RFI tie6sng Việt - Thanh Hà Đăng ngày:
Tủ bánh mang nhãn hiệu Laurent Duchêne tại hội chợ bánh ngọt Paris 17-06/2023. |
RFI tie6sng Việt - Thanh Hà Đăng ngày:
Tủ bánh mang nhãn hiệu Laurent Duchêne tại hội chợ bánh ngọt Paris 17-06/2023. |
Ảnh minh họa: Nhờ dịch vụ của công ty Pháp, các tài của Công ty Vận tải Bắc cực được kết nối dọc theo Đường Biển Bắc. © AFP/Orange Business Services |
RFI - Thanh Hà
Nghe phần âm thanh:
Liệu đây có là lúc ể đồng nhân dân tệ Trung Quốc đọ sức với đô la Mỹ trên thị trường năng lượng thế giới ?
Trong quẻ bói đầu năm, tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, bà Kistalina Georgieva, không mấy lạc quan về viễn cảnh trong 12 tháng sắp tới với dự báo 2023 sẽ « khó khăn hơn năm cũ », tăng trưởng tại Liên Hiệp Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc ba trọng tâm kinh tế toàn cầu đều « chựng lại ». Một nửa trong số 27 thành viên Liên Âu lâm vào « suy thoái » và « lần đầu tiên từ 40 năm nay, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc ngang bằng với tăng trưởng toàn cầu ». Chiến tranh Ukraina, tiếp tục « đè nặng » lên đời sống hàng ngày của hàng trăm triệu người.
Cơ quan thẩm định tài chính Mỹ Fitch từ đầu tháng 12/2022 giảm dự báo tăng trưởng của Mỹ và Trung Quốc cho năm 2023. Bước sang những ngày đầu năm mới, hiện tượng giá dầu hỏa và khí đốt giảm không hẳn là một tin vui. Trong phiên giao dịch hôm 02/01/2022, giá khí đốt trên thị trường châu Âu rơi xuống mức thấp nhất từ ngày 24/02/2022 khi những người lính Nga đầu tiên tràn sang lãnh thổ Ukraina.
Covid sau đúng ba năm hoành hành vẫn chưa buông tha Trung Quốc. Tháng 12/2022 chỉ số hoạt động của ngành công nghiệp Trung Quốc sụt giảm trong 5 tháng liên tiếp. Báo kinh tế Caixin phát hành tại Bắc Kinh ghi nhận : công xưởng của thế giới đang bị đóng băng, trong 9 tháng liền, chỉ số tuyển dụng thêm nhân viên vào các nhà máy Trung Quốc tuột dốc.
Giới quan sát báo trước, chuỗi cung ứng toàn cầu, với một mắt xích quan trọng được đặt ở Hoa Lục sẽ còn « tắc nghẽn » trong thời gian sắp tới. Một số tập đoàn đa quốc gia tiếp tục tính đến giải pháp di dời cơ sở sang nơi khác, giảm bớt mức độ lệ thuộc vào công xưởng lớn nhất thế giới này. Với những khó khăn kinh tế chồng chất, tham vọng của Bắc Kinh quốc tế hóa đồng nhân dân tệ có còn tính thời sự hay không ?
Bộ Tài Chính Nga hôm 30/12/2022 thông báo tỷ lệ của đồng tiền Trung Quốc trong Quỹ Tài Sản Quốc Gia FBN « đã được nhân lên gấp đôi », Nhân dân tệ chiếm 60 % quỹ để tài trợ thâm hụt ngân sách của chính quyền Liên Bang Nga. Đổi lại, các đơn vị tiền tệ khác như đồng bảng Anh hay đồng yen Nhật Bản đã « rơi xuống còn số không ». FBN tính đến ngày 01/12/2022 trị giá 186,5 tỷ đô la Mỹ.
Trước đó, đầu tháng 12/2022, trong chuyến công du Ả Rập Xê Út, chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ mong muốn thanh toán các hóa đơn năng lượng của Bắc Kinh bằng nhân dân tệ và mở rộng vai trò của đơn vị tiền tệ Trung Quốc với thế giới.
