Showing posts with label Lê Đình Thông. Show all posts
Showing posts with label Lê Đình Thông. Show all posts

7/1/25

Cáo Phó - Phân Ưu



Sau vài năm cầm cự với căn bệnh ung thư, anh Lê Đình Thông K1 đã được Chúa gọi về lúc 19:30 hôm thứ sáu 27/06 tại bệnh viện Pitié-Salpetriere Paris.


Tang lễ sẽ được cử hành lúc 9:30 sáng thứ bẩy 5/7 tại Giáo xứ Việt Nam - 38 rue des Épinettes, Paris 75017.
Ngay sau đó là lễ hoả táng tại nghĩa trang Père Lachaise.

Xin anh chị cùng cầu nguyện cho linh hồn Phan-xi-Cô Lê Đình Thông được sớm an nghỉ nơi nước Chúa

Ngô Bích Ngọc

Nhận được tin buồn về anh Thông, xin thành tâm phân ưu cùng tang quyến!
Anh Thông, một một anh cả tài ba, đã vĩnh viễn ra đi, và hẳn sẽ để lại cho nhiều người nhiều sự thương tiếc, và nhiều kỷ niệm khó quên!
Đời người phù du, ai cũng chỉ tới đây lưu lại được một khoản thời gian  ngắn ngủi, rồi cũng phải ra đi !

Xin thành tâm cầu chúc linh hồn anh Thông được sớm về nơi cõi Chứa an bình. 

Vô cùng tiếc thương 🥲!

Hứa Huệ Sang 


Kiếp nhân sinh như gió thỏang qua!
Hay giữ lai những kỷ niệm đep của những người thân,  ai rồi cũng sẽ qua i...

Vân Hạnh

...Tôi được bạn Chung Thế Hùng (Canada) báo tin mà hết sức ngỡ ngàng. Tôi tưởng anh Thông vẫn ở Paris hóa ra vì bệnh hoạn anh đã đổi về sống gần con ở Bordeaux từ mấy năm nay và anh đã qua đời sau một thời gian vui với văn chương và thơ phú. Người bạn thân tình của anh Thông là anh Nguyễn Minh Kính thì ra đi trước đó mấy ngày, gia đình anh Kính đang chuẩn bị tang lễ thì nay đến lượt anh Thông. Vợ anh Thông đã mất cách đây mấy năm, tôi lại không quen biết các cháu nên chỉ biết chia buồn với các anh chị K1 VDHDL...

Toulouse, le 29/6/2025
MyLan  



Chân thành phân ưu cùng gia quyến và các cháu trước sự ra đi của anh Thông
Nguyện cầu linh hồn anh sớm tìm về giấc bình -an miên- viễn bên chân Chúa
thay mặt ACE TN ÂC

Ngô Bích-Ngọc

Toàn thể các bạn K1-2 tại Houston & Austin Texas USA 
          thành tâm cầu nguyện linh hồn Phan-Xi-Cô Lê Đình Thông sớm về NƯỚC CHÚA.
                                        Thành thật chia buồn cùng GIA ĐÌNH.

                                                     ĐĐ Soạn, NG Thanh, VV Hải, TĐ Đạt, VV Rọt,                                                              NS Bạch,  LN Tùng, NĐ Tòan, ĐG Phương, TV                                                               Lược,   CT Xuyên, LV Võ

PHÂN ƯU

Nhận Tin Buồn bạn đồng môn :

 PHANXICÔ LÊ ĐÌNH THÔNG

Cựu Sinh Viên Khoá 1

Trường Chánh Trị Kinh Doanh,

Viện Đại Học Dalat

 

 Đã về với Chúa ngày 27 tháng 6, 2025

 

Hưởng thọ 82 tuổi

 

 Cựu Sinh Viên Chánh Trị Kinh Doanh K1-2 tại Nam California,

xin chân thành chia buồn cùng tang quyến.


Thật là sững sờ nhận được tin anh Lê Đình Thông vừa tạ thế!

Cách đây hơn 10 năm, khi anh Lê Đình Thông sang Mỹ, anh Nguyễn Minh Kính đã đưa anh Thông từ San Diego lên gặp chúng tôi để cùng viếng San Francisco, thành phố đẹp vùng vịnh ở Bắc Cali. Sau đó chúng tôi đưa anh đi thăm vài người bạn ở vùng vịnh SF và đã có nhiều kỷ niệm đáng nhớ.

Khi vợ chồng chúng tôi đến Pháp năm 2015, anh Lê Đình Thông đã lái xe chở chúng tôi du ngoạn Paris, ngắm sông Seine và rặng cây ngô đồng, cùng những thắng cảnh bên ấy.  Sau đó, anh Thông gởi anh Lưu Văn Dân một bài thơ của anh cho tôi họa lại.  Từ đó anh Thông thường xướng họa thơ với tôi và chúng tôi trở nên thân thiết.  Là một Giáo Sư, Tiến Sĩ Luật khoa..., anh Thông rất giỏi văn thơ nhưng lại rất khiêm cung, không hề khoe khoang về trình độ của mình!

Chưa hề nghe anh Thông bệnh, bỗng nghe anh đã qua đời!
Trước sự mất mát lớn lao, chúng tôi xin thành thật chia buồn cùng các cháu, Linh Chi và tang quyến.  Xin cầu nguyện cho anh Lê Đình Thông, một con chiên ngoan đạo sớm về hưởng nhan thánh chúa trên cõi thiên đàng.

Xin gởi vài dòng thơ... 

Tiễn Anh Lê Đình Thông

Thôi rồi anh đã ra đi
Trần gian biết có điều gì luyến lưu?
Bây giờ đâu phải mùa Thu
Mà sao lá rụng mịt mù muôn nơi!
Người thơ giờ đã đi rồi
Bạn thơ còn lại ngậm ngùi xiết bao! 
Câu thơ xướng họa hôm nào 
Giờ thì lạc vận, sắc màu cũng phai!
Anh đi về cõi thiên thai
Ngàn năm an nghỉ, tháng ngày phiêu diêu
Bạn bè tiếc nhớ, thương yêu
Hẹn khi gặp lại, kể nhiều chuyện vui
Tiễn người, một nén hương thôi
Nhớ người, một nhánh Thông rơi trên đồi!

Nhan Ánh-Xuân
Cali 30/6/2025.

Nhan Ánh-Xuân và Nguyễn Đình Cận.



