Showing posts with label Pháp. Show all posts
Showing posts with label Pháp. Show all posts

1/9/24

Macron chọn Attal, 34 tuổi, làm Thủ tướng Pháp trẻ nhất trong lịch sử

Hugh Schofield
BBC News, Paris 

Gabriel Attal (trái) được trao vai trò dẫn dắt Chính phủ bước vào cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới

Ông Gabriel Attal vừa được bổ nhiệm làm tân thủ tướng Pháp, vào thời điểm ông Emmanuel Macron đang đặt mục tiêu làm mới, sống động hơn chức vụ tổng thống của mình với một chính phủ mới.

Ở tuổi 34, Gabriel Attal trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp hiện đại, thậm chí còn trẻ hơn cả gương mặt theo đường lối chủ nghĩa xã hội Laurent Fabius, được François Mitterrand bổ nhiệm năm 37 tuổi, vào năm 1984.

Ông Attal thay thế bà Élisabeth Borne, người đã từ chức sau 20 tháng nắm quyền.

Gabriel Attal, hiện là bộ trưởng giáo dục, chắc chắn sẽ là một trường hợp bổ nhiệm đầy ấn tượng.

Nay ông sẽ có nhiệm vụ lãnh đạo chính phủ Pháp tham gia cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu quan trọng vào tháng 6.

Ông thăng tiến rất nhanh. Mười năm trước, ông là cố vấn ít ai biết đến của Bộ Y tế và là đảng viên đảng Xã hội.

Ông cũng sẽ là người đồng tính công khai đầu tiên dọn vào Hôtel Matignon. Bạn đời của ông là một gương mặt cũng rất sáng giá của Macron, dân biểu nghị viện EU Stéphane Sejourné.

Nhưng xét đến những khó khăn trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống - và thách thức ngày càng tăng từ phe cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc - liệu chỉ riêng yếu tố "bắt mắt" đã đủ chưa?

Đẹp trai, trẻ trung, quyến rũ, được yêu mến, có sức hấp dẫn, ông Attal chắc chắn sẽ nhậm chức với những vầng hào quang bay quanh, giống như chính tổng thống, người thầy đỡ đầu ông.

Nhưng giống như nhiều người dám nghĩ dám làm trong thế hệ mình, ông được truyền cảm hứng từ ý tưởng của Emmanuel Macron về việc phá bỏ sự chia rẽ tả-hữu cũ và viết lại quy tắc chính trị Pháp.

Sau cuộc bầu cử năm 2017 của Macron, ông Attal đã trở thành thành viên quốc hội, và chính ở đó, tài năng tranh luận xuất sắc của ông - ông dễ dàng vượt lên trở thành người giỏi nhất trong số những gương mặt mới - đã khiến ông được tổng thống chú ý.

Ở tuổi 29, ông trở thành quan chức lãnh đạo trẻ nhất từ ​​trước đến nay của nền Đệ Ngũ Cộng hòa với cấp bậc tương đối khiêm tốn, theo dõi mảng giáo dục; từ năm 2020, ông là phát ngôn nhân của chính phủ và khuôn mặt của ông bắt đầu được cử tri ghi nhớ. Sau khi Tổng thống Macron tái đắc cử, ông giữ chức bộ trưởng ngân sách trong một thời gian ngắn và sau đó đảm nhiệm vị trí bộ trưởng giáo dục vào tháng 7 năm ngoái.

Chính trong vị trí này, ông Attal đã thể hiện với tổng thống rằng ông có đủ khả năng cần có, hành động hợp lý để chấm dứt cuộc tranh cãi hồi tháng 9 quanh việc mặc áo choàng abaya của người Hồi giáo bằng cách đơn giản là cấm dùng loại trang phục này ở trường học.

Ông đã dẫn đầu một chiến dịch chống nạn bắt nạt - ông nói rằng bản thân ông cũng từng là một nạn nhân của nạn này - tại trường École alsacienne tinh hoa ở Paris, và trực tiếp tiến hành thử nghiệm đề xuất của mình về đồng phục học sinh tại trường này.

Đảng của Tổng thống Macron phải đối mặt với thách thức mạnh mẽ từ đảng Mặt trận Quốc gia Pháp (National Rally) và nhà lãnh đạo trẻ của đảng này, Jordan Bardella - cũng như Marine Le Pen
Và trong suốt thời gian đó, ông đã đi ngược lại những xu hướng thông thường bằng cách thực sự trở nên rất được lòng công chúng.

