Ngô Nhân Dụng
Có lẽ bản tin được nhiều người Mỹ đọc nhất ngày hôm qua, 2 Tháng Hai năm 2016, là tin Nghị Sĩ Ted Cruz đã thắng tỷ phú Donald Trump và Nghị Sĩ Marco Rubio sau cuộc bỏ phiếu sơ bộ của đảng Cộng Hòa tại tiểu bang Iowa. Nhưng người ta đọc tin xong rồi chắc cũng không mấy người hào hứng đưa tin lên mạng chuyển cho nhiều người khác cùng chia sẻ.
Trái lại, trong mấy ngày qua một bản tin đã truyền lan nhanh như một cơn cháy rừng là câu chuyện Quasimodo được cứu sống. Quasimodo là một con chó lạc. Nó lang thang trong tuyết giá ở tiểu bang Kentucky, nước Mỹ, được người ta cứu, đưa tới một hội chăm sóc thú đi lạc ở Minnesota.
Ở nước Mỹ, việc cứu một con chó mất chủ có gì lạ đâu? Nhưng chàng Quasimodo đặc biệt, vì có cái lưng gù. Trên thế giới chỉ có 13 con chó bị chứng bệnh “ngắn xương sống.” Nhân viên hội từ thiện đặt tên cậu chó này là Quasimodo, nhân vật Anh Gù trong truyện Nhà Thờ Ðức Bà của Victor Hugo. Họ mở một trang Facebook mới cho Quasimodo. Các công dân mạng ở Mỹ loan tin cho nhau, rồi chuyền đi khắp thế giới. Trong mấy ngày, số người “thích” Quasimodo lên hàng ngàn, chục ngàn, rồi trăm ngàn !
Số người bỏ phiếu ủng hộ quý ông Ted Cruz và Donald Trump đông hàng triệu! Trong mấy ngày nữa, báo, đài sẽ còn nhắc nhở tới hai ông, vì các tiểu bang khác sắp bỏ phiếu sơ bộ mà chưa biết ai sẽ thắng. Cuộc chạy hồi hộp từ đầu vì đây là một trò chơi dân chủ. Ðảng Cộng Hòa ở Mỹ không có một “Bộ Chính Trị,” nhưng những người có vai vế nhất trong đảng không ai ưa cả ông Trump lẫn ông Cruz. Một tuần trước, cựu Nghị Sĩ Bob Dole, hơn 90 tuổi, từng là một ứng cử viên tổng thống, còn tới Iowa tuyên bố rằng để cho Ted Cruz thắng là một “đại họa,” thà Trump thắng còn hơn! Một ngày trước khi dân bỏ phiếu, tờ báo địa phương Des Moines Register còn loan tin Trump dẫn đầu trong dư luận cử tri, 28% so với Cruz 23%. Hai vị cựu tổng thống tên là Bush tất nhiên ủng hộ ông Jeb Bush. Sau cùng, Jeb Bush chỉ được 3% số phiếu so với Cruz 28% và Trump 24%. Mai mốt, trong cuộc đua ở các tiểu bang New Hampshire và South Carolina sẽ còn gay cấn, thế cờ có thể đảo ngược nhiều lần !
Trong xã hội dân chủ, tranh cử là một trò hồi hộp. Chạy đua để được một đảng đưa ra tranh cử tổng thống hay đại biểu Quốc Hội đã hồi hộp lắm rồi, chưa nói đến tranh cử giữa hai, ba đảng. Nhiều cử tri Cộng Hòa ủng hộ Ted Cruz và Donald Trump một phần vì họ chán ngán với các nhà chính trị khác, những người vẫn đóng vai “lãnh đạo đảng” những năm qua. Sau cùng, Ted Cruz và Donald Trump chưa chắc đã đóng vai ứng cử viên tổng thống, nhưng tiếng nói của những khối cử tri ủng hộ họ chắc chắn phải được công nhận. Ý nguyện của họ sẽ được ghi vào chính sách của đảng Cộng Hòa. Nhưng trên mỗi chặng đường tranh cử và bỏ phiếu, bao giờ cũng sẵn sàng diễn ra những kết quả bất ngờ.