Mùa hè năm 1967, Bộ Giáo dục VNCH có cử ba người đại diên VNCH đi tham dự Đại Hội Thanh Niên -Sinh viên Thế giới họp tại Tokyo, Nhât Bản. Phái đoàn gồm có các Anh: Anh Dương Mạnh Hùng,  Phó Chủ tịch Ngoại vụ Tổng Hội Sinh Viên Saigon, Anh Lê Đình Thông,  Chủ tịch Sinh Viên Viện Đại học Đàlat và anh Tài, sinh viên Khoa Học. Phái đoàn đã chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng những bài phát biểu về đất nước VN, lập trường của Sinh Viên VN trong bối cảnh chiến tranh tương tàn kéo dài triền miên từ tay các nước xâm lược Trung Hoa, Pháp, Nhât.. Phái đoàn nhận được sự cảm thông sâu sắc của nhiều đại diện sinh viên các nước trên thế giới. Bộ Giáo dục cũng có lời khen ngợi. Nay tất cả các Anh trong phái đoàn đã vĩnh viễn rời xa chúng ta.
Xin gợi lại chút kỷ niệm, để nhớ lại những người đã khuất, một thời đã là những chiến sĩ hậu phương , tuy không cầm súng, nhưng lúc nào cũng nêu rõ cho thế giới biết lập trường, khí phách của người dân Việt Nam, một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tự do, độc lập không CS.
 
Xin tiễn biệt anh Lê Đình Thông và Anh Đỗ Nguyên Chương ra đi về miền  Vĩnh Cửu.
Thành kính chia buồn cùng tang quyến của hai Anh.

Bùi t Ngọc Nga và Anh Đào Văn Bình

 Tôi nhớ lần anh Lê đình Thông sang thăm Cali-Anh có nói đùa với tôi :”Sau này Long nhớ cho tôi một bài thơ Tiễn Bạn “
Hôm nay thật bàng hoàng và không ngờ tôi lại là người rất buồn mà viết những dòng Tiễn Biệt anh

    Buồn thay! Một tiếng thơ đã tắt !
    Lời hẹn thăm nhau hết thật rồi 
    Tôi khóc Bạn nghẹn dòng nước mắt 
    Lời đau buồn TIẾC NHỚ này thôi !
    Thư Thụ Nhân từ nay vắng Bạn
    Tôi lòng buồn cũng cạn ý thơ
    Bạn về nơi Nước Trời xán lạn
    Cõi hồng trần dứt sợi dây tơ !

    Nhớ Bạn !-đành tìm câu thơ cũ…
    Ước Bạn còn ngẫu hứng làm thơ !!

      Hklong 

PHÂN ƯU

Vô cùng bàng hoàng và đau buồn nhận được tin: 
Hai cựu sinh viên khóa 1 trường CTKD, viện Đại học Dalat 
cùng qua đời ngày 28 tháng 6, năm 2025 là

Phó tế Giuse ĐỖ NGUYÊN CHƯƠNG mất tại Texas, hưởng thọ 84 tuổi
Anh Phan-xi-cô LÊ ĐÌNH THÔNG mất tại Bordeaux, hưởng thọ 83 tuổi

 Chúng tôi xin thành thật chia buồn cùng hai tang quyến 
Nguyện cầu cho linh hồn Giuse và linh hồn Phan-xi-cô 
 được về hưởng phước bên Thiên Chúa.

ĐỒNG CHÂN THÀNH PHÂN ƯU  
 V/C Vũ Ngọc Ái (San Jose) - Nguyễn Khánh Chúc (Pháp)
V/C Trần Thị Hạnh (Houston) - V/C Phạm Quang Hiền (SJ) - V/C Vĩnh Hộ (SJ)
V/C Nguyễn Thị Huệ (SJ) - Chị Nguyễn Kim Hùng (Westminster) 
V/C Lê Xuân Nho & Trần Thị Ngọc Lang (Riverside) - V/C Phạm Huy Luận (SJ)
 Nguyễn Thị Thiên Nhiên (R) - V/C Hồ Quang Nhựt (SJ) - V/C Trần Văn Lưu (San Diego)
 V/C Trần Ngọc Phong (SJ)- V/C Phạm Thị Sáng (R) - Phùng Thị Bích Sơn (Las Vegas) 
V/C Trần Quang Cảnh & Võ Kim Thoàn (Tây Ninh) - Lê Thị Thủy (Garden Grove) 
 Nguyễn Thị Dục Tú - Trần Khánh Tuyết (Berkeley) 
  V/C Nguyễn Đình Cận & Nhan Ánh Xuân (SJ)

Và  lời Phân Ưu của các TN: Trần Đình Chỉ, HN Nguyên, H. Heynes, DT Hải, Quang Nguyễn, NH Tân, ĐK Ngọc.....

1/18/24

Paris Mưa Tuyết

 Ngày 18/01/2024, tuyết trắng Eiffel


Trời cao đất thấp một màu
Eiffel cao ngất âu sầu lẻ loi
Ngô đồng rụng lá tuyết rơi
Đường đi trắng xóa vẽ vời tiết đông.

Paris vắng tiếng tơ đồng
Chim muông lặng lẽ còn trông ngóng gì
Cảnh buồn tựa cõi vô vi
Người đâu chẳng thấy nói chi tang bồng.

Trên đầu tóc trắng như bông
Cảnh đây người đấy tơ mòng tuyết sương
Có chăng một cõi vô thường
Một vầng tóc trắng đường trường rụng rơi.

Lê Đình Thông

11/30/23

Hoài niệm

 Tưởng niệm Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch

Một đêm thôi mắt trầm sâu đáy biển
Hai bàn tay khói phủ tóc tơ xa
Miền đất đó trăng đã gầy vĩnh viễn
Từ vu vơ bên giấc ngủ mơ hồ

Một lần định như sao ngàn đã định
Lại một lần nông nổi vết sa cơ
Trời vẫn vậy vẫn mây chiều gió tĩnh
Vẫn một đời nghe kể chuyện không như

Vẫn sống chết với điêu tàn vờ vĩnh
Để mắt mù nhìn lại cõi không hư
Một lần ngại trước thông già cung kỉnh
Chẳng một lần nhầm lẫn không ư?
Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến
Hai bàn tay khói phủ tóc tơ xa.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1943-2023)

Bài thơ kính viếng

Giấc mộng đời lưu lạc bể trầm luân
Tay với mãi tóc mơ hồ luân lạc
Vầng trăng non thấp thoáng đất xoay quanh
Thiêm thiếp ngủ ngoài song nghe xào xạc.