Các cuộc thăm dò cho thấy ông cho đến nay là thành viên được ngưỡng mộ nhất trong chính phủ Macron - cạnh tranh ngang hàng với kẻ thù chính của tổng thống, Marine Le Pen theo chủ nghĩa dân tộc và đồng nghiệp trẻ tuổi của bà, Jordan Bardella.

Và tất nhiên, trọng tâm vấn đề nằm chính là ở đó.

Bằng cách nhấc Gabriel Attal lên khỏi nhóm bộ trưởng của mình, ông Macron đang sử dụng con át để đánh bại con Q và con J trong ván bài. Nhưng liệu điều đó có hiệu quả không?

Quá trình kéo dài việc bổ nhiệm - ai cũng biết sắp có một cuộc cải tổ nhưng chuyện đó kéo dài mãi không xong - cho thấy kể cả khi Tổng thống Macron nhận thức rõ về điểm yếu về vị trí hiện tại của mình thì ông ấy cũng đang rất bối rối trong cách xử lý vấn đề.

Một số nhà bình luận đã đưa ra quan điểm rõ ràng rằng điều mà công chúng mong muốn hơn hết bây giờ không phải là sự sắp xếp lại các bộ mặt ở cấp cao nhất mà là mục đích mới đối với nhiệm kỳ tổng thống của ông Macron.

Tuy nhiên, với tình thế hiện thời, ông Attal sẽ phải đối mặt với những vấn đề tương tự như người tiền nhiệm Élisabeth Borne.

Đó là: phe đối lập cực hữu đang ngày càng được nhiều sự ủng hộ và có vẻ sẽ giành chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử ở châu u vào tháng 6; một Quốc hội không có đa số sẵn có trong chính phủ, khiến cho việc đưa ra bất kỳ luật mới nào cũng sẽ đều trở thành một cuộc đấu tranh; và một tổng thống dường như không thể xác định được ông ấy muốn đạt được những gì trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Trên hết, vị tân thủ tướng sẽ gặp phải một vấn đề của chính mình - đó là việc xác lập quyền lực của mình đối với những đối thủ nặng ký như Gérald Darmanin và Bruno Le Maire.

Và kế hoạch là gì, một số người cũng đặt câu hỏi, nếu như đảng của ông Macron thua đậm trong cuộc bầu cử châu Âu?

Thông thường đó sẽ là dịp để thay thế thủ tướng để tạo sự mới mẻ cho nửa sau của nhiệm kỳ. Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, lá bài đó đã được tung ra và trong trường hợp thất bại vào tháng 6, Gabriel Attal có nguy cơ trở thành kẻ thất bại mất uy tín.

Ngay cả những nhân vật đối lập cũng thừa nhận rằng ông là một người ưu tú xuất sắc. Ông được kính trọng và yêu mến trong Quốc hội.

Nhưng cũng có những câu hỏi về những gì ông thực sự đại diện. Nhiều người nghi ngờ rằng ông chỉ luôn tươi cười và nói nhiều, giống như người mà ông ấy mang ơn vì đã nâng đỡ sự nghiệp cho ông.

Với tư cách là người được tổng thống đề cử, ông ấy là thần đồng của thần đồng. Nhưng nếu ông ấy chỉ là một bản sao thu nhỏ của Macron thì điều kỳ diệu đó có thể chỉ là ảo ảnh.

12/10/20

RCEP : Trung Quốc « ngáng đường » Hoa Kỳ trở lại châu Á ?

Minh Anh RFI ngày 10.12.2020

Ở đâu Donald Trump bỏ trống, thì ở đó Tập Cận Bình len vào. Ngày 15/11/2020, Trung Quốc cùng 14 nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương ký kết hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện (RCEP) tại Hà Nội. Theo giới quan sát, với công cụ thương mại chưa từng có này, Bắc Kinh sẽ còn gia tăng mạnh mẽ ảnh hưởng của mình tại châu Á. Làm thế nào cản đà tiến của Trung Quốc ? Đây sẽ là một thách thức nan giải cho chính quyền Mỹ tương lai.


RCEP : Châu Á, « tâm lực hấp dẫn »

Covid-19 bị đánh bại, tăng trưởng quay trở lại, Trung Quốc khẳng định rõ là một cường quốc. Mười bốn nước châu Á – Thái Bình Dương bao gồm 10 nước khối ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand, dưới sự chủ trì của Trung Quốc đã ký kết hiệp định tự do mậu dịch RCEP.

Đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do mậu dịch lớn nhất thế giới từ trước đến nay, tập trung 30% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu. Một « nhà xưởng châu Á » tương lai, theo như cách ví von của nhiều nhà quan sát. Bởi vì, thỏa thuận này sẽ cho phép thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình phân chia khu vực các dây chuyền sản xuất.

Theo ước tính của nhiều nhà kinh tế, văn bản dự kiến giảm các mức thuế quan (đến 90%), được áp dụng cho những sản phẩm trao đổi giữa các nước tham gia ký kết, sẽ cho phép GDP của mỗi nước tăng thêm 0,2%. Và một khi văn bản có hiệu lực Trung Quốc sẽ là nước hưởng lợi nhiều hơn cả, tiếp đến là Nhật Bản và Hàn Quốc.
.......

 Nghe Phần âm thanh:

12/5/20

Nước Pháp của Giscard hào hiệp với thuyền nhân Việt

RFI Thụy Mi ngày 4.12.2020


Trong ký ức về cố tổng thống Pháp, có « Giscard và thuyền nhân ». Đó là những hình ảnh mà người ta đã quên đi : những chiếc thuyền chật ních những con người đói khát với ánh mắt khắc khoải trên Biển Đông dậy sóng.

Hàng trăm ngàn boat-people, và bằng ấy người trong những trại tị nạn quá tải ở Thái Lan, đã chạy trốn bọn đồ tể Khmer Đỏ ở Cam Bốt, cuộc nội chiến ở Lào và quân cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam. Từ sau khi Sài Gòn sụp đổ tháng 4/1975 và Phnom Penh rơi vào tay Pôn Pốt, những hình ảnh dưới chế độ độc tài đỏ nhắc lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Tại nước Pháp của Giscard, những thuyền nhân từ Đông Dương cũ đã gây xúc động, tạo ra một làn sóng tương trợ chưa từng thấy. Xã hội dân sự cùng với giới trí thức đòi hỏi chính phủ phải giúp đỡ những người tị nạn này.

Cánh hữu chống cộng đã bắt tay với cánh tả đang ân hận vì sự mù quáng trước Khmer Đỏ khát máu và quân đội « Bác Hồ ». Bác sĩ Bernard Kouchner, trên chiếc tàu Đảo Ánh Sáng 
(L'ile de lumière) đi vớt thuyền nhân trên Biển Đông đã từng nói: cái chết không có hữu hay tả. Điểm nhấn của phong trào nhân đạo này là sự kiện hai tên tuổi lớn và là kẻ thù của nhau suốt 30 năm đã cùng lên tiếng vào tháng 6/1979. Trước một rừng camera và micro, triết gia chủ trương tự do Raymond Aron và triết gia mác-xít Jean-Paul Sartre kêu gọi: « Có những con người sắp chết, cần phải cứu họ ».

Nước Pháp của Giscard vừa mới ngưng nhận lao động nhập cư đã mở cửa, tạo công ăn việc làm, cấp nhà cửa, quốc tịch cho những người tị nạn Việt, Miên, Lào – được coi là những người ngoại quốc kín tiếng và cần cù. Từ năm 1975, Pháp nhận trên 1.000 người/tháng và đến 1989 đã tiếp đón tổng cộng 128.000 người tị nạn Đông Dương. Những thuyền nhân này đều biết ơn ông Valéry Giscard d’Estaing đã cứu họ khỏi những con tàu vượt biên và trại tị nạn.

11/29/20

Pháp : Tình đoàn kết với giới tiểu thương thời phong tỏa chống Covid-19

Một cửa hàng bị đóng cửa vì phong tỏa chống Covid-19 buộc phải chuyển qua bán hàng trực tuyến. Cannes, Pháp, 24/11/2020. REUTERS - ERIC GAILLARD

Giới tiểu thương Pháp, sau 2 tháng đóng cửa trong giai đoạn phong tỏa chống dịch Covid-19 hồi mùa xuân, chưa kịp gượng dậy thì nay nhiều người lại phải đối phó với nguy cơ phải đóng cửa vĩnh viễn, phá sản vì đợt phong tỏa thứ hai trong khi mùa Giáng sinh sắp đến, theo lẽ thường đây là mùa làm ăn nhộn nhịp nhất trong năm.


