Showing posts with label Di tích - lịch sử. Show all posts
Showing posts with label Di tích - lịch sử. Show all posts

11/9/22

NÉN HƯƠNG cho NGƯỜI NẰM LẠI

Hàn Sĩ Phan  

Khoảng giữa tháng bảy năm 2007, nghĩa là sau gần 12 năm đến định cư ở Mỹ theo diện H.O. vào gần cuối tháng 9-1995, đây là lần đầu tiên chúng tôi đến thăm Thủ Đô Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ…Và nơi tôi nhờ bạn học đưa đến thăm trước nhất không phải là vùng Hoa Anh Đào dọc bờ sông Potomac vì đã qua mùa hoa nở, mà là nghĩa trang Quốc Gia Arlington. Đi rảo viếng vòng vòng trong Nghĩa Trang hơn hai tiếng đồng hồ lòng tôi bâng khuâng tràn đầy cảm xúc và ngưỡng mộ…Ngưỡng mộ không phải chỉ vì nó rộng lớn, ngăn nắp, khang trang mà là sự trân trọng với những tấm bia kích thước ngang nhau được xây dựng cho Người đã nằm xuống dù ở chiến tuyến nào trong cuộc nội chiến tương tàn 1860 – 1865, kể cả dành nơi trang trọng để lưu niệm cho những chỉ huy của cả hai phía và bia mộ cho các chiến sĩ vô danh, không tìm được danh tính lúc tử trận trong cuộc nội chiến, của cả hai bên. Đúng là Điểm Son không cần tô vẽ bằng khẩu hiệu của những con người có ý thức văn minh nhân bản và đủ đầy nhân cách của một nhân sinh đúng nghĩa. Không biết trong ngôn ngữ văn học của Mỹ có câu “Nghĩa tử là nghĩa tận” hay không..? nhưng Họ đã thể hiện đúng trong thực tế đời thường.

   

 Khoảng gần cuối tháng chín năm nay 2022 tôi lại về thăm quê hương VN và trú ngụ tại nhà người thân ở quận ba, Sài Gòn. Lần nầy nơi thăm viếng đầu tiên của tôi là Nghĩa Trang Quân Đội VNCH ở gần xa lộ Biên Hòa cũ ( nay được gọi là nghĩa trang nhân dân Bình An, thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương ). Chốn nầy đã từng là nơi an nghỉ của từ 16,000 đến 25,000 Tử Sĩ Quân Lực VNCH và một số công chức cấp cao. Mặc dù nhiều năm qua tôi đã nghe nói, nghe kể và xem một số  băng Video phô bày sự hoang phế của những mộ phần trong khu nghĩa trang còn lại nầy…nhưng bây giờ có cơ hội phải đến tận nơi để nhìn tận mắt và đốt nén nhang cho những người còn nằm lại trong hoang tàn, đơn lạnh : Có người hơn, có người gần NỬA THẾ KỶ !

     

Nơi hoang tàn, đơn lạnh có nghĩa là nó còn tồn tại…Bởi vì những mộ phần nơi đây có thể sẽ biến mất dần dần…Một phần rất ít được người thân bốc mộ cải táng hoặc thiêu lấy tro cốt, nhưng phần lớn chắc sẽ bị san ủi…Bởi vì ai cũng biết đất ở VN, nhất là trong, ngoài Sài Gòn rồi đến Thủ Đức, Biên Hoà, Bình Dương v.v..đều được tính từng mét vuông bằng vàng, bằng ngoại tệ…Những khu dân cư có người sống sờ sờ, mặc dầu đã liều mạng đấu tranh để giữ đất nhưng nếu đã nằm trong tầm ngắm thì đều bị chính quyền xua đuổi để chiếm với đồng tiền bồi thường bèo bọt, rẻ mạt và kéo dài dây dưa vô tận…huống chi là khu mộ phần của những người đã nằm xuống bất động mà lại thuộc về phía bại trận…! Cũng may nhờ có sự góp phần của những tiếng nói Hải ngoại…