Tâm đã định trong thiên thu sóng vỗ
Đời thịnh suy biến động đã bao lần
Cũng có lúc cơn cuồng phong bão tố
Cuộc trần hoàn biến động đã bao phen
Vòng tử sinh quanh quẩn kiếp luân hồi
Mắt trần gian đắm chìm trong vô thức
Vần thơ non lạc lõng cõi sen hồng
Trí non nớt vụng về trong nghiên bút
Xin chắp tay lạy tạ đấng cao tăng
Thiêm thiếp ngủ ngoài song nghe xào xạc.

Lê Đình Thông
28/11/2023

11/20/23

Tống Biệt - 送 别

 


送 别

長 亭 外,古 道 邊,芳 草 碧 連 天

晚 風 拂 柳 笛 聲 殘,夕 陽 山 外 山

天 之 涯,地 之 角,知 交 半 零 落

一 瓢 濁 酒 盡 餘 歡,今 宵 別 夢 寒

李 叔 同

---

Tống Biệt

Trưởng đình ngoại, cố đạo biên, phương thảo bích liên thiên.

Vãn phong phất liễu địch thanh tàn, tịch dương san ngoại san.

Thiên chi nhai, địa chi giác, tri giao bán linh lạc,

Nhất biều trọc tửu tận dư hoan, kim tiêu biệt mộng hàn.

Lý Thúc Đồng (1880-1942)


---

Chuyển thể lục bát :

Đường quê san sát lều tranh
Lối xưa còn đó buồn tênh nỗi sầu
Ngoài trời lất phất mưa ngâu
Nối vào tiên cảnh một màu thiên thanh.

Đâu đây nghe tiếng tơ mành
Liễu rung theo gió sáo gieo nỗi buồn
Hoàng hôn nắng tắt cuối thôn
Non kia che dấu nỗi buồn cách xa.

Không gian xa cách mịt mờ
Đông tây ngàn dặm ngẩn ngơ một thời
Nào cùng nhấp chén ly bôi
Cho vơi nỗi nhớ ngút ngàn chờ mong.
Xa nhau buốt lạnh cõi lòng
Từ nay cách biệt mỏi mòn chôn sâu.

Lê Đình Thông

Bài đọc thêm:

11/18/23

Happy THANKSGIVING

Thanksgiving qua mấy dòng thơ TN...

Nhân mùa LỄ TẠ ƠN , xin gởi đến các bạn mấy câu thơ được gợi ý
từ chữ THANKSGIVING đọc chơi cho vui.

T rong mùa mừng Lễ Tạ Ơn,
H ãy cùng chia sẻ áo cơm với đời.
A i mà biết được chữ Thời,
N ay suy,mai thịnh, đầy vơi vô chừng.
K hi ảm đạm, lúc tưng bừng,
S ẻ chia buồn tủi, vui mừng với nhau.
G iữ cho tình nghĩa thanh cao,
I m lặng đừng tính công lao với người.
V ì cho là được gọi mời,
I n sâu trong dạ...thảnh thơi tâm hồn.
N iềm vui là một nguồn ơn,
G iúp ta sống được cao hơn đời thường .


HÀN SĨ PHAN


mừng anh tâm thức thanh cao,       
vài giòng thơ viết, biết bao nghĩa tình !       
cùng chung một kiếp phù sinh ,       
giúp người hôm trước - gieo tình ngày sau ... 
           
kính,       
ngô bích-ngọc

Bài hoạ 

Tạ ơn công đức sinh thành 
Hân hoan chấp bút vinh danh ơn thầy 
Anh em tình nghĩa đẹp thay 
Năm tàn tháng tận chuỗi ngày qua mau 
Không gian xa cách dãi dầu 
Sông sâu núi biếc một màu xanh xanh 
Ghi trong tâm huyết ngút ngàn 
In sâu một chữ đông tàn xuân qua 
Việt Nam quê cũ mặn mà 
Im hơi lặng tiếng lụa là còn đâu 
Nay còn tình nặng ơn sâu 
Ghi làm bài họa họ Phan nhớ hoài.

Lê Đình Thông

Tạ ơn

Tạ ơn cha mẹ đã cho hình hài
Bao năm trường dưỡng dục nên ngày nay
Tạ ơn thầy cô cố công dạy dỗ
Đạo lý giải bày trò được nên người
Tạ ơn Trời cho môi trường sinh sống
Dù nhân loại có dại hủy ít nhiều
Sông hẹp dần nhưng biển ngày càng rộng
Đất sống rồi đây còn được bao nhiêu
Cám ơn bạn chia sẻ buồn vui
Dẫu xế chiều có bạn có tôi
Kháo nhau cười sự đời buông xả
Còn chi bằng vui dạ thảnh thơi
Cám ơn lắm bạn lòng chung thủy
Vẫn sắc son trọn đạo một đời
Quốc phá gia vong vẫn sáng ngời
Thay chồng lo con học đến nơi
Cám ơn con đã đến cùng ta
Mãi keo sơn gắn kết mẹ cha
Đường đời trải qua bao vất vả
Bi bô nô đùa con đã dịu xoa
Cám ơn cháu tuổi già như trẻ lại
Niềm vui chừng níu bước thời gian
Hoàng hôn nào đâu thấy muộn màng
Thật tuyệt sao thiên thần bé nhỏ
Tạ ơn đời dù lắm khi cay đắng
Suy cho cùng chỉ tại người thôi
Cái ngả to cứ hoài đeo đẳng
Gây khổ cho nhau đổ họa đời
Dù thế nào nay vẫn còn đây
Xin tạ ơn Trời tạ ơn người dựng xây.

Võ Thành Xuân



Xin kính chúc quý anh chị một ngày Lễ Tạ Ơn an vui như ý.



Cảm Thán 
Nhân Lễ Tạ Ơn 2023

Gà Tây về bắng nhắng,
Sau những ngày im bẵng.
Vừa húng hắng loay hoay,
Lại lay nhay nhũng nhẵng.

Lòng dân chẳng sẵn sàng,
Hận nước càng đằng đẵng.
Mật đắng ngấm phù môi,
Còn lôi thôi ủng oẳng.

Trần Văn Lương
Cali, 11/2023

Kính chúc quý anh chị Ngày Lễ Tạ Ơn tràn đầy niềm vui & hạnh phúc.  