Dưới chế độ Cộng Sản thì ngược lại. Một truyền thống từ thời Stalin, Mao Trạch Ðông và Ceausescu, là kết quả các cuộc bỏ phiếu đều được bên trên định sẵn. Tại Việt Nam năm nay, trước khi đại hội đảng họp, một nhóm người đã quyết định ai sẽ trúng cử vào ban chấp hành mới - nhóm người này gồm 9 người trong Bộ Chính Trị. Họ gọi trò sắp xếp này là “công tác nhân sự.” Sau khi đắc thắng, ông Nguyễn Phú Trọng còn vỗ bụng tự khen rằng: “Kết quả bầu cử lần này... hoàn toàn đúng với phương hướng công tác nhân sự.”
Chỉ “đúng phương hướng” thôi, vì ông Trọng còn nói: “Cũng có đồng chí được trung ương giới thiệu không trúng cử, có người không được giới thiệu nhưng được đại hội giới thiệu cũng trúng cử.” Có bao nhiêu trường hợp bất ngờ như vậy? Chắc có hai, ba người, trong danh sách 200 người được bầu! Với kết quả như thế, Nguyễn Phú Trọng còn khoe rằng có đại biểu Quốc Hội tâm sự với ông: “Dân chủ thế này là cùng! Không thể dân chủ gì hơn!”
Tới đây thì chúng ta hiểu tại sao dân Hà Nội đã ghi vào bia miệng ngàn năm: “Lú như Trọng!”
Lú, vì nói đến dân chủ mà ông Nguyễn Phú Trọng không biết gì về chế độ dân chủ cả.
Chúng ta có thể làm một cuộc trắc nghiệm. Ðặt câu hỏi: “Một cuộc bầu cử mà chỉ có một danh sách ứng cử viên được ở trên đưa ra, cuối cùng 99% trong danh sách đó đắc cử, như vậy có dân chủ hay không?”
Chắc chắn những em bé lên mười đang sống ở các nước tự do dân chủ sẽ biết ngay câu trả lời: “Không.” Nhiều em bé còn bực mình hỏi lại: “Bộ chú tưởng cháu ngu lắm hả?” Ông Nguyễn Phú Trọng còn thua những em bé lên mười. Ông không biết gì về chế độ dân chủ hết !
Cho nên ông Nguyễn Phú Trọng lại đi khoe một “cái hay” của đảng Cộng Sản Việt Nam là “nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.” Ông so sánh, “Ðứng đầu mà độc đoán chuyên quyền, như thế có gọi là dân chủ không?” Ông nhắc tới một số nước mà không nêu tên, “Cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất. Thế thì ai dân chủ hơn ai?”
Không biết có một nước xưng là dân chủ nào mà lại có cảnh “cá nhân quyết định tất?” Các vị tổng thống, thủ tướng ở các nước tự do dân chủ không bao giờ được quyền “cá nhân quyết định tất.” Họ bị Quốc Hội theo dõi, kiểm tra, phê bình, không bao giờ nghỉ. Các quốc hội quyết định ngân sách quốc gia, bỏ phiếu chấp thuận thành phần chính phủ, đàn hặc và bãi chức các bộ trưởng, các thẩm phán. Họ không để cho ai một mình “quyết định tất!” Cảnh “cá nhân quyết định tất” chỉ có dưới thời các ông Stalin, Ceausescu, Mao Trạch Ðông, Pol Pot! Rõ ràng là ông Nguyễn Phú Trọng lú , lú quá !
Cả đời ông Nguyễn Phú Trọng chưa sống trong một chế độ dân chủ nào cả. Ông từng đứng đầu Hội Ðồng Lý Luận Trung Ương, công việc chính là nhai đi nhai lại những giáo điều mác xít, lê nin nít. Ông nói về dân chủ cũng giống như một người điếc bàn về âm nhạc. Cái lú của ông là “Lú hệ thống!” Ông không biết thể chế dân chủ nó hoạt động ra sao mà cũng không hiểu được tinh thần dân chủ là thế nào. Một bằng cớ là ngay trong bài phát biểu sau khi tái đắc cử, ông Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra một thí dụ, về bà Tòng Thị Phóng.