Vào cuối tháng 10-2017 một Phái Đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Đã đến viếng khu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nầy, sau đó được chính giới trong chính phủ Hoa Kỳ và 19 Dân Biểu Hạ Viện Liên Bang vận động lưu giữ và trùng tu. Dĩ nhiên vì lý do bang giao và những quyền lợi trao đổi phát sinh cho nên khu nghĩa trang cũ đã được tồn tại mặc dù không biết đến bao giờ ? Còn trùng tu thì chỉ mới qua loa như xây một khu bệ nhỏ để hoa quả và đúc đặt một lư hương để có chỗ dâng nhang cho những người đến lễ viếng.( Chỗ nầy ở dưới khu mộ phần gần sát vách tường của Lễ Đài chính cũ, còn Lễ Đài thì vẫn đóng vì hình như không được cho ra vô bình thường ).  Ngoài ra, khu mộ thì có nơi được dọn dẹp phát quang cây, cỏ dại và đặc biệt có lẽ do yêu cầu, các rễ cây lớn đâm vào dưới mộ đã được cắt, chặt…Tuy nhiên chỉ vào dịp gần TẾT Âm Lịch thì những mộ phần mới được dọn dẹp kỹ hơn nhờ có thêm một số người thiện nguyện tham gia, trong số người thiện nguyện nầy có lẽ có một số chiến hữu cũ đến góp phần thể hiện chút công quả hy vọng làm ấm hương linh người qúa cố được chút nào hay chút nấy. Hơn nữa, nếu có người yểm trợ điều kiện, thường là thân nhân hoặc các mạnh thường quân thì một số mộ được quét vôi và trét đắp những vết nứt. Còn như chúng tôi đến thăm vào những ngày tháng bình thường thì chỉ nhìn thấy cảnh hoang sơ, đơn lạnh…rêu phong phủ kín mộ phần !

     

Con đường đi vào nghĩa trang bây giờ là ở phía sau, có cửa sắt đóng mở theo giờ. Bên trong gần sát cổng có căn nhà dành cho nhân viên quản lý và bảo vệ. Muốn vào thăm mộ thì phải trình báo ở đây để được hướng dẫn. Điều nầy làm chúng tôi hơi bất ngờ vì thật ra mình không có mộ người thân nằm ở trong nầy…Tuy nhiên mọi việc cũng dễ dàng, tôi nói là ở nước ngoài về và có người bạn thân nhờ tìm giùm mộ người nhà để gần Tết ta về thăm cho được dễ dàng và thuận lợi…rồi nói đại tên nguyễn văn X, hạ sĩ quan, mất vào khoảng cuối tháng 3-1975. Tôi cũng nói là đi cầu may thôi vì người bạn cho biết là đã từ lâu lắm không được tin tức, cũng không chắc tìm được…nhưng nhân tiện có dịp đốt nén nhang cho những chiến hữu đã nằm lại ở đây. Cậu trưởng toán quản lý khoảng ngoài 30, người miền nam, đã xong nghĩa vụ quân sự năm năm, hiểu được tình đồng đội, tính tình cũng dễ dãi, dễ thương…Cậu ghi sổ khách viếng rồi hướng dẫn lối vào và hướng đi. Tôi có hỏi mua vài bó nhang, cậu nhanh nhẩu đưa cho tôi một bịt nhang lớn và cái bật lửa rồi nói : “Mỗi ngày con cũng có chia ra đốt nhang cho từng khu, nay có các bác đốt thay cho thì khu nầy con khỏi đốt…không cần phải trả tiền nhang đâu, đã có chi phí cho mục nầy”. Không biết có phải thấy tôi với bà xã và Long ( Nguyễn thăng Long ) lớn tuổi, lại nói là ở nước ngoài về nên được đối xử tử tế, lễ phép như vậy không ? Tôi nhìn sâu vào mắt người đối thoại và thấy nét chân thật lộ rõ trên gương mặt của cậu trẻ người nam bộ dễ thương nầy nên có cảm tình ngay…(dĩ nhiên là sẽ được đáp trả thoải mái khi xong chuyện theo đúng nguyên tắc giao tiếp rồi).

     

Tôi với bà xã và Long đến khu có bàn cúng và lư hương đốt bó nhang lớn…Trời đã gần trưa nên có nhiều tia sáng xuyên cành, trong không gian tĩnh mịch có tiếng xào xạc nhẹ nhàng lưa thưa của những chiếc lá lìa cành…Nơi chốn nầy từ hơn nửa thế kỷ hoặc gần nửa thế kỷ có những chiến hữu, đồng đội của chúng tôi đã gửi thân xác lại đây…Có những xác nguyên vẹn nhưng cũng có những thân xác không còn nhìn rõ hình hài…Rồi cuộc chiến kết thúc trong bi thảm…Họ là tử sĩ của bên thua cuộc ! nên hứng chịu chung niềm oan khuất của phía bại trận : “ Tủi hờn trong hoang lạnh cô đơn”. Bây giờ đứng ở đây nhìn những nấm mộ phủ kín rêu phong, lòng dâng trào cảm xúc nghẹn ngào ! Xin được quỳ xuống hôn mảnh đất mà hình như khắp mọi nơi trong khu nầy đều thấm đậm và hòa trộn niềm u uẩn với hương linh chưa siêu thoát của các chiến hữu còn phảng phất đâu đây…Vài nén nhang với tất cả lòng thành xin kính bái Anh Linh người đã khuất. 

….. “Ngày Anh đi, anh đi…Anh đi từ tổ ấm

        Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh ?

        Đợi anh về…Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ

Tấm khăn sô…”.

