Showing posts with label Tạp chí Kinh tế. Show all posts
Showing posts with label Tạp chí Kinh tế. Show all posts

11/8/23

Mạng cáp quang dưới lòng Bắc Băng Dương : Nga mời Trung Quốc nhập cuộc

Nghe phầm âm thanh: 


Thế giới rồi đây sẽ sử dụng Internet của Trung Quốc ? Trong cuộc chiến về công nghệ với Hoa Kỳ, Trung Quốc được Nga hậu thuẫn để xây dựng hệ thống cáp quang dưới lòng Bắc Băng Dương, thực hiện tham vọng Con Đường Tơ Lụa Mới Digital. Trong thời đại công nghệ số và các hoạt động gián điệp phổ biến, để mở rộng ảnh hưởng và thay thế Mỹ làm chủ mạng internet toàn cầu trong thế kỷ 21, Bắc Kinh muốn kiểm soát « xa lộ thông tin » từ Bắc Cực.

Ảnh minh họa: Nhờ dịch vụ của công ty Pháp, các tài của Công ty Vận tải Bắc cực được kết nối dọc theo Đường Biển Bắc. © AFP/Orange Business Services

Vì sao Bắc Cực trở thành một mặt trận trong cuộc chiến công nghệ digital Mỹ -Trung ? Bắc Kinh tính toán những gì và đã được Nga hậu thuẫn như thế nào ? RFI tiếng Việt mời chuyên gia về hệ thống cáp quang dưới lòng biển, Michael Delaunay, giảng dậy tại đại học Versailles - Saint Quentin en Yvelines trả lời các câu hỏi trên. Các công trình nghiên cứu của giáo sư Delaunay tập trung vào Bắc Cực và ông là tác giả bài tham luận mang tựa đề : Con Đường Tơ Lụa Kỹ Thuật Số, công cụ để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, kể cả tại Bắc Cực. Bài viết đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Quốc Tế - Tập 51, số 1/2020.
..........

Đọc bài viết trên RFI tiếng Việt:

10/31/23

Khí đốt phục vụ tham vọng ngoại giao của Qatar

Nghe phần âm thanh:


Là một quốc gia có diện tích chỉ gấp 2 lần Singapore, nhưng lại là nguồn dự trữ khí đốt lớn thứ ba trên thế giới - sau Nga và Iran, Qatar, trong chưa đầy 50 năm, trở thành một trong bốn nước có thu nhập đầu người cao nhất thế giới và Doha đã liên tục sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên này để khẳng định vị trí trong khu vực và trên trường quốc tế.




















Đối với đại đa số, Qatar, được biết đến nhờ hãng hàng không Qatar Airways. Trong giới truyền thông, quốc gia nhỏ tí trong vùng Vịnh này nổi tiếng nhờ hai kênh truyền hình có uy tín và có nhiều khán giả theo dõi Al Jazeera và beIn Sport.
........

Đọc toàn bài viết:

9/5/23

BRICS mở rộng : Một liên minh thống lĩnh thị trường nguyên nhiên liệu ?

Minh Anh - RFI

Ngày 24/08/2023, kết thúc thượng đỉnh lần thứ 15 tại Johannesburg, Nam Phi, nhóm BRICS – gồm năm nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – thông báo đón thêm sáu thành viên mới. Một số nhà quan sát cho rằng BRICS mở rộng còn đồng nghĩa với việc thúc đẩy tiến trình phi đô la hóa và hình thành một liên minh thống trị thị trường dầu khí, nguyên nhiên liệu.


Nghe phần âm thanh:




Kể từ ngày 01/01/2024, BRICS sẽ trở thành BRICS+, khi có thêm sáu thành viên mới là Achentina, Ai Cập, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ethiopia và Iran. Hầu hết giới chuyên gia đều có chung một nhận xét : Đây là một thắng lợi của Nga và nhất là của Trung Quốc.

Đây là hai nước quyết tâm mở rộng nhóm nhiều nhất. Với Bắc Kinh, sự mở rộng này đồng nghĩa với khả năng gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc với nhóm các nước phương Nam. Về phần Matxcơva, sự mở rộng này có thể hạn chế phần nào thế cô lập của Nga trên trường quốc tế vì cuộc chiến xâm lược Ukraina.

