Showing posts with label rfi. Show all posts
Showing posts with label rfi. Show all posts

12/5/20

Nước Pháp của Giscard hào hiệp với thuyền nhân Việt

RFI Thụy Mi ngày 4.12.2020


Trong ký ức về cố tổng thống Pháp, có « Giscard và thuyền nhân ». Đó là những hình ảnh mà người ta đã quên đi : những chiếc thuyền chật ních những con người đói khát với ánh mắt khắc khoải trên Biển Đông dậy sóng.

Hàng trăm ngàn boat-people, và bằng ấy người trong những trại tị nạn quá tải ở Thái Lan, đã chạy trốn bọn đồ tể Khmer Đỏ ở Cam Bốt, cuộc nội chiến ở Lào và quân cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam. Từ sau khi Sài Gòn sụp đổ tháng 4/1975 và Phnom Penh rơi vào tay Pôn Pốt, những hình ảnh dưới chế độ độc tài đỏ nhắc lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Tại nước Pháp của Giscard, những thuyền nhân từ Đông Dương cũ đã gây xúc động, tạo ra một làn sóng tương trợ chưa từng thấy. Xã hội dân sự cùng với giới trí thức đòi hỏi chính phủ phải giúp đỡ những người tị nạn này.

Cánh hữu chống cộng đã bắt tay với cánh tả đang ân hận vì sự mù quáng trước Khmer Đỏ khát máu và quân đội « Bác Hồ ». Bác sĩ Bernard Kouchner, trên chiếc tàu Đảo Ánh Sáng 
(L'ile de lumière) đi vớt thuyền nhân trên Biển Đông đã từng nói: cái chết không có hữu hay tả. Điểm nhấn của phong trào nhân đạo này là sự kiện hai tên tuổi lớn và là kẻ thù của nhau suốt 30 năm đã cùng lên tiếng vào tháng 6/1979. Trước một rừng camera và micro, triết gia chủ trương tự do Raymond Aron và triết gia mác-xít Jean-Paul Sartre kêu gọi: « Có những con người sắp chết, cần phải cứu họ ».

Nước Pháp của Giscard vừa mới ngưng nhận lao động nhập cư đã mở cửa, tạo công ăn việc làm, cấp nhà cửa, quốc tịch cho những người tị nạn Việt, Miên, Lào – được coi là những người ngoại quốc kín tiếng và cần cù. Từ năm 1975, Pháp nhận trên 1.000 người/tháng và đến 1989 đã tiếp đón tổng cộng 128.000 người tị nạn Đông Dương. Những thuyền nhân này đều biết ơn ông Valéry Giscard d’Estaing đã cứu họ khỏi những con tàu vượt biên và trại tị nạn.

12/2/20

Tư bản Trung Quốc : Đảng Cộng Sản vẫn là vua

 

Lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh, Ant Group, công cụ tài chính của Alibaba, lỡ hẹn với thị trường chứng khoán. REUTERS - ALY SONG


Alibaba là một biểu tượng của sự thành công trong lĩnh vực công nghệ cao và đã vươn lên đến hàng thứ 7 trong số những đại tập đoàn của thế giới, nhưng chủ nhân thực thụ của tập đoàn này vẫn là Cộng Sản Trung Quốc. Bắc Kinh đã chặn đứng tham vọng tham gia sàn chứng khoán của Ant Financial, một công ty con của hệ thống mua bán trên mạng Alibaba.

Bài học nào từ việc Bắc Kinh trực tiếp can thiệp vào hồ sơ tài chính của Ant Financial ? Đâu là thiệt hại từ một đòn đau mà đích thân ông Tập Cận Bình giáng cho Alibaba, công ty mẹ kiểm soát 30 % vốn của tập đoàn tài chính Ant Group ? Yếu tố kinh tế chưa đủ để giải thích cho quyết định của lãnh đạo tối cao Trung Quốc khiêu chiến với ông trùm Mã Vân/Jack Ma với ảnh hưởng ngày càng lớn trong các lĩnh vực từ mua bán trên mạng, đến tài chính, ngân hàng.

RFI Việt ngữ mời nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Alex Payette, chủ tịch tổng giám đốc cơ quan tư vấn Cercius – Montréal, Canada, lần lượt giải mã cuộc đấu trí giữa đảng Cộng Sản Trung Quốc với Alibaba.
..... 

Nghe phần âm thanh:


Đọc thêm:

11/29/20

Maradona : Người anh hùng Achentina


Một thời sự quốc tế khác cũng được các báo Pháp chú ý : huyền thoại bóng đá thế giới người Achentina, Diego Maradona, vừa qua đời hôm 25/11, chỉ ít ngày sau sinh nhật 60 tuổi. Nhiều báo đã có các bài viết tưởng nhớ đến một con người tài năng, nhưng cũng không thiếu tật xấu.