     

     Trong lúc đi cắm nhang trên một số mộ phần, tôi đã tình cờ tiếp cận một hoàn cảnh buồn đau đến mủi lòng . Một ông lão khoảng trên 70 cầm mấy nén nhang vừa đi vừa lẩm bẩm : “- Anh biết chú nằm ở đâu đây mà…Bình ơi ! Bình ! Sao chú lại đi vào những ngày gần cuối đó chứ…sao không chờ anh đưa về…Rồi sau đó lại giận anh không cho anh biết chổ chú nằm ở đâu? Em ơi ! Em có đói không ? Em có lạnh không ?”. 

   -Tôi rất ngạc nhiên nhìn ông lão đang lẩm bẩm một mình, gọi là ông lão nhưng tôi tin ông ta không hơn tuổi xấp xỉ 80 của tôi…nhưng có lẽ nét gian khổ hằn sâu trên gương mặt đã làm ông già đi trước tuổi rất nhiều. Tôi tiến lại gần và hỏi ông ta :

    - Ông anh đang đi tìm người thân ?


      Ông nhìn tôi, hình như cố nở nụ cười nhưng miệng vẫn còn méo xệch và mắt ngấn lệ :

     - Em tôi nó giận tôi, nó không cho tôi biết chỗ nằm…nhưng tôi sẽ tìm được thôi, nó đừng hòng ! hà..hà.

     Tôi chào ông và chúc ông tìm được người thân…nhưng không hỏi thêm gì nữa vì hiểu rằng có lẽ nỗi đau kéo dài đã làm cho tâm trí ông trở nên bất bình thường ! Tôi định trở về lại chỗ cũ, khu có lư hương thì thấy cậu quản lý trẻ đi vào, tay cầm bình xịt trừ muỗi nho nhỏ…cậu ta thấy tôi và gọi : - Bác ơi, ở đây muỗi nhiều lắm, để con xịt cho bác một chút thuốc cho đỡ…Cháu đã xịt cho bác gái và ông bạn của bác rồi. Quả thật muỗi khá nhiều, muỗi rừng nho nho nhưng chích rất nhanh và đau. Tôi bảo cậu trẻ xịt luôn cho ông lão và nhân tiện hỏi thêm về ông ta…

       - Này cậu, cậu có biết gì về ông lão tìm mộ người thân nầy không ?

       - Dạ ông cụ Hòa đó hả ? Con biết ông ta đi tìm mộ người em tên là Bình. Con đã giúp tìm nhiều lần nhưng không được vì hình như ở Nghĩa Trang Quân Đội cũ nầy không có ngôi mộ đó. Chuyện ông cụ dài lắm. Cách đây hơn năm năm, sau khi xong nghĩa vụ con được ông Cậu xin đưa vào làm việc ở đây thì đã nhiều lần thấy cụ Hoà đi tìm mộ em rồi. Cậu con kể ông ấy có người em tên Bình là hạ sĩ nhất Biệt Động Quân, lính Cộng Hoà…còn ông ta là trung sĩ làm việc ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung ở Hóc Môn…nhà cũng ở vùng đó. Vào khoảng giữa tháng 4/75 ông nghe nói em ông ta bị thương nặng từ chiến trường Long Khánh…có đem về Bệnh Viện Quân Đội Cộng Hòa ở Gò Vấp…Lúc đó tình hình lộn xộn, ông chưa kịp tìm hỏi rõ ràng thì tan hàng…rồi sau đó từ từ không biết thêm tin tức gì nữa… Sau nầy, khoảng năm, bảy năm gần đây có lẽ nghe người ta nói những binh sĩ VNCH lúc đó chết ở Saìgòn được đem chôn ở Nghĩa Trang nầy nên ông ta lại đến tìm. Cậu của con còn cho biết những lần đầu đến tìm ông còn rất tỉnh táo nói rõ Họ Tên, cấp bậc và khoảng thời gian chết của người em nhưng tìm mãi cũng không có dấu tích, nên cứ tự trách mình là đã bỏ bê để cho em chết mất xác…Rồi dần dần cứ tự trách móc, dằn vặt mãi nên có lẽ đã làm tinh thần ông suy sụp và không còn bình thường nữa… Thật tội nghiệp ! Bây giờ thì lâu lâu ông lão mới đến và càng ngày càng suy yếu, con thấy vậy cũng thương và cũng theo lời cậu con dặn là khi ông đến cứ trao cho ông mấy nén nhang rồi cứ để ông tự nhiên đi tìm người đã mất…chừng nào ông muốn ra về thì về, chỉ chú ý là nếu ông đến buổi chiều thì đừng để ông ở lại trễ.

