7/31/22

Nhân Chi Sơ Tánh Bổn Thiện

Mạnh Tử nói:"Truật dịch trắc ẩn chi tâm, nhân giai hữu chi" (怵 惕 惻 隱 之心, 人皆有之). Trắc ẩn chi tâm là lòng nhân hậu trong bản tính của con người. Mọi người đều có lòng thương người, cũng có lòng chẳng nỡ đối với sự đau thương khốn khổ của người khác.

Cho nên chúng ta cảm thấy bồn chồn đau xót trước những biến cố động loạn như: chiến tranh, giết chóc, lừa gạt... hầu như đã và đang xảy ra hằng ngày, thậm chí càng lúc càng ác liệt trầm trọng.

Làm sao đánh thức trắc ẩn chi tâm để sống trọn với bản tính vốn dĩ thiện lành của con người là điều tối quan trọng trong xã hội động loạn ngày nay.

Chợt nhớ đến câu: "Nhân chi sơ, tánh bổn thiện" và xin chia sẻ một vài cảm nghĩ thô thiển để cùng học hỏi.

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ.

Nhân Chi Sơ Tánh Bổn Thiện

Tam Tự kinh có câu: "Nhân chi sơ tánh bổn thiện” (人之初,性本善), là tư tưởng của Nho gia và Mạnh Tử đã khẩu thuật: "con người sinh ra bản tính vốn dĩ là thiện, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội, nên bản tính đã thay đổi. Vì tiêm nhiễm tánh xấu, dung túng tật hư. Do vậy, con người cần phải được giáo dục, rèn luyện và giữ gìn đời sống cho tốt lành để duy trì bản tính thiện của mình".

Đạo Phật phân tích “Nhân chi sơ Tánh bổn thiện” sâu sắc hơn:

- “Nhân chi sơ”, là cái “nhân sống” ban đầu, là “bản nguyên” của con người. Sơ là bản chất tự nhiên hồn nhiên, cái gì mà có sự tưởng là, cho là, phải là, sẽ là... đều không còn "sơ" nữa. Thí dụ như đóa hoa là như vậy, nó hoàn hảo tự chính nó, còn nếu nói hoa này xấu hay đẹp, to hay nhỏ, thơm hay nhạt v.v... là ý niệm do con người xen vào thì không còn nguyên chất của đóa hoa ban sơ nữa.

- “Tánh bổn thiện”, là tánh vốn thiện, là tính hoàn hảo, là tánh Phật luôn tồn tại trong mỗi con người và vạn vật. Trong tánh Phật không có Tham - Sân - Si - Mạn - Nghi - Ác - Kiến như tánh người. Tuy nhiên, khi con người mang thân xác tại cõi phàm với nhiều dục vọng chấp chước đã dần dần đánh mất đi Tánh Phật của mình.

Hiểu một cách đơn giản thì con người sinh ra vốn thiện lành như trẻ sơ sinh, chưa biết toan tính gì và không có gây ra một tác hại gì cho ai. Nhưng làm sao để sống trọn với tính thiện lành như trẻ sơ sinh, chỉ biết ăn ngủ khóc cười theo bản năng của nó.

Quả thật là rất khó, vì khi con người lớn lên, đương đầu với cuộc sống đầy cam go và cám dỗ, đôi khi còn phải trực diện với nghịch cảnh và thử thách, với tánh tham sân si sẵn có ẩn núp bên trong, gặp nghịch duyên từ những cảnh giới bên ngoài đưa đẩy, con người dễ tạo tác nhiều hành vi gọi là nghiệp lực. Từ ý niệm thiện, ác, đã phát sinh biết bao điều tác động đến xã hội nhân loại xưa và nay.

Xem lại lịch sử loài người, từ thời thượng cổ đến đời nay, con người đã đánh mất bản tánh ban sơ của mình, từ đó tạo tác biết bao ác nghiệp chỉ vì dục vọng và tham lam, gieo rắc đủ mọi tai ương tan hoang kinh hoàng và đang diễn biến liên hồi qua từng phút giây, thậm chí càng lúc càng ác liệt trầm trọng.