Trang bìa nhật báo Le Monde tóm tắt sự nghiệp của siêu sao bóng đá thế giới bằng hàng tựa « Maradona của những chiến công và của những thái quá ». Tờ báo dành hai trang để điểm lại hành trình cuộc đời của một thiên tài bóng đá thế giới. Từ một cậu bé nhà nghèo trong khu phố bình dân của thủ đô Buenos Aires, Maradona đã sớm bước lên đỉnh vinh quang danh vọng còn nhờ tài năng chơi bóng thiên phú. Maradona đã làm cả thế giới bóng đá phát cuồng trong suốt nhiều thập kỷ. Nhưng cuộc đời huyền thoại của danh thủ Achentina không chỉ có hào quang, mà còn có cả những khoảng tối. Trên sân cỏ, người ta thấy ở Maradona một thần đồng bóng đá thực sự, với tài nghệ chơi bóng không ai sánh được. Nhưng bên ngoài sân cỏ, đó là một Maradona sống phóng túng, nghiện ngập, tính khí ngang tàng, quan hệ mờ ám với giới tội phạm. Le Monde nhận xét, Maradona là một thiên tài bóng đá đã phung phí cuộc sống của mình.

Mặc dù vậy người hâm mộ bóng đá khắp hành tinh không thể phủ nhận là Maradona đã sống hết đời vì bóng đá. Với người Achentina và nhiều nơi khác nữa, Maradona vẫn là vị thánh của họ. Le Figaro ghi nhận, thiên tài bóng tròn ra đi đã gây một làn sóng xúc động ở Achentina. Maradona đã là thần tượng của cả một dân tộc. Tình cảm người dân Achentina dành cho ông vẫn nguyên vẹn như với cậu bé vàng của thập niên 1970 -1980, với cầu thủ số 10 đã góp công mang Cúp vàng bóng đá thế giới về cho người Achentina năm 1986.

Từ hôm thứ Tư, hàng ngàn người dân đã tập trung trước dinh tổng thống, nơi quàn linh cữu Maradona để tiễn biệt người anh hùng của họ. Ở Achentina chưa bao giờ có một cầu thủ nào khi qua đời được hưởng nghi lễ quốc tang trong ba ngày như Maradona. Tổng thống Achentina, Alberto Fernandez đã dành cho Maradona những lời đầy xúc động : « Bạn đã đưa chúng tôi đến đỉnh cao thế giới. Bạn đã làm cho chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Bạn đã là người vĩ đại nhất. Cảm ơn Diego vì đã tồn tại trong cuộc đời này ».

Pháp : Tình đoàn kết với giới tiểu thương thời phong tỏa chống Covid-19

Một cửa hàng bị đóng cửa vì phong tỏa chống Covid-19 buộc phải chuyển qua bán hàng trực tuyến. Cannes, Pháp, 24/11/2020. REUTERS - ERIC GAILLARD

Giới tiểu thương Pháp, sau 2 tháng đóng cửa trong giai đoạn phong tỏa chống dịch Covid-19 hồi mùa xuân, chưa kịp gượng dậy thì nay nhiều người lại phải đối phó với nguy cơ phải đóng cửa vĩnh viễn, phá sản vì đợt phong tỏa thứ hai trong khi mùa Giáng sinh sắp đến, theo lẽ thường đây là mùa làm ăn nhộn nhịp nhất trong năm.


Thể hiện ý thức công dân bằng cách mua hàng của cửa hàng nhỏ lẻ


Nghe Phần Âm Thanh :
  

Angela Merkel, nhà lãnh đạo viễn kiến

Tú Anh - Điểm báo ngày 28.11.2020

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cho hơn một triệu di nhập cư vào năm 2015 khi chiến sự Syria lên đến đỉnh điểm, nên đã bị một bộ phận công luận cực hữu và cực tả phê phán mạnh mẽ vào những tháng sau đó. Thế nhưng, 5 năm sau, quyết định khó khăn này, ngốn của công quỹ 80 tỷ euro, đã mang lại những kết quả tích cực, như phân tích của L’Express.

Với 14 trang báo dài phân tích tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã được trải nghiệm quyền lực và hàng loạt khủng hoảng trong ba năm qua làm thay đổi như thế nào, L’Express không quên một nhà lãnh đạo Châu Âu khác là nữ thủ tướng Đức, sau 14 năm cầm quyền, uy tín vẫn cao phất phới. Năm năm sau khi đón một triệu di dân, nước Đức, từ dân thường đến giới công kỹ nghệ, đều đồng ý là Merkel đã lấy quyết định chính xác, chứng tỏ bà là nhà lãnh đạo viễn kiến.