Bất tương phùng 

 Mấy năm trời đăng đẳng 
Gặp lại kêu oăng oẳng 
Bám như sam chẳng rời 
Đánh hơi nhau nhằng nhẵng 
Thêm nhiễu sự lần hồi 
Nợ nần rồi quên bẵng 
Bặng nhặng nổ thì thôi 
Ngó mặt thời giục nhắng! 

 Yên Nhiên

Tự Trào

Nhân Lễ Tạ Ơn 2023

 

Trời sinh tính lắng nhắng

Tật xấu thì quên bẵng:

- Ưa nhấm nhẳng kêu ca,

- Khoái la  lẵng nhẵng,

- Thân gầy nhẳng phất phơ,

- Tâm thẩn thơ đằng đẵng,

Gắng hát hỏng cho hăng

Chỉ nghe... oăng với oẳng

       - AiCơ -

     Melbourne, 11/2023

9/26/23

HỆ QUẢ CHUYẾN ĐI HÀ NỘI CỦA JOE BIDEN NGÀY 10-11/09/2013 XÉT VỀ LUẬT QUỐC TẾ

 

Ngày 11/09, tổng thống Joe Biden ăn kem tại phố Trường Tiền

Ngày 10/09/2023, chuyên cơ Air Force One chở tổng thống Joe Biden đáp xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội). Mục đích chuyến công du được công bố chính thức là ‘‘rất đặc biệt’’, kỷ niệm 10 năm hai nước xác lập quan hệ đối tác toàn diện (2013-2023). Tuy nhiên, thành phần tháp tùng cho thấy thực chất chuyến viếng thăm :

- ngoại trưởng Antony Blinken.
- cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan.

Tuy bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin không có mặt, nhưng hai lãnh vực ngoại giao và quốc phòng thường đi đôi với nhau.

Về phía Việt Nam có trưởng ban đối ngoại trung ương Lê Hoài Trung. Đây là chức vụ trong trung ương đảng đặc trách về ngoại giao. Không có chính quyền.

Tổng thống Joe Biden có tinh thần thực dụng. Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định ‘‘đảng cộng sản Việt Nam (…) là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội’’. Vì vậy, trước cuộc họp chính thức, Mỹ đã yêu cẩu tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có lời mời chính thức Hoa Kỳ. Phiên họp diễn ra tại trụ sở đảng cộng sản Việt Nam và Hoa Kỳ tuy ‘‘rất đặc biệt’’, nhưng lại rất mau chóng, vì nội dung đã được hai bên chuẩn bị từ trước. Báo chí nước ngoài nói đến ‘‘đối tác chiến lược mở rộng’’ (partenariat stratégique étendu) trong khi văn bản chính thức nói đến ‘‘đối tác chiến lược toàn diện mang tính lịch sử’’ (partenariat stratégique global historique). 

Trong cuộc họp báo ngày 12/09/2023, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đã bác bỏ đối tác vừa ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Thiết tường cũng nên ghi nhận chủ tịch Nước Võ Văn Thưởng chỉ khoản đãi phái đoàn Hoa Kỷ trong bữa tiệc ngày 11/09, mang tính tượng trưng.

Về địa lý chính trị, Tập Cận Bình đã sai lầm khi đưa ra đường lưỡi bò, còn gọi là đuờng chín đoạn. Hai nước đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc dùng biển Đông để chuyển vận dầu hỏa và các nguyên vật liệu. Biển Đông có bốn phương :

- Đài Loan (phương bắc) : ngày 16/11/1993, cựu TT George H.W. Bush đến Đài Loan. 
Ngày 29/01/2010, bô quốc phòng Hoa Kỷ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan. Ngày 16/03/2018, tổng thống Donald Trump ký ‘‘Luật Lữ hành Đài Loan’’ cho phép quan hệ ngoai giao cấp cao giữa Hoa Kỳ và Đài Loan.

- Phi Luật Tân (phương tây) : ngày 02/02/2023 tại Manila, bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin cho biết Mỹ hiện có 9 căn cứ hải quân tại Phi Luật Tân. Trước đó, ngày 12/07/2014, Tòa Trọng tài Quốc tế xử Phi Luật Tân thắng Trung Quốc về vụ kiện đường lưỡi bò.

- Indonesia (phương nam) : từ ngày 31/08/2023, Indonesia và Hoa Kỷ tập trận chung mang tên ‘‘Super Garuda Shield’’.

- Việt Nam (phương đông) : với văn bản ký kết ngày 10/09/2023 bao gồm cả lãnh vực quân sự đã vô hiệu hóa đường lưỡi bỏ của Tập Cận Bình.

Ngày 05/09/2023, trưởng ban đối ngoại đạng cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu sang Việt Nam thuyết phúc tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vô hiệu hóa chuyến viếng thăm của tổng thống Joe Biden.

x

x x

Chiếc kem mà tổng thống Joe Biden nhấm nháp tại Hà Nội ngày 11/09/2023 đã làm nguội lạnh tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

Lê Đình Thông

Qua chuyến thăm của TT Biden, Việt Nam và Mỹ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn ( RFI tiếng Việt ngày 25.09.2023)

Nghe

9/2/23

Trăng Rằm

 

Giao Mùa

Hôm nay đang độ giao mùa
Vu Lan tháng bảy cũng vừa tròn trăng
Biết người có nhớ ta chăng
Riêng ta thơ thẩn nhìn trăng nhớ người
Trăng Xanh (*) tỏa ánh sáng ngời
Thiếu người chung ngắm nên đời mất vui!
Hỏi người tri kỷ xa xôi
Trên kia có thấy là tôi đang buồn?
Tôi đang ngăn giọt sầu tuôn
Để ai nhẹ bước trên đường vãng sanh
Ngắm trăng nhớ khoảng trời xanh
Nhớ thời cắp sách chúng mình tung tăng
Đêm về cùng ngắm vầng trăng
Bên hồ tâm sự, bao lần cười vui...

Trăng ơi ngày ấy xa rồi
Sao ta cứ mãi nhớ người tri âm?

Nhan Ánh Xuân
Cali 31/08/2023
(*) Blue Moon.