Sự kiện cũng cho thấy ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong nhóm. Ấn Độ và Brazil lo sợ tầm ảnh hưởng của mình sẽ bị tan biến. New Dehli – đối thủ cạnh tranh của Bắc Kinh – cũng có tham vọng trở thành một trong những đầu tầu của những nước đang phát triển.

Một sự mở rộng quá nhanh và quá lớn có nguy cơ biến « BRICS thành một diễn đàn chống phương Tây để phục vụ trước hết các lợi ích của Trung Quốc và Nga », theo như lời một quan chức ngoại giao Ấn Độ được nhật báo Pháp Le Monde dẫn lại.

Raoul Delcorde, đại sứ danh dự của Bỉ, trả lời nhật báo kinh tế L’Echo (Bỉ) nhận định « Trung Quốc có thể ép buộc được các nước còn lại vì chỉ riêng nước này đã đóng góp đến 70% GDP của toàn bộ nhóm BRICS ».

Thay đổi trật tự thế giới

Dù vậy, giữa các nước đều có chung một mẫu số : Cùng phản đối một trật tự kinh tế thế giới do phương Tây thiết lập và mong muốn hướng đến một thế giới đa cực. Mở rộng cửa đón các thành viên mới cho phép củng cố hơn nữa vai trò thay thế của BRICS trên bình diện địa chính trị, trước các định chế quốc tế do phương Tây thống trị.

Nhà kinh tế học Jean-Joseph Boillot, cố vấn cho Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IRIS), trả lời RFI Pháp ngữ, nhắc lại BRICS được thành lập năm 2009, sau khi cơn bão khủng hoảng tài chính của Mỹ quét qua, đẩy nhiều nước đang phát triển và nước nghèo lâm vào cảnh khốn khó trong vòng 5-10 năm liên tiếp.

BRICS cho rằng, bất chấp quy mô diện tích, dân số và kinh tế, nhóm này đã không được đại diện đầy đủ trong các định chế quốc tế. Chuyên gia kinh tế Jean-Joseph Boillot, cố vấn cho Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IRIS), trả lời RFI Pháp ngữ, giải thích vì sao dù có những khác biệt lớn về trọng lượng kinh tế nhưng nhiều nước vẫn được chọn để tham giam BRICS:

« Điều cốt lõi ở đây là vì những nước này bị gạt ra khỏi các định chế quốc tế lớn. Năm nước thành viên của BRICS chiếm khoảng 15% phiếu bầu ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong khi cả năm nước gộp lại có đến gần 3,5 tỷ dân và chiếm gần 25% GDP của toàn cầu. Đây là ý tưởng chính dẫn đến việc hình thành BRICS.

Từ quan điểm này, Ả Rập Xê Út là cường quốc thứ chín trên thế giới và trên phương diện GDP tính theo đầu người, Ả Rập Xê Út cũng không xa mấy các nước châu Âu, nhưng trên bình diện chính trị, vai trò và quyền phủ quyết trong các tổ chức quốc tế lớn là không có. Do vậy, việc bày tỏ nguyện vọng tham gia nhóm BRICS còn nhằm mục đích làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới. »

Nhưng BRICS có thêm thành viên mới không chỉ là mở rộng câu lạc bộ, mà đây còn là một liên minh mở rộng cho phép vạch lại mô hình tài trợ phát triển của các nước mới trỗi dậy, thống trị các thị trường dầu khí và nguyên liệu thiết yếu trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Các vương quốc Ả Rập : Những ông chủ ngân hàng mới

Và trong tầm nhìn này, Trung Quốc sẽ là bên hưởng lợi trước tiên. Trang mạng La Tribune (25/08/2023) nhận định việc mở rộng nhóm cho phép Trung Quốc tăng tốc dự án Những Con đường Tơ lụa Mới (BRI), được khởi động từ năm 2013, liên quan đến gần 70 nước, đông đến khoảng 4,4 tỷ dân, và chiếm đến khoảng 40% GDP toàn cầu, nhưng bị đình trệ vì đại dịch Covid-19.