Trên thực tế, nếu không có Giáo Hội Công Giáo và tư nhân giàu tình nhân ái, có lẽ nước Đức không thắng được thách thức lớn lao này. Không một nước láng giềng nào dám tiếp đón cùng lúc đông đảo di dân như thế, các tổ chức thiện nguyện bày tỏ. Thống kê cho biết hơn 40% di dân đó tìm được việc làm hoặc đang theo một khóa dạy nghề.

Như gián tiếp tán đồng với nỗ lực của Đức, từ Tokyo, không hẹn mà nên, Nikkei Asia, báo mạng của giới doanh nghiệp trả lời thắc mắc: « Tại sao các nước giàu cần di dân nhập cư ».

Dịch Covid và phong trào bài ngoại ở các nước giàu làm làn sóng nhập cư giảm phân nửa trong năm 2020. Hệ quả là tại các quốc gia này, nguy cơ thiếu tay nghề gia tăng và điều đó có thể làm suy yếu nền kinh tế.

Tại nước Mỹ của Donald Trump, việc nông dân Texas và Oklahoma không tìm ra đủ thợ để thu hoạch nông phẩm là một trong những ca cụ thể. Trong hai năm qua, 580 nông gia Mỹ đã khai phá sản, tăng 8% so với một năm trước. Theo Liên Hiệp Quốc, trong năm 2019, 91 triệu di dân định cư tại các nước giàu có là đến từ các nước đang phát triển. Dân số tăng kéo theo tăng trưởng kinh tế, theo một kết quả nghiên cứu của đại học Washington.

Nikkei Asia đưa hai thí dụ cụ thể : Tại Nhật, dân nhập cư chỉ chiếm 2% dân số, sinh suất tại Nhật cũng thấp, cho nên nước này thiếu tay nghề. Trong khi đó tại Đức, thủ tướng Angela Merkel tuyên bố : « Không có nhân công chuyên môn, các xí nghiệp không thể phồn vinh. Nếu không có di dân, hãng xưởng sẽ di cư ».

11/24/20

Việt Nam : Quyên góp hỗ trợ miền trung bị thiên tai

Thu Hằng RFI - ngày 23.11.2020

Những ngôi làng gần Hội An (miền trung Việt Nam) bị chìm trong nước vì bão lụt. Ảnh chụp ngày 07/11/2020. AP - Tran Van Minh

Chín cơn bão và áp thấp nhiệt đới đã tàn phá miền Trung Việt Nam chỉ trong hai tháng, từ giữa tháng 09 đến giữa tháng 11/2020 (từ bão số 5-Noul đến bão số 13-Vamco). Thiệt hại do các cơn bão gây ra ước tính lên tới 29.300 tỉ đồng (tương đương với 1,3 tỉ đô la), theo bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 được Ngân Hàng Thế Giới công bố ngày 13/11.

Bão lũ đã làm 243 người chết và mất tích, khoảng 7,7 triệu người sống trong các khu vực bị ảnh hưởng và khoảng 219.000 ngôi nhà bị hư hỏng hoặc bị phá hủy, vẫn theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới. Bão số 13 (bão Vamco) quét qua nhiều tỉnh miền Trung trong hai ngày 15 và 16/11 không gây thiệt hại về người, nhưng đã làm tốc mái hơn 1.500 ngôi nhà, khiến nhiều cây xanh gãy đổ, bờ biển tan hoang, bờ, kè sạt lở.

Chín tỉnh miền trung, từ Nghệ An đến Bình Định, là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất, đặc biệt là những đợt mưa lớn từ 06 đến 22/10 gây sạt lở đất nghiêm trọng và đại hồng thủy. « Tại một số địa điểm, nước lũ vượt quá mức cao nhất lịch sử trước đó được ghi nhận vào năm 1979 hoặc 1999 », theo báo cáo của Liên đoàn Hội Chữ Thập Đỏ và Lưỡi Liềm Đỏ (FICR).

Nghe phần âm thanh:


Đọc thêm:

11/23/20

Kỷ lục được lòng dân của thủ tướng Đức Merkel sau 15 năm cầm quyền

Thanh Hà - RFI 
Đăng ngày: 22/11/2020

Thủ tướng Đức Angela Merkel, 15 năm sau khi đắc cử lần đầu, vẫn rất được lòng dân Đức. REUTERS - POOL

Cách nay đúng 15 năm, vào ngày 22/11/2005, sau cuộc tổng tuyển cử, bà Angela Merkel trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước Đức. Khi đó, không một ai có thể ngờ rằng bà sẽ bền bỉ điều hành đất nước và vị chính khách xuất thân từ Đông Đức thực sự chinh phục cử tri. Hào quang của bà sáng chói đến nỗi gây trở ngại cho đảng CDU – Dân Chủ Thiên Chúa Giáo tìm người kế nhiệm.