Thể hiện ý thức công dân bằng cách mua hàng của cửa hàng nhỏ lẻ


Nghe Phần Âm Thanh :
  

9/25/20

Xe đạp, "bên thắng cuộc" trong cuộc khủng hoảng Covid 19 tại Pháp


Thùy Dương (RFI)


Giai đoạn hậu phong tỏa Covid-19, trong khi nhiều ngành sản xuất lâm khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có, thì tại Pháp ngành công nghiệp xe đạp lại « hưởng lợi lớn », cung không đủ cầu. Từ các nhà sản xuất xe đạp cho đến cửa hàng bán xe đạp, dịch vụ cho thuê hay sửa chữa xe đều như được thổi một làn sinh khí mới …

Xe đạp lên ngôi

Trước đây, xe đạp tại Pháp chủ yếu được coi như phương tiện đi dạo chơi, thư giãn cuối tuần. Mặc dù những năm gần đây, ở các đô thị lớn, nhất là thủ đô Paris, nơi thường xảy ra ách tắc giao thông, hệ thống giao thông công cộng ngày càng quá tải, với nhiều phong trào đình công kéo dài, thì xe đạp ngày càng được ưa chuộng như một phương tiện giao thông giá rẻ, thuận tiện, tốt cho sức khỏe và không gây hại cho môi trường, giảm ách tắc giao thông, nhưng nếu so với các nước Bắc Âu thì tỉ lệ người đi lại hàng ngày bằng xe đạp tại Pháp vẫn ở mức rất thấp : 3% (so với tỉ lệ 28% ở Copenhague, thủ đô Đan Mạch)...

Nghe phầm âm thanh:


(Theo France Info, Les Echos, Le Parisien, France Bleu)

9/23/20

Công nghệ cao : ARM vũ khí mới của Hoa Kỳ

Kiểm soát công nghệ của thế kỷ 21 để triệt hạ Trung Quốc, đặt châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc vào thế “chư hầu” : Phải chăng Washington đang đạt gần đến đích sau vụ một công ty Mỹ thâu tóm một tập đoàn của Anh từ tay một nhà đầu tư Nhật Bản ?

Ngày 13/09/2020 Nvidia thông báo chi ra 40 tỷ đô la để mua lại ARM từ tay chủ nhân là Softbank. ARM, Nvidia hay Softbank là ba cái tên xa lạ với hầu hết người tiêu dùng trên thế giới nhưng lại không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Mẫu số chung của ba tập đoàn nói trên là những con bọ chíp và họa đồ GPU đã trở thành “con tim và khối óc” của điện thoại di động, máy vi tính, máy chơi game và tất cả dụng cụ kết nối.

Một vụ Big Bang trong thế giới công nghệ

Có ít nhất ba yếu tố để quan tâm tới vụ công ty ARM của Anh một lần nữa đổi chủ.

Nhà đầu tư Softbank năm 2016 mua lại công ty thiết kế bọ chíp này của Anh với giá 32 tỷ đô la và có lãi 8 tỷ khi bán lại cho tập đoàn Mỹ Nvidia bốn năm sau. Lý do ARM, trụ sở đặt tại Cambridge nơi được mệnh danh là thung lũng công nghệ của nước Anh, trong năm 2019 đã thiết kế 22,8 tỷ con bọ cho khách hàng ở khắp 5 châu trong đó có những tên tuổi lớn của Mỹ như chính bản thân Nvidia, hay Apple, Qualcomm, và các hãng khác trên thế giới như Hoa Vi, Samsung, Nokia …

Bọ của ARMS nổi tiếng là hiệu quả và ít hao tốn năng lượng. Một lợi thế khác của tập đoàn Anh giúp cho Softbank lời 8 tỷ đô la trong 4 năm là “thế trung lập” của ARM nhờ vậy mà công ty này vẫn thịnh vượng trong cuộc chiến công nghệ giữa hai ông khổng lồ thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Nghe Phần Âm Thanh:

9/19/20

Giải nhân quyền Vaclav Havel về tay một họa sĩ ly khai Trung Quốc

Trọng Nghĩa (RFI)

Giải nhân quyền quốc tế Vaclav Havel 2020 được trao tặng cho một họa sĩ ly khai Trung Quốc, chiến dịch tấn công quá lố của báo chí Nhà Nước Trung Quốc vào một sinh viên Úc, tình trạng các nước giàu thâu tóm vac-xin ngừa Covid-19 bị tố cáo: Đây là một số đề tài đáng chú ý trong tuần mà tạp chí Thế Giới Đó Đây xin được gởi đến quý vị.