Như vậy, BRICS có thể huy động thêm được nguồn vốn cho ngân hàng phát triển của nhóm – New Development Bank (NDB), được thành lập năm 2014 – để có thể tài trợ các dự án đầu tư cho các nước mới trỗi dậy mà không cần các khoản vay có điều kiện từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB).

Kinh tế gia Alexandre Kateb, chủ tịch Văn phòng tư vấn The Multipolarity Report, trên đài truyền hình tư nhân BFMTV, nhấn mạnh việc mở rộng BRICS cũng có nghĩa là phi đô la hóa:

« Đúng là phi đô la hóa và phát triển một đồng tiền trao đổi thay thế như nhân dân tệ chẳng hạn sẽ đi cùng với việc mở rộng nhóm. Ở đây thật sự có một lô-gic kết nối hai khía cạnh này với nhau. Theo tôi, điều này thể hiện rõ qua việc kết nạp hai nước Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, bởi vì đây là những nước có thể tài trợ cho một hệ thống tài chính mới dựa trên đồng tiền của BRICS hay một đơn vị tiền tệ dự trữ nào đó mà đồng tiền này được ấn định theo bản vị vàng hay dầu hỏa. »

Về điểm này, nhà nghiên cứu thuộc IRIS, trên đài RFI lưu ý thêm rằng « ngân hàng NDB của BRICS vốn đang thiếu nguồn tài chính, bỗng nhiên có thêm hai chủ ngân hàng, giờ có thể cấp vốn cho các nước phương Nam nào có nhu cầu. Cho đến hiện tại, Trung Quốc là bên giữ vai trò này, tất cả các nước đều tỏ ra nghi ngại về ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc ở trong nhóm. Do vậy, sự có mặt của hai nước Ả Rập là một sự tái cân bằng khá thú vị. »

Liên minh BRICS và OPEC+ để thống lĩnh thị trường dầu lửa

Trong bối cảnh này, Nhà Trắng ra sức ngăn cản nhiều nước tham gia BRICS, khi cam kết giải ngân « khoảng 50 tỷ đô la tiền vay cho các nước có thu nhập trung bình và các nước nghèo », đồng thời mời gọi các nước đồng minh và đối tác tham gia đóng góp để nâng tổng số tiền hỗ trợ có sẵn là 200 tỷ đô la.

Liệu rằng Mỹ có thể cạnh tranh với Trung Quốc ? Câu trả lời là Khó, vì giới quan sát cảnh báo thêm rằng đại đa số các nước thành viên khối OPEC Mở rộng, nhóm các nước khai thác và xuất khẩu dầu hỏa, cũng sẽ sớm gia nhập nhóm BRICS. Sự hội nhập này sẽ mang lại cho nhóm một vị thế vượt trội trên các thị trường dầu khí.

La Tribune ước tính tổ chức OPEC+ được hội nhập vào BRICS có thể sẽ chiếm đến hơn 60% sản lượng khai thác và 40% khả năng tinh lọc vàng đen của thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ là những khách hàng quan trọng của các nước Vùng Vịnh. Việc bảo đảm nguồn cung dầu khí là mang tính sống còn cho nền kinh tế Trung Quốc, vốn dĩ một phần lớn nhập khẩu là để đáp ứng các nhu cầu trong nước.

Ông Alexandre Kateb nhận định, việc nhiều nước khai thác và xuất khẩu dầu hỏa gia nhập BRICS cho thấy rõ một mục tiêu chiến lược khác : Giảm bớt sự phụ thuộc vào đô la trong việc niêm yết giá dầu trên thị trường thế giới.

« Đây thực sự là chất xúc tác cho sự chuyển đổi này và vai trò của nhân dân tệ trong việc thanh toán các hợp đồng dầu mỏ. Quá trình đã được bắt đầu với việc Ả Rập Xê Út ký một thỏa thuận với Trung Quốc để thanh toán những hợp đồng xuất khẩu dầu lửa bