Showing posts with label Tạp Chí Xã Hội. Show all posts
Showing posts with label Tạp Chí Xã Hội. Show all posts

12/17/23

Ứng dụng nhắn tin Olvid : Chính phủ Pháp muốn dùng “hàng nội” để bảo mật

Nghe:

Toàn bộ quan chức chính phủ Pháp và các văn phòng bộ trưởng không được sử dụng các ứng dụng phổ biến như WhatsApp, Signal và Telegram để trao đổi công việc. Trong công văn ký ngày 22/11/2023, thủ tướng Élisabeth Borne chính thức yêu cầu triển khai và cài đặt ứng dụng Olvid « muộn nhất là ngày 08/12/2023 ». Olvid trở thành sản phẩm 100% Pháp thứ hai, cùng với Tchap được phát triển cách đây ba năm dành cho công chức Pháp, được ưu tiên sử dụng nhằm bảo mật.



(Ảnh minh họa) - Ngày 22/11/2023, thủ tướng Pháp Élisabeth Borne yêu cầu các quan chức chính phủ cài đặt ứng dụng Olvid trước ngày 08/12, thay cho các ứng dụng phổ biến như WhatsApp, Signal và Telegram để trao đổi công việc. AFP - LIONEL BONAVENTURE

Olvid là ứng dụng trao đổi trực tiếp được hai chuyên gia Pháp về an ninh mạng phát triển năm 2019 : Thomas Baignères, tiến sĩ về mật mã (cryptography) Đại học Bách Khoa Liên bang Lausane (Thụy Sĩ), hiện là chủ tịch công ty Olvid và tiến sĩ Matthieu Finiasz, Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Số Quốc gia Pháp - Inria, hiện là giám đốc công nghệ của một công ty khởi nghiệp ở Paris.
......



1/27/22

Đức chuẩn bị cho hợp pháp hoá cần sa dùng cho mục đích giải trí

Hợp pháp hoá phân phối và tiêu thụ cần sa cho mục đích giải trí là một trong những chính sách nổi bật trong kế hoạch của liên minh 3 đảng trong chính phủ của thủ tướng Olaf Scholz. Các doanh nghiệp và các công ty khởi nghiệp chuẩn bị sẵn sàng cho việc hợp pháp hoá. Tuy nhiên, phía chính phủ vẫn chưa đưa thêm bất cứ chương trình lập pháp cụ thể nào.

Nghe bản tin: RFI tiếng Việt

2/10/21

Mỹ- Covid-19 : Người Việt Quận Cam và cái Tết « nhà ai nấy ăn »

Thanh Phương RFI ngày 10.02.2020

Chợ Hoa Phước Lộc Thọ, Little Saigon, California, Hoa Kỳ, sáng 08/02/2021. © RFI

(Nghe phần âm thanh cuối bài)
Trong những ngày week-end cuối cùng trước Tết Tân Sửu, các cửa hàng, siêu thị ở khu vực trung tâm của Little Sagon, Quận Cam, California, tấp nập người mua sắm để chuẩn bị đón mừng năm mới, nhưng tuyệt đại đa số đều đeo khẩu trang nghiêm túc, và chiếc khẩu trang này như để nhắc nhở con virus corona gây bệnh Covid-19 vẫn luôn rình rập mọi người ở mọi nơi.

Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn rất nghiêm trọng ở Hoa Kỳ nói chung và ở bang California nói riêng, rất nhiều gia đình người Việt không dám quây quần đông đúc để ăn Tết như mọi năm, như gia đình của một vị khách mà chúng tôi gặp trước siêu thị Á Đông, trên đại lộ Bolsa :

« Người Việt ở tại khu vực này vẫn mua sắm như thường, nhưng không « sung » bằng năm ngoái. Những năm không có bệnh dịch thì rất vui. Nhưng năm nay, người Việt cũng cố mua sắm để có ngày Tết. Gia đình tôi ăn Tết một mình vì cái bệnh này thì mình phải chịu vậy thôi. Cái đó coi như là bổn phận của mỗi người, mình giữ gìn cho nhau. Anh thấy đó: chung quanh đây người Việt mình ai cũng mang mask và giữ khoảng cách » ;