Trong bản thông cáo công bố giải thưởng mang tên Giải Quốc Tế Vaclav Hacel về Ly Khai Sáng Tạo (Václav Havel International Prize for Creative Dissent), hiệp hội Human Rights Foundation HRF trong ban tổ chức giải ghi nhận như sau về nghệ sĩ Trung Quốc:

Ba Đâu Thảo là một nghệ sĩ bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang sống lưu vong ở Úc. Tác phẩm nghệ thuật chính trị của ông đã vạch trần sự dối trá của chế độ Trung Quốc, nâng cao nhận thức về các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông và vạch trần hành vi kiểm duyệt của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với đại dịch do virus corona gây ra. Ba Đâu Thảo là người sáng tạo ra Cờ Lennon, biểu tượng phản đối mạnh mẽ đã truyền cảm hứng và huy động cộng đồng toàn cầu đoàn kết với phong trào ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông. Chính quyền Trung Quốc đã cố gắng bịt miệng Ba Đâu Thảo bằng cách đe dọa gia đình anh ở Trung Quốc”.

“Nghệ thuật là hình thức phản kháng bất bạo động nhất”

Theo thông tín viên RFI Grégory Plesse tại Úc, họa sĩ ly khai Trung Quốc luôn dùng nghệ thuật của mình để tố cáo các hành vi đàn áp của chế độ Trung Quốc, đặc biệt dấn thân vào phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, tham gia từ xa bằng cách đăng các tác phẩm nghệ thuật chính trị lên Internet.

Trả lời RFI, nghệ sĩ Trung Quốc cho rằng trong những cuộc biểu tình vì dân chủ tại Hồng Kông, nghệ thuật đóng một vai trò rất quan trọng....

Nghe Phần Âm Thanh:

Màu đen kiêu hãnh trong ca khúc Say It Loud, I’m Black and I’m Proud

 Thanh Hà (RFI)


Dư âm vẫn còn sau cái chết của George Floyd, một người Mỹ da đen ở Minneapolis từ cuối tháng 5/2020. Trên các sân vận động hay đường phố tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới, hầu như mỗi ngày vẫn vang lên khẩu hiệu chống kỳ thị màu da. Hơn 50 năm trước phong trào Black Lives Matter, nhạc sĩ da đen James Brown từng hô vang niềm tự hào của người Mỹ gốc Phi làm nên lịch sử Hoa Kỳ với Say It Loud, I’m Black and I’m Proud.

Trên sân khấu nhà hát thành phố Dallas, bang Texas ngày 26/08/1968, chót vót trên đỉnh cao danh vọng, nhạc sĩ kiêm ca sĩ James Brown lần đầu tiên thể hiện ca khúc ông vừa hoàn tất trước đó hai tuần trong một phòng thu ở thành phố thiên thần, Los Angeles- California. Để ghi âm tác phẩm được mệnh danh là « bản tuyên ngôn không chính thức của người Mỹ da đen » này, một đêm thanh vắng, Brown xuất thần đòi cho bằng được một dàn đồng ca thiếu nhi để hét thật to niềm tự hào của những người Da Đen - I’m Black and I’m Proud
.
Biến uất hận thành khúc hoan ca

Với khoảng 30 giọng ca còn non trẻ mà ông bầu của James Brown đã vội vã tập hợp được cho kịp buổi thu âm, tác giả đã chủ ý biến uất hận của những người nô lệ đem mồ hôi và nước mắt làm giàu cho những kẻ khác thành một khúc hoan ca, thành một khẩu hiệu đấu tranh, tiếp bước trên con đường từng được mục sư Martin Luther King khai mở :

« Chúng ta sẽ không ngừng đấu tranh cho đến khi giành được những gì thuộc về ta ».


Nghe Phần Âm Thanh:

8/19/20

Paris Saint-Germain lần đầu tiên trong lịch sử vào chung kết Cúp C1 châu Âu




Các cầu thủ Paris St Germain hân hoan với bàn thắng trong trận bán kết Cúp bóng đá châu Âu Champions League, hạ đội RB Leipzig 3-0, trên sân Estádio da Luz, Bồ Đào Nha, tối ngày 18/08/2020. Reuters

Hôm qua, 18/08/2020, trên sân vận động Luz ở Lisboa, đại diện bóng đá Pháp, câu lạc bộ Paris Saint-Germain lập thêm kỳ tích, giành chiến thắng 3-0 trước RB Leipzig, đại diện bóng đá Đức, lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm của mình bước vào trận chung kết cúp bóng đá châu Âu Champions League.