     

Ôi cuộc chiến bi thảm và tàn nhẫn ! Gia đình ông lão đi tìm người em, chết mất xác vào những ngày gần tàn chinh chiến, chắc chắn mơ ước một cuộc sống bình yên, không có cảnh bom rơi, súng nổ, đạn bay nên đã đặt tên cho hai đứa con trai là Hoà – Bình. Nhưng rốt cuộc một đứa chết mất xác vì chiến tranh, đứa còn lại cũng chịu hệ lụy sau cuộc chiến để trở nên tinh thần bất ổn !!! Vì cái lý tưởng gì đây ? Giải phóng dân tộc ? Xây dựng một thiên đàng ảo tưởng ? Phải ! Cuộc chiến hơn hai mươi năm đã giải phóng sinh mạng hàng triệu, hàng chục triệu con người chết tức tưởi, oan khiên…Sau cuộc chiến kẻ thắng trận còn giáng đòn thù : bức tử vô số sinh mạng khác trong ngục tù, dọc đường chạy trốn chế độ trong rừng thẳm, ngoài biển khơi !!! Còn “Thiên Đàng” thì không phải hoàn toàn Hư Ảo mà cũng có dành riêng MỘT GÓC RẤT THẬT, thật đến trần truồng dành cho Cán Bộ, Đảng Viên cao cấp xây dựng biệt điện, dinh thự, lâu đài để hưởng thụ trác táng, cất trữ vàng bạc, ngoại tệ, thưởng thức cao lương mỹ vị đắt giá như “bò dát vàng” chẳng hạn v.v.và v.v..

   Chỉ Còn Một Lời Để nói là “Không còn gì để nói”!!!

   Thôi xin tỏ bày một chút tâm tình nơi đồng đội, chiến hữu còn nằm lại trong hoang lạnh, ngậm ngùi :


 

           Bạn  nằm đây  nửa  chiều  dài thế kỷ,

Vẫn chưa được an nghỉ giấc nghìn thu.

Bởi chúng mình thuộc về phía bị thua…

Đành tủi hờn trong âm  u hoang lạnh.


Sầu vong quốc chung chia niềm bất hạnh,

Người nằm lại trong hiu quạnh  cô đơn.

Những nấm mộ  rêu phong phủ xanh rờn,

Thêm  xác lá  như  giọt buồn  đọng lại !


Đời quân ngũ… những ngày xưa thân ái,

Nay  còn  gì ?  ngoài  tê  tái  cõi  lòng.

Nắm xương tàn chưa thoát kiếp long đong,

Hồn vất vưởng  chờ trông ngày  siêu độ.


Đến  thăm bạn vào đầu Thu  lá  đổ,

Qùy hôn mảnh đất gần chỗ bạn nằm,

Tấm chân tình xin khấn nguyện Hồng Ân,

Giúp bạn siêu thoát : Vĩnh Hằng an nghỉ.

 

Đốt  nén  nhang  tỏ  chút  tình  tri  kỷ,

Cùng chiến hữu chung nghiệp dĩ tang thương:

Kẻ gục ngã, người viễn xứ tha hương.

Nay linh cảm : Cõi Âm-Dương hội ngộ.


Thoáng ngọn gió tựa tiếng ai bày tỏ,

Lá  xạc xào  như  lời ngỏ  thì thầm,

  Vang vọng về từ một cõi xa xăm…

Hồn Tử  Sĩ đã nhiều năm vất vưởng !

 

 Trong hương khói với lòng thành hướng thượng,

 Cầu người khuất mặt an hưỡng bình yên.

 Đã chung đường thì  ắt cũng hữu duyên ?

 Rồi sẽ trùng phùng nơi miền vĩnh cửu.


 BÁI BIỆT ANH LINH BẠN HIỀN CHIẾN HỮU


 Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

 Một Ngày Mùa Thu 16/09/2022 - HÀN SĨ PHAN


Xem Video: HS Phan & NT Long viếng thăm NTQĐ BH



Đọc thêm: Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu 

10/5/22

Giấy Dó

Giấy dó là gì và dùng để làm gì?

Giấy dó là loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó (như dó giấy, dó liệt...), theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề [thủ công nghệ] ở Việt Nam. Giấy dó được dùng cho/[để] vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian.

2/16/22

Cầu Ba Cẳng


Cầu đi bộ đầu tiên ở Saigon với hình dạng và thiết kế độc đáo.



Thiết kế độc đáo của Cầu Ba Cẳng. Ảnh chụp vào khoảng thời gian 1920-1929
Ảnh: Mạnh Hải Flickr

Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn trước 1975. Cầu do người Pháp xây dựng, có ba hướng, hình vòm và gắn liền với một phần lịch sử khu Chợ Lớn xưa.