Trung Thu trăng sáng gặp mùa
Nhớ cha nhớ mẹ giao mùa tròn trăng
Trăng tròn nửa gánh có chăng
Ngắm vầng trăng sáng tròn trăng nhớ người
Ánh trăng xanh buốt sáng ngời
Trời Tây độc ẩm xá gì niềm vui
Trường xưa bạn cũ xa xôi
Trăng càng vời sáng riêng ta lặng buồn
Sương khuya tí tách rơi buông
Cuộc đời hiu quạnh nỗi buồn vãng sanh
Lâm Viên hồ nước xanh xanh
Thụ Nhân Phù Đổng có mình tung tăng
Trăng tròn trăng khuyết ngắm trăng
Hằng Nga ngẫm nghĩ mấy lần xướng vui.

LĐT

Cảm tác

“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên” (*)
Kỷ niệm xưa ánh trăng chợt khuấy
Da diết buồn theo sắc trăng xanh
Huyền diệu lắm nhưng nào cảm nhận
Dõi bóng xa một thuở không đành
Nên tình mãi vẫn hoài lận đận
Bao năm qua giờ đã xa xăm
Nhưng khó xóa ban đầu dấu ấn.

Trăng ơi xin hỏi trăng có thấu
Tình thơ vương vấn đến bao giờ ?

Võ Thành Xuân

Cali 01/09/2023

(*) Thơ Thế Lữ




GIAO MÙA

Thơ gieo trong tiết giao mùa
Đêm rằm sao sáng vui đùa cùng trăng
Bạn hiền có nhớ hay chăng
Với nhau mình ngắm sao băng … nhớ người
Trăng sao đua ánh rạng ngời
Người đi xa lắm, xa rồi…ai vui
Người về cõi ấy xa xôi
Còn tôi cõi tạm ngăn rơi giọt buồn
Biết vô thường lệ cứ tuôn
Sao ai cắt cớ chia đường tử sanh!
Một mình ngồi ngắm trời xanh
Nhớ thương ngày tháng bọn mình tung tăng.
Giờ đây cũng có vầng trăng
Bạn đà bỏ cuộc ai cùng đùa vui.

Bao nhiêu kỷ niệm xa rồi
Trăng nào soi được bóng người tri âm?

Thanh Tuyền

8/9/23

Nửa Hồn Thương Đau




Năm 1975 tàn, tháng 4 tận, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, tọa lạc tại số 81 Trần Quốc Toản, tên cũ là Trương Minh Giảng, bao gồm các hội âm nhạc, điện ảnh, nhà văn, tổ chức một buổi sinh hoạt vào cuối năm 1975, quy tụ nhiều văn nghệ sĩ chế độ cũ. Cái đinh của lần gặp gỡ này là màn trình diễn ‘‘Nửa Hồn Thương Đau’’ của ca sĩ Thái Thanh, qua tiếng đàn dương cầm của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Sau khi mất miền Nam, Thái Thanh còn ở tuổi tứ tuần, Nguyễn Ánh 9 mới ngoài 30. Thái Thanh thể hiện tuyệt vời ca khúc Nửa Hồn Thương Đau của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, điệu slow rock qua tiếng đàn dương cầm Nguyễn Ánh 9. Cử tọa là các văn nghệ sĩ của chế độ cũ đã vỗ tay rất lâu để tán thưởng.

Chiếc đàn piano à queue màu trắng dường như để tang cho một thời tự do đã qua. Chiếc màn rideau buông xõa, chia cắt nửa hồn quê hương đã mất.

Sau thời gian dài đằng đẵng chia cắt, phân ly, danh ca Thái Thanh đã mất ở tuồi 86. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời năm 76 tuổi. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương từ trần năm 62 tuổi. Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, tác giả Lệ Đá Xanh với mấy câu thơ :

‘‘Đôi khi anh muốn tin,
Ôi những người khóc lẻ loi một mình’’.

Nhà thơ mất năm 70 tuổi, sau 7 năm tù tội cải tạo qua nhiều trại giam núi rừng Việt Bắc.

Thực ra, Nửa Hồn Thương Đau là chặng đường gồm ba phách. Bản nhạc gây nhiều xúc cảm cho các văn nghệ sĩ miền Nam là phách thứ ba, vì tất cả đã mất quê hương.

Phách 1 : Nửa Hồn Thương Đau

Ca khúc viết xong năm 1970, sau 10 năm chia tay với ca sĩ Khánh Ngọc, sau vụ tai tiếng với nhạc sĩ Phạm Duy mà báo chí đặt tên là ‘‘ăn chè Nhà Bè’’.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương kể lại câu chuyện đã khiến ông sáng tác ‘‘Nửa Hồn Thương Đau’’ như sau :

‘‘Khi tôi nhận lời viết nhạc phim cho phim ‘‘Chân Trời Tím’’, Quốc Phong đã chi ngay tiền tác quyền. Trước sự điệu nghệ của bạn, tôi đã bắt tay vào việc sáng tác. Một buổi tối, Quốc Phong ghé lại ‘‘Đêm Màu Hồng’’ bảo là mọi chuyện đã xong, chỉ còn thiếu nhạc phim thôi. Quốc Phong gia hạn cho tôi hai ngày. May sao trên nóc chiếc piano có bài Lệ Đá Xanh của Cung Tiến, phổ thơ Thanh Tâm Tuyền. Tôi dùng ngay cái ‘‘coda’’ đó cho Nửa Hồn Thương Đau.

Phách 2 : Chân Trời Tím

‘‘Chân Trời Tím’’, bộ phim có doanh thu cao nhất lịch sử điện ảnh Việt Nam. Cuốn phim do nhà văn Văn Quang viết truyện, đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện, Liên Ảnh Công Ty sản xuất năm 1971. Nhà văn Mai Thảo tóm tắt Chân Trời Tím như sau :

‘‘Chiến tranh làm thành những chia ly. Trong lửa đạn kín trùm, hạnh phúc chỉ là chốc lát. Theo tiếng gọi của nhiệm vụ và chí lớn, Phi lại lên đường. Mất Phi, từ đó đời Liên chỉ còn là tối đen địa ngục.’’

Phách 3 : Ất Mão (1975)

Cuối năm 1975, ca sĩ Thái Thanh trình diễn ‘‘Nửa Hồn Thương Đau’’ trước cử tọa là các văn nghệ sĩ chế độ cũ. Giọng ca nức nở, tiếng hát đau thương là sự kết hợp giữa tượng thanh (ca khúc) và tượng hình (điện ảnh). Trong số người nghe có nước mắt rơi cho phận người và phận mình. Sau ngày 30/4/1975, Đêm Màu Hồng mất đi màu hồng tươi vui, chỉ còn là ‘‘Chân Trời Tím’’ : ‘‘Ôi những người khóc lẻ loi một mình’’.