Trong một trận bán kết với khuôn khổ giải đấu chưa từng có vì dịch Covid-19 : Trở lại sau 5 tháng nghỉ thi đấu, các đội gặp nhau 1 lượt , chơi trên sân trung lập không khán giả, đội bóng đến từ Paris đã có chiến thắng khá dễ dàng trước RB Leipzig, câu lạc bộ non trẻ, thành lập năm 2009 nhưng được đánh giá là một thế lực đang nổi lên của làng bóng Đức, Bundesliga.

Ba bàn thắng ghi được từ Marquinhos (13’), Di María (42’), Bernat (56’) đã đưa PSG đến rất gần với giấc mơ lớn giành danh hiệu vô địch Cúp C1 châu Âu mà cho đến giờ bóng đá Pháp mới chỉ có duy nhất Olympique Marseille giành được vào năm 1993.

Sau gần một thập kỷ, từ khi được giao vào tay các ông chủ giầu có đến từ Qatar, đội bóng thành Paris nuôi tham vọng lớn trên đấu trường châu Âu nhưng vẫn chỉ sống trong ảo tưởng, thất vọng dù đã được đầu tư hàng trăm triệu euro cho mỗi mùa bóng để có đủ các tên tuổi lớn nhất của bóng đá thế giới.

Paris Saint-Germain chưa bao giờ vào đến được bán kết của giải đấu lớn nhất bóng đá châu Âu. Lần duy nhất PSG vào tới bán kết Cúp C1 là vào năm 1995.

Lần này, trong một mùa bóng đặc biệt, bị đảo lộn vì dịch virus corona, Paris Saint-Germain cuối cùng đã đi đến trận cuối cùng vào ngày 23/08 tới đây, hoặc gặp Bayern Munich, một đại diện khác của bóng đá Đức, hoặc Olympique Lyonnais, một đối thủ qua quen thuộc của PSG ở giải vô địch quốc gia Pháp Ligue 1. Hai đội này sẽ gặp nhau tối 19/08 tại Lisboa để phân định chiếc vé vào chung kết. Đây cũng là giải đấu thành công nhất của bóng đá Pháp, khi mà có tới hai đội bóng có mặt ở bán kết, và cơ hội một trận chung kết 100% Pháp hoàn toàn có thể.
Anh Vũ RFI

3/29/20

Pháp : Tương ái với những "chiến sĩ" tuyến đầu chống dịch Covid-19



Một đại lộ Champs-Elysée vắng lặng, một Tháp Eiffel không bóng người, một Nhà Thờ Đức Bà Paris chỉ còn lại những đàn chim bồ câu. Chưa bao giờ Paris và nước Pháp nói riêng, cũng như những thành phố lớn trên thế giới nói chung lại im lặng một cách đáng sợ như vậy. Im lặng trước một kẻ thù vô hình !

Virus corona làm đảo lộn tất cả, tác động đến mọi lĩnh vực, tấn công bất kỳ ai mà không phân biệt mầu da, quốc tịch, giầu-nghèo. Sau thời gian đầu xem nhẹ virus corona như một loại virus cúm mùa, chính quyền, rồi người dân Pháp bắt đầu hiểu và bất ngờ trước độ nguy hiểm của dịch Covid-19 : lây lan nhanh hơn và gây chết người hơn. Trong thời gian gấp rút chống dịch, mà đội ngũ y bác sĩ trên tuyến đầu, người dân Pháp có những cách thể hiện lòng biết ơn và tình liên đới rất riêng.

Những tràng pháo tay cổ vũ nhân viên y tế
Trước cả khi biện pháp phong tỏa được triển khai, cứ đúng 20 giờ hàng ngày, mọi người bỏ ngang công việc để ra ngoài ban công vỗ tay, hô vang những lời cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế, xen lẫn trong tiếng gõ xoong nồi và tiếng còi xe hiếm hoi. Vài phút cũng là khoảnh khắc giúp tìm lại một chút dư vị của cuộc sống trong thời gian phong tỏa.
Bé Sophie, sống ở Joinville-le-Pont (ngoại ô Paris), cũng vậy. Tối nào bé cũng chờ đúng 20 giờ, để mở cửa sổ và vỗ tay :
« Tại vì con muốn cảm ơn và cổ vũ các y tá, bác sĩ và phần nào cũng để tưởng nhớ những bác sĩ đã qua đời. Chúng con cổ vũ họ bằng cách gõ xoong nồi, vỗ tay. Ngoài ra còn có nhiều người, như những người bán bánh mỳ, họ gửi bánh mỳ kẹp, bánh pizza đến bệnh viện để động viên các y bác sĩ. Bởi vì, nhờ họ mà chúng ta có thể khỏi bệnh Covid-19. Nếu như không có các y tá, không có các bác sĩ, thì những người cần được chăm sóc, có lẽ đã qua đời hết rồi. Vì thế, chúng ta phải động viên họ ».....
Nghe nội dung tiếp theo trong Video bên trên