Từ Tần Thủy Hoàng đến Lý Tự Thành, rồi gần hơn nữa là Hồng Tú Toàn phát động cuộc nội chiến Thái Bình Thiên quốc giữa thế kỷ 19, giết gần một phần tư dân số Trung hoa thời Mãn Thanh bấy giờ. Những bạo chúa là bầy con dơi khát máu, đã gieo bao tan tóc ta thán, làm phát động lòng căm phẫn hận thù, là khởi điểm của bao nhiêu chiến cuộc ngút ngàn.

Từ Adolf Hitler, Benito Mussolini, Chiêu Hòa, và gần đây là Putin, là thủ phạm gây ra thế chiến và cuộc xâm lăng Ukraine đã đưa đẩy nhân loại vào cảnh địa ngục trần gian.

Pháp luật được đặt ra để ngăn chặn hành động bất lương do tánh tham sân si của con người gây ra; giới điều được đặt ra để phòng hộ hành vi bất thiện của Tăng đoàn bởi thân khẩu ý chi phối. Bao nhiêu sự cố gắng nỗ lực của pháp luật và giới điều cũng nhằm giúp thân và tâm của con người được trở về yên vui hòa bình thanh tịnh, tìm lại cái bản tính trong sáng vốn ở trong ta nhưng đã đánh mất từ bao giờ. Đây cũng là con đường đầy trắc trở của chúng ta trên đường truy tầm chân lý, tìm cái mà đạo Lão gượng cho là Đạo, Nho giáo gọi là xích tử chi tâm, nhà Phật mệnh danh là bổn lai diện mục, các tôn giáo khác bảo là Thượng Đế tính.

Làm sao trở về tánh ban sơ hay tánh hồn nhiên của trẻ sơ sinh là điều tối quan trọng đối với những ai muốn truy tầm một cuộc sống an nhiên tự tại, thanh tịnh vô nhiễm.

Cuộc sống của thế giới ta bà giống như một ống kính vạn hoa, chua ngọt đắng cay đều thâu gom cả vào trong đó. Đời người, nói cho cùng vẫn mong sao được sống an vui. Thực vậy, người đa dục mỏi mệt, người vô dục thanh nhàn. Sống đơn giản đạm bạc, hạnh phúc sẽ nhiều hơn.

Chỉ với một ấm trà nhạt hương, một tập sách ý vị, một khúc nhạc du dương nhẹ nhàng, để tâm hồn lắng đọng nhìn hoa nở dưới tia nắng ban mai, nghe chim hót thanh thoát trên cành lá, nước chảy róc rách qua khe suối hoặc gió dìu dịu trong buổi chiều tà. Tuy đơn giản bình dị, nhưng ung dung hạnh phúc. Thật vậy, biết xem nhẹ vật chất, đơn giản hóa mọi thứ không phải là điều giản đơn. Vì vậy, sống đơn giản là bước đầu cũng là then chốt để chúng ta trở về con đường ban sơ.

Một người bạn của tôi từng đến công tác tại một quốc gia ở Phi Châu hồi thập niên 90, người ta thường cảnh giác là: "Người Phi Châu hay cắp vặt  lắm!"

Mãi đến khi có một vị Sư có duyên tới Phi Châu mới vỡ lẽ ra, sự thật chẳng phải thế. Vì dân Phi Châu hoàn toàn không có ý niệm “ Nhân ngã, ta và người”, họ không có khái niệm về quyền sở hữu riêng.Trước khi người ngoại quốc đến Phi Châu, dân Phi thường sinh sống trên thảo nguyên bằng săn bắn và hái quả. Đối với họ, chim trên trời, thú ngoài rừng, cá dưới nước, ai bắt được là của người đó. Kể cả cây trái, hái được thì có quyền ăn, thì là của mình. Họ sống với tinh thần cộng đồng sở hữu, nghĩa là của cải không thuộc riêng cá nhân nào. Cho đến nay, quan niệm này vẫn còn tồn tại ở một vài địa phương Phi Châu, họ thấy vật gì ưng ý thì họ lấy. Theo cái nhìn của chúng ta, đó là ăn cắp, là trộm; còn đối với họ thì đấy là tự nhiên! Thiệt xấu hổ cho ta, xem ra người Phi Châu tính còn hồn nhiên tự tại biết bao! Họ chẳng giống chúng ta, lập ra hằng đống luật lệ với đủ thứ quy tắc và giới hạn nhiêu khê, họ chỉ sống với bản chất vô tư ban sơ, bản chất hồn nhiên nguyên thủy mà chúng ta đã đánh mất từ lâu.