Bà Tòng Thị Phóng quê ở Sơn La, năm nay 62 tuổi, thuộc một sắc tộc người Thái. Bà từng là bí thư Sơn La, phó chủ tịch Quốc Hội, trưởng Ban Dân Vận Trung Ương, được vào Bộ Chính Trị năm 2011 và năm nay vẫn còn ghế. Ông Nguyễn Phú Trọng kể chuyện: “Tôi đi nước ngoài, người ta cứ hỏi tôi về dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới (tức là bình đẳng giữa nam và nữ).” Và Nguyễn Phú Trọng đã nói về người bạn đồng viện của mình như thế này :
“Hôm trước đi Mỹ, tôi đề nghị đồng chí Tòng Thị Phóng đi sang họp với bà con Việt kiều. Tôi bảo ‘Ðấy, bà con xem, có oai vệ không? Cũng đàng hoàng ngang ngửa ra quốc tế đấy chứ? Vừa nữ, vừa dân tộc. Người ta cứ bảo là mình vi phạm dân chủ, nhân quyền với lại không bình đẳng giới!”
Tóm lại, ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy ông đã sử dụng bà Tòng Thị Phóng như một món hàng đem trưng bày: Bà vừa là đàn bà con gái; lại vừa thuộc một sắc tộc thiểu số! Món hàng đó được đem ra trưng để chứng rõ đảng Cộng Sản Việt Nam có dân chủ, có bình đẳng giới tính, và tôn trọng nhân quyền !
Dùng một phụ nữ sắc tộc để khoe khoang đảng, không khác gì ông đưa bàn chân lên hỏi, “Ðôi bít tất của tôi mới toanh thế này! Ðứa nào dám bảo là chân tôi hôi?”
Không những thế, Nguyễn Phú Trọng còn hãnh diện hỏi các “Việt kiều” về món hàng mẫu của mình: “Ðấy, bà con xem, có oai vệ không? Cũng đàng hoàng ngang ngửa ra quốc tế đấy chứ?” Không biết bà Tòng Thị Phóng nghe mấy câu đó có đỏ mặt vì bị xúc phạm sỗ sàng hay không? Hay là tối hôm đó bà lại về phòng soi gương, tự hỏi: “Bà con xem, có oai vệ không? Có đàng hoàng ngang ngửa quốc tế không?”
Trong xã hội quen sống dân chủ, tự do, người được giáo dục và biết suy nghĩ không bao giờ đem thân phận “thiểu số được nâng đỡ” của người khác ra phơi bày trước công chúng như vậy. Hành động đó chứng tỏ mình mang trong đầu óc kỳ thị. Những tờ báo trong xã hội dân chủ loan tin “một người tình nghi ăn trộm đã bị bắt.” Họ không bao giờ dám viết “một người Việt (hay người Mễ, người Nga, người đàn bà...) nghi ăn trộm đã bị bắt.” Nêu rõ sắc tộc, giới tính của người ta ra chỉ chứng tỏ trong đầu mình chứa đầy thành kiến.
Mà không cần phải sống ở nơi tự do dân chủ người ta mới nên giữ mực thước cư xử này. Những người được cha mẹ giáo dục, người biết phép lịch sự, cũng không ai nói như vậy. Giống như một bà mẹ chồng giới thiệu con dâu mới: “Cháu nó người Thái đấy, nhưng nó cũng ‘đàng hoàng, oai vệ,’ có khác gì người Việt mình đâu?” Nền giáo dục dân chủ bảo đảm óc kỳ thị không được biểu lộ trâng tráo như thế.
Nhiều người Mỹ đang chuyền cho nhau coi những bức hình của Quasimodo, con chó lưng gù được cứu sống. Bản tin này được phổ biến rộng cũng vì Quasimodo là một trong số 13 con chó bị tật ngắn xương sống, trên toàn thế giới (không hiểu sao người ta đếm được kỹ như vậy!) Ông Nguyễn Phú Trọng đem bà Tòng Thị Phóng ra khoe. Nhưng nếu có người Mỹ nào đó nhận Quasimodo về nuôi rồi đem ra khoe để tự ca ngợi lòng thương yêu súc vật của mình thì chắc chắn sẽ bị dư luận chê cười! Người được cha mẹ giáo dục đàng hoàng không ai “lú” như vậy.
