế thôi.

Nhạc khúc giao thừa tấu điệu blues
Xao xuyến saxo quá mịt mù
Sương nhạc nhớ nhung sầu kỷ niệm
Nốt nhạc mà như lá cuối thu.

Hành vân lưu thủy gió qua vèo
Nốt nhạc chìm sâu nuớc cuốn theo
Đừng vớt bèo trôi con nước cuốn
Năm tháng vơ vẩn chút bọt bèo.

Điệu nhạc xem ra có nốt trừ
Thời gian còn lại chẳng còn dư
Tuổi đời chồng chất càng thêm nặng
Nhạc sầu chất ngất những ưu tư.


12/19/19

Chúc Mừng Giáng Sinh & Năm Mới 2020

Nhà nguyện Năng Tĩnh, Viện Đại Học Đà Lạt

Chung Thế Hùng

Tiễn Chị Vũ Phương-Lan

Dạo:
Chị về chốn ấy thảnh thơi,
Biết chăng trần thế bao người tiếc thương.
Cóc cuối tuần:

Tiễn Chị Vũ Phương-Lan

(Vĩnh biệt chị Vũ Phương-Lan, một người bạn/chị văn nghệ
trong bao năm qua đã không ngừng khích lệ tôi)

Tôi đất Mỹ, Chị trời Âu xa tắp,
Chỉ hai lần có dịp gặp mặt nhau,
Dù thơ văn qua lại đã từ lâu,
Vẫn luôn được nghe nhiều câu khích lệ.

Gần mười năm, có lẽ,
Mỗi khi tôi bày vẽ "Cóc cuối tuần",
Chị bỏ công "cảm nhận" đủ mọi lần,
Dù bận rộn, dù bản thân mệt nhọc.

Tôi viết chỉ rặt toàn thơ con cóc,
Nhưng Chị luôn kiên nhẫn đọc từng bài.
Chưa lần nào Chị lên tiếng chê bai,
Hoặc khéo léo rót tai lời thêu dệt.

Qua những gì Chị viết,
Biết Chị hằng tha thiết với quê hương,
Biết cùng chung kiếp tỵ nạn tha phương,
Thân mất nước khắp dặm đường thui thủi.

Dù gặp mặt chỉ vài lần ngắn ngủi,
Lòng vẫn nghe được an ủi thật nhiều,
Đời lưu vong đã đến lúc xế chiều,
Ngẫm nghĩ lại, còn bao nhiêu tri kỷ?

Nhờ có những bạn thơ văn như Chị,
Luôn kiên trì bền bỉ chịu cảm thông,
Khiến cho tôi được cảm thấy yên lòng
Để tiếp tục dài dòng không quản ngại.
x
x x
Nghe Chị dọn nhà qua Gia-nã-đại,
Rồi mừng nghe Chị thăm lại Cali,
May mắn thay, đây là dịp thứ nhì,
Được gặp Chị nơi này khi tạm ghé.

Thấy Chị vẫn còn an khang mạnh khỏe,
Vẫn khoan thai ngồi vui vẻ hàn huyên,
Vẫn nói cười thật tươi tắn tự nhiên,
Không một chút ưu phiền dù nho nhỏ.

Ngờ đâu chỉ mấy tháng trời sau đó,
Lại nghe tin Chị vất bỏ hành trang
Lên đường vào cõi trung ấm mênh mang,
Lòng sửng sốt thêm bàng hoàng tiếc nuối.

Vừa an cư đất mới,
Chị đã vội vàng rẽ lối bơ vơ,
Bỏ bạn bè trên đất khách ngẩn ngơ,
Vĩnh viễn chẳng bao giờ còn gặp mặt.

Chị có thấy lệ buồn từ khóe mắt
Của người thân ở khắp chốn gần xa,
Chị Huỳnh-Anh, anh Nhuận, chị Vân-Hà...
Đang đau đớn nhỏ ra giờ vĩnh biệt.

Trời Bắc Mỹ, gió đông buồn rên siết,
Lòng người càng thêm thê thiết tái tê,
Còn chưa nguôi sầu mất nước xa quê,
Lại chua xót tiễn Chị về thiên cổ.
x
x x
Sẽ tiếp tục gửi Chị bài như cũ,
Vì tận đáy lòng khốn khổ của tôi,
Vẫn muốn tin Chị còn sống trên đời,
Dù biết chẳng được hồi âm như trước.

Sương đông về sướt mướt
Tiễn đưa người vừa cất bước thiên thu.

Trần Văn Lương
Cali, 12/2019


Giáng Sinh Gia Đình


Giáng Sinh Gia Đình


GS.Lê Đình Thông




Trong đêm vắng chợt nghe sáo trúc
Từ trời cao thúc dục Thiếu Nhi
Khăn quàng Thánh Thế xuân thì *
Rủ nhau kính viếng hài nhi chào đời.

Kìa Thánh Cả rạng ngời khăn đống
Maria sống động áo dài
Thiên thần vừa đến chắp tay
Liếp tranh che bớt lá cây rụng đầy.

Nghe gió cuốn trời mây lồng lộng
Khúc đàn tranh như sóng triều dâng
Thì ra lưu thủy hành vân
Lũy tre phụ họa cung đàn trầm ngâm.

Thiên thần đến thanh âm như lụa :
Cùng vinh danh Thiên Chúa cao sang
Bình an trên khắp thế trần
Tâm hồn thánh thiện kính dâng lạy qùy.

Chúa vừa thấy Thiếu Nhi đến viếng
Nhoẻn nụ cười thánh thiện vô song
Khăn quàng Thánh Thể ấm lòng
Đắp lên mình Chúa mùa đông gió lùa.

Vừa lúc đó chiên lừa lũ lượt
Cùng đàn trâu sương ướt tả tơi
Nghe như có tiếng à ơi
Thì ra Đức Mẹ cất lời ru con.

Tiếng Đức Mẹ vuông tròn mật ngọt
Ngoài ruộng đồng chua sót đầy vơi
Khắp nơi rách nát tả tơi
Rách từ manh áo, rã rời hồn hoang.

Nghe con trẻ xóm làng ca xướng
Trong đêm đông Chúa xuống quang vinh
Gia đình mừng Chúa Giáng sinh
Cây thông thắp sáng hữu tình làng thôn.

GS.Lê Đình Thông


12/16/19

2020 : hai lần 20

2020 : hai lần 20


Thế kỷ hai mốt tưởng đã già
Hai mươi : tuổi tác có bao xa
Năm mới mọi việc đều tốt đẹp
Sức khỏe bà con vẫn dẻo dai
Cuộc sống hàng ngày luôn thoải mái
Tiền tiêu rủng rỉnh cũng bằng ai
Hai mươi : tuổi đời dầu từng trải
Vẫn còn tin tưởng ở ngày mai.

12/14/19

Sự tích Quánh Đàm-Người Xây Chợ Bình Tây


Người Quân Tử


Linh Bảo

Dung băn khoăn suy nghĩ, lăn lộn trên giường đã hơn một tiếng đồng hồ. Đáng lẽ nàng phải đi chợ mua đồ ăn nấu cơm chiều, nhưng hôm nay có cớ để cho nàng giận dữ, nên định đâm liều một bữa xem sao.