Một nha sĩ trên mạng tên Nguyễn Bình có chia sẻ cảm nghĩ sâu sắc sau chuyến công tác thiện nguyện hai tuần của Hội Mẹ Teresa ở Calcutta Ấn Độ, Hè 2012.

Với tôn chỉ phục vụ cho "người nghèo nhất trong những người nghèo"(The poorest of the poor), cho nên các vị nữ tu trong Hội của Mẹ sống với tinh thần đơn giản tuyệt đối. Nơi đây, các “Sơ”(soeurs - theo tiếng Pháp), ai cũng chỉ có hai bộ đồ luân phiên hoán đổi và một đôi dép, vậy thôi. Không nhà, không tiền, không điện thoại, không cell, không wifi, không laptop, không son phấn, không cả cái bàn, cái ghế để ngồi. Nói chung là không có thứ gì mà thế kỷ 21 này gọi là high tech và enjoy .

Người nghèo ở đây nhiều lắm, đa số là các trẻ cô nhi, tật nguyền, bại liệt, mắc bệnh Down; người già yếu mắc bệnh kinh niên, nan y hoặc không còn tự lo cho mình được. Nói chung là thành phần bị gia đình, xã hội ruồng rẫy, bỏ rơi và các “sơ” đem về chăm sóc. Họ là thành phần bị “vứt đi”, hoàn toàn sống bên lề rìa của xã hội.

Chi phí điều hành của Hội đa phần là tiền quyên tặng của các nhà hảo tâm và sự đóng góp tận tụy bằng sức lẫn tiền của thiện nguyện viên đến từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới. “Hội Missionary Sisters of Charity" do Mẹ Teresa sáng lập có câu phương châm là: Không xin, không từ chối (Ask for nothing. Refuse nothing). Nghĩa là: Chúng tôi không quảng bá, không kêu gọi đóng góp. Nhưng nếu bạn có lòng, thì chúng tôi nhận tất cả những gì bạn tặng: tiền bạc, thời gian, công sức, một lời cầu nguyện, hay ngay cả một nụ cười.

Nơi mộ của Mẹ có một thùng nhỏ bằng gỗ, không hề khóa, để mọi người tùy hỷ đóng góp. Một đô, mười đô, trăm đô, thậm chí ngàn đô... Các Sơ không bao giờ bận tâm đến chuyện tham lam trộm cắp hoặc biển thủ những tài vật trong thùng.

Các nữ tu sống rất an nhiên tự tại, họ nghèo hơn chúng ta nhiều, vì tài sản của Sơ không có gì ngoài hai bộ đồ và hai bàn tay trắng. Nhưng họ giàu hơn chúng ta rất nhiều, bởi họ thật sự có trái tim và tấm lòng. Và những người bất hạnh cũng vậy. Với họ, sống được thêm một ngày đã là một niềm vui. Họ giống nhau ở một điểm duy nhất là "không có gì để lo, để nắm, để giữ, hay để sợ mất". Có những em bé mồ côi khi được phát viên kẹo, em rạng rỡ cười hạnh phúc, nụ cười vô tư và dễ thương làm sao. Có những ông cụ gầy giơ xương khi được phát trái chuối thì bóc vỏ ngay và cho vào mồm nhóp nhép nhai một cách ngon lành. Có những bà cụ bị bỏ rơi, chiều chiều khi thiện nguyện viên tới đắp cho bà tấm chăn, thì bà sung sướng nhắm mắt trong giây lát, rồi đi vào giấc ngủ êm đềm. Nơi này, chẳng thấy ai cần đến thuốc an thần hay thuốc trị trầm cảm. Bởi vì suy nghĩ của họ đơn giản hơn chúng ta nhiều lắm. Không tính toán, không tư lự, không ích kỷ, không ganh tỵ hẹp hòi, không thù hằn đố kỵ, và vì vậy đầu óc họ cũng thảnh thơi hơn chúng ta nhiều. Không sợ mất nhà, mất tiền, mất job, không sợ tai tiếng thị phi, không sợ cả cái chết dù nó có thể đến bất cứ lúc nào.