12/9/21

Huyền Không tự: Ngôi ‘chùa treo’ kỳ hiểm nhất thế giới, mãi là bí ẩn thiên cổ - Mạn đàm về Huyền Không Tự

Hương Thảo - DKN 06/11/2021

Huyền Không tự* ở núi Hằng Sơn, Sơn Tây, Trung Quốc, là một ngôi chùa lơ lửng trên vách đá, không có địa căn mà chỉ có một số cột gỗ chống đỡ. Vậy mà trải qua hơn 1400 năm phong vũ thăng trầm, thiên tai địa chấn, Huyền Không tự vẫn đứng sừng sững nguy nga như một ấn chứng về lịch sử và tôn giáo không thể phai mờ…


Vào tháng 12 năm 2010, tạp chí “The Time” của Mỹ đã đưa ra danh sách mười công trình kiến ​​trúc kỳ hiểm nhất trên thế giới, và ngôi chùa treo Huyền Không ở Sơn Tây, Trung Quốc đã được bình chọn. Khi thi tiên Lý Bạch vân du đến đây, kỳ cảnh này đã làm ông chấn động. Và ngôi chùa này cũng từng xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp “Tiếu ngạo giang hồ”.

11/3/21

ĐẠI SỬ GIA TƯ MÃ THIÊN - CHA ĐẺ BỘ LỊCH SỬ ĐẦY ĐỦ ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG HOA

Tư Mã Thiên (司馬遷) sinh vào khoảng năm 145 trước Công nguyên vào thời nhà Hán (漢朝) (206 TCN–220 SCN). Ông được xem là sử gia đầu tiên và vĩ đại nhất của Trung Hoa với tác phẩm đồ sộ Sử Ký (史記), hay còn gọi là Thái Sử Công Thư (Sách của quan Thái Sử).

Tư Mã Thiên lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm sử quan lâu đời. Cha của ông là Tư Mã Đàm, từng giữ chức Thái sử lệnh dưới thời vua Hán Vũ Đế.

Tư Mã Đàm chịu trách nhiệm theo dõi thiên văn và lịch pháp cho các buổi lễ, cũng như ghi chép thường nhật về các sự kiện trong triều. Từ nhỏ, Tư Mã Thiên chăm chỉ nghiên cứu lịch sử và các tác phẩm kinh điển dưới sự hướng dẫn của cha ông.

8/21/21

Chử Đồng Tử - Phật tử đầu tiên của Việt Nam

Chử Đồng Tử là một trong Tứ Bất Tử có ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam và là Phật tử tại gia đầu tiên tại Việt Nam.

Truyền thuyết Chử Đồng Tử

Tương truyền Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Chử Xá (huyện Văn Giang, Hưng Yên); có bản viết là Chử Vi Vân. Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo dục). Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc. Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn.

Thời ấy Vua Hùng Vương thứ ba có cô con gái tên là Tiên Dung đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Vào một ngày đẹp trời, nàng cho thuyền dạo chơi dọc sông Hồng, lúc đó Chử Đồng Tử đang ngâm mình bắt cá dưới sông, nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh.

Chử Đồng Tử và Tiên Dung - ảnh minh họa


Ngắm phong cảnh hữu tình, công chúa Tiên Dung cho dừng thuyền, sai thị nữ lên bờ quây màn tắm bên một khóm lau, chẳng ngờ lại đúng nơi chàng trai họ Chử giấu mình. Nước dội cát trôi, phút chốc nàng thấy lộ ra thân hình một chàng trai trẻ cũng không quần áo. Tr­ước ng­ười con gái có thân thể ngọc ngà, Chử sợ hãi định chạy trốn nhưng Tiên Dung ngẫm thấy là duyên trời định bèn nói: “Ta và chàng tình cờ gặp nhau thế này, âu cũng là nhân duyên do trời sắp đặt”, liền đó nàng truyền mang quần áo cho Chử Đồng Tử và cùng chàng làm lễ kết duyên ngay trên thuyền.

Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Tiên Dung thấy vậy không dám về, ở lại cùng Chử Đồng Tử sống cuộc đời bình dị mà hạnh phúc. Họ mưu sinh bằng nghề chài lưới và trao đổi hàng hoá trên sông. Nơi ấy trở thành nơi đô hội, thuyền bè buôn bán tấp nập.

Một hôm có người bày cho cách ra ngoài buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Tiên (có bản ghi là Quỳnh Vi – tham khảo “Việt sử giai thoại” – Chuyện kể Chử Đồng Tử; đây là tên một ngọn núi chỉ có trong thần thoại), Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một đạo sĩ tên Phật Quang. Chàng bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông.

Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dân hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng.

Chử Đồng Tử là phật tử đầu tiên tại Việt Nam

Nguồn:https://phatgiao.org.vn/ 

3/21/21

Quảng Châu vì sao được gọi là "Dương Thành"


Quảng Châu 廣州 vốn được xưng là “thành phố hoa viên quốc tế”, nằm gần đường Hồi quy (1), nhiệt độ trung bình hàng năm sai lệch rất ít. Quảng Châu khí hậu bốn mùa khí mát mẻ, trăm hoa đua nở, nhân đó mà có mĩ xưng là “Hoa Thành” 花成, nhưng Quảng Châu còn được mọi người gọi là “Dương Thành” 羊 城, tên gọi này khiến nhiều người bỏ công tìm hiểu, Quảng Châu với kinh tế mậu dịch lẽ nào còn có chăn nuôi dê?