Thông tín viên của RFI tại Berlin, Pascal Thibaut, cho biết thêm : 

« Khi Angela Merkel đắc cử ngày 22/11/2005, không ai có thể nghĩ rằng 15 năm sau, bà thủ tướng mới đắc cử khi đó vẫn tiếp tục điều hành đất nước. Vào năm tới, khi từ giã chính trường, Merkel sẽ có một kỷ lục lãnh đạo nước Đức lâu bền tương tự như thành tích của ông Helmut Kohl, vị cha đỡ đầu cho sự nghiệp chính trị của bà.

Tạp chí Mỹ Forbes đã nhiều lần mệnh danh bà là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Angela Merkel là một trong những chính khách hàng đầu trên trường quốc tế và của châu Âu. Điểm tín nhiệm của bà hiện còn rất cao. 15 năm sau khi bà Merkel bắt đầu lên cầm quyền, vẫn có tới 74 % dân Đức có thiện cảm với vị nữ thủ tướng này.

Đại dịch Covid-19 lần này giải thích được tỷ lệ được lòng dân rất cao đó. Đức đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng trong 15 năm qua, và với công luận Đức thì Angela Merkel là người đã luôn luôn bảo vệ người dân nước này trước những mối đe dọa.

Dù vậy, làn sóng nhập cư hồi năm 2015 đã để lộ rõ một số tiếng nói thiểu số ồ ạt thể hiện lòng thù hận bà Merkel. Thế rồi, những cuộc tuần hành chống các biện pháp ngăn ngừa dịch trong những tuần lễ vừa qua cũng làm lộ rõ điều này ».

Bài đọc thêm:
Angela Merkel

11/20/20

Nhà vệ sinh: Những cuộc cách mạng làm thay đổi đời sống hàng tỉ người

Trong ảnh : tại một công viên giải trí về Nhà vệ sinh tại Hàn Quốc. Frédéric Ojardias/RFI

Đại tiểu tiện là nhu cầu hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên câu chuyện xưa như Trái đất này lại không hề đơn giản với hàng tỉ con người. Gần một phần ba nhân loại không có điều kiện sử dụng nhà vệ sinh. Chưa kể vấn đề nhà vệ sinh không sạch, không an toàn. Kể từ năm 2013, Liên Hiệp Quốc chính thức coi ngày 19/11 hàng năm là Ngày Nhà vệ sinh Quốc tế. Mục tiêu của LHQ là tới 2030 toàn nhân loại đều được hưởng quyền sử dụng nhà vệ sinh sạch hàng ngày.

Bồn cầu giật nước – cuộc « cách mạng » đầu tiên

Từ hàng nghìn năm nay, mỗi nền văn minh trong quá trình phát triển đều tìm kiếm các phương thức xử lý chất thải đại tiểu tiện, đặc biệt đối với các khu vực tập trung dân cư đông đúc. Tuy nhiên, cho đến kỷ nguyên công nghiệp hóa, việc đi đại tiện trong môi trường thiên nhiên là điều phổ biến. Ngay tại châu Âu, cho đến tận cuối thế kỷ XIX, không hiếm khách bộ hành thỏa mãn nhu cầu ngay trên đường phố. Trong gia đình, giới quý tộc, thị dân sử dụng bô để đi vệ sinh. Kể từ khi kỹ sư người Anh Joseph Bramah phát minh ra bồn cầu water-closets (WC) vào cuối thế kỷ XVIII, phương tiện này đã bắt đầu được nhân rộng khắp nơi. Trong thế kỷ XX, tại các đô thị lớn, người ta xây dựng các hệ thống cống ngầm để đưa chất thải bài tiết ra xa khỏi các khu vực trung tâm. Hiện tại, đối với hàng tỉ người tại các nước phát triển, tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển, bồn cầu, hố xí giật nước đã trở thành tiện nghi tối thiểu, không thể thiếu.

....

Nghe phần âm thanh:

10/19/20

Adele - Họa mi đứng trước gương

 

Ca sĩ Anh Adele tại giải Grammy lần thứ 59. Ảnh chụp ngày 12/02/2017 tại Staples Center, Los Angeles, Mỹ. © AP - Jordan

Vẫn là chất giọng đẹp ấy nhưng diện mạo mới của Họa mi nước Anh, Adele hoàn toàn gây sốc cho khán giả trên mạng xã hội Instagram trong năm 2020. Sau khi chia tay người bạn đời Simon, Adele liên tiếp giảm cân, ăn mặc gây tranh cãi đến mức khó có thể nhận ra.

Với thế giới giải trí, giọng hát xuất sắc chưa đủ mà phải kèm theo câu chuyện ngoại hình. Điều này khiến chúng ta liên tưởng tới hình ảnh chú họa mi đang đứng trước rừng gương phản chiếu.