Phải chăng sự đơn giản đã giúp tâm hồn nữ tu và người nghèo nơi đây thanh thản tự tại hơn chúng ta?

Trong cuộc sống, có những thứ “Cho đi” là “Đón nhận”; “Đơn giản” tức là “Đầy Đủ”. Phải chăng hạnh phúc khi “Không” chính là “Có”? “Một” tức là “Nhiều”? Nắm giữ cho nhiều rồi khi nhắm mắt thì cũng chẳng còn chi.

Ở một nơi sâu kính, nơi những góc khuất của cuộc đời, còn ẩn hiện đâu đó, tìm lại được bổn nguyên “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”.Tuy có những người mới nhìn qua như bất hạnh, nhưng họ sống đơn giản nên họ thảnh thơi hơn chúng ta nhiều, tuy trắng tay nhưng lại giàu có hơn chúng ta biết bao!

Cảnh giới cao tột của học làm người là :”thành Phật”. Nhưng trước khi thành Phật thì phải “phất” (弗) phủi tất cả tâm niệm tư lợi chấp chước, phất sạch vô minh phiền não, phất hết những gì mà làm người không nên có thì mới có thể thành Phật (佛) được.

Khi màn đêm phủ trùm cư thất, ánh trăng vằng vặc chiếu sáng, rọi vào song cửa bỗng khiến tâm hồn mình như theo tia sáng đi vào cõi chân chính của ban sơ. Chợt nhớ câu nói của một vị Sư: “ngã ba hợp lưu của sông Trường Giang và Hoàng Hà hình giống như hình chữ nhân (人) tất cưu mang tính chất nhân văn vĩ đại của đất nước Trung Hoa". Trên thế gian này, hễ vùng đất nào có hai sông giao hội thành chữ nhân (人) ắt là có sự giao lưu hội thông, đúc kết nhân tài kiệt xuất. Người với người giao hội chẳng phải cũng như thế hay sao? Tánh Phật và nhân tâm cùng gặp gỡ cũng giống như thế - Muôn dòng sông cùng hội gặp nhau rồi đổ về một hướng - Chân Thiện Mỹ.

Trở về cuộc sống ban sơ
ôm ấp tâm hồn ngây thơ lúc đầu
Mộc mạc đơn giản vô sầu
Hạnh phúc là do không cầu không mong
Niềm vui góp nhặt trong lòng
Như hoa chớm nở rạng màu sắc hương
Mong manh trong trắng như sương
Dâng trào lan tỏa nẻo đường muôn nơi...

Trường
07-30-2020

7/26/22

Nắng chiều

 


Nắng chiều mờ u vẻ hoang sơ
Hàng sậy tím ngắt ẩn bụi mờ
Trăng tròn mãi mãi còn e ấp
Nhớ đến tình nhân giấc mộng mơ.

Côn trùng ếch nhái dạ trình trong
Dấu mãi đâu đây dạ mỏi mòn
Ở chốn xa xôi còn cách biệt
Mả sao vẫn giữ tấm lòng son.

Trên trời thấp thoáng mấy vì sao
Bắc đẩu trôi đi ở mãi đâu
Có vì sao rơi quanh hồ nước
Không gian tím ngắt mối duyên trao

Màn đêm quện mãi sắc hương trầm
Cỏ dại còn vương ánh nguyệt tan
Nguyệt cầm vi vu trong đêm tối
Còn nghe cống líu mấy thanh âm.

Pessac, 26/07/3022
Lê Đình Thông

7/25/22

Thiên Nga

Nhân nghe tấu khúc "The Swan" * của Camille Saint-Saëns
qua tiếng đàn cello của Yo-Yo Ma.
*Nghe đàn xin bấm vào Link



Cánh trắng bồng bềnh trên sóng nước
Thiên Nga vỗ cánh bọt lăn tăn
Đồi núi xa xôi màu xanh mướt
Không gian tím ngắt dáng ăn năn.

Thiên Nga đơn chiếc hôn hoàng tím
Lẻ loi rung khẽ tiếng gọi đàn
Chỉ nghe gió rét dường ngất lịm
Cánh trắng thôi bay tấu cung thương.