Dung còn nhớ rõ, dù đã nhiều năm về trước, mà hình ảnh, cảm xúc vẫn còn sống động như vừa mới xảy ra. Hôm ấy nàng đang chạy dưới làn mưa đạn thì gặp hắn. Hắn mời nàng đến nhà tạm trú trong khu vực an toàn. Vợ hắn về quê mẹ bên Pháp chưa trở lại, nên hắn rất tự do. Luôn mấy ngày, hai người bị kẹt trong cái tổ ấm đó. Thế là hắn thành ra “chính phủ bảo hộ” của Dung. Kể ra, lúc đầu suốt mấy tháng trời hắn cũng mất một ít công phu. Nào là hái hoa tặng nàng, nào là thức dậy từ ba giờ sáng pha cà phê cho nàng uống để sửa soạn đi bay. Nhưng hắn thuộc về loại đàn ông tán gái chỉ mất ba bó hoa, về sau lấy lại cả vốn lẫn lời.

12/12/19

Ma Cầm

Dạo:

Tưởng đàn ai tấu đêm thâu,
Nào hay mưa gõ đầu lâu bên thềm.
Cóc cuối tuần:

     魔 琴 

何 人 雨 夜 奏 箜 篌,
聾 漢 聞 聲 別 小 丘.
古 塔 荒 山 猴 舉 樂,
寒 枝 老 樹 鶴 吞 愁.
林 中 枯 木 咻 龍 詠,
墓 裏 死 屍 炯 眼 珠.
疲 累 騎 牛 歸 舊 壁,
誰 知 霈 滴 叩 骷 髏.
             陳 文 良

12/9/19

Nhớ Em

Ngoài hiên gió lộng, hồn tư lự
Nhìn mây trôi ước khúc liêu trai
Nhánh sầu man mác hương quá khứ
Dạo mấy cung thương giữa u hoài.

Đâu đó trong lòng mưa mấy đỗi
Sợi buồn, sợi nhớ...giọt lâm ly!
Bản đàn trầm lắng bâng khuâng trỗi
giai điệu nhặt khoan, tiếng thầm thì.

Đôi Mắt



Mùa Xuân

Mắt em: xuân hạ thu đông
Niềm vui chợt đến bên song đợi chờ
Xuân sang mắt thoảng cơn mơ
Ngàn hoa đua sắc câu thơ gieo vần.


Mùa Hạ

Sang hè phượng nở đầy sân
Bờ mi mà tưởng lá xanh đong đầy
Ve sầu rộn rã đó đây
Mắt huyền chấm phá tóc mây mỏi mòn.


Mùa Thu

Mắt nai đen nhánh trăng tròn
Mùa thu hiu hắt phấn son úa tàn
Hồ thu sóng sánh lệ tràn
Lặng chìm đôi mắt hành vân cung đàn.


Mùa Đông

Đông sang sương tuyết trên ngàn
Mắt buồn theo gió muộn màng cuốn trôi
Tháng năm chồng chất rã rời
Mắt em khép lại một đời tang thương.





(Paris, mùa đông 2019)

12/8/19

Tình Si , Cho Người Trong Nộng

Đôi/Khóe Mắt giai nhân, anh Thông đã khai thác thật đầy đủ từ thơ Quang Dũng, đến Lý Diên Niên (Giai Nhân Ca), Cao Bá Quát (Tự Tình), và Lưu Trọng Lư (Đôi Mắt). 

Nhan Ánh Xuân xin gửi hai bài thơ tham luận sau đây:

Tình Si

Xin nàng một khóe mắt xanh
Một trang tình sử để dành mai sau
Duyên tình biết có dài lâu
Để ta thức trọn đêm thâu nhớ nàng !

NAX

Cho Người Tình Mộng

Tóc em như áng mây trời
Cho ta ôm ấp một thời mộng mơ
Mắt em là một hồ thơ
Thuyền anh muốn đậu bên bờ mắt em
Môi em, cánh bướm dịu mềm
Cho ta giấc mộng êm đềm chiều xuân
Tay em chưa vướng bụi trần
Nên ta cảm thấy ngại ngần.... lời yêu!

Nhan Ánh Xuân.

Biên bản họp Ban Đại diện Thụ Nhân Việt Nam


Hôm nay, vào lúc 8g30 sáng Chủ nhật 1/12/2019, tại hội quán Đoàn Viên Q1 Tp HCM, Thụ Nhân VN tổ chức buổi họp với các anh chị đại diện Khoa, Khóa. Thành phần tham dự gồm:

1. Trần văn Bá K6/CTKD, Trưởng ban
2. Phạm viết Chấn K10, Phó ban - phụ trách Qũy Học bổng DUACT
3. Phạm Thị Lâm Viên K6, Thủ quỹ
4. Huỳnh Khánh Hồng K7, phụ trách Quỹ Tương trợ
5. Hoàng Trọng Tiến CTXH1, Thư ký
6. Phạm Văn Ngọc K1
7. Trịnh Hiếu Tường K2
8. Nguyễn Văn Quản K3
9. Nguyễn Duy Lễ VK
10. Đỗ Đăng Thạch K4
11. Đặng Anh Tuấn K5
12. Đỗ Văn Phan K11
Vắng mặt đại diện K8, K9 và Khoa học

Nội dung cuộc họp gồm:
-Bàn về lễ giỗ Cha VT và Ngày Truyền thống Thụ Nhân
-Quà Tết cho các anh chị em Thụ nhân khó khăn
-Trao học bổng cho các sinh viên nghèo hiếu học con cháu Thụ nhân và ngoài Thụ nhân

Mở đầu anh Bá phát biểu về quỹ học bổng DUACT
Năm 2019 đã duyệt xét được 45 trường hợp đủ điều kiện. Trong đó có 11 cháu là con cháu của Thụ Nhân và 34 cháu bên ngoài Thụ Nhân do các anh chị cựu sinh viên và các tổ chức liên kết giới thiệu.
Số tiền tài trợ học bổng cho 11 con cháu TN là 43.000.000đ. Số tiền tài trợ cho 34 cháu ngoài TN là 205.000.000đ. Tổng trị giá cấp phát học bổng là 248.000.000đ.

*Trong 45 suất HB được cấp có 30 SV Đại học. Trong số này có 19 cháu là SV ngành Y, Dược, trong đó có 7 cháu là SV người dân tộc thiểu số (7/19)

Anh Bá cho biết thêm kể từ NK. 2020-2021, Quỹ Học bổng DUACT tạm ngưng nhận đơn xin học bổng của các sinh viên mới ngành Y, Dược nếu không phải là người dân tộc ít người (chủ trương của Ban điều hành DUACT vào năm 2017 là nhằm đào tạo 100 Y, Bác sĩ người dân tộc trong thời gian 10 năm). Các trường hợp phát sinh mới khác sẽ được cân nhắc và xin ý kiến của BĐH giải quyết. Các cháu sinh viên, học sinh đã nhận HB trong các năm vừa qua vẫn tiếp tục được xét cấp cho hết khóa học.