Nghe phần âm thanh



9/25/20

Xe đạp, "bên thắng cuộc" trong cuộc khủng hoảng Covid 19 tại Pháp


Thùy Dương (RFI)


Giai đoạn hậu phong tỏa Covid-19, trong khi nhiều ngành sản xuất lâm khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có, thì tại Pháp ngành công nghiệp xe đạp lại « hưởng lợi lớn », cung không đủ cầu. Từ các nhà sản xuất xe đạp cho đến cửa hàng bán xe đạp, dịch vụ cho thuê hay sửa chữa xe đều như được thổi một làn sinh khí mới …

Xe đạp lên ngôi

Trước đây, xe đạp tại Pháp chủ yếu được coi như phương tiện đi dạo chơi, thư giãn cuối tuần. Mặc dù những năm gần đây, ở các đô thị lớn, nhất là thủ đô Paris, nơi thường xảy ra ách tắc giao thông, hệ thống giao thông công cộng ngày càng quá tải, với nhiều phong trào đình công kéo dài, thì xe đạp ngày càng được ưa chuộng như một phương tiện giao thông giá rẻ, thuận tiện, tốt cho sức khỏe và không gây hại cho môi trường, giảm ách tắc giao thông, nhưng nếu so với các nước Bắc Âu thì tỉ lệ người đi lại hàng ngày bằng xe đạp tại Pháp vẫn ở mức rất thấp : 3% (so với tỉ lệ 28% ở Copenhague, thủ đô Đan Mạch)...

Nghe phầm âm thanh:


(Theo France Info, Les Echos, Le Parisien, France Bleu)

9/23/20

Công nghệ cao : ARM vũ khí mới của Hoa Kỳ

Kiểm soát công nghệ của thế kỷ 21 để triệt hạ Trung Quốc, đặt châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc vào thế “chư hầu” : Phải chăng Washington đang đạt gần đến đích sau vụ một công ty Mỹ thâu tóm một tập đoàn của Anh từ tay một nhà đầu tư Nhật Bản ?

Ngày 13/09/2020 Nvidia thông báo chi ra 40 tỷ đô la để mua lại ARM từ tay chủ nhân là Softbank. ARM, Nvidia hay Softbank là ba cái tên xa lạ với hầu hết người tiêu dùng trên thế giới nhưng lại không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Mẫu số chung của ba tập đoàn nói trên là những con bọ chíp và họa đồ GPU đã trở thành “con tim và khối óc” của điện thoại di động, máy vi tính, máy chơi game và tất cả dụng cụ kết nối.

Một vụ Big Bang trong thế giới công nghệ

Có ít nhất ba yếu tố để quan tâm tới vụ công ty ARM của Anh một lần nữa đổi chủ.

Nhà đầu tư Softbank năm 2016 mua lại công ty thiết kế bọ chíp này của Anh với giá 32 tỷ đô la và có lãi 8 tỷ khi bán lại cho tập đoàn Mỹ Nvidia bốn năm sau. Lý do ARM, trụ sở đặt tại Cambridge nơi được mệnh danh là thung lũng công nghệ của nước Anh, trong năm 2019 đã thiết kế 22,8 tỷ con bọ cho khách hàng ở khắp 5 châu trong đó có những tên tuổi lớn của Mỹ như chính bản thân Nvidia, hay Apple, Qualcomm, và các hãng khác trên thế giới như Hoa Vi, Samsung, Nokia …

Bọ của ARMS nổi tiếng là hiệu quả và ít hao tốn năng lượng. Một lợi thế khác của tập đoàn Anh giúp cho Softbank lời 8 tỷ đô la trong 4 năm là “thế trung lập” của ARM nhờ vậy mà công ty này vẫn thịnh vượng trong cuộc chiến công nghệ giữa hai ông khổng lồ thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Nghe Phần Âm Thanh:

9/19/20

Giải nhân quyền Vaclav Havel về tay một họa sĩ ly khai Trung Quốc

Trọng Nghĩa (RFI)

Giải nhân quyền quốc tế Vaclav Havel 2020 được trao tặng cho một họa sĩ ly khai Trung Quốc, chiến dịch tấn công quá lố của báo chí Nhà Nước Trung Quốc vào một sinh viên Úc, tình trạng các nước giàu thâu tóm vac-xin ngừa Covid-19 bị tố cáo: Đây là một số đề tài đáng chú ý trong tuần mà tạp chí Thế Giới Đó Đây xin được gởi đến quý vị.