Thiên nga chuyển hóa phận thi nhân
Vần thơ viết vội lúc cô đơn
Hồ nước ôm trăng thân Lý Bạch
Một mình trong đáy nước hồ sâu

Nghe cuối bài ca có khúc đàn
Âm thanh dồn dập khúc tình tang
Thiên nga Lý Bạch cùng chung lối
Chỉ có vần thơ viết dở đang.

Passac, ngày 25/07/2022
Lê Đình Thông

7/22/22

BÀ ƠI! BÀ ĐANG Ở CÕI NÀO?

Thi Lê

Khoảng năm 1981-1982, đời sống giáo viên cực kỳ khó khăn. Tôi quyết định đi xe đạp thồ để có tiền mua sữa cho con. Chiếc xe đạp để đi dạy hàng ngày được bổ sung thêm cái giỏ phía trước và cái yên nệm mút phía sau poóc-ba-ga cho khách ngồi… êm đít!

Mỗi sáng cứ 5h là tôi ra đứng trước kiệt 7 Hoàng Diệu (Đà Nẵng) để chờ khách. Khi trời bắt đầu sáng thì bỏ đường Hoàng Diệu – nơi gần trường đang dạy, rất dễ gặp học trò – chạy xuống đường Lý Tự Trọng hoặc Trần Cao Vân đứng đón khách. Có khách hay không thì 10h30 phải quay về nấu cơm ăn để chiều… lên lớp.

Một buổi sáng đang bon bon trên đường Trần Cao Vân trước chợ Lầu Đèn, chạy về nhà chuẩn bị đi dạy, thì có một bà cụ dáng rất nhà quê đón xe. Vừa mừng vừa lo. Mừng vì được một cuốc xe có thêm tiền. Lo vì sợ khách đi xa không về ăn cơm kịp để 12h30 vào dạy tiết 1. Tôi phanh xe và hỏi:– Cụ đi mô.

Bà cụ nói:– Đây xuống bến xe Vĩnh Trung mi lấy mấy?
Thấy tuyến đường trùng với lộ trình về nhà của mình nên tôi nói:
– Đúng giá là một đồng rưỡi. Còn chừ cụ cho mấy cũng được, cụ không có tiền thì con chở giúp cụ một đoạn, con đang trên đường về.

Bà cụ cười giơ hàm răng toàn… lợi và nói:– Thằng ni đi thồ mà nói nghe vui hỉ!
Nói xong bà cụ cúi xuống cầm đôi dép lào đã mòn lín. Hai cái gót đã thủng hai lỗ lớn bằng đồng bạc cào lưng. Cụ bỏ đôi dép vào giỏ xe của tôi và nói:
Xuống bến xe mi nhớ nhắc tau lấy đôi dép ni chớ không phải mi đợi tau quên rồi lấy luôn nghe chưa!
Tôi cười bảo:– Cụ yên tâm. Con không mang dép bằng tay nên không lấy đôi dép ni mô!

Lên xe chuyện qua chuyện lại mới biết bà ở Thanh Quýt (Điện Bàn) ra thăm, mang cho con trai đang làm công nhân ở cảng một ang gạo vì nghe nói gạo mua tiêu chuẩn ăn không đủ, bữa nào cũng chỉ lưng bụng mà đi làm. Còn bà thì biết tôi là thầy giáo cấp 3 đi xe thồ thêm ngoài giờ để mua sữa cho con. Nghe hoàn cảnh của nhau, cả hai bà cháu đều im lặng. Một chặp tôi nghe bà ngồi sau chép miệng rồi nói:

Răng ai cũng khổ hết trơn ri hè!

Đến bến xe Vĩnh Trung, tôi quay lại dặn:
– Cụ ngồi im, đừng lo, để con tìm xe Vĩnh Điện cho cụ đi. Bến xe đông sợ cụ tìm không ra.
Tìm được xe đi Vĩnh Điện, tôi phanh xe đạp và nói với cụ:
– Cụ nhớ lấy đôi dép. Con chở hộ cụ một đoạn thôi không lấy tiền.
Bà trả lời: 
– Thằng ni nói nghe được. Tau không trả tiền xe nhưng chờ tau một xí.