Tác giả của câu thơ này, nhà thơ Thanh Tâm Tuyển cũng như nhiều văn nghệ sĩ quân đội còn phải lao đao trong các trại cải tạo Việt Bắc : ngoài Thanh Tâm Tuyền còn có

Tô Thùy Yên với câu thơ :

‘Vĩnh biệt ta, mời năm chế dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm, mặt xạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ.’’

hoặc Nguyễn Trung Cang qua tiếng hát :
‘‘Riêng ta nơi núi rừng về đêm càng nghe hồn băng giá
Câu ca hay khúc nhạc càng thêm sầu cho tình tan nát.’’


Tô Thùy Yên nói đến ‘‘rừng thiêng’’, Nguyễn Trung Cang đồng điệu với nốt nhạc buồn nơi ‘‘núi rừng’’. Sau 30/4/1975, cả miền Nam là ‘‘rừng thu từng biếc chen hồng’’, một màu sao vàng cờ đỏ.

Các văn nghệ sĩ Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Nguyển Trung Cang, Phạm Đình Chương… đều là ‘‘mặt khuất chẳng thà lòng đau’’. Đề tưởng nhớ các văn nghệ sĩ ‘‘nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương’’ là mấy vần thơ mộc mạc sau đây :

‘Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay.’’ (Tô Thùy Yên)

Nghe tháng năm chôn vùi sau Ất Mão
Mà ngày nay đếm mãi cũng không cùng
Nhung nhớ mãi vần thơ không giả tạo
Và câu ca trôi dạt khắp nơi nơi.

‘Chân Trời Tím’’ hồn đau không nhung nhớ
‘‘Nửa Hồn’’ nay chất ngất những ‘‘Thương Đau’’
Nhớ Saigon, đường Lê Lợi muôn màu
Mấy tiệm sách vô ra toàn sĩ tử.


Ngày cuối tuần, tiệm bánh ở Brodard
Và Pagode ly trà thơm góc phố
Nắng chiều vàng thấp thoáng mấy hàng cây
Và Trường Luật đường Duy Tân ôn cố.

Ta khép lại mấy vần thơ nhung nhớ
Bao nhà thơ cải tạo mấy năm trường
Ta thắp nén tâm hương buồn vời vợi
Thơ còn đây mà hình bóng đã xa bay.

Lê Đình Thông


7/10/23

Chiếc võng


Chiếc võng đong đưa dệt ý thơ
Bầu trời trong vắt thoảng cung tơ
Hàng cây xanh mướt thôi xào xạc
Chỉ có trúc xanh vẫn ước mơ.

Chiếc võng ngả nghiêng lúc xế chiều
Nước hồ trong vắt dáng cô liêu
Một mình thơ thẩn đong đưa mãi
Kẽo kẹt qua đi bắc nhịp cầu.

Xa vắng vần thơ lúc xế chiều
Một ngày vắt vẻo cũng qua mau
Năm năm tháng tháng trôi đi mãi
Chiếc võng còn chia nỗi tịch liêu.

Lê Đình Thông

7/1/23

Nhịp Cầu

 


Trang blog mang tên ‘‘Thụ Nhân Bắc Một Nhịp Cầu’’ là muốn nối lại tình bạn Thụ
Nhân khắp bốn phương trời, mười phương Phật. Mỗi bài trong trang blog đều có ý
hướng này, trong số có mục Tạp Ghi. Ghi là ghi chép, tạp (雜) là tạp nhạp, chuyện lớn
chuyện nhỏ cũng có thể ghi chép lại.

Nguyễn Du có câu thơ :

Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Trong khuôn viên đại học, bắc ngang con dốc hoa đào và giảng đường Minh Thành là ‘‘dịp cầu nho nhỏ’’ màu đỏ, khiến lòng ta nao nao.

Ca dao cũng có bốn câu thơ lục bát :

Thương thương, nhớ nhớ, sầu sầu
Một ngày ba bận ra cầu đứng trông
Thấy người nam, bắc, tây, đông
Thấy người thiên hạ mà không thấy chàng.

Ngày nay, Thụ Nhân lưu lạc khắp đông, tây, nam, bắc. ‘‘Thụ Nhân Bắc Một Nhịp Cầu‘’ với ước mong gặp lại nhau mà không phải thấy người thiên hạ.

Trong ngôn ngữ ta, chữ ‘‘cầu’’ quen thuộc từ thuở nào mà không cần vay mượn chữ ‘‘kiều’’ (橋) của chữ hán. Tuy không phải là chữ ‘‘kiều’’ (cây cầu), chúng ta đều là những kiều dân (華僑) hải ngoại.

Nguyễn Du (阮攸) có câu thơ : 
Ngô Điếm kiều thông Tứ Thủy ba
吳店橋通泗水波 . 

Liễu Hạ Huệ mộ (柳下惠墓)

nghĩa là : ‘‘Dưới cầu Ngô Điếm sông Tứ chảy’’.

Thiết nghĩ mục Tạp Ghi nên mở rộng cho tất cả Thụ Nhân gần xa. Vì vậy, tôi mạo muộn đề nghị các bạn gửi bài tô điểm cho mục Tạp Ghi. Các bạn cũng có thể đưa ra vài ý nghĩ, chúng tôi sẽ viết lại và đăng trong trang blog ‘‘Thụ Nhân Bắc Một Nhịp Cầu’’. ‘‘Nhịp cầu nho nhỏ’’ làm ta chợt nhớ mấy câu thơ của nhà thơ thời Sơ Đường Vương Bột. 

Nguyên văn như sau :

思歸

長江悲已滯 ,
萬里念將歸 。
況屬高風晚 ,
山山黃葉飛 。

王勃 (650–676)

Tư quy

Trường Giang bi dĩ trệ,
Vạn lý niệm tương quy.
Huống thuộc cao phong vãn,
Sơn sơn hoàng diệp phi.

Vương Bột

Chúng tôi mạn phép chuyển ngữ, vẫn giữ nguyên thể ngũ ngôn tứ tuyệt như sau :

Nhớ chốn xưa

Niềm đau chìm đáy nước
Hải ngoại cùng mong ước
Lác đác lá thu rơi
Sơn khê sầu lướt mướt.