Gần 2 thập niên vừa qua, Quỹ HB/DUACT đã cấp phát trên 1.000 suất HB cho các cháu con của cựu sinh viên. Tính đến hôm nay, phần lớn các cháu đã thành đạt, có công ăn việc làm, ổn định cuộc sống bản thân và giúp đỡ gia đình thoát cảnh khó khăn. Tuy nhiên vẫn chưa có trường hợp nào quay lại đóng góp chung tay với Quỹ để duy trì và phát triển nhằm giúp các thế hệ đàn em có hoàn cảnh giống như mình thuở trước. Đây là một thiếu sót lớn của Gia đình Thụ Nhân chúng ta.

Trong khi đó SV Phạm Minh Tân, khi đang học năm 3 Đại học Bách Khoa TP.HCM, em được DUACT bảo trợ để hoàn tất các năm cuối của bằng kỷ sư điện tử, sau đó Minh Tân được học bổng sang Pháp du học. Hiện Phạm Minh Tân đã lấy bằng Tiến Sĩ ngành Viễn thông điện tử và đang là Giảng viên thỉnh giảng (Maitre De Conferences) tại Université Bretagne Sud, thành phố Vannes, France. Tiến sĩ Minh Tân đã cùng với DUACT tiếp tục tài trợ cho các sinh viên, học sinh nghèo, hiếu học tại Mỹ Tho, thông qua Quỹ Học bổng Bảo Huynh trong 5 năm nay.

Về Lễ Giỗ Cha Lập :

Anh Chấn thông báo chương trình Lễ Giỗ và ngày truyền thống Thụ Nhân 15/12/2019 :

- 8 giờ : Tĩnh tâm
- 9 giờ : Viếng mộ Cha
- 10 giờ : Thánh lễ
- 11giờ : liên hoan Họp mặt truyền thống

Anh Quản:
Đề nghị các Khoa, Khoá quan tâm tới ngày truyền thống để duy trì tinh thần Thụ Nhân.

Quà Tết Canh Tý 2020 :
Anh Bá cho biết : Năm nay Quỹ Tương trợ Duact cũng tổ chức trao quà Tết cho các anh chị em Thụ Nhân khó khăn, mỗi phần quà trị giá 1,5 triệu. Đề nghị đại diện các Khoa, Khóa gởi danh sách sớm về cho anh Hồng hoặc anh Chấn để lập danh sách.

Nhân đây Thụ Nhân Việt Nam cũng xin giới thiệu đến các anh chị : Kể từ năm 2020 về sau, anh Hoàng Trọng Tiến CTXH1, thư ký Thụ Nhân, sẽ thay thế anh Bảo Bườn K9/CTKD trong vai trò đại diện của Thụ Nhân và DUACT tại Đà Lạt cùng với anh Võ Đức Trung K7/CTKD. Lý do là anh Bảo Bườn đang bị bệnh nặng, không thể đảm trách công việc như trước đây.

Ban Đại diện Thụ Nhân tiếp tục chương trình trao Học bổng NK. 2019-2020 cho các cháu.

Buổi họp và chương trình trao HB chấm dứt lúc 10 giờ 30.

Phụ trách ghi biên bản buổi họp,

Thư ký
Hoàng trọng Tiến

12/5/19

Mắt Em Là Một Hồ Thơ

Trở lại đề tài Đôi/Khóe Mắt giai nhân, anh Thông đã khai thác thật đầy đủ từ thơ Quang Dũng, đến Lý Diên Niên (Giai Nhân Ca), Cao Bá Quát (Tự Tình), và Lưu Trọng Lư (Đôi Mắt). 

Nhan Ánh Xuân cũng cảm xúc và riêng tặng những người trong cuộc qua những vần thơ thanh thoát

Tình Si

Xin nàng một khóe mắt xanh
Một trang tình sử để dành mai sau
Duyên tình biết có dài lâu
Để ta thức trọn đêm thâu nhớ nàng !

NAX

Cho Người Tình Mộng

Tóc em như áng mây trời
Cho ta ôm ấp một thời mộng mơ
Mắt em là một hồ thơ
Thuyền anh muốn đậu bên bờ mắt em
Môi em, cánh bướm dịu mềm
Cho ta giấc mộng êm đềm chiều xuân
Tay em chưa vướng bụi trần
Nên ta cảm thấy ngại ngần.... lời yêu!

Nhan Ánh Xuân.

Tìm hiểu Truyện Kiều


Họp mừng Giáng Sinh Hội Thụ Nhân Sydney, 12/2019



Hình bị mờ không phải vì máy chụp hình không tốt, mà là vì khói cháy rừng gây nên!
Chưa thật sự vào hè mà rừng ngoại thành Sydney đã cháy khủng khiếp!
Lạy trời bớt nóng! Lạy trời mưa xuống! 🙏🙏🙏🙏
Hội Thụ Nhân Sydney trao giải thưởng 1000$AUD cho những ai chỉ trúng tên tất cả những người trong hình. Thêm họ = 2000$AUD
💰💰💰 Quỹ chờ chung tiền,
SeeCiTy Sydney.


12/4/19

Thông Tin về Kỷ Yếu Thụ Nhân Thế Giới 2020

Kỷ Yếu Đại Hội Thụ Nhân Thế Giới 2020




Kínht thưa quý vị Giáo sư,
Thưa Anh Chị Em,

Đại Hội Thụ Nhân Thế Giới khởi từ năm 2000 và liên tiếp sau đó được liên tục tổ chức khắp nơi. Ngoài Hoa Kỳ, đại hội lần lượt được tổ chức tại Pháp, Úc, Canada…nhiều lần. Đây là dịp để Anh Chị Em gặp gỡ nhau, nhắc lại những kỷ niệm xưa và thắt chặt thêm tình đồng môn, đồng viện. Đặc biệt là để nhớ đến công ơn của Linh Mục viện trưởng, Đức Ông Simon Nguyễn Văn Lập và các giáo sư đã một đời hy sinh cho sự nghiệp “Bách Niên Chi Kế”.

Đại Hội Thụ Nhân Thế Giới 2020 do anh chị em Thụ Nhân Houston - Texas tổ chức (tổ chức lần thứ nhất vào năm 2004). Với hy vọng Đại Hội sẽ là một chuỗi ngày đầy ắp kỷ niệm đối với tất cả Anh Chị Em. Những kỷ niệm đó sẽ được Anh Chị Em nâng niu mang theo trong suốt hành trình còn lại của cuộc đời. Do vậy, Ban tổ chức đại hội 2020 sẽ thực hiện một Kỷ Yếu để ghi lại những kỷ niệm không bao giờ mờ phai trong ký ức Thụ Nhân.

Kỷ Yếu sẽ được thực hiện sau đại hội 2020

Chủ đề:
1/ Đại Hội Thụ Nhân 2020
2/ Các Đại Hội Thụ Nhân từ 2000 – 2018
3/ Viện Đại Học Đà Lạt
4/ Thành phố Đà Lạt

Thể loại: Văn, thơ, hồi ký, tường thuật, phóng sự, kể chuyện, tranh, nhạc, hình ảnh… vân vân…
Lưu ý: Không nhận những bài viết có tính cách tham luận, tham khảo, sưu tầm…về chính trị, kinh tế, khoa học, xã hội, triết học, thần học, tôn giáo.
Điều kiện gửi bài
- Các bài viết không quá 8 trang, đánh máy khổ giấy 8 x 11, khổ chữ 14;
- Trong bài có thể kèm theo hình. Nếu gửi hình riêng phải có ghi chú, giải thích;
- Nếu chỉ gửi hình, cần ghi chú, giải thích;
- Bài và hình ảnh chỉ nhận qua email;
- Không nhận bài viết tay;
- Mỗi tác giả có thể gửi nhiều bài;
- Mỗi tác giả xin gửi kèm một ảnh của mình (Amateur hay Portrait).

Ban biên tập Kỷ Yếu toàn quyền chọn bài và hình ảnh để đăng.
Ban biên tập từ chối đăng những bài và hình ảnh không phù hợp với chủ đề mà không cần thông báo cho tác giả.

Thời hạn gửi bài:
Chủ đề 2, 3 và 4: Từ ngày gửi thông báo này cho đến hết ngày 31 tháng 3 - 2020.
Chủ đề 1: Đại hội 2020: Từ ngày 1 tháng 6 – 2020 cho đến hết ngày 31 tháng 7 – 2020.
Dự trù Kỷ Yếu sẽ hoàn tất vào cuối năm 2020. Sau khi hoàn tất, Kỷ Yếu Đại Hội sẽ được đưa vào các Website của Thụ Nhân khắp nơi để mọi người cùng đọc.

Nơi nhận bài:
Bài vở và hình ảnh xin gửi về Ban Biên Tập Kỷ Yếu ĐHTNTG2020 qua emails:
chaulangbian@yahoo.com (Hoàng Kim Châu)
antrinh06@yahoo.com (Phạm Thị Dịu)
hanphan@earthlink.net (Phan Trọng Hân)

Rất mong quý Giáo sư và Anh Chị Em đóng góp bài vở và hình ảnh để chúng ta có một tập Kỷ Yếu đặc biệt về các kỳ đại hội Đại Hội Thụ Nhân và Viện Đại Học Đà lạt.

Texas ngày 2 tháng 12 – 2019
Ban Biên Tập Kỷ Yếu ĐHTNTG2020


12/2/19

Bình Tập Đại Cáo

Bình Tập Đại Cáo
平 習 大 誥

Năm 1428, Nguyễn Trãi (1380-1442) viết Bình Ngô Đại Cáo. Đoạn 2 của tuyên cáo lịch sử là bản cáo trạng kể ra các tội ác tày trời của nhà Minh trong 20 năm Bắc thuộc lần thứ tư (1407-1427). Trước đó, nước ta chìm đắm trong ba lần Bắc thuộc : lần 1 (179 trước CN đến năm 39), lần 2 (43 -541), lần 3 (602 - 905). Ngày nay, tội ác của quân nhà Minh xưa kia, nhà Tập ngày nay đều mang tội danh chống nhân loại (crime contre l’humanité), gồm các trọng tội giết người (meutre de membres du groupe), hủy diệt thân thể (destruction physique totale ou partielle), xâm phạm sự toàn vẹn thân thể (atteinte grave à l’intégrité physique ou mentale de membres du groupe).

12/1/19

Nói và Im Lặng




Cổ nhân có câu, khi một người “thao thao bất tuyệt” thì suy nghĩ của người ấy đã bị chính cái miệng nhiều lời mưu sát một nửa rồi.Trầm tĩnh là cách xử sự thông minh nhất trong đối nhân xử thế và giải quyết sự việc. Nói chuyện xuất từ thiên tính, im lặng xuất từ trí tuệ.
Trầm tĩnh, im lặng không có nghĩa là không nói bất cứ điều gì cả, mà là chỉ nên nói những lời hữu dụng và lời nên nói. Lời nói không có nội dung thì sẽ chỉ là thanh âm không có tư tưởng, suy nghĩ phát ra mà thôi.

11/30/19

Thanksgiving Dinner


Thanksgiving Dinner
Today ten of us will sit down at 4:30 for an early Thanksgiving Dinner with so many good dishes to savor. In our humble abode we will say something to this effect:

Tạ Ơn Trời Đất

Nhịn cho bụng đói để ăn ngon ...
Bò con heo sữa thịt cừu non ...
Măng chua dưa muối rau đủ thứ ....
Tạ ơn trời đất tiếng cười dòn ...

Peter Tran Long

Cảm ơn Thầy chia sẻ khung cảnh đầm ấm đêm Tạ Ơn của gia đình.
Con xin kính họa lại bài tứ tuyệt của Thầy:

Ơn đời ban thưởng thức lành ngon
Nào thịt, nào rau, củ quả non...
Người thân sum họp trong tư thất,
Ly dĩa lanh canh nhịp phách dòn.
-Ai Cơ-





11/28/19

Đôi Mắt Người Sơn Tây - Quang Dũng (1921-1988)


Cám Ơn

CÁM ƠN
Cám ơn trời vẫn còn xanh
Cho ngày vương nắng trên cành lập đông
Cám ơn khúc hát mênh mông
Gọi hồn về lắng bên dòng trường lưu
Qua ngàn dâu bể, phù hư
Cám ơn tâm định, lòng như hồ trầm
Tóc phai, đời cũng âm thầm
Xa xăm nỗi nhớ, mộng gần chiêm bao
Cám ơn lời hứa bên nhau
Cho năm tháng lướt qua mau... không ngờ!
Cám ơn tiếng khóc trẻ thơ
Nghe như suối nhạc đơn sơ, hiền hòa
Cám ơn Lòng Mẹ, Tình Cha
Theo Con từng bước đường qua biển đời
Đất Trời vô lượng muôn nơi
Gọi tình nhân ái, vọng lời tịnh yên
Đầy, vơi còn một nỗi niềm
Nhớ quê ba nổi, bảy chìm đã lâu
Cám ơn nắm đất đồng sâu
Thủy chung chia mối cơ cầu với dân
Sông Tiền, sông Hậu bao lần
Mang phù sa đắp bờ gần, ruộng xa
Cám ơn kỷ niệm trong ta
Vẫn luôn gợi nhớ quê nhà dấu yêu
Tóc phai! Sợi trắng đìu hiu
Vàng phai! Bóng ngã tịch liêu cuối trời
Cám ơn Tử Sĩ một thời
Anh linh ngự giữa mảnh đời lưu vong
Chút tình riêng giữ trong lòng
Thắp hoài ngọn nến Tiên Rồng trên tay
Cám ơn viễn xứ từng ngày
Nhắc ta về nỗi lưu đày biệt tăm
Đời trôi, trôi rất âm thầm
Vẫn còn đây khối tình thân trao Người.
HUY VĂN

Cảm Thán Nhân Lễ Tạ Ơn 2019


Tạ Ơn đà đến hở,
Lại đứng ngồi than thở!
Buồn, chẳng rớ văn thơ,
Chán, không rờ sách vở.
Nợ người, cứ quắt quay,
Thù nước, hoài trăn trở.
Sống tạm bợ lang thang,
Ngẫm mình càng mắc cỡ.