Vừa nói cụ vừa lật lớp áo ngoài rồi mở cây ghim túi áo trong và lấy ra 3 đồng, đưa cho tôi.
Tôi nói:
– Con nói rồi. Con chở giùm không lấy tiền xe.
Cụ bảo:
– Tau cũng không trả tiền xe. Tau cũng không cho mi. Mi có chưn có tay, có sức dài vai rộng mi làm mi ăn. Tiền ni tau gửi mi đem về mua sữa cho cháu tau. Mi không lấy tau la làng là mi móc túi của tau. Răng? Nhận đi con, cho bà vui.

Nói xong cụ nhét tiền vào túi áo của tôi rồi cắp nách đôi dép lào đã mòn gót leo lên xe.

Lần đó tôi đứng khóc một mình giữa bến xe Vĩnh Trung cho đến khi chuyến xe đò rời bến… chạy khuất!

Bà ơi. Bà đang ở cõi nào?
Nay con có thể viết những bài báo nhận nhuận bút. Đứa cháu nhỏ thời đó nay đã là tiến sĩ làm giảng viên của một trường đại học danh tiếng. Nhưng có lẽ, cho đến lúc chia tay cuộc đời này con vẫn còn nợ bà… một hộp sữa!

Tâm Kinh - Hridaya Sūtra


Sáu trăm Prajñā bộ Thiền tông
Hai trăm tiếng Phạn nối tâm đồng
Tâm Kinh nhịp mõ chung lời tụng
Giải thoát nhân sinh khỏi bến sông.

Tadyatha nối thơ văn
Nghịch lữ trăm năm vẫn cản ngăn
Huyện cũ lều tranh là hoạt cảnh
Nhân sinh biến dạng kiếp tan hoang.

Gate, Gate kiếp đục trong
Buông theo sóng gió giữa biển Đông
Đong đưa cầm lái sao cho vững
Phước mộng an bình vẫn cậy trông.

Parasamgate viên toàn
Biển động ta cùng vượt khó khăn
Sóng phủ đầu thuyền luôn vững tiến
Tâm can giác ngộ thoát lầm than.

Bodhi Svaha vững tay chèo
Tụng niệm Tâm Kinh sóng vỗ theo
Yết Đế Ba La là sự thật
Matra Bát Nhã thoát cheo leo.

Pessac, ngày 22/07/2022
Lê Đình Thông

7/21/22

Rien Ne Reste-Chẳng Còn Gì- No Queda Nada...

 Dạo:

     Thương người tuổi trẻ ra đi,

Ngoài tro tàn đó, còn gì nữa đâu.

 

I. Cóc cuối tuần Phú Lang Sa:

 

       Rien Ne Reste

 

J'ai péri depuis quelques jours,

Bientôt devenant de la cendre,

Ne pouvant rien voir et entendre,

Quittant ce monde pour toujours.

 

Ma chérie, les larmes aux yeux,

Des prières fervemment récite,

Mais, une fois finis les rites,

Se précipite hors du lieu.

 

Les bonnes gens qui me connaissent,

Après avoir pleuré ma fin,  

S'essuient bien la face et enfin,

Sans dire un seul mot, disparaissent.

 

La fumée vers le ciel montant,

Mes proches, durant leur sortie,

Poussent gaiment en harmonie

Un soupir de soulagement.

 

Je suis dès lors inexistent,

Rien ne reste de ma présence,

Nul n'est conscient de mon absence,

L'oubli donc est la loi du temps.

         Trần Văn Lương

            Cali, 7/2022

 

 

II. Phỏng dịch thơ Việt:

 

       Chẳng Còn Gì

 

Đã mấy bữa, tôi đau buồn nhắm mắt,

Xác thân này chốc lát sẽ thành tro.

Đời có gì, cũng chẳng biết chẳng lo,

Đường thiên cổ lò dò đi khuất mặt.

 

Người tình nhỏ, lệ sầu căng khóe mắt,

Sốt sắng ngồi khoan nhặt tiếng cầu kinh.

Lễ vừa xong, vội bái biệt vong linh,

Rồi len lén chuồn nhanh qua ngõ tắt.

 

Bạn bè với những người quen có mặt,

Sau vài lần quẹt nước mắt buồn đau,

Bèn âm thầm kẻ trước nối người sau,

Trong một thoáng cùng nhau đi mất hút.

 

Nhà hỏa táng khói buồn lên nghi ngút,

Đám họ hàng lục tục rút lui mau,

Rồi nhịp nhàng, dù chẳng bảo gì nhau,

Cùng vui vẻ thở phào như thoát nợ.