Trong bản thông cáo công bố giải thưởng mang tên Giải Quốc Tế Vaclav Hacel về Ly Khai Sáng Tạo (Václav Havel International Prize for Creative Dissent), hiệp hội Human Rights Foundation HRF trong ban tổ chức giải ghi nhận như sau về nghệ sĩ Trung Quốc:

Ba Đâu Thảo là một nghệ sĩ bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang sống lưu vong ở Úc. Tác phẩm nghệ thuật chính trị của ông đã vạch trần sự dối trá của chế độ Trung Quốc, nâng cao nhận thức về các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông và vạch trần hành vi kiểm duyệt của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với đại dịch do virus corona gây ra. Ba Đâu Thảo là người sáng tạo ra Cờ Lennon, biểu tượng phản đối mạnh mẽ đã truyền cảm hứng và huy động cộng đồng toàn cầu đoàn kết với phong trào ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông. Chính quyền Trung Quốc đã cố gắng bịt miệng Ba Đâu Thảo bằng cách đe dọa gia đình anh ở Trung Quốc”.

“Nghệ thuật là hình thức phản kháng bất bạo động nhất”

Theo thông tín viên RFI Grégory Plesse tại Úc, họa sĩ ly khai Trung Quốc luôn dùng nghệ thuật của mình để tố cáo các hành vi đàn áp của chế độ Trung Quốc, đặc biệt dấn thân vào phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, tham gia từ xa bằng cách đăng các tác phẩm nghệ thuật chính trị lên Internet.

Trả lời RFI, nghệ sĩ Trung Quốc cho rằng trong những cuộc biểu tình vì dân chủ tại Hồng Kông, nghệ thuật đóng một vai trò rất quan trọng....

Nghe Phần Âm Thanh:

Màu đen kiêu hãnh trong ca khúc Say It Loud, I’m Black and I’m Proud

 Thanh Hà (RFI)


Dư âm vẫn còn sau cái chết của George Floyd, một người Mỹ da đen ở Minneapolis từ cuối tháng 5/2020. Trên các sân vận động hay đường phố tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới, hầu như mỗi ngày vẫn vang lên khẩu hiệu chống kỳ thị màu da. Hơn 50 năm trước phong trào Black Lives Matter, nhạc sĩ da đen James Brown từng hô vang niềm tự hào của người Mỹ gốc Phi làm nên lịch sử Hoa Kỳ với Say It Loud, I’m Black and I’m Proud.

Trên sân khấu nhà hát thành phố Dallas, bang Texas ngày 26/08/1968, chót vót trên đỉnh cao danh vọng, nhạc sĩ kiêm ca sĩ James Brown lần đầu tiên thể hiện ca khúc ông vừa hoàn tất trước đó hai tuần trong một phòng thu ở thành phố thiên thần, Los Angeles- California. Để ghi âm tác phẩm được mệnh danh là « bản tuyên ngôn không chính thức của người Mỹ da đen » này, một đêm thanh vắng, Brown xuất thần đòi cho bằng được một dàn đồng ca thiếu nhi để hét thật to niềm tự hào của những người Da Đen - I’m Black and I’m Proud
.
Biến uất hận thành khúc hoan ca

Với khoảng 30 giọng ca còn non trẻ mà ông bầu của James Brown đã vội vã tập hợp được cho kịp buổi thu âm, tác giả đã chủ ý biến uất hận của những người nô lệ đem mồ hôi và nước mắt làm giàu cho những kẻ khác thành một khúc hoan ca, thành một khẩu hiệu đấu tranh, tiếp bước trên con đường từng được mục sư Martin Luther King khai mở :

« Chúng ta sẽ không ngừng đấu tranh cho đến khi giành được những gì thuộc về ta ».


Nghe Phần Âm Thanh:

9/16/20

Covid-19 có thể trở thành bệnh theo mùa như cúm

Anh Vũ (RFI)

Các nhà khoa học vừa mới công bố ghi nhận đáng lo ngại: Miễn dịch cộng đồng có tạo được nhờ vac-xin thì cũng sẽ không ngăn được dịch trở lại đều đặn theo mùa.

Trong vòng vài tháng qua, đại dịch Covid-19 đã gây ra gần 30 triệu ca nhiễm và 920 nghìn ca tử vong trên thế giới cùng những thiệt hại kinh tế, xã hội vô cùng lớn. Cuộc sống của cả nhân loại bị đảo lộn bởi các biện pháp phòng trừ dịch: phong tỏa, giãn cách xã hội, đeo khẩu trang … Virus corona Sars-CoV-2 sẽ còn tiếp tục hoành hành như thế đến bao giờ, sau khi tìm ra được một loại vac-xin hay cách trị liệu kháng virus hiệu quả ? Có đáng lo lắng khi virus sẽ không bao giờ biến mất và cần phải làm quen với sự có mặt của nó ?

Trong khi đó, nhiều nước trước đây đã phải đối mặt với làn sóng đại dịch thứ nhất, giờ đang chuẩn bị hứng chịu làn sóng thứ 2 có thể xảy ra trong lúc các biện pháp nghiêm ngặt như phong tỏa toàn bộ dân cư đã dần được dỡ bỏ để cho phép các hoạt động kinh tế trở lại bình thường.