Trần Văn Lương
Cali, Lễ Tạ Ơn 11/2019

Tự Trào
Nhân Lễ Tạ Ơn 2019

Mừng lễ, ráng hăm hở
Tiệc tùng không kịp thở,
Thơ: ngâm dở mấy câu,
Kịch: diễu nhàu dăm vở...

Múa: nhịp lỡ, chơi vơi
Ca: sai lời, trắc trở,
Bạn thương, cổ võ hăng,
Rằng: “Khả năng tầm cỡ!”

-Ai Cơ-
Tìm Bạn Bốn Phương

Mùa lạnh rồi đấy hở?
Ngạt mũi mệt ná thở
Trên bàn thạch ta ngồi
Viết nháp vào quyển vở
Dăm ba câu thơ vui
Thiếu Mạng khó xoay trở (Cyberspace internet)
Làm sao gửi tâm thư? (email)
Tuổi đời đà lỡ cỡ!

-Anne


Tìm Bạn Bốn Phương

Mùa lạnh rồi đấy hở?
Ngạt mũi mệt ná thở
Trên bàn thạch ta ngồi
Viết nháp vào quyển vở
Dăm ba câu thơ vui
Thiếu Mạng khó xoay trở (Cyberspace internet)
Làm sao gửi tâm thư? (email)
Tuổi đời đà lỡ cỡ!

-Anne

11/27/19

Happy ThanksGiving


Sống Và Chết

Các bạn thân mến,
Vài tháng trước, anh Kim giới thiệu bài viết "Giữa Sống Và Chết" trên trang Blog của Lưu khâm Hưng. Tôi đã đọc nhiều lần để tìm hiểu thêm triết lý về sinh tử.
Khổng Tử nói: "Ngũ thập tri thiên mệnh" (năm mươi tuổi phải biết vận mệnh và số trời ). Chúng ta đều tròm trèm 7,8 bó, càng nên tri thiên mệnh. không những tri, còn phải thấu. Nói đến mệnh, phải nói đến sống, nói đến sống, phải bao gồm chết.
Sách vỡ thường chỉ thảo luận về cuộc sống, tức là khoảng đường từ sống đến chết. Không ai nói đến thế giới bên kia. Bởi vì nhìn không thấy, xuyên không thấu, mọi người đều cảm thấy sống chết mê man, khi chết ta đi về đâu?
Mẹ tôi qua đời sau đất nước lâm nạn, con tôi mất lúc vượt biên ngoài khơi. Hai người thân nhất vĩnh biệt, tôi hoang mang tự hỏi: " Mẹ và con đi đâu rồi?" Triết lý cuộc sống của tôi không giải đáp được câu hỏi. Mãi về sau tôi nghĩ rằng: " Mẹ và con tôi đi đến một nơi khác, nơi đó là âm giới cũng được. Thân nhân của tôi đều đến đó đoàn tụ. Như thế tôi yên tâm. Quan trọng nhất là một ngày nào đó, tôi cũng đến đó sum họp, gần gũi với người nhà. Bởi vì cái chết của Mẹ và con, tôi đâm ra không sợ chết. Chết có gì mà sợ? đi gặp và đoàn tụ với Mẹ và con mình thì sợ cái gì?

11/23/19

Thu Qua Đảo Bắc

Dạo:

       Đất người chỉ tạm ghé chơi,
Chợt hay mình với cuộc đời khác chi.
Cóc cuối tuần:

      Thu Qua Đảo Bắc

Bắc-Hải-Đạo (*), mưa eo xèo rỉ rả,
Trời Phù Tang mây vá víu đen sì,
Lá rừng thu chưa đổi sắc lầm lì,
Trách hơi lạnh sao đi về quá chậm.

Đoàn lữ khách, tóc tai dần ướt đẫm,
Vẫn lần mò dọ dẫm dưới trời mưa,
Tay bấm hình, miệng tí toét, chân đưa,
Vui ngoạn cảnh, dù chưa no giấc muộn.

Chiếc xe buýt với chương trình bận rộn,
Đón đưa người đi khắp chốn khắp nơi,
Chỉ đêm về mới dừng bước nghỉ ngơi,
Để mai lại đường rong chơi tiếp nối.

Thư Mời Tết Thụ.nhân 2020


Từ Thành Đô Đến Đô Thành


11/22/19

4 Năm và 100 Năm

Bốn năm là chuyện Tông Tông,
Trăm năm là chuyện Thụ Nhân chúng mình.
Thích ai ta cứ mặc tình,
Đừng đòi người khác giống mình mới ưa!
Chính trường sáng nắng,chiều mưa,
Trăm người, trăm ý, khó vừa lòng nhau.
Hơi đâu tranh biện nhức đầu,
Nghe xong cứ để qua cầu gió bay.
Thụ Nhân tình nghĩa đến nay,
Hơn nửa thế kỷ sum vầy có nhau.
Đã chung lưng bắc nhịp cầu,
Đừng làm gảy nhịp để sầu để thương!
Từ lâu Ta đã chung đường,
Nay còn đoạn cuối hãy nhường bước nhau.
Chút tình cố giữ dài lâu,
Tóc xanh cho đến bạc đầu chẳng phai ?

HÀN SĨ PHAN

CẦU TRƯỜNG TIỀN




Quốc Văn Giáo Khoa Thư kể lại câu chuyện như sau :
‘‘Một người đi du lịch đã nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen người thuộc, làng xóm, láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi : Ông đi du sơn du thủy, thế tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp. Vậy ông cho ở đâu là thú hơn cả. Người du lịch đáp lại rằng : Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đã nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở lại chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kỷ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi ra cho tôi những mối cảm tình chứa chan, kể không sao xiết được.’’

Khách du lịch đã nói thay tâm trạng người viễn xứ. Sau chiều 17/11/2019 thuyết trình, do Liên Hội Người Việt Canada và Cộng Đồng Người Việt Ottawa tổ chức, tiến sĩ Trương Công Hiếu, họa sĩ Lê Phan hướng dẫn tôi đi thăm thủ đô Ottawa. Phía sau Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật phủ lớp tuyết trắng xóa, anh Lê Phan dẫn tôi đến ven sông, chỉ cho xem chiếc cầu sắt phía xa mà anh đặt tên là cầu Trường Tiền.

11/20/19

Tóc Mây

Nhớ xưa...tóc Em dài theo cánh gió
Nắng phản quang lóng lánh những hạt mềm
Tóc dịu dàng theo từng bước nhẹ, êm
thả như suối trên bờ vai ...óng mượt!

Từng sợi bay như mây trời nhẹ lướt
Chiều Lâm Viên đồi núi vẽ tranh thơ
Là nhân duyên hay gặp gỡ tình cờ
sao rộn rã trong tim lời dấu ái?!

Như dáng liễu soi hồ gương... mềm mại
Tóc nhẹ lay mấy nhánh rất...liêu trai!
Thả tự nhiên, không trâm giắt, hoa cài
mà vẫn đẹp nét đoan trang, thùy mị.

Tóc Em là khói mây vương mạc thủy
Lững lơ bay...cứ thế gọi chiều buông
Thoáng tơ vương nhè nhẹ lắng vào hồn
Lời giao cảm gửi gió lùa qua tóc.