4/24/18

Tại sao tổng thống Macron tặng cây sồi cho đồng nhiệm Trump?

RFI Đăng ngày 23-04-2018 Sửa đổi ngày 23-04-2018 16:48

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tặng nguyên thủ chủ nhà Donald Trump một cây sồi, được chiết từ rừng Belleau, gần Château-Thierry (tỉnh Aisne, miền bắc Pháp), nơi gần 2.000 lính thủy Mỹ đã ngã xuống trong Thế Chiến I. Đây cũng là món quà mang tính biểu tượng sau quyết định rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris của tổng thống Trump.

Chính tổng thống Macron là người đưa ra ý tưởng trên trong một cuộc họp trù bị cho chuyến công du cấp Nhà nước. Theo một cộng sự viên của tổng thống Pháp, « quà tặng là một công cụ ngoại giao riêng biệt ».

Cây sồi vừa cho phép đề cao lịch sử chung giữa hai nước, vừa kín đáo nhắn nhủ với chủ nhân Nhà Trắng về việc cần phải bảo vệ môi trường và giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Đầu tiên, ý tưởng tặng cây sồi được gửi đến bộ phận lễ tân của Mỹ. Khi được chính quyền tổng thống Trump thông qua, Cơ quan Quản lý Rừng của Pháp có nhiệm vụ tìm một cây nhỏ, được lấy giống từ một cây sồi bách niên từng trải qua trận Bois Belleau thời Thế Chiến I. Rễ của cây sồi được rửa sạch sẽ để đáp ứng yêu cầu kiểm tra hải quan của Mỹ.

Cập cảng Mỹ từ 22/04/2018, cây sồi biểu tượng tình hữu nghị Pháp-Mỹ được nguyên thủ hai nước trồng tại khuôn viên Nhà Trắng vào chiều 23/04… chỉ cách nơi ông Trump từng tuyên bố rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris vài mét.

3/31/18

Chuyến Tây du cấp cao nhạt nhẽo, bẽ bàng của Nguyễn Phú Trọng

Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm đến sỹ diện, bộ cánh hào nhóang của mình. Chuyến đi Pháp, rất hiếm hoi sang một nước Tây Âu đang diễn ra là một cuộc viễn du quan trọng, một cuộc sát hạch xem uy tín của ông và của nước Việt nam XHCN của ông trước thế giới văn minh đang ở mức nào.

Cuộc đi thăm có hơn 2 ngày ngắn ngủi, chưa kết thúc, nhưng trong hơn 1 ngày qua đã có thể sơ kết về kết quá thật sự thấp kém và nghèo nàn đến thê thảm của nó.

Trước tiên nơi chếc chuyên cơ từ Hà Nội sang đến vào tối 25/3 đã được mời đỗ ở sân bay nhỏ Orly, thường chỉ dùng cho các chuyến bay nội địa và các chuyến bay gần...

2/10/18

Paris tráng lệ trong đợt tuyết rơi kỷ lục trong ba thập kỷ

Lớp tuyết gần 16 cm đổ xuống Paris kìm chân du khách, làm đình trệ hệ thống xe bus, trì hoãn các chuyến tàu và chuyến bay, nhưng lại là dịp vui hiếm có cho người ưa trượt tuyết.

Paris tráng lệ trong đợt tuyết rơi kỷ lục trong ba thập kỷ - Ảnh 1

Cảnh tượng thủ đô nước Pháp tuyệt đẹp trong tuyết phủ khiến nhiều khách du lịch tới Paris thời điểm này hài lòng nhưng cũng chỉ an ủi phần nào hàng triệu người vật lộn trong vài ngày qua để tới được cơ quan, trường học hay bắt chuyến bay từ các sân bay trong thành phố. Lượng tuyết kỷ lục từ năm 1987 bắt đầu rơi xuống Paris và phần lớn phía Bắc nước Pháp từ chiều 6/2 và tiếp tục cho đến sáng 7/2. Ảnh: AFP/Getty.