Đại dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc.

Không chỉ vì « làn sóng dịch thứ nhất có thể sẽ còn kéo theo nhiều làn sóng khác trầm trọng hơn », mà còn vì virus « Sars-CoV-2 hoàn toàn có cơ hội để biến thành một loại virus theo mùa trở lại vào mùa đông hàng năm, giống như bệnh cúm », đó là nhận định của các nhà nghiên cứu y khoa của Đại học Mỹ tại Beyrouth và Trung tâm Nghiên cứu y- sinh Đại học Qatar, trong một nghiên cứu công bố hôm 15/09 trên tạp chí Frontiers. Nhiều nhà khoa học khác cũng đã có những dự báo tương tự trong các tháng gần đây.

9/9/20

Abenomics, làn sinh khí cho kinh tế Nhật Bản

Cốc nước nửa đầy hay nửa vơi ? Tokyo khá thành công trong những mục tiêu chấm dứt giảm phát, thúc đẩy tăng trưởng, dùng tự do mậu dịch làm đòn bẩy. Nhưng tám năm cải tổ chưa đủ sức đưa Nhật Bản vĩnh viễn thoát khỏi khủng hoảng và những nỗ lực của Abenomics bị virus corona hủy hoại. 
Từ 2013 kế hoạch Abenomics mang tên thủ tướng Shinzo Abe đi vào lịch sử kinh tế toàn cầu. Ngay từ năm đầu nhiệm kỳ thứ hai, vị thủ tướng thuộc cánh bảo thủ này đã xem nhiệm vụ đem lại một làn sinh khí mới cho kinh tế Nhật là ưu tiên.

Nghe phần âm thanh:
 

Thanh Hà RFI

9/7/20

Lionel Messi ở lại với Barcelona, một kết thúc có hậu ?

 


Anh Vũ (RFI)

Cuối cùng thì Lionel Messi cũng đành ở lại với câu lạc bộ bóng đá FC Barcelona, ít nhất một mùa bóng. Đó là diễn biến mới nhất của câu chuyện đi hay ở của siêu sao người Achentina, gây tốn rất nhiều giấy mực và dư luận ồn ào suốt 10 ngày qua, từ khi anh chính thức thông báo ý muốn rời khỏi câu lạc bộ đã làm nên tên tuổi Messi và sự nghiệp cầu thủ đầy hào quang của mình, vào thời điểm mà Barça đang lâm vào khủng hoảng sâu sắc cả về chuyên môn cũng như tài chính. 

Trả lời phỏng vấn trang mạng chuyên về bóng đá Goal.com hôm 04/09, Messi chính thức xác nhận quyết định ở lại cũng như không giấu những uẩn khúc căng thẳng giữa anh và ban lãnh đạo câu lạc bộ. Lionel Messi giải thích :

"Tôi luôn nói là tôi muốn kết thúc sự nghiệp của mình ở đây, chiến đấu giành các danh hiệu. Nhưng thực sự là từ lâu nay không còn dự định nào nữa. Mỗi năm họ vẫn cứ gửi gắm tin tưởng rồi lại thất vọng. Chúng tôi nghĩ tôi đã được tự do. Nhưng tôi sẽ không bao giờ đưa ra tòa kiện câu lạc bộ mà tôi yêu dấu vì thế nên tôi ở lại.

Suốt mùa bóng này, tôi đã nói với ban lãnh đạo là tôi muốn ra đi. Nhưng ông chủ tịch câu lạc bộ luôn nói với tôi là sẽ bàn chuyện đó sau. Ông ta không để ý đến những gì tôi nói. Tôi buộc phải gửi thư bảo đảm để người ta lắng nghe tôi. Tôi nghĩ giờ đã đến lúc, câu lạc bộ cần có những con người trẻ hơn và tôi nghĩ đến đây tôi đã kết thúc chu kỳ của mình. Mùa bóng này đã rất phức tạp với tôi, trong tập luyện, trên sân cỏ và cả trong phòng thay đồ"....

Nghe phần âm thanh
 

9/2/20

Belarus và Bielorussia: Vì sao hai quốc hiệu cho một quốc gia ?

Quan hệ Nga - phương Tây căng thẳng với khủng hoảng chính trị bùng lên tại một nước Cộng hòa Liên Xô cũ, tháng 8/2020. Belarus hay Bielorussia, quốc gia bé nhỏ 9 triệu dân, đang trở thành tâm điểm thời sự. Khủng hoảng sẽ đi về đâu? Trả lời câu hỏi vì sao quốc gia này cùng lúc mang hai quốc hiệu, mỗi quốc hiệu có ý nghĩa gì, có thể giúp soi tỏ phần nào bí ẩn bao trùm cuộc phản kháng xã hội vốn được coi là không ngả theo phương Tây, cũng không chống Nga.