 

Sự hiện hữu đã tàn theo hơi thở,

Chẳng còn gì sót lại ở trần gian,

Chẳng ai buồn nhớ đến hoặc hỏi han,

Luật quên lãng, thời gian đà áp đặt.

                   Trần Văn Lương

                      Cali, 7/2022

 

 

III. Phỏng dịch thơ Tây Ban Nha: (endecasílabos)

 

    No Queda Nada
 
He ese día alcanzado mi destino,
En un momento cenizas seré,
Y luego, no veré y tampoco oiré,
Yendo en un viaje eterno y repentino.

 

Ojos llenos de lágrimas, mi amor
Recita muy fervientes oraciones,
Y después del final de las acciones,

Se precipita fuera sin temor.

 

Pronto las gentes que me han conocido,
Después de lamentar mi fin temprana,  
Aprisa alcanzan la puerta cercana,  
Y sin hablar, han desaparecido.

 

Del crematorio el humo ya ha ascendido,
Mis parientes empiezan a partir. 
Con un suspiro, parecen sentir
Un alivio por todos compartido.

 

Soy inexistente de ese mismo instante.
De mi corta presencia queda nada,
Mi ausencia nunca más será notada.
La ley del tiempo, olvido, es vinculante.

                   Trần Văn Lương

                      Cali, 7/2022

 

 

IV. Phỏng dịch thơ Anh văn: (iambic pentameter)

 

 

     Nothing Remains

 

I just attained my final stage that day,
A pinch of ashes I will soon become,
And will not see nor hear the things to come,
Forever ending my short earthly stay.

 

My darling sits there with her teary eyes,
Reciting fervent prayers heartily,
But, once the rites are done, she hastily
Glides through a shortcut and away she flies.

 

And soon those who have known me for some time,
Right after having grieved my early death,
Begin to wipe their face and in a breath
Are disappearing since without a chime.

 

The crematorium smoke starts to rise,
My relatives, when starting to egress,
In harmony and cheerfully express
Their shared relief through faint concerted sighs.

 

So death has grabbed me with its fatal claw,
And nothing from my presence does remain,
My absence also gives no slightest pain,
Oblivion is time's eternal law.

               Trần Văn Lương

                  Cali, 7/2022

 

V.  Phỏng dịch thơ Latin: (dactylic hexameter) (*)

 
           Nihil Manet
 
Finem tristem vitae illa die consecutus sum,
Mox corpus meum ad parvam cinerem redigetur,

Postea audire vel videre potero nil,

Vitam terreneam in aeternum deserens nunc.

 

Ibi, perdita, sedet cum lacrimis mea amata, 
Ex animo recitans ferventes orationes.
Sed quando finitur caerimonia tandem,
Posticum tacite perlabitur et cito fugit.

 

Ii qui me noverunt in praeteritum iam,
Postquam infortunatam mortem deploraverunt,
Bene oculos faciemque deterserunt sine mora,
Et, nullum verbum dicentes, in ictu evanescunt.

 

Ascendit ad caelum fumus cremationis.
Propinquii mei, postquam exire finiverunt, 
In summa concordia et cum gaudio spirant
Solacii collectivi suspirium unum.

 

Posthac, ex hac vita terrestra exeo semper,
Nihil meae praesentiae absolute manet,
Nemo interrogabit meam absentiam iterum umquam,
Quia oblivio est dura lex, tempore facta.

                        Trần Văn Lương

                         Cali, 7/2022

 

(*) Ghi chú:

    Phân nhịp (scan) ra các pieds (dactyl: D, spondee: S):

 

Fīnēm| trīstēm| vītaeīl|lā  dĭĕ| cōnsĕcŭ|tūs sum,           SSSDDS

Mōx cōr|pūs mĕŭm|ād pār|vām cĭnĕ|rēm rĕdĭ|gētur,   SDSDDS

Pōstĕă|āudī|rē vēl| vīdē|rē pŏtĕ|rō nil,                         DSSSDS  

Vītām| tērē|nēămĭn| ǣtēr|nūm dĕsĕ|rēns nunc.            SSDSDS

 