Paris tráng lệ trong đợt tuyết rơi kỷ lục trong ba thập kỷ - Ảnh 2

Vùng thủ đô Paris ghi nhận ùn tắc giao thông kỷ lục với độ dài tổng cộng hơn 740 km, khiến người đi làm trở về nhà trong mệt mỏi. Những con đường băng giá sau đó gần như không bóng người, khi giới chức Paris kêu gọi người dân bỏ xe cộ, ở trong nhà để tránh tuyết rơi quá dày. Nhiều người đã phải ngủ lại trong ôtô, trong khi nhiều người khác bỏ phương tiện để đi bộ về nhà. Ảnh: Reuters.

1/14/18

Sữa nhiễm khuẩn salmonella 'ảnh hưởng đến 83 quốc gia'

Tin BBC

sữaBản quyền hình ảnhAFPImage captionLệnh thu hồi sữa nhiễm khuẩn salmonella được ban hành hồi tháng 12/2017

Hơn 12 triệu hộp sữa bột trẻ em tại 83 quốc gia bị thu hồi vì vụ bê bối nhiễm khuẩn liên quan đến tập đoàn sữa Lactalis của Pháp.

CEO của công ty này xác nhận nguy cơ sữa nhiễm khuẩn đã lan rộng.

9/5/17

Ile de Lumière-chiếc tàu đã cứu hàng chục ngàn thuyền nhân Việt Nam

Từ Thức

Nhân dịp các hội đoàn VN ở Đức xây tượng để tri ân ông Rupert Neudeck, người đã cứu trên 10 ngàn thuyền nhân với chiếc tầu Cap Anamur, cũng nên nhớ tới một chiếc tàu khác, Île de Lumière. Một chiếc tàu Pháp đã cứu hàng chục ngàn boat people khác.

Cái bắt tay lịch sử

Ile de Lumière (Đảo Ánh Sáng) cũng tạo ra cái bắt tay lịch sử của hai trí thức, triết gia hàng đầu của Pháp: một của phe tả, Jean Paul Sartre, một của phe hữu, Raymond Aron. Và làm lung lay, nếu không tan vỡ, giấc mộng thiên đường XHCN, thế giới đại đồng của cả một lớp trí thức không tưởng.

6/29/17

Grand Paris Express - dự án métro ngoại hạng của vùng Paris

Thùy Dương (RFI)

Phát Thứ Tư, ngày 28 tháng 6 năm 2017


Biển báo một bến métro tại Paris.AFP/Boyan Topaloff

Một dự án lớn chưa từng có, một công trường khổng lồ, một công trình thế kỷ, một dự án ngoại hạng, cuộc cách mạng thứ ba ở Paris, cơ sở hạ tầng đặc biệt … đó là những gì người ta nói về dự án xây dựng hệ thống métro Grand Paris Express ở vùng Paris.

Dự án Grand Paris Express - còn được gọi tắt là Grand Paris - do cựu tổng thống Nicolas Sarkozy khởi động vào năm 2007, có quy mô lớn hiếm có. Đó là dự án hạ tầng cơ sở lớn nhất châu Âu và đứng thứ tư toàn cầu, chỉ sau ba dự án của Trung Quốc. Nói như ông Xavier Huillard, tổng giám đốc Vinci - tập đoàn xây dựng hàng đầu của Pháp, « đối với một kỹ sư, đây là loại công trình mà người ta chỉ có thể gặp 1 lần duy nhất trong đời ».

6/20/17

Lần đầu tiên một người Việt được bầu làm Dân Biểu Pháp.

Ngày 18 tháng 6, dân Pháp  đi bầu để chọn 577 dân biểu vào Quốc Hội Pháp. Kết quả đã cho thấy đảng En Marche (Tiến Bước) của Tổng Thống trẻ tuổi Emmanuel Macron đã về đầu với 350 ghế, chiếm đa số tuyệt đối để làm việc.

Trong số 350 dân biểu được bầu dưới 'màu cờ' của đảng En Marche có cô Stéphanie Đỗ, một cô gái trẻ, duyên dáng, học giỏi, sinh năm 1979 hiện làm việc cho Bộ Kinh Tế Tài Chánh Pháp. Cô ra ứng cử ở vùng Seine et Marne, ngoại ô Paris, nơi ngoài người bản xứ còn có một cộng đồng đông đảo người VN và các sắc tộc Á Châu khác.