Jean -Baptiste Nóe, tổng biên tập thời báo chuyên về các vấn đề địa chính trị Conflits, lưu ý trong một thời gian dài, « đô la là đơn vị tiền tệ duy nhất được dùng để thanh toán các khoản mua bán năng lượng » thế nhưng Trung Quốc đã tìm cách phá vỡ thế độc quyền đó của Mỹ bằng cách « tạo điều kiện để mua dầu hỏa và khí đốt bằng đồng nhân dân tệ ». Dù vậy trên đài RFI tiếng Việt, ông Nóe đánh giá còn quá sớm để kết luận rằng tính toán của Bắc Kinh làm suy yếu Mỹ hay làm suy yếu vị thế của đồng đô la Hoa Kỳ :
Jean - Baptiste Nóe : « Đúng là có thể nói đô la mất thế độc quyền, không còn là đơn vị tiền tệ duy nhất để thanh toán các hóa đơn năng lượng, do giờ đây người ta có thể mua dầu khí bằng nhân dân tệ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chiếm thế thượng phong và đồng đô la vẫn là đơn vị tiền tệ được sử dụng phổ biển nhất trên thế giới. Sức mạnh của Hoa Kỳ và của đồng đô la chưa tới hồi kết (…). Từ nhiều năm nay, một số quốc gia đã tìm cách phá vỡ thế độc quyền của đô la, nhưng tất cả đều đã thất bại, bởi đó là những nước nhỏ. Lần này Bắc Kinh tìm cách áp đặt luật chơi mới với Mỹ. Là nền kinh tế thứ hai toàn cầu nên Trung Quốc có trọng lượng để làm như vậy trên thị trường năng lượng, dầu khí. Washington không còn kiểm soát được hết tất cả. Dù vậy Hoa Kỳ có một ưu thế mà Trung Quốc không có được : Mỹ là một quốc gia sản xuất dầu đá phiến. Mỹ vừa sản xuất, vừa xuất khẩu năng lượng nhờ công nghệ mới này. Trung Quốc thì không. Đây là một lợi thế làm tăng thêm sức mạnh của Hoa Kỳ ».
Chính vì có dầu khí mà Hoa Kỳ không sợ thế độc quyền của đô la bị đe dọa. Bởi nếu quả thực là đồng nhân dân tệ phần nào có thể thay thế đồng đô la Mỹ thì « đây sẽ là hồi kết của thế độc quyền không chỉ về mặt tiền tệ và tài chính, mà còn cả về mặt chính trị ». Vẫn ông Jean–Baptiste Nóe giải thích : « Nếu như Trung Quốc có thể dùng đơn vị tiền tệ quốc gia để mua dầu khí, thì có lẽ ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, tất cả các nước châu Á còn lại hiện đang nắm giữ nhân dân tệ cũng sẽ theo gương của Bắc Kinh ». Hơn thế nữa, một số quốc gia thù nghịch với Mỹ, từ Venezuela đến Iran, sẽ không ngần ngại bán dầu hỏa bằng nhân dân tệ thay vì đô la.
Thế nhưng kịch bản Bắc Kinh mong đợi ấy đã không xảy ra. Tháng 2/2022, vào lúc chiến tranh Ukraina bùng phát, Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu Swift, nhiều người đã tưởng rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ từng bước được sử dụng nhiều hơn, thậm chí sẽ thay thế đồng đô la của Mỹ. Nhưng theo báo cáo hôm 30/09/2022 của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, đô la chiếm 59,5 % dự trữ ngoại tệ của các Ngân Hàng Trung Ương trên thế giới, tăng 9,5 điểm so với hồi 2020. Trong khi đó đồng nhân dân tệ vẫn không cất cánh, với chưa đầy 2,9 %.
Vẫn theo báo cáo này ghi nhận, « khoảng 1/3 dự trữ ngoại tệ bằng đồng tiền của Trung Quốc là do nước Nga nắm giữ ».