Cảnh giác với quốc hiệu « Bielorussia »

Nghe phần âm Thanh:


Trọng Thành (RFI)

8/27/20

Lionel Messi đi khỏi Barça, chuyện không đơn giản

 Anh Vũ (RFI)


Được đào tạo, trưởng thành và gắn bó với câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha FC Barcelona từ 20 năm nay, siêu sao sân cỏ người Achentina, Lionel Messi bất ngờ muốn rời khỏi Barça. Thông tin gây chấn động làng bóng Tây Ban Nha La Liga cũng như gây ồn ào trong truyền thông thể thao khắp thế giới những ngày qua.


NATO, công cụ gây áp lực thương mại của Donald Trump với Đức ?

 Minh Anh (RFI - Tạp Chí Tiêu Điểm)



Ngày 29/07/2020, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper thông báo rút khoảng 12.000 lính Mỹ khỏi Đức để tái bố trí tại nhiều nước khác trong khối NATO nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho các mục tiêu chiến lược trung tâm. Giới quan sát cho rằng tổng thống Mỹ Donald Trump đang dùng NATO như là một công cụ đối ngoại để gây áp lực thương mại với Đức.

Lãnh đạo quốc phòng Mỹ khẳng định thông báo này nằm trong khuôn khổ dự án « tái triển khai chiến thuật ». Theo đó, trong số 34.500 lính Mỹ đang đồn trú tại Đức, khoảng 6.400 binh sĩ sẽ được hồi hương, số 5.600 quân còn lại sẽ được tái bố trí tại nhiều quốc gia thành viên khác như Bỉ, Ý và Ba Lan (1.000 quân).

Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại châu Âu hiện đóng tại Stuttgart (Đức), sẽ di dời sang Mons tại Bỉ và Bộ chỉ huy quân sự cho châu Phi (Africom) cũng tại Stuttgart rất có thể cũng sẽ bị di dời. Ngoài ra, số 2.500 quân nhân Mỹ thuộc lực lượng US Air Force đồn trú tại Mildenhall, vương quốc Anh, và lẽ ra sẽ phải được tái triển khai ở Đức, vẫn sẽ tiếp tục ở lại nước Anh.

Nghe Phần âm thanh:


8/23/20

Chung kết Champions League: PSG ở trước cửa thiên đường

Anh Vũ RFI


Một mùa bóng đặc biệt cùng với thành công chưa từng có trên đấu trường châu Âu của làng bóng Pháp. Hai đại diện của Ligue 1, Paris Saint-Germain và Olympique Lyonais vào tới bán kết của giải đấu danh giá nhất châu Âu Champions League. Và nhất là câu lạc bộ của thủ đô Paris, lần đầu tiên đi tới trận chung kết gặp đại diện bóng đá Đức Bayern Munich, trên sân của thủ đô Lisboa, Bồ Đào Nha, tối Chủ Nhật 23/08/2020.

Đây là trận chung kết trong mơ thực sự khi mà cả hai đối thủ đều đã có một hành trình tuyệt vời ở mùa giải châu Âu năm nay. Bayern dù đã có một bảng thành tích dày kín trên sân cỏ châu Âu, nhưng đây là trận chung kết đầu tiên sau 7 mùa giải Champions League. Để bước vào trận chung kết hai đội đều đã có chiến thắng tưng bừng khẳng định vị thế là những đội bóng hàng đầu của châu Âu

Với đội bóng thành Paris, trận chung kết ở sân chới châu Âu không chỉ là giấc mơ lớn đang thành hiện thực mà đó còn là chiến công lịch sử cho câu lạc bộ, cho làng bóng Pháp, vốn hiếm hoi mới thấy xuất hiện ở hai vòng đấu cuối cùng của giải lớn châu Âu. PSG vào chung kết Cúp C1 đã tạo một bầu không khí phấn khích, giữa lúc dịch bệnh đang đe dọa trở lại. Suốt những ngày qua, không chỉ với cổ động viên của đội bóng, truyền thông mà cả các nhà chính trị, từ bộ trưởng Thể Thao, thị trưởng Paris và tổng thống Pháp đều nhắc đến tên PSG một cách đầy tự hào và hy vọng.

Cũng dễ hiểu được tình cảm của người hâm mộ bóng đá Pháp khi mà PSG là câu lạc bộ thứ 5 của giải vô địch quốc gia Pháp vào đến trận chung kết của giải đấu ra đời từ năm 1955 và mới chỉ có duy nhất Olympique de Marseille dành được chiếc Cúp lớn của bóng đá châu Âu năm 1993. Đây cũng là thành quả đầu tiên của người Qatar sau 9 năm đổ tiền không tiếc cho đội bóng của Paris.

Nghe bình luận của chuyên gia bóng đá Trần văn Mui, tại Texas Hoa Kỳ