Một phụ nữ, nghe giọng nói biết là người gốc Hoa, đứng bên cạnh shopping trolley (xe đẩy siêu thị ) chất đầy thực phẩm ngày Tết, cũng cho biết gia đình cũng ăn Tết theo kiểu « nhà ai nấy ăn », vì quá sợ Covid-19 :

« Chỉ ăn Tết giữa vợ chồng con cái thôi. Không có anh chị em gì hết. Sợ Covid quá ! Hồi xưa không đeo khẩu trang, bây giờ ai cũng đeo vì sợ bệnh mà. Anh cũng vậy, anh phỏng vấn tôi anh cũng đeo khẩu trang, cũng sợ vậy ! »


Cũng như mọi năm, Chợ Hoa trước thương xá Phước Lộc Thọ trên đại lộ Bolsa, mà nay còn có tên là đại lộ Trần Hưng Đạo, vẫn được mở để đón khách từ khắp nơi đến, nhưng đâu còn không khí tưng bừng, náo nhiệt của những ngày giáp Tết, đâu còn những cảnh người đi chen chân không lọt, đâu còn những hàng quán với đầy những món ăn hấp dẫn, đâu còn những tiếng trống múa lân dồn dập.

Mọi năm, không chỉ có người Việt ở Quận Cam mà đồng hương từ các bang khác cũng tề tựu về đây. Nhưng đến Chợ Hoa Phước Lộc Thọ vào tối thứ năm, 04/02, chúng tôi ngỡ ngàng trước quang cảnh nơi đây, với khách hàng thưa thớt, người bán đứng ngóng người mua. Không khí bớt tiêu điều là nhờ lúc đó có một nhóm cô gái mặc áo dài kéo đến, tíu tít chụp hình cho nhau, tô điểm thêm một chút màu sắc ngày Tết truyền thống cho Chợ Hoa. Hoàng Chinh, một cô trong nhóm này, thổ lộ với RFI :

« Tâm trạng em rất buồn. Mọi khi đi ra đây rất vui vẻ, nhộn nhịp. Nhưng tụi em cố gắng giữ truyền thống, mặc áo dài để ra đây. Em nghĩ mình cũng phải nên giữ khoảng cách, đeo mask, tuân thủ những quy định của cơ quan y tế. Hồi đó đến giờ đâu có đeo mặt nạ khi đi ra ngoài, mình vẫn thích khoe môi son mà! Nhưng bây giờ đi đâu cũng che chắn”.

Những người đến Chợ Hoa Phước Lộc Thọ tối nay ít ra có cái lợi là do ít khách nên họ có thể thông thả chọn lựa, trả giá các chậu hoa Mai, hoa Đào cho ngày Tết. Đứng bên cạnh con gái cầm bó cành hoa Mai vừa mới mua, một phụ nữ, trên mặt đeo một chiếc khẩu trang cũng bằng vải in hoa, cho biết dù đang có đại dịch chồng bà vẫn cố giữ đúng mọi phong tục ngày Tết :

“Mình cũng đón Tết giống như người ta thôi, nhưng không có được như mấy năm trước. Mạnh gia đình này gia đình ấy ăn Tết, chứ không phải như mọi năm dồn lại một gia đình thật là lớn. Nhưng ông xã của em là người theo phong tục truyền thống, muốn là Tết vẫn phải có hoa Mai, hoa Đào, có mứt trong nhà để ăn Tết. Cuối tuần em cũng đi chợ, làm cải múi chua, thịt kho trứng, canh khổ qua, giò thủ, nem chua, đủ thứ hết, tại vì ông xã nói là Tết phải có những món đó.”