Quảng Châu được gọi là “Dương Thành” đã có hơn 2000 năm lịch sử. Tương truyền vào thế kỉ thứ 9 trước công nguyên, Quảng Châu chỉ là một thành ấp nhỏ của Tây Chu, tên gọi là “Sở Đình” 楚庭. Cuối thời Tây Chu, vùng Quảng Châu liên tiếp bị tai hại, đất đai hoang phế, nông dân không có lấy một hạt gạo. Trời cao nghe thấy tiếng oán than của bách tính đầy đường, liền phái 5 vị tiên nhân cưỡi 5 con dê tiên ngũ sắc, đạp 5 đám mây lành xuống cứu. Tiên nhân làm phép, rảy nước cam lộ xuống nhân gian, mỗi con dê ngậm một bông lúa. Sau khi tiên nhân làm mưa đã đem 5 bông lúa ấy tặng cho nhân gian để mọi người vĩnh viễn không còn đói khát. Sau đó, 5 vị tiên nhân cưỡi mây mà đi, 5 con dê hoá thành đá lưu lại bên sườn núi ở Quảng Châu. Từ đó, Quảng Châu mưa thuận gió hoà, nhân dân cơm no áo ấm, trở thành nơi phì nhiêu sung túc của vùng Lĩnh Nam 岭南. Người dân có cuộc sống an lành, không quên ơn huệ của tiên nhân, họ đã xây dựng “Ngũ Tiên Quán” 五仙观 phụng thờ 5 vị tiên nhân, Quảng Châu cũng từ đó có những tên gọi khác là “Dương Thành” 羊城, “Ngũ Dương Thành” 五羊城, “Tuệ Thành” 穗城. (Thành phố con Dê, TP 5 con Dê, TP Bông lúa)

12/6/20

Con đường xưa nhất Sài Gòn

- Đường Tự Do (sau 1975 là đường Đồng Khởi), vào thời Pháp thuộc mang tên Catinat và ít lâu trước đó gọi là đường số 16. Con đường này đã có từ thời nhà Nguyễn khi lập thành Gia Định. Đầu con đường giáp với bờ sông Bình Giang (Sài Gòn), từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi và… tắm (Bến Ngự). Dân chúng hầu như ai cũng biết đến con đường này. Đó là nơi sinh hoạt của giới thượng lưu Sài Gòn.


Đường Catinat thuở đầu thế kỷ 20 (Nguồn: Manhhaiflickr)

Có rất nhiều tài liệu và hình ảnh về đường Catinat qua các thời kỳ do người Pháp và người Mỹ ghi lại đủ biết con phố này rất ấn tượng như thế nào! Tác giả Nguyễn Tiến Quang tại Pháp ghi nhận: “Pallu de la Barrière, một trong những người Pháp đầu tiên, đã miêu tả con đường số 16 này vào năm 1861, như sau: “Du khách đến Sài Gòn nhìn thấy bên hữu ngạn con sông một đường phố mà hai bên bị đứt quãng bởi những khoảng trống lớn. Phần lớn nhà cửa làm bằng cây lợp lá cọ ngắn; số khác ít hơn, làm bằng đá. Mái nhà lợp bằng ngói đỏ làm vui mắt và tạo được cảm giác yên bình…”. Tính cách quan trọng của con đường Catinat thể hiện ở chỗ nó được thực dân Pháp sử dụng làm trung tâm của bộ máy thuộc địa.

10/3/20

Con Tàu Mayflower Và Thuộc Địa Bắc Mỹ

 

1/ Nước Anh và miền Bắc Mỹ. Các nhà thám hiểm vào thế kỷ 16 đã theo chân Christopher Columbus đi khám phá các miền đất xa lạ tại Tân Thế Giới. Họ bị thúc đẩy bởi ba lý do. Thứ nhất, họ tìm kiếm vàng bạc. Các vua chúa cử các nhà thám hiểm vượt đại dương đã đồng ý chỉ nhận một phần năm số vàng tìm được, phần còn lại thuộc về nhà thám hiểm. Lý do thứ hai là vinh quang mà nhà thám hiểm mang lại cho đất nước và nhà vua. Việc truyền đạo Thiên Chúa là lý do thứ ba.

Vào năm 1497, John Cabot là một thuyền trưởng người Ý, đã vì nước Anh đi thám hiểm phần đông bắc của lục địa Bắc Mỹ. Ngoài ra còn có John Verrazano và Jacques Cartier đi thuyền dọc theo phần bờ biển phía đông của Bắc Mỹ và giành phần đất cho nước Pháp. Một nhà thám hiểm khác người Tây Ban Nha tên là Juan Ponce de Leon vào năm 1513 đã lên bờ tại Florida rồi sau đó, chinh phục các hải đảo Puerto Rico. Francisco de Coronado là một nhà quý tộc Tây Ban Nha đã thám hiểm miền tây nam của xứ Hoa Kỳ ngày nay vào năm 1540 và 1541, và trong cuộc tìm kiếm vàng, Coronado đã tới Kansas và là người đầu tiên nhìn thấy Grand Canyon của miền Arizona.