Tôi mơ thành thông xanh ôm dáng ngọc
Ứơc được làm gương, lược trải hương nồng
và mỗi ngày cùng Em tựa bên song
cho nắng ấm đến mơn man, ve vuốt.

Em đâu biết thuở tan trường...đếm bước
có tôi thầm gọi gió lướt tóc mây
Đẹp làm sao mái tóc ủ tình đầy
e ấp xỏa dịu dàng trên vai nhỏ!

Đời tán, tụ. Người nổi, trôi, đây, đó
Dài tay nâng kỷ niệm nói lời yêu
Chốn tha phương dù nắng sớm, mưa chiều
Tôi vẫn nhớ tóc Em ...mùa trọ học!

HUY VĂN

11/12/19

Có Những Mùa Thu


(Chúng ta đang ở giữa mùa thu Cali - Xin gửi đến các Bạn một bài về mùa thu )


CÓ NHỮNG MÙA THU

Tôi đến với mùa thu nước Pháp
Bằng tình ca và những dòng thơ
Sông Seine vàng lá ngày đưa tiễn
Sương phủ mờ vườn Luxembourg ..

Tôi chưa quên ngày xa Hà nội
Cây bàng lá đỏ mùa thu xưa
Nhớ thu Đà lạt đầy kỷ niệm
Ai tìm ai đến tận bây giờ ?!

Bạn kể về mùa thu nước Úc
Những con đường ngập lá thu bay
Ly rượu vang mùa nho chín mọng
Bạn mời tôi hãy đến một ngày ...

Thu nơi đây vẫn mây lãng đãng
Bông bềnh như nỗi nhớ , chuyện quên
Bạn quanh đây vẫn thu năm cũ
Lá phong rơi bên cà phê đen...

Bạn phương xa đã xa lâu lắm
Có bạn chưa gặp lại một lần
Mái trường xưa bỗng dưng gần thế
Một bước đi mà mấy mươi năm !

Ta đang giữa mùa thu êm ả
Hàng cây phong lá đỏ lá xanh
Bạn và tôi cũng hai màu tóc
Này thời gian ! Đừng vội trôi nhanh !

hklong

mật ngọt tình em

Người yêu bé nhỏ của anh ơi!
Em viết bài thơ thật tuyệt vời
" Yêu Anh" ...Hai chữ từ tâm ý
Viết rải tung trời bay khắp nơi!

"Yêu Anh" Hai chữ từ môi thắm
Em phát âm bằng giọng thiết tha
Nụ hoa tình nở hoa xinh lắm
Duyên dáng làm sao... Đẹp mặn mà !!

Người yêu bé nhỏ anh cưng quý
Hạt ngọc trời cho xuống nhân gian
Cô bé anh yêu là thi sĩ
Niêm vận em gieo ánh sắc vàng

Xúc cảm tràn dâng bởi tưởng mơ
Ngàn lần chỉ đọc một câu thơ
" Yêu Anh tha thiết anh yêu quý"
Năm tháng dù xa vững ý chờ !!

thylanthảo

11/9/19

MỘT THỜI CHÍNH LOẠN

HOÀNG NGỌC NGUYÊN
source: Daily Kos

Tháng Mười bỗng nhiên là một tháng rộn rã với những chuyện ma quái có thật – chẳng cần phải chờ đến ngày Halloween cuối tháng. Năm nay chưa phải là năm bầu cử tổng thống, cho nên tháng mười tưởng như người ta bình an vô sự. Thế nhưng Tổng thống Donald Trump đã thành công khi người dân, vốn sống nhắm mắt, bịt tai, ngậm miệng trước những chuyện “thế sự thăng trầm” xảy ra chung quanh thì nay không đành lòng nhìn vận nước đảo điên, nghiêng ngả, cho nên bỗng nhiên rành rọt chuyện thời sự cả quốc nội lẫn quốc tế. Ít nhất để phân biệt những chuyện đáng tin và cái gì đáng gọi là “fake news”.

Đặc biệt người dân hiện nay xem chừng quan tâm đến chuyện quốc ngoại hơn cả chuyện quốc nội, chẳng phải chỉ vì chúng ta đang sống vào một thời thách đố của “thế giới toàn cầu hóa”. Lý do chủ yếu chính là hai vụ tai tiếng có thể “làm lịch sử” mà người ta không thể không biết – đặc biệt cả hai đều là chuyện quốc ngoại xa vời. Một chuyện liên quan đến việc Mỹ rút quân ra khỏi Syria làm cho hầu như cả thế giới ngỡ ngàng – trừ ông Putin; và một chuyện là cú điện thoại lịch sử ngày 25-7, Tổng thống Trump gọi cho tổng thống tân cử của Ukraine, nay được gọi là cú điện thoại “quid pro quo”. Tôi sẽ tháo khoán viện trợ Mỹ cho Ukraine, nhưng anh cần phải giúp tôi điều tra cha con ông Joe Biden. Chính từ câu chuyện tai tiếng thứ hai này mà Hạ Viện với đa số thuộc về đảng Dân Chủ đang lôi ra điều trần, khai báo bao nhiêu nhân vật quan trọng thuộc hai ngành ngoại giao và quốc phòng, mục đích chính là luận tội để truất bãi Tổng thống Trump. Nếu ông Trump không điên mới là chuyện lạ.

Kinh Sầu Trong Thơ Na Uy


GS.Lê Đình Thông




Nhạc sĩ Trần Thụy Minh gửi cho tôi bài thơ Salme của thi sĩ Sigbjørn. Salme dịch từ cổ ngữ hy lạp ψαλμός có nghĩa là thánh vịnh (psaume). Vì hơi thơ toát ra sầu muộn nên tôi tạm dịch là Kinh Sầu. Tôi xin chép lại nguyên bản cũng như bản dịch của Trần Thụy Minh :


Når den første tåre smelter,
da brister sorgen.
O Gud, giv mig den første tåre.
Hos mig er tåren is
og min sorg er isens rose.
Hos mig er tåren is,
og mit hjerte fryser.

Điệp khúc nửa đêm

Nhân vụ "39 thùng nhân ", hẳn ai cũng liên tưởng đến cảnh ngô "thuyền nhân" khi xưa......

Nhạc sĩ Hoàng Song Nhy vừa gửi cho Ai Cơ version mới của bài hát Điệp Khúc Nửa Đêm.

Ông thổ lộ: "Tôi chưa quên xúc cảm đầu tiên khi bắt gặp bài thơ ĐKNĐ của Ai Cơ mà tôi rất tâm đắc, và dòng nhạc đã tuôn trào không dừng lại cho đến khi hoàn tất."

Và bây giờ, Ai Cơ chia sẻ với nhà TR món quà tinh thần vô giá này.

- Lời thơ : AiCơ (ghi lại tâm sự chính mình - thân phận người vượt biên... tị nạn... thời gian đầu bơ vơ trên đất Úc...)
- Nhạc: Hoàng Song Nhy
- Ca sĩ : Khắc Dũng

Ai Cơ






Lời bài hát: Điệp khúc nửa đêm 
Lời đăng bởi: thienhapy
Hoàng Song Nhy
Thơ: Ai Cơ-Hoàng Thịnh


Nửa đêm thức dậy bỗng thấy chán chường 

Nỗi niềm cô quạnh thấm vào tủy xương 

Nửa đêm thức dậy bỗng thấy phố phường 

Bỏ mình trơ trọi sống đời lênh đênh. 