Có lẽ bản tin được nhiều người Mỹ đọc nhất ngày hôm qua, 2 Tháng Hai năm 2016, là tin Nghị Sĩ Ted Cruz đã thắng tỷ phú Donald Trump và Nghị Sĩ Marco Rubio sau cuộc bỏ phiếu sơ bộ của đảng Cộng Hòa tại tiểu bang Iowa. Nhưng người ta đọc tin xong rồi chắc cũng không mấy người hào hứng đưa tin lên mạng chuyển cho nhiều người khác cùng chia sẻ.
Trái lại, trong mấy ngày qua một bản tin đã truyền lan nhanh như một cơn cháy rừng là câu chuyện Quasimodo được cứu sống. Quasimodo là một con chó lạc. Nó lang thang trong tuyết giá ở tiểu bang Kentucky, nước Mỹ, được người ta cứu, đưa tới một hội chăm sóc thú đi lạc ở Minnesota.
Ở nước Mỹ, việc cứu một con chó mất chủ có gì lạ đâu? Nhưng chàng Quasimodo đặc biệt, vì có cái lưng gù. Trên thế giới chỉ có 13 con chó bị chứng bệnh “ngắn xương sống.” Nhân viên hội từ thiện đặt tên cậu chó này là Quasimodo, nhân vật Anh Gù trong truyện Nhà Thờ Ðức Bà của Victor Hugo. Họ mở một trang Facebook mới cho Quasimodo. Các công dân mạng ở Mỹ loan tin cho nhau, rồi chuyền đi khắp thế giới. Trong mấy ngày, số người “thích” Quasimodo lên hàng ngàn, chục ngàn, rồi trăm ngàn !
Số người bỏ phiếu ủng hộ quý ông Ted Cruz và Donald Trump đông hàng triệu! Trong mấy ngày nữa, báo, đài sẽ còn nhắc nhở tới hai ông, vì các tiểu bang khác sắp bỏ phiếu sơ bộ mà chưa biết ai sẽ thắng. Cuộc chạy hồi hộp từ đầu vì đây là một trò chơi dân chủ. Ðảng Cộng Hòa ở Mỹ không có một “Bộ Chính Trị,” nhưng những người có vai vế nhất trong đảng không ai ưa cả ông Trump lẫn ông Cruz. Một tuần trước, cựu Nghị Sĩ Bob Dole, hơn 90 tuổi, từng là một ứng cử viên tổng thống, còn tới Iowa tuyên bố rằng để cho Ted Cruz thắng là một “đại họa,” thà Trump thắng còn hơn! Một ngày trước khi dân bỏ phiếu, tờ báo địa phương Des Moines Register còn loan tin Trump dẫn đầu trong dư luận cử tri, 28% so với Cruz 23%. Hai vị cựu tổng thống tên là Bush tất nhiên ủng hộ ông Jeb Bush. Sau cùng, Jeb Bush chỉ được 3% số phiếu so với Cruz 28% và Trump 24%. Mai mốt, trong cuộc đua ở các tiểu bang New Hampshire và South Carolina sẽ còn gay cấn, thế cờ có thể đảo ngược nhiều lần !
Trong xã hội dân chủ, tranh cử là một trò hồi hộp. Chạy đua để được một đảng đưa ra tranh cử tổng thống hay đại biểu Quốc Hội đã hồi hộp lắm rồi, chưa nói đến tranh cử giữa hai, ba đảng. Nhiều cử tri Cộng Hòa ủng hộ Ted Cruz và Donald Trump một phần vì họ chán ngán với các nhà chính trị khác, những người vẫn đóng vai “lãnh đạo đảng” những năm qua. Sau cùng, Ted Cruz và Donald Trump chưa chắc đã đóng vai ứng cử viên tổng thống, nhưng tiếng nói của những khối cử tri ủng hộ họ chắc chắn phải được công nhận. Ý nguyện của họ sẽ được ghi vào chính sách của đảng Cộng Hòa. Nhưng trên mỗi chặng đường tranh cử và bỏ phiếu, bao giờ cũng sẵn sàng diễn ra những kết quả bất ngờ.