Trên đài RFI tiếng Việt, Jean-Baptiste Nóe giải thích thêm : Hiện tại Trung Quốc mới chỉ có thể mở rộng ảnh hưởng của đồng tiền quốc gia với các đối tác châu Á, trong lúc toàn cảnh thế giới đang bị chia ra thành hai cực, kể cả trên mặt trận tiền tệ :
Jean - Baptiste Nóe : « Hiện tại chúng ta thấy đồng nhân dân tệ chủ yếu được mua vào và sử dụng rộng rãi tại khu vực châu Á. Châu Âu ít bị ảnh hưởng, do vẫn ở trong quỹ đạo của đồng đô la. Thế giới hiện đang bị phân chia ra thành nhiều khối, mà Trung Quốc và Hoa Kỳ là trung tâm của những khối đó. Khu vực chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh càng lúc càng sử dụng nhiều hơn đồng nhân dân tệ. Liên Hiệp Châu Âu đã từng có tham vọng dùng đồng euro để thoát khỏi ảnh hưởng của đô la Mỹ, nhưng euro zone vẫn thuộc vùng ảnh hưởng của đô la, của kinh tế Hoa Kỳ ».
Thiếu tin tưởng vào đồng tiền Trung Quốc là trở ngại chính của đồng nhân dân tệ. Sở dĩ thế giới vẫn ưa chuộng đô la, bởi cộng đồng quốc tế tin tưởng vào Hoa Kỳ, vào kinh tế Mỹ, vào ảnh hưởng chính trị của Washington. Câu hỏi kế tiếp là liệu rằng Bắc Kinh có đủ sức đạt tham vọng áp đặt một trật tự tiền tệ mới với thế giới? Tổng biên tập thời báo Conflits Jean Baptiste Nóe trả lời :
Jean - Baptiste Nóe : « Đúng là kiểm soát được các luồng giao dịch tiền tệ tạo nên một sức mạnh rất lớn cho Trung Quốc mà đến nay quốc gia này không có được. Bắc Kinh đã thực hiện rất nhiều dự án đầu tự chủ yếu trong khuôn khổ dự án Con Đường Tơ Lụa mới thế kỷ 21. Đây là một khoản chi phí rất tốn kém cho dù phần lớn trong số đó do chính các quốc gia nhận đầu tư của Trung Quốc đài thọ. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang chựng lại, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn hẳn so với những thập niên vừa qua, câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có vượt qua được những khó khăn này hay không, hay đây thực sự là hồi kết của một chu kỳ phát triển chưa từng có của quốc gia châu Á này ».
Trước mắt, các nhà đầu tư quốc tế vào Hoa Lục phải liên tiếp giải quyết những vẫn đề nảy sinh từ chính sách zero Covid của Bắc Kinh, khủng hoảng địa ốc kéo dài và đang có khuynh hướng lan tới lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thêm một dấu hiệu kém khả quan khác cho đồng tiền Trung Quốc trong năm 2023 là vào lúc Mỹ, rồi châu Âu tăng lãi suất chỉ đạo, giới trong ngành dự báo chính người dân Trung Quốc có thể sẽ mua đô la và euro để đầu tư ở nước ngoài. Đồng tiền Trung Quốc qua đó thêm suy yếu. Khuynh hướng này càng rõ nét nếu kinh tế Trung Quốc xấu đi thêm. Ở góc đài bên kia, sức mạnh của đồng đô la đã được củng cố đáng kể, bởi ngoài Mỹ, tình hình tại khắp mọi nơi trên thế giới đều bấp bênh, kể cả tại hai điểm tựa của kinh tế toàn cầu là Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản.