So với hôm thứ tư thì chợ Hoa cuối tuần đông hơn nhiều, nhưng quang cảnh vẫn khác xa một trời một vực so với mọi năm. Năm nay cũng không có các sinh hoạt tưng bừng để mừng Tết, như diễn hành trên đại lộ Bolsa, theo lời ông Bùi Phát, chủ tịch Ban đại diện Cộng đồng Người Việt Quốc gia Nam California :

“ Từ khoảng mùa hè năm 2020, gần như tất cả mọi sinh hoạt của các hội đoàn ở Nam Cali đều bị ngưng trệ. Mọi năm, cứ vào dịp Thansgiving, Christmas, nhất là vào dịp Tết, gần như tất cả các hội, kể cả các hội dân sự, cũng như các hội đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đều tổ chức những buổi tiệc tất niên,tân niên, nhưng nay các sinh hoạt này không còn nữa. Riêng đối với cộng đồng người Việt ở quận Cam này từ nhiều năm qua luôn có những hội chợ Tết rất lớn. Riêng cộng đồng chúng tôi thì vẫn tổ chức diễn hành Tết. Năm nay tất cả những chương trình ấy đều bị ngưng hết.”

Do không thể tổ chức được những chương trình văn nghệ quy mô trước thương xá Phước Lộc Thọ như mọi năm, đài Little Saigon TV cho phát hình trên mạng các chương trình đặc biệt cho những Ngày Tết, trong đó có cuộc thi Áo Dài Truyền Thống, Gói Bánh Chưng & Bày Mâm Ngũ Quả… để phục vụ cho bà con Quận Cam, cũng cho những đồng hương sống ở những bang khác. Cô Jenny Vo, người phụ trách các chương trình này cho biết:

“Đài Little Saigon nẩy ra ý là sẽ tổ chức các chương trình qua ứng dụng Zoom, trong đó có chương trình thi áo dài truyền thống. Năm nay là năm thứ 9 đài Little Saigon TV làm chương trình này. Tất cả các thí sinh sẽ tự thâu video giới thiệu bản thân, đi “catwalk” tại nhà của họ, rồi gởi đến dự thi. Chúng tôi rất là vui vì lần đầu tiên đài tổ chức như vậy, nhưng cũng đã nhận được 26 người dự thi, cả người lớn, lẫn trẻ em, rất là vui được sự ủng hộ của khán giả.

Về chương trình thi bánh tét, bánh chưng, mọi năm mình vẫn làm ở Phước Lộc Thọ, nhưng năm nay không thể dùng các sân khấu đó. Cho nên đài mới dời địa điểm thâu đến khu nhà cổ của bác sĩ Quỳnh Kiều. Rất là may mắn là gia đình bác sĩ đã ủng hộ và cho mình mượn location. Trước khi thâu thì mọi người đều bắt buộc phải test Covid một ngày trước hoặc là test tại chổ luôn, mọi người đều phải rửa tay, đeo khẩu trang, giãn cách xã hội. Địa điểm thâu thì cũng rất thuận lợi, vì có sân vườn rất rộng, cho nên mình có thể thâu mà vẫn giữ được khoảng cách an toàn cho những người tham gia.

Hai chương trình này đã được phát sóng ngày 7/2 và hiện giờ vẫn được lưu trên trang Little Saigon TV Official để những người chưa được xem hôm 7/2 có thể xem lại. Khi làm “live” trên Facebook và Youtube thì có rất nhiều khán giả sống tại các bang xa của nước Mỹ rất là vui, vì cho dù năm nay có dịch Covid, nhưng họ cảm thấy ấm lòng khi được xem các chương trình này, giúp họ bớt nhớ quê nhà. Họ đã có những lời động viên và các anh chị em trong đài Little Saigon TV rất vui và hạnh phúc khi nhận được những lời động viên này.”