Sao không gào thét, sao không chạy rông? 

Bó thân khiếp nhược xác mềm như bông! 

Sao không là gió, sao không là mây 

Hát câu sông hồ đất trời phiêu du? 


Nặng nề sinh tử đời xoay tít mù 

Buồn như chó ốm khoanh tròn xơ rơ 

Cúi đầu rả mục chồi non nụ hồng 

Cúi đầu chết gục một đời vong thân...

Hỏi - Thưa

Vấn: Chínmươimốt thấy thếnào ?

Đáp: Lụcphủ ngũtạng hưhao đồngđều ...
Cứ rongchơi cứ lêubêu ...
Cá tôm cua ốc sò nghêu ăn hoài ...
Sống vui sống mạnh sống dai ...

Hẹn gặp quýbạn tại Houston thángnăm 2020.

Peter Trần Long
Peter Trần Long

LỜI HẸN ƯỚC

Tôi vẫn chưa về thăm rừng núi cũ
nhìn chiến trường xưa nhớ thuở hoa niên
Cứ trôi mãi theo cảnh đời lữ thứ
nên đã lâu chưa thỏa được ước nguyền.

Hơn 40 năm! con thuyền xa bến đợi
Đã ngần ấy năm vàng võ một ân tình
Khi sơn khê còn khuất ánh bình minh
làm sao thấy lối về trên chân bước?!

11/2/19

Phỏng vấn: Tiến sĩ Dự Bị Alex-Thái Võ Về Dự án Di Sản VNCH Và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt

Phỏng vấn: Thế hệ Sử gia trẻ
Tiến sĩ Dự Bị Alex-Thái Võ Về Dự án Di Sản VNCH Và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt

* Triều Giang thực hiện
(Hình do Alex-Thai Võ cung cấp)

LTG: Dự án Di Sản VNCH và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt do Trung Tâm Á Châu Học của Đại học Oregon (UO) và Hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) hợp tác thực hiện với sự khuyến khích và hỗ trợ của một số cựu viên chức VNCH nhằm mục đích đào tạo và khuyến khích thế hệ sử gia trẻ viết về VNCH và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt. Dự án sẽ được Giáo sư Tường Vũ người điều hành Dự án và cũng là Giám đốc của Trung tâm Á Châu học tại Đại học Oregon chính thức giới thiệu tại Hội thảo: “Nghiên Cứu Về Việt Nam Cộng Hòa: Vấn Đề, Thử Thách Và Triển Vọng” vào hai ngày 14&15 tháng 10 sắp tới. Người được chọn đầu tiên để hoàn thành luận án hậu tiến sĩ trong dự án này là anh Alex-Thái Võ, người sẽ nhận bằng Tiến sĩ về Sử học từ Đại học Cornell vào cuối năm nay. Alex- Thái đến Mỹ cùng với gia đình theo diện HO lúc 8 tuổi. Biết rằng theo đuổi ngành nhân văn, nhất là Sử học thì khó kiếm việc nhưng qua kinh nghiệm bản thân, anh nhìn ra được sự khiếm khuyết và bất công trong sách sử hiện đại đối với người dân từng sống dưới thời VNCH tại VN cũng như tại hải ngoại nên anh quyết tâm kiên trì theo học. Anh đã từ chối một vài vị trí nghiên cứu sinh để hợp tác với Dự án vì anh tin rằng Dự án sẽ giúp anh thực hiện được niềm ước mơ và đam mê của mình.

10/30/19

Nhân tài Việt Nam nay ở đâu?

Nguyễn Quang Duy

Quốc Hội cộng sản tuần qua bàn cãi về Dự luật quy định “thế người nào là nhân tài?”, theo Báo Dân Trí ngày 24/10/2019, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, đưa ý kiến:

“Có rất nhiều thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài về đang thất nghiệp; có rất nhiều lái xe ôm, Grab là thạc sỹ. Xin hỏi những người đó được đào tạo tốt như vậy có là nhân tài hay không? Xin thưa là không!”

Tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ nước ngoài chứng tỏ người tốt nghiệp có khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập, về nước lại không có việc làm chuyên môn là vấn nạn mang tầm vóc quốc gia.

Ở các nước tự do, không dân cử nào dám mở miệng kết luận những người như thế không phải nhân tài, mà cả Quốc Hội phải tìm hiểu cặn kẽ lý do và tìm ra giải pháp khắc phục.

Bài viết xin dựa trên triết lý của triết gia Lý Đông A "Nuôi tâm sinh thiên tài, nuôi trí sinh nhân tài, nuôi thân sinh nô tài" để bàn luận vấn đề nhân dụng tại Việt Nam.

Triết lý này có thể giúp giải thích được hành vi và kết quả việc làm của con người và của tập thể.

Để dễ dàng thảo luận xin đảo thứ tự câu trên thành "Nuôi thân sinh nô tài, nuôi trí sinh nhân tài, nuôi tâm sinh thiên tài".

10/26/19

ĐÊM THU

ĐÊM THU (Thơ họa đề)
https://tneu.blogspot.com/2019/10/em-thu.html

Phố phường thở khói. Sương giăng mắc
Bóng tối ngập đầy trên khoảng sân
Gió lạnh se lòng. Đêm hiu hắt
Thu đến. Thu đi. Đã bao lần...!

Đã 3 lần:

"Từ đó thu, rồi thu, lại thu"
(TTKH)

Rải những cung buồn trên phím lạnh
Không gian hòa điệu với thời gian
Bâng khuâng đàn khẽ buông nhịp lỡ
Từng nốt nhặt, khoan, tiễn đêm tàn.

Không gian + thời gian = 2

Sương trải lụa ôm choàng bóng tối
Người sắt se từng đợt hoài âm
Ngọn sóng trào lòng dâng mấy nỗi
Giữa đêm Thu vọng tiếng ngân trầm.

"Ngọn sóng trào dâng" 3 nỗi, 2 nổi 1 chìm:
Ngọn sóng 1954!
Ngọn sóng 1975!
Ngọn sóng thiên ... thu đi vào lòng đất!

Vén cõi mộng tìm hương quá khứ
Đêm chập chùng lay bóng ngàn cây
Cho liêu trai thắp hồn du mục
Nhìn bóng đời trôi, ước sum vầy.


"Hồn du mục" bước đi không quay lại.
"Bóng đời trôi" luôn mãi chảy xuôi dòng.
Đừng ước mong hai đường thẳng song song,
Có điểm cắt để hòng sum với hợp!

Đèn trăng thắp muộn trên phố vắng
Soi cành trơ lá, dỗ đêm say
Ly khách buông đàn cho phím lặng
Có đêm nào dài như đêm nay?!

Nắng thu còn nhẹ trong mây vắng.
Cây lá vàng thưa, hồn ngất say.
Hỏi có thu nào trăng chẳng lặng?
Và đêm dằng dặc như đêm nay?