10/2/20

Hoài niệm trung thu trong trẻo của tuổi thơ giữa những ngày phố phường tấp nập


Những ngày này, phố xá đã ngập tràn không khí Trung thu. Nào bánh, nào đèn lồng đủ màu sắc, còn có rất nhiều những trò chơi hiện đại khiến lũ trẻ mê tít… Không ít người bỗng hoài niệm về những trung thu xưa…

Trung thu có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu thì chắc không có nhiều người biết. Chỉ biết một điều rằng Trung thu đã có ở nước ta từ tự thuở đời nào rồi, và cũng trải qua biết bao biến đổi theo những thăng trầm của thời gian.

8/19/20

Đảo Phú Quốc



Lời giới thiệu của người dịch
Nội dung bài chủ là quan điểm của truyền thông Cam Bốt – Dĩ nhiên, không phải là quan điểm của người dịch, một người Việt Nam muôn thuở. Tuy nhiên đây là một vấn đề 200 năm lịch sử liên quan đến hai nước Cam Bốt - Việt Nam khá ly kỳ… 

Vấn đề nhìn thấy ở đây Cam Bốt, trước thế kỷ thứ 13, từng là một vương quốc lớn và hùng mạnh (tên cũ gọi là “Khmer Empire”) có lãnh thổ khá rông lớn bao gồm 1 phần của Miến Điện, 1 phần của Lào, toàn thể nước Thái Lan, phần đất căn bản Cam Bốt và toàn phần miền Nam Việt Nam, ngày nay đã trở thành một tiểu quốc lạc hậu gần muốn diệt chủng… Chung quy chỉ vì Cam Bốt liên tục hết năm này qua năm khác có các lãnh đạo rất kém cỏi; từ hiếu sắc (Chey Chetha II) đến ngớ ngẩn (Ang Duong, Shihanouk ) và ngu muội (Pol Pot)… Cho nên ngày hôm nay, Cam Bốt chỉ còn một cách nhìn lại lịch sử của họ trong tuyệt vọng và vái trời!!! 

TVG mạn phép được phóng dịch bản tài liệu gốc Anh ngữ có rất nhiều tranh cãi, và nhân tiện cũng mời quý vị cùng đọc cho biết để rộng đường dư luận. 
TVG 
… 

Nhìn lại lịch sử Việt Nam Cận đại 

Sau khi hoàn tất thôn tính Chiêm Thành, từ năm 1613, Việt Nam đã bắt đầu mở rộng thêm lãnh thổ về phía Nam qua việc tiềm thực đất của vương quốc Cam Bốt thành các tỉnh của miền cực nam của nước Việt Nam ngày nay – Mảnh đất gồm 21 tỉnh của vương quốc Khmer (Nam Kỳ / Kampuchea Krom) kéo dài từ Saigon đến tận Vịnh Thái Lan. Sự bành trướng lãnh thổ này của Việt Nam xem như hoàn tất vào năm 1860. 

Sự bành trướng lãnh thổ của Việt Nam trên đất Cam Bốt bắt đầu mạnh mẽ từ năm 1620 khi vua Cam Bốt là Chey Chetha II (1618-1628) rơi vào cái bẫy của Việt Nam tương tự như trường hợp vua Chiêm Thành ngày trước ở vào thời điểm 1307: Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) gả con gái là công chúa Ngọc Vạn cho vua Chey Chetha II của Cam Bốt để “xin phép” cho dân Việt được vào “khai phá” và làm ăn trên đất Cam Bốt (“request the permission for the Vietnamese to conduct trade in the areas”)… Qua sự can thiệp của công chúa Ngọc Vạn, năm 1623, triều đình Cam Bốt ở Udong (Cambodia Court of Udong) “thấy không có lý do gì” cần phải phản đối nên cho phép người Việt vào lập cơ sở thương mại (trading posts) ở vùng Morea (Bà-rịa) và Prey Nokor (sau này trở thành Sài gòn).