Lê Đình Thông

6/24/23

84 năm Đây Thôn Vĩ Dạ

 84 năm Đây Thôn Vĩ D

1)-Vĩ Dã Thôn (kỳ 1)

Đã được đăng trong
''Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại'' do Câu Lạc  Bộ Van Hóa
Việt Nam Paris ấn hành năm 2022


6/12/23

nụ cười

 

Trước năm 1975, nhật báo Tiền Tuyến có mục Tạp Ghi do nhà văn Phạn Lạc Phúc phụ trách, ký tên Ký Giả Lô Răng. Ông sinh ở Sơn Tây năm 1928, mất tại Úc năm 2016. Trong trang blog ‘‘Thụ Nhân Bắc Một Nhịp Cầu’’, trong mục Tạp Ghi xin mời gọi các bạn Thụ Nhân khắp nơi nhặt nhạnh các mẩu tin, viết lời bình giải theo bút pháp đông tây kim cổ. Để cho đề mục mới gặp nhiều may mắn, bài viết đầu tiên xin lấy tên ‘‘Nụ Cười’’.

Nguyễn Trãi có câu thơ chữ Hán : ‘‘Tiếu đàm nhân tại bích vân trung’’(笑談人在碧雲中)
nghĩa là tiếng người cười nói trong mây biếc. Mây xanh xanh, trôi lờ lững qua núi Phú Sĩ ở nước Nhật như câu chuyện dưới đây.

Báo chí cho biết Nhật Bản vừa ra lò một doanh nghiệp mới lấy tên là ‘‘Egaoiku’’ nghĩa là Giáo dục cười nụ (éducation au sourire).

Trước hết hãy nói về từ ngữ ‘‘Nụ Cười’’, tiếng Pháp là ‘‘Sourire’’. Cả hai có tiếp đầu ngữ (préfixe), đông phương là ‘‘Nụ’’, tây phương là ‘‘Sou’’. Nụ là nụ hoa, cười chúm chím.

‘‘Sou(s)’’ cũng là cười chúm chím, trước khi cười thành tiếng (rire). Nhà thơ Alfred de
Musset có cái nhìn rất đông phương khi cho rằng : ‘‘ Nụ cười hé nở khiến tuổi trẻ giống như ngàn hoa’’ (Le sourire, ce doux épanouissement qui rend la jeunesse semblable aux fleurs).

Mới năm ngoái, nước Nhật được xếp hạng thứ ba trong kinh tế toàn cầu, trước nước Đức và Ấn Độ. Kinh tế Nhật chủ yếu là dịch vụ (secteur tertiaire), chiếm 70,9 % dân số hoạt động. Công nhân làm việc theo ê kíp, lương tháng trung bình là 2700 euros, 40 giờ một tuần, một ngày 8 tiếng. Nhưng nhiều nhân viên làm 60 tiếng một tuần. Vì vậy mới mất đi nụ cười, đưađến việc lập ra Ngày Thế giới Nụ cười (Journée mondiale du sourire) vào 5/10 hàng năm.

Nước ta có câu thơ :

Trăm quan mua lấy miệng cười
Nghìn quan chẳng tiếc, tiếc nụ cười duyên.

là muốn nói nụ cười duyên dáng của các cô thôn nữ. Còn nuớc Nhật ngày nay, người ta phải trả lệ phí đế có được nụ cười.

Cụ Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều nói lên nỗi buồn đứt ruôt của nàng Kiều nhưng vẫn không thiếu vắng một nụ cười :

Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Vẫn là mây, là tuyết giống như câu thơ Nguyễn Trãi.

Anh Trần Trọng Thức (TN1) lập ra nhà trẻ ở Saigon lấy tên là ‘‘Nụ Cười’’. Mẹ Teresa người Macédoine, sinh năm 1910 ở Macédoine, mất ở Ấn Độ năm 1997, cả cuộc đời vất vả, lo lắng cho người nghèo ở Ấn Độ mà không thiếu vắng nụ cười. Mẹ đã làm bài ‘‘La Vie’’, có câu thơ nói về nụ cười, xin chuyển dịch, thay cho lời kết Tạp Ghi :

Cuộc đời quý lắm ai ơi
Nâng niu trìu mến nói cười mến thương.

Lê Đình Thông
Paris, 11/06/2023

6/8/23

Thụ Nhân

 ‘‘Sau này, dù ở bất cứ nơi đâu, các con phải thương

yêu và giúp đỡ nhau.’’ (Đức Ông Nguyễn Văn Lập)




桂州經佳人故居琪樹

種樹人何在 ,
攀枝空歎嗟 。
人無重見日 ,
樹有每年花 。

滿院雀聲暮 ,
半庭春景斜 。
東風不知恨 ,
遍地落餘霞 。

李群玉


Quế Châu kinh giai nhân cố cư kỳ thụ

Chủng thụ nhân hà tại,
Phan chi không thán ta.
Nhân vô trùng kiến nhật,
Thụ hữu mỗi niên hoa.

Mãn viện tước thanh mộ,
Bán đình xuân cảnh tà.
Đông phong bất tri hận,
Biến địa lạc dư hà.

Lý Quần Ngọc

---

Thụ Nhân

Thụ Nhân Đại Học tháng năm trôi
Các khóa môn sinh đã lớn rồi
Xanh mướt rừng thông cùng cỏ dại
Đức Ông nhắn nhủ bấy nhiêu lời :

‘‘Thương yêu, giúp đỡ’’ đời lưu lạc
Cùng mái trường xưa suốt một thời
Phù Đổng, Lâm Viên năm tháng cũ
Thụ Nhân sĩ tử nhớ ơn người.

Lê Đình Thông

6/7/23

Tình bạn

 Tặng bạn hiền Hoàng Kim Long


Hôm qua phone thăm hỏi
Vẫn lời than ốm đau
Nay cà phê cùng nhau
Bên bạn bè thân thiết

Đâu rồi cơn đau nhức
Sắc diện bạn thắm tươi
Râm ran tiếng nói cười
Thì ra là như thế.

Chẳng phải không đáng kể
Mà cần thiết biết bao
Bên phu thê ngọt ngào
Tình bạn nào thể vắng

Bên ngoài chưa lên nắng
Nhưng lòng vẫn ấm sao.