Nghe phần âm thanh:

Bài đọc thêm: 


12/10/20

Xã hội Nhật Bản được kêu gọi thức tỉnh trước nạn kỳ thị màu da

Mai Vân RFI ngày 10.12.2020
Vô địch quần vợt trẻ Naomi Osaka, với tên George Floyd, chết do cảnh sát hành hung, trên khẩu trang lúc bước vào sân thi đấu. tranh giải US Open, tháng 9/2020. MATTHEW STOCKMAN GETTY IMAGES NORTH AMERICA/AFP/File

Từ khi được phát hành vào cuối tháng 11/2020, một video quảng cáo của hãng thể thao Mỹ Nike, tố cáo nạn kỳ thị chủng tộc ở Nhật Bản với sự góp mặt thoáng qua của nữ vô địch quần vợt Nhật Bản Naomi Osaka, đã thu hút được hơn 20 triệu lượt người xem. Clip video chỉ dài 2 phút này đã thu hút nhiều lời nhiệt tình ủng hộ, nhưng cũng gặp không ít phản ứng phẫn nộ vì bị cho là "tấn công vào phẩm giá của Nhật Bản”.

Với mục tiêu là mở ra một cuộc tranh luận về nạn kỳ thị chủng tộc có thực tại Nhật Bản nhưng thường bị làm ngơ, Naomi Osaka và nhà tài trợ Nike của cô kể như đã thành công.

Đối với tuần báo Pháp Courrier International, khi tung ra đoan video quảng cáo kể trên, hãng Nike đã làm dấy lên trở lại cuộc tranh luận gần như là muôn thuở là Nhật Bản có phân biệt chủng tộc không?

Đoạn video dù ngắn nhưng đã nêu bật những vấn đề về bản sắc đang khuấy động xã hội Nhật Bản: tâm lý coi thường phụ nữ, thái độ kỳ thị đối với con cái những người Hàn Quốc di cư qua Nhật trước đây. những người nhập cư vào Nhật Bản, hoặc sự phân biệt đối xử nhắm vào người lai, như Naomi Osaka chẳng hạn, có cha là người Haiti và mẹ là người Nhật.

Đoạn video nhấn mạnh: “Khi nào chúng tôi mới thấy một thế giới trong đó mọi người có thể yên ổn sống với bản sắc của mình? Chúng tôi không thể đứng yên chờ đợi điều này xảy ra. Chúng tôi phải tiếp tục hành động. Và thay đổi tương lai. Các người sẽ không ngăn cản được chúng tôi".

11/29/20

Pháp : Tình đoàn kết với giới tiểu thương thời phong tỏa chống Covid-19

Một cửa hàng bị đóng cửa vì phong tỏa chống Covid-19 buộc phải chuyển qua bán hàng trực tuyến. Cannes, Pháp, 24/11/2020. REUTERS - ERIC GAILLARD

Giới tiểu thương Pháp, sau 2 tháng đóng cửa trong giai đoạn phong tỏa chống dịch Covid-19 hồi mùa xuân, chưa kịp gượng dậy thì nay nhiều người lại phải đối phó với nguy cơ phải đóng cửa vĩnh viễn, phá sản vì đợt phong tỏa thứ hai trong khi mùa Giáng sinh sắp đến, theo lẽ thường đây là mùa làm ăn nhộn nhịp nhất trong năm.


Thể hiện ý thức công dân bằng cách mua hàng của cửa hàng nhỏ lẻ


Nghe Phần Âm Thanh :
  

11/20/20

Nhà vệ sinh: Những cuộc cách mạng làm thay đổi đời sống hàng tỉ người

Trong ảnh : tại một công viên giải trí về Nhà vệ sinh tại Hàn Quốc. Frédéric Ojardias/RFI

Đại tiểu tiện là nhu cầu hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên câu chuyện xưa như Trái đất này lại không hề đơn giản với hàng tỉ con người. Gần một phần ba nhân loại không có điều kiện sử dụng nhà vệ sinh. Chưa kể vấn đề nhà vệ sinh không sạch, không an toàn. Kể từ năm 2013, Liên Hiệp Quốc chính thức coi ngày 19/11 hàng năm là Ngày Nhà vệ sinh Quốc tế. Mục tiêu của LHQ là tới 2030 toàn nhân loại đều được hưởng quyền sử dụng nhà vệ sinh sạch hàng ngày.