Ībī| pērdĭtă| sēdēt| cūm lăcrĭ|mīs mĕaă|māta,                SDSDDS

Ēx ănĭ|mō rĕcĭ|tāns fēr|vēntēs| ōrătĭ|ōnes.                      DDSSDS

Sēd quān|dō fī|nītūr| cǣrī|mōnĭă| tāndem,                      SSSSDS

Pōstī|cūm tăcĭ|tē pēr|lābĭtŭr| ēt cĭtŏ| fūgit.                      SDSDDS

 

Īī| quī mē| nōvē|rūnt īn| prǣtĕrĭ|tūm iam,                       SSSSDS

Pōstquamīn|fōrtū|nātām| mōrtēm| dēplŏră|vērunt,       SSSSDS

Bēneŏcŭ|lōs făcĭ|ēmquĕ dĕ|tērsē|rūnt sĭnĕ| mōra,        DDDSDS

Ēt, nūl|lūm vēr|būm dī|cēntĕs, ĭn| īctuĕvă|nēscunt.      SSSDDS

 

Āscēn|dīt ād| cǣlūm| fūmūs| crēmătĭ|ōnis.                    SSSSDS

Prōpīn|quīĭ mĕ|ī, pōst|quamēxī|rē fĭnĭ|vērunt,             SDSSDS

Īn sūm|mā cōn|cōrdĭă|ēt cūm| gāudĭŏ| spīrant           SSDSDS

Sōlā|cīī| cōllēc|tīvī| sūspĭrĭum|ūnum.                          SSSSDS

 

Pōsthāc|, ēx hāc| vītā| tērrēs|traēxĕŏ| sēmper,             SSSSDS

Nīhīl| mēǣ| prǣsēn|tīaeāb|sōlŭtĕ| mānet,                    SSSSDS

Nēmoīn|tērrŏgă|bīt mĕăm|ābsēn|tīam ĭtĕrum|ūmquam  SDDSDS

Quīaō|blīvĭŏ|ēst dū|rā lēx|, tēmpŏrĕ| fācta.               SDSSDS

 

 

VI.  Phỏng dịch thơ Hán:

 
     

 

    程,
    靈,
    ,
    .

 

    , 
    .
    結,
    

 

    場,
    . 
    , 
    .  

 

    
    ,  
    ,
    .   

 

    , 
    遺, 
     
    .

          

 

 

 

Âm Hán Việt:

 

       Vô Nhất Vật

 

Na nhật ngã đăng trình,

Tàn hôi uẩn ngã linh.

Bất năng minh thế sự,

Vĩnh cáo biệt kim sinh.

 

Tình nhân, lệ ấp cân,

Nhiệt thiết tụng kinh văn.

Nghi thức cương cương kết,

Thâu thâu cấp động thân. 

 

Chư bằng hữu tại trường,

Ai điếu diệc phần hương.

Lễ tất, can kỳ lệ,

Vô thanh tẩu tứ phương.

 

Táng yên dĩ thượng phi,

Thân thích xuất môn thì,

Đồng thổ khinh tông khí,

Khoái phao trước thử bi.  

 

Ngã sinh mệnh viễn chi,

Vô nhất vật lưu di,

Táng hậu, thùy quan chú,

Thuấn vong, thị trụ quy.

     Trần Văn Lương

        Cali, 7/2022

 

 

Nghĩa:

             

  Không Một Vật

 

Ngày đó, tôi lên đường,

(Hũ) tro tàn đựng hồn tôi, 

Không (còn) có thể biết việc đời,

Vĩnh viễn giã từ đời sống này.

 

Người tình, lệ ướt khăn,

Sốt sắng tụng kinh,

Khi nghi thức vừa xong,

Vội len lén chuyển thân đi.

 

Bạn bè có mặt tại đó

Thăm viếng và thắp hương.

Lễ xong, lau khô nước mắt,

(Rồi) không một tiếng động, chạy đi bốn hướng.

 

Khói (hỏa) táng đã bốc lên,

Họ hàng trong lúc ra khỏi cửa

Cùng thở ra nhẹ nhõm,

Nhanh vất bỏ đi nỗi buồn này.

 

Mạng sống tôi đã đi xa,

Không một vật để lại,

Đám tang xong, chẳng còn ai để ý,

(Vì) quên ngay (chính) là quy luật của thời gian.