8/7/20

100 năm Hiệp định hòa bình Trianon : Hungary và thảm kịch mất lãnh thổ

Thủ tướng Viktor Orban đọc diễn văn khánh thành khu kỷ niệm 100 năm ngày ký hiệp định hòa bình Trianon, Versailles, tại Satoraljaujhely, Hungary, ngày 06/06/2020. AP - Zoltan Mathe

"Quý vị giờ đây đã đào mồ chôn nước Hung, nhưng Hungary sẽ có mặt tại tang lễ của tất cả các quốc gia mà bây giờ đang đào nấm mồ cho nước Hung”. Câu nói bi thảm và hết sức nổi tiếng nói trên, là của bá tước Apponyi Albert, nhà bác học và nhà ái quốc vĩ đại của dân tộc Hung, được mệnh danh là “Đại lão trượng vùng Trung Âu”.
Câu nói vang lên vào ngày 4/6/1920 định mệnh, khi Vương quốc Hungary sụp đổ dưới sức ép của các siêu cường. Biến cố xảy ra tròn một thế kỷ trước, tới giờ vẫn là vết thương lòng không phai trong tâm khảm dân Hung. .....
Nghe: Phần âm thanh


RFI- Hoàng Nguyễn & Thùy Dương

5/5/20

VỀ TÂY ĐÔ, XUÔI DÒNG QUÁ KHỨ THĂM VÙNG ĐẤT LONG TUYỀN

Xa xưa, Long Tuyền là tên một xã nhưng qua thời gian, đã trở thành một địa danh nổi tiếng bao trùm một vùng rộng lớn gắn với lịch sử phát triển xứ Cần Thơ. Địa danh này mang ý nghĩa là ‘suối rồng’ hay người xưa gọi là ‘long mạch’, theo hình dung đầu vàm Long Tuyền như miệng rồng và con rạch Long Tuyền như thân rồng uốn lượn.



Địa danh Long Tuyền bao gồm từ chợ An Thới đến mạn Đông cầu Trà Nóc và chạy sâu vô bên trong theo trục đường Bùi Hữu Nghĩa - Bình Thuỷ, nối với tỉnh lộ 923 và kéo tận đến phường Long Tuyền. Do phạm vi rộng lớn và có nhiều di tích văn hóa - lịch sử cổ kính nên vùng này còn được gọi là làng cổ Long Tuyền, với đầu mối là ngôi miếu cổ Long Tuyền - nay được gọi là đình Bình Thuỷ.

9/29/19

TẢN MẠN VỀ 4 TỪ "NAM KỲ LỤC TỈNH"

Đối với người Việt miền Nam sinh vào nửa đầu thế kỷ 20, bốn từ Nam Kỳ Lục Tỉnh có một ý nghĩa máu thịt, với những ký ức về một thời kỳ đầy gian khó của cha ông. Chúng gợi lên hình ảnh những đồng lúa bạt ngàn, những chiếc ghe thương hồ chở theo những phận người lênh đênh sông nước, có khi kéo dài suốt cả một đời.



So với đất nước bốn ngàn năm, Nam Kỳ Lục Tỉnh còn trẻ quá, từ thời Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được cử đi kinh lược đất Sài Gòn năm 1698, đến nay chỉ mới hơn 300 năm. Vùng đất này được nhắc đến nhiều qua các du ký, bút ký của người phương Tây, tưởng cũng cần nói một chút về chuyện ngôn ngữ. Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 200 năm, đất nước chia ra hai vùng: Đàng Ngoài và Đàng Trong chia cách nhau bởi con sông Gianh thuộc địa hạt Quảng Bình. Người phương Tây (chủ yếu là người Pháp) gọi Đàng Ngoài là Tonkin, âm từ chữ “Đông Kinh”, vốn là một tên cũ của Hà Nội, còn Đàng Trong thì gọi là Cochinchine. Từ này được hiểu là cả vùng Đàng Trong, từ Quảng Bình vào đến địa giới cuối cùng về phía Nam.

9/8/19

TẾT TRUNG THU HAY RẰM THÁNG 8 TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC


Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn viên. Năm nay Tết Trung Thu nhằm ngày 13.09.2019 (dương lịch). Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước, tò he,... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Nhiều nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

7/15/19

Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn

Chợ cầu ông Lãnh xưa. Ảnh: Panoramio.

 Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người vợ vị tướng Lãnh Binh Thăng.

Chợ cầu Ông Lãnh (quận 1), Bà Hạt (quận 10), Bà Quẹo (quận Tân Bình), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Bà Hom (Bình Tân) và Bà Điểm (huyện Hóc Môn)... là những địa danh nổi tiếng, có lịch sử hàng trăm năm gắn với nhiều thế hệ người Sài Gòn. Tuy ở những vị trí khác nhau, nhiều chợ đã đổi tên nhưng người bản địa ngày nay ai cũng rành rọt các địa danh này.

3/10/19

VÌ SAO VIỆT NAM CÓ NAM KỲ, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ


Ngày xưa học lịch sử ở trường, vẫn nghe rằng thực dân áp dụng chính sách "chia để trị", rằng dưới thời Pháp, nước ta bị chia thành 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ...
 


Thằng nào nói Pháp chia nước Việt Nam ra làm Ba Kỳ cho "dễ cai trị" đưa cái bản mặt ra đây chế xán cho bạt tay để tỉnh.