Dưới chế độ Cộng Sản thì ngược lại. Một truyền thống từ thời Stalin, Mao Trạch Ðông và Ceausescu, là kết quả các cuộc bỏ phiếu đều được bên trên định sẵn. Tại Việt Nam năm nay, trước khi đại hội đảng họp, một nhóm người đã quyết định ai sẽ trúng cử vào ban chấp hành mới - nhóm người này gồm 9 người trong Bộ Chính Trị. Họ gọi trò sắp xếp này là “công tác nhân sự.” Sau khi đắc thắng, ông Nguyễn Phú Trọng còn vỗ bụng tự khen rằng: “Kết quả bầu cử lần này... hoàn toàn đúng với phương hướng công tác nhân sự.”
Chỉ “đúng phương hướng” thôi, vì ông Trọng còn nói: “Cũng có đồng chí được trung ương giới thiệu không trúng cử, có người không được giới thiệu nhưng được đại hội giới thiệu cũng trúng cử.” Có bao nhiêu trường hợp bất ngờ như vậy? Chắc có hai, ba người, trong danh sách 200 người được bầu! Với kết quả như thế, Nguyễn Phú Trọng còn khoe rằng có đại biểu Quốc Hội tâm sự với ông: “Dân chủ thế này là cùng! Không thể dân chủ gì hơn!”
Tới đây thì chúng ta hiểu tại sao dân Hà Nội đã ghi vào bia miệng ngàn năm: “Lú như Trọng!”
Lú, vì nói đến dân chủ mà ông Nguyễn Phú Trọng không biết gì về chế độ dân chủ cả.
Chúng ta có thể làm một cuộc trắc nghiệm. Ðặt câu hỏi: “Một cuộc bầu cử mà chỉ có một danh sách ứng cử viên được ở trên đưa ra, cuối cùng 99% trong danh sách đó đắc cử, như vậy có dân chủ hay không?”
Chắc chắn những em bé lên mười đang sống ở các nước tự do dân chủ sẽ biết ngay câu trả lời: “Không.” Nhiều em bé còn bực mình hỏi lại: “Bộ chú tưởng cháu ngu lắm hả?” Ông Nguyễn Phú Trọng còn thua những em bé lên mười. Ông không biết gì về chế độ dân chủ hết !
Cho nên ông Nguyễn Phú Trọng lại đi khoe một “cái hay” của đảng Cộng Sản Việt Nam là “nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.” Ông so sánh, “Ðứng đầu mà độc đoán chuyên quyền, như thế có gọi là dân chủ không?” Ông nhắc tới một số nước mà không nêu tên, “Cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất. Thế thì ai dân chủ hơn ai?”
Không biết có một nước xưng là dân chủ nào mà lại có cảnh “cá nhân quyết định tất?” Các vị tổng thống, thủ tướng ở các nước tự do dân chủ không bao giờ được quyền “cá nhân quyết định tất.” Họ bị Quốc Hội theo dõi, kiểm tra, phê bình, không bao giờ nghỉ. Các quốc hội quyết định ngân sách quốc gia, bỏ phiếu chấp thuận thành phần chính phủ, đàn hặc và bãi chức các bộ trưởng, các thẩm phán. Họ không để cho ai một mình “quyết định tất!” Cảnh “cá nhân quyết định tất” chỉ có dưới thời các ông Stalin, Ceausescu, Mao Trạch Ðông, Pol Pot! Rõ ràng là ông Nguyễn Phú Trọng lú , lú quá !
Cả đời ông Nguyễn Phú Trọng chưa sống trong một chế độ dân chủ nào cả. Ông từng đứng đầu Hội Ðồng Lý Luận Trung Ương, công việc chính là nhai đi nhai lại những giáo điều mác xít, lê nin nít. Ông nói về dân chủ cũng giống như một người điếc bàn về âm nhạc. Cái lú của ông là “Lú hệ thống!” Ông không biết thể chế dân chủ nó hoạt động ra sao mà cũng không hiểu được tinh thần dân chủ là thế nào. Một bằng cớ là ngay trong bài phát biểu sau khi tái đắc cử, ông Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra một thí dụ, về bà Tòng Thị Phóng.