Võ Thành Xuân
07-06-2023

Lâu ngày không thăm hỏi
Sang hè còn nhức đau ?
Xa cách chẳng bên nhau
Tình bạn thật da diết
Thôi chẳng còn đau nhức
Như hoa xuân thắm tươi
Nghe đâu tiếng nói cười
Khác xa hẳn nhân thế
Không cần phải kể lể
Tình nghĩa đẹp biết bao
Như sắc thắm ngọt ngào
Cách mặt không xa vắng
Sưởi lòng trong cơn nắng
Hôn hoàng đẹp trăng sao.

LĐT
Paris, 8/6/2023
Xin cảm ơn hai Bạn Võ thành Xuân và Lê đình Thông đã tặng tôi hai bài thơ về TÌNH BẠN thật ấm lòng. Xin gửi đến tất cả các Bạn lời chúc SỨC KHỎE và BÌNH AN 

            Xin cảm ơn TÌNH BẠN 
            Tô đẹp thêm cuộc đời 
            Bấy lâu ta có Bạn 
            Còn có những ngày vui…
            Còn có được nụ cười 
            Mỗi khi ngồi nhớ lại 
            Từng tháng ngày xa xôi ….  
            Trong cõi đời ngắn ngủi 
            Có Bạn và có tôi !

             Hklong 

5/19/23

Người Mẹ Trong Căn Nhà Thụ Nhân ở Atlanta

 

Nguyễn Thành Đức (bên trái),  Lê Đình Thông

Ngày 17/1/2023, tôi nhận được điện thư của anh Nguyễn Thành Đức gửi riêng cho tôi, thay vì gửi chung cho nhóm gồm 17 Thụ Nhân, trong số có các TN quen thuộc trong lãnh vực truyền thông như Thạch Lai Kim ở Đức, Lưu Văn Dân ở Pháp, Châu Tấn Xuyên ở Houston, nhà thơ Ai Cơ. Nội dung điện thư như sau : 
‘‘Chiều hôm nay tôi đọc bản tin Thụ Nhân #41, tôi mới biết anh bị bịnh và hiện đã khỏe nhờ phép lành do Đức Mẹ ban cho. Hồi sáng tôi có gởi cho anh tấm hình mà tình cờ tôi tìm ra được. Trong hình có tượng Đức Mẹ đứng ngay sau lưng như để che chở. Tôi thấy lạ lắm. Tại sao lại có sự trùng hợp như vậy. Tôi chịu thua. It’s above and beyond me. Xin phép được cầu nguyện cho anh và gia đình được khỏe mạnh và bình an nhân dịp Xuân về. May God Bless!’’ 

Tôi phân vân không biết nên giữ riêng cho mình, hay công bố như một chứng từ nói lên lòng thương yêu của bậc Hiền Mẫu đối với các con cái. Anh Lưu Văn Dân thờ cúng tổ tiên nhưng trên bàn thờ có tượng Đức Mẹ. Mỗi năm, anh chị đều đi hành hương ở một đan viện bên Ý. 

Trước đây, anh Nguyễn Thành Đức ở trong một biệt thự bầy biện giống như ở quê nhà, có hàng trúc, cây thông, có hoa đào, quỳnh hoa. Lần gặp gỡ biến thành buổi trà đàm, anh Đức pha trà sen để cùng nhớ lại hương quê. 

Tôi thiết nghĩ không cần nhắc lại bài báo đã đăng trong Bản Tin Thụ Nhân 41 do anh Lưu Văn Dân làm chủ bút. Tôi cảm phục lòng yêu mến bạn bè của anh Đức. Tấm hình chụp đã lâu mà anh vẫn còn giữ, có tượng Đức Mẹ mà tôi gọi là Người Mẹ : Người Mẹ của Đức Ông Nguyễn Văn Lập và của rất nhiều Thụ Nhân. 

Thụ Nhân tha phương quây quần ở Nam, Bắc Cali, Houston có hai TN Hướng đạo cũng ở trong nhóm 17 người : anh Trần Văn Lược và anh Trần Văn Trang. Các tiểu bang khác có một vài Thụ Nhân như anh Nguyễn Thành Đức ở Atlanta. Thành phố Atlanta nằm trong tiểu bang Georgia còn nói lên tinh thần hướng đạo của huân tước Baden-Powell. 

Cũng như Đà Lạt thuở xưa, Atlanta nằm trong vùng đồi núi tây bắc của tiểu bang Georgia, phía đông nam Hoa Kỳ, có bốn mùa rõ rệt. Sang đến mùa xuân, Atlanta cũng có hoa đào tô điểm phố phường thêm thắm tươi. Hai quận Gwinnett và DeKalb có đông người Việt sinh sống. Tiểu bang Georgia lấy tên hiệp sĩ Georges vung kiếm chiến đấu chống lại rồng thiêng. Nơi đây lưu dấu hành trình của Martin Luther King Jr. và cũng là nơi thực hiện cuốn phim ‘‘Gone with the Wind’’(Autant en emporte le vent) có Scarlett O’Hara (Vivien Leigh) và Ashley Wilkes (Clark Gable). Cuốn phim này được sắp vào hàng tuyệt phẩm của điện ảnh thể giới. 

Trong tác phẩm ‘‘Génie du christianisme’’, nhà văn François-René Chateaubriand cũng nói đến Virginie.

Trong tác phẩm ‘‘Scouting for boys’’, huân tước Baden-Powell (1857-1941), viết tắt B.P., đã dùng danh hiệu của thánh Georges (thế kỷ III) làm bổn mạng của phong trào hướng đạo.
Các nhận định của B.P. về giáo dục tương đồng với ý kiến của Đức Ông Nguyễn Văn Lập (1911-2001). Trước khi vào chủng viện, cậu Simon cũng là một hướng đạo sinh. Ngài từng dăn dò các TN phải luôn thương yêu, giúp đỡ nhau.

Các nhận định của B.P. về giáo dục bao gồm : ‘‘L’éducation par l’amour au lieu de l’éducation par la crainte’’ và ‘‘Un officier ne peut être un bon chef que s’il aime ses
hommes’’.

Trong sách ‘‘Scouting for boys’’, huân tước Baden-Powell đưa ra 10 điều luật hướng đạo.
Điều 3 : giúp đỡ người khác.

Người Mẹ trên tủ kính nhà anh Nguyễn Thành Đức luôn ‘‘giúp đỡ người khác’’, trong số có chúng tôi. Tôi viết bài này là để cám ơn Người Mẹ mà tất cả chúng ta đều tôn kính.

Lê Đình Thông