YS


Xin gửi đến các Bạn ''Gió Santa Ana " trong ngày gió nổi...

GIÓ SANTA ANA

Gió Santa Ana
Nhớ gió nóng quê ta
Chiếc lá khô vàng rụng
Dạt ven đường xe qua ....

Gió Santa Ana
Gió bụi nhớ quê xa
Con đường xưa nắng gió
Trên nửa đời đi qua

Gió Santa Ana
Nhớ mãi trận phong ba
Ngày Quê hương nghiêng ngả
Cuốn mất đi cửa nhà !

Gió Santa Ana
Nhớ đất đỏ đường xa...
Ngày lưu đầy gian khổ
Thằng con vừa lên ba !

Gió Santa Ana
Thu đến - Hạ chưa qua
Đêm nằm nghe tiếng gió
Gió đi trên mái nhà ...

Gió Santa Ana
Bạn đến từ nơi xa
Gặp nhau trong ngày gió
Cà phê chợt đậm đà !...

hklong
*******
Gió Santa Ana
Nhớ gió lạnh Dala
Nằm trùm mền nghe nhạc
“ Đừng quên mang về một cành hoa “

Gió Santa Ana
Nhớ gió mát Dala
Dạo quanh chợ Hoà Bình
Cà phê phin Thuỷ Tạ

xc

Nghiên cứu mới về lọc máu có thể mở đường cho thận nhân tạo.


Chạy thận nhân tạo thường gắn với bệnh viện, ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Với nghiên cứu mới về làm sạch nguồn nước, bệnh nhân có thể được lọc máu di động.
Các nhà Nghiên cứu ở Viện Fraunhofer (Đức) đã phát triển phương pháp cryo-purification (tạm gọi là tinh lọc cryo) để có thể làm sạch nước thải sau khi lọc máu mà không làm nó mất đi. Biện pháp này không những làm giảm chi phí lọc máu mà còn mở đường cho việc phát triển một thiết bị giống quả thận nhân tạo có thể mang theo bên mình giúp cho việc lọc máu được tự chủ hơn.

10/25/19

ĐÊM THU

Phố phường thở khói. Sương giăng mắc
Bóng tối ngập đầy trên khoảng sân
Gió lạnh se lòng. Đêm hiu hắt
Thu đến. Thu đi. Đã bao lần...!

Rải những cung buồn trên phím lạnh
Không gian hòa điệu với thời gian
Bâng khuâng đàn khẽ buông nhịp lỡ
Từng nốt nhặt, khoan, tiễn đêm tàn.

Sương trải lụa ôm choàng bóng tối
Người sắt se từng đợt hoài âm
Ngọn sóng trào lòng dâng mấy nỗi
Giữa đêm Thu vọng tiếng ngân trầm.

Vén cõi mộng tìm hương quá khứ
Đêm chập chùng lay bóng ngàn cây
Cho liêu trai thắp hồn du mục
Nhìn bóng đời trôi, ước sum vầy.

Đèn trăng thắp muộn trên phố vắng
Soi cành trơ lá, dỗ đêm say
Ly khách buông đàn cho phím lặng
Có đêm nào dài như đêm nay?!
HUY VĂN

10/22/19

Thông báo Lễ giỗ và Ngày Truyền Thống Thụ Nhân

Thông báo Lễ giỗ và Ngày Truyền Thống Thụ Nhân 2019

Gia đình Thụ Nhân thân mến,
Thấm thoát đã gần 1 năm từ ngày hội ngộ Đà Lạt 2018. Cuối năm nay chúng ta lại gặp nhau hàn huyên trong Lễ giỗ cha viện trưởng Đức ông Simon Nguyễn Văn Lập và kỷ niệm Ngày Truyền Thống Thụ Nhân 2019.

Chương trình họp mặt như sau:
-Thời gian: Chủ nhật ngày 15/12/2019
-Địa điểm: Nhà nguyện tu hội Bác Ái (gần nhà thờ Bình Triệu)
số 52 đường số 5, P Hiệp Bình Chánh, Q Thủ Đức, tpHCM.
-Nội dung:
*8-9 giờ sáng tĩnh tâm.
- 9 giờ: viếng mộ cha VT
*10 giờ Thánh Lễ
*11:00 Tiệc trưa
*13:00 Kết thúc.
-Phí tham dự: 250.000đ/người

Ban đại diện xin thông báo đến các anh chị Thụ Nhân và thân hữu sắp xếp thời gian để cùng tham dự.
Vui lòng đăng ký và đóng tiền cho đại diện Khoa, Khóa từ nay đến 30/11/2019.
Rất mong được đón tiếp.

TM BĐD Thụ Nhân VN
Trần Văn Bá K6

TM BDD TN1-2/VN
Trần Văn Hải
Trịnh Hiếu Tường
Nguyễn Thị Việt Anh

10/21/19

Pleiku nhớ buồn

Sương mờ cả lối đường, sương núi

Ủ rũ hàng thông đứng lặng buồn

Một tháng đôi lần về thăm phố

Lặng buồn thương nhớ nặng tình vương...



Trong quán ngồi bên ly sữa nóng

Mấy thằng bạn, dĩa paté chaud

Khoác jacket dần dần thấy ấm

Nhìn đâu cũng lính khó ươm mơ...


10/18/19

THƯỞNG THỨC MÓN TARTARE THỜI BỚT ĂN THỊT



Món Tartare cá hồi hun khói trộn với rau thơm & gia vị châu Á

Khi nhắc đến các thức ăn sống, người ta chủ yếu nghĩ đến các món cá sống như các loại sashimi của người Nhật. Người Tây Âu thường ăn các món thịt bò sống theo kiểu tartare hay carpaccio. Thời gian gần đây, phong trào ăn thêm nhiều rau quả, tôm cá thay vì ăn thịt đã cho ra đời nhiều món sống khác, nhưng vẫn hợp với khẩu vị của đa số thực khách.

10/16/19

Du Tử Ngâm



Du Tử Lê (1942-2019)

 Du tử ngâm
Từ mẫu thủ trung tuyến,
Du tử thân thượng y.
Lâm hành mật mật phùng,
Ý khủng trì trì quy.
Thuỳ ngôn thốn thảo tâm,
Báo đắc tam xuân huy.
Mạnh Giao
Chuyển thể lục bát
(để tưởng nhớ bút hiệu nhà thơ Du Tử Lê)
Mẹ may chiếc áo cho con
Chỉ khâu từng mũi tấc lòng mẫu thân
Chốn xa dù có xoay vần
Nhớ về với mẹ giang san ngóng chờ    
Con như cỏ dại vật vờ
Mẹ là nắng ấm vần thơ báo đền.


10/14/19

trong con, tình MẸ

Mây sắc trắng từng chiều mây sắc trắng

Vẫn lững lờ như nhắc nhở tình quê

Tháng 7 Houston trời gay gắt nắng

Mùa VU LAN- Chức Nữ nhớ câu thề...



Mưa không đến chắc cầu Ô sai nhịp

Giọt lệ tình mãi khóc cạn rồi sao?

Buồn hay vui cũng đều do duyên nghiệp

Chớ trách đời sao mãi bước lao đao...!