Vẫn trước ống kính của nhà làm phim Claude Sautet, năm 1971, Romy Schneider rực rỡ và nẩy lửa trong vai Lily, một cô gái làng chơi. © Minh Anh/RFI |
RFI-Tạp chí Kinh Tế- Thanh Hà
Gánh nặng những công trình xây dựng còn dang dở của Evergrande. Ảnh minh họa cho đe dọa khủng hoảng địa ốc tại Trung Quốc. Vivian Lin AFP/Archivos |
Một nhà máy của hãng xe Đức Volkswagen trong tình trạng thiếu chip điện tử. Ảnh minh họa. © AP - Jens Meyer |
Hàng loạt các nhà máy trên thế giới phải hoạt động chậm lại, công nhân bị cho nghỉ việc vì lý do « kỹ thuật », lỗi do thiếu « não bộ » của hàng tỷ máy móc điện tử, từ xe hơi, đến điện thoại thông minh, máy tính cá nhân, TV, thẻ tín dụng ngân hàng...
Châu Âu lệ thuộc đến 94 % vào chịp « nhập khẩu » bị nặng hơn cả. Trong chưa đầy một năm, các nhà máy sản xuất xe hơi ở Rennes (miền tây bắc nước Pháp), tại Sochaux (miền đông) hay ở Onnaing (miền bắc), đều đã phải tạm cho nhân viên nghỉ việc trong nhiều đợt. Nhìn rộng ra hơn tại châu Âu, các xưởng sản xuất của hãng xe Nhật Toyota chỉ hoạt động 40 % so với công suất bình thường. Lý do : nhà máy không còn chip điện tử để lắp ráp xe. Toyota không là trường hợp duy nhất. Đối thủ đáng gờm nhất của hãng xe Nhật này là tập đoàn Đức, Volkswagen cùng chung số phận. Tập đoàn sản xuất xe vận tải của Thụy Điển, Scania cuối tháng 8/2021 thông báo « ngưng sản xuất trong vòng một tuần » tại tất cả các nhà máy ở Thụy Điển, Pháp và Hà Lan.
Riêng chi nhánh của tập đoàn Peugeot tại Rennes, sau ba tuần lễ nghỉ hè trong tháng 8, nhân viên bất ngờ được kéo dài thời gian nghỉ phép ngoài ý muốn. Tổng giám đốc Emil Frey France, chuyên phân phối 28 hiệu xe khác nhau tại 250 văn phòng đại diện trên toàn quốc khẳng định : « Thời gian giao hàng bị trễ từ sáu đến 9 tháng ».
Theo thẩm định của cơ quan tư vấn Boston Consulting, hiện tượng khan hiếm linh kiện bán dẫn ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 8 triệu chiếc xe bán ra trên thế giới chỉ riêng trong năm nay, tương đương với gần 10 % của thị trường toàn cầu. Khoản thất thu kèm theo, ước tính lên tới khoảng 110 tỷ đô la theo thẩm định của Alix Partners, trụ sở tại New York. Vấn đề đặt ra là hiện tượng khan hiếm chip điện tử có nguy cơ kéo dài.
Trả lời đài phát thanh tư nhân Radio Classique hôm 03/09/2021, Paul Boudre tổng giám đốc Soitec, tập đoàn cung cấp nguyên liệu để sản xuất công nghệ bán dấn của Pháp, chờ đợi « cơn khát » này sẽ kéo dài thêm « từ sáu đến chín quý nữa » có nghĩa là đến cuối 2023 : « Sự khan hiếm này được xác định ở nhiều cấp trước hết là từ phía các lò đúc. Như đã biết khoản đầu tư cần thiết trong ngành được tính hàng tỷ đô la. Các dây chuyền sản xuất đã hoạt động hết công suất. Bây giờ cần bắt buộc phải xây dựng những nhà máy máy mới và cần có thời gian để cân bằng mức cung và cầu ».....
Đoc toàn bài : Châu Âu ngạt thở vì thiếu chip điện tử của châu Á
Phần âm thanh:
Thanh Hà / RFI
Thủ tướng Đức Angela Merkel, 15 năm sau khi đắc cử lần đầu, vẫn rất được lòng dân Đức. REUTERS - POOL |
Thanh Hà (RFI)
Ảnh chụp trước khi diễn ra lễ niêm yết giá của loạt công ty đầu trên thị trường STAR Market, Thượng Hải, ngày 22/07/2019.REUTERS/Stringer |