Bồn cầu giật nước – cuộc « cách mạng » đầu tiên

Từ hàng nghìn năm nay, mỗi nền văn minh trong quá trình phát triển đều tìm kiếm các phương thức xử lý chất thải đại tiểu tiện, đặc biệt đối với các khu vực tập trung dân cư đông đúc. Tuy nhiên, cho đến kỷ nguyên công nghiệp hóa, việc đi đại tiện trong môi trường thiên nhiên là điều phổ biến. Ngay tại châu Âu, cho đến tận cuối thế kỷ XIX, không hiếm khách bộ hành thỏa mãn nhu cầu ngay trên đường phố. Trong gia đình, giới quý tộc, thị dân sử dụng bô để đi vệ sinh. Kể từ khi kỹ sư người Anh Joseph Bramah phát minh ra bồn cầu water-closets (WC) vào cuối thế kỷ XVIII, phương tiện này đã bắt đầu được nhân rộng khắp nơi. Trong thế kỷ XX, tại các đô thị lớn, người ta xây dựng các hệ thống cống ngầm để đưa chất thải bài tiết ra xa khỏi các khu vực trung tâm. Hiện tại, đối với hàng tỉ người tại các nước phát triển, tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển, bồn cầu, hố xí giật nước đã trở thành tiện nghi tối thiểu, không thể thiếu.

....

Nghe phần âm thanh:

9/25/20

Xe đạp, "bên thắng cuộc" trong cuộc khủng hoảng Covid 19 tại Pháp


Thùy Dương (RFI)


Giai đoạn hậu phong tỏa Covid-19, trong khi nhiều ngành sản xuất lâm khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có, thì tại Pháp ngành công nghiệp xe đạp lại « hưởng lợi lớn », cung không đủ cầu. Từ các nhà sản xuất xe đạp cho đến cửa hàng bán xe đạp, dịch vụ cho thuê hay sửa chữa xe đều như được thổi một làn sinh khí mới …

Xe đạp lên ngôi

Trước đây, xe đạp tại Pháp chủ yếu được coi như phương tiện đi dạo chơi, thư giãn cuối tuần. Mặc dù những năm gần đây, ở các đô thị lớn, nhất là thủ đô Paris, nơi thường xảy ra ách tắc giao thông, hệ thống giao thông công cộng ngày càng quá tải, với nhiều phong trào đình công kéo dài, thì xe đạp ngày càng được ưa chuộng như một phương tiện giao thông giá rẻ, thuận tiện, tốt cho sức khỏe và không gây hại cho môi trường, giảm ách tắc giao thông, nhưng nếu so với các nước Bắc Âu thì tỉ lệ người đi lại hàng ngày bằng xe đạp tại Pháp vẫn ở mức rất thấp : 3% (so với tỉ lệ 28% ở Copenhague, thủ đô Đan Mạch)...

Nghe phầm âm thanh:


(Theo France Info, Les Echos, Le Parisien, France Bleu)

9/2/20

Belarus và Bielorussia: Vì sao hai quốc hiệu cho một quốc gia ?

Quan hệ Nga - phương Tây căng thẳng với khủng hoảng chính trị bùng lên tại một nước Cộng hòa Liên Xô cũ, tháng 8/2020. Belarus hay Bielorussia, quốc gia bé nhỏ 9 triệu dân, đang trở thành tâm điểm thời sự. Khủng hoảng sẽ đi về đâu? Trả lời câu hỏi vì sao quốc gia này cùng lúc mang hai quốc hiệu, mỗi quốc hiệu có ý nghĩa gì, có thể giúp soi tỏ phần nào bí ẩn bao trùm cuộc phản kháng xã hội vốn được coi là không ngả theo phương Tây, cũng không chống Nga.

Cảnh giác với quốc hiệu « Bielorussia »

Nghe phần âm Thanh:


Trọng Thành (RFI)