Bà Tòng Thị Phóng quê ở Sơn La, năm nay 62 tuổi, thuộc một sắc tộc người Thái. Bà từng là bí thư Sơn La, phó chủ tịch Quốc Hội, trưởng Ban Dân Vận Trung Ương, được vào Bộ Chính Trị năm 2011 và năm nay vẫn còn ghế. Ông Nguyễn Phú Trọng kể chuyện: “Tôi đi nước ngoài, người ta cứ hỏi tôi về dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới (tức là bình đẳng giữa nam và nữ).” Và Nguyễn Phú Trọng đã nói về người bạn đồng viện của mình như thế này :
“Hôm trước đi Mỹ, tôi đề nghị đồng chí Tòng Thị Phóng đi sang họp với bà con Việt kiều. Tôi bảo ‘Ðấy, bà con xem, có oai vệ không? Cũng đàng hoàng ngang ngửa ra quốc tế đấy chứ? Vừa nữ, vừa dân tộc. Người ta cứ bảo là mình vi phạm dân chủ, nhân quyền với lại không bình đẳng giới!”
Tóm lại, ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy ông đã sử dụng bà Tòng Thị Phóng như một món hàng đem trưng bày: Bà vừa là đàn bà con gái; lại vừa thuộc một sắc tộc thiểu số! Món hàng đó được đem ra trưng để chứng rõ đảng Cộng Sản Việt Nam có dân chủ, có bình đẳng giới tính, và tôn trọng nhân quyền !
Dùng một phụ nữ sắc tộc để khoe khoang đảng, không khác gì ông đưa bàn chân lên hỏi, “Ðôi bít tất của tôi mới toanh thế này! Ðứa nào dám bảo là chân tôi hôi?”
Không những thế, Nguyễn Phú Trọng còn hãnh diện hỏi các “Việt kiều” về món hàng mẫu của mình: “Ðấy, bà con xem, có oai vệ không? Cũng đàng hoàng ngang ngửa ra quốc tế đấy chứ?” Không biết bà Tòng Thị Phóng nghe mấy câu đó có đỏ mặt vì bị xúc phạm sỗ sàng hay không? Hay là tối hôm đó bà lại về phòng soi gương, tự hỏi: “Bà con xem, có oai vệ không? Có đàng hoàng ngang ngửa quốc tế không?”
Trong xã hội quen sống dân chủ, tự do, người được giáo dục và biết suy nghĩ không bao giờ đem thân phận “thiểu số được nâng đỡ” của người khác ra phơi bày trước công chúng như vậy. Hành động đó chứng tỏ mình mang trong đầu óc kỳ thị. Những tờ báo trong xã hội dân chủ loan tin “một người tình nghi ăn trộm đã bị bắt.” Họ không bao giờ dám viết “một người Việt (hay người Mễ, người Nga, người đàn bà...) nghi ăn trộm đã bị bắt.” Nêu rõ sắc tộc, giới tính của người ta ra chỉ chứng tỏ trong đầu mình chứa đầy thành kiến.
Mà không cần phải sống ở nơi tự do dân chủ người ta mới nên giữ mực thước cư xử này. Những người được cha mẹ giáo dục, người biết phép lịch sự, cũng không ai nói như vậy. Giống như một bà mẹ chồng giới thiệu con dâu mới: “Cháu nó người Thái đấy, nhưng nó cũng ‘đàng hoàng, oai vệ,’ có khác gì người Việt mình đâu?” Nền giáo dục dân chủ bảo đảm óc kỳ thị không được biểu lộ trâng tráo như thế.
Nhiều người Mỹ đang chuyền cho nhau coi những bức hình của Quasimodo, con chó lưng gù được cứu sống. Bản tin này được phổ biến rộng cũng vì Quasimodo là một trong số 13 con chó bị tật ngắn xương sống, trên toàn thế giới (không hiểu sao người ta đếm được kỹ như vậy!) Ông Nguyễn Phú Trọng đem bà Tòng Thị Phóng ra khoe. Nhưng nếu có người Mỹ nào đó nhận Quasimodo về nuôi rồi đem ra khoe để tự ca ngợi lòng thương yêu súc vật của mình thì chắc chắn sẽ bị dư luận chê cười! Người được cha mẹ giáo dục đàng hoàng không ai “lú” như vậy.
No comments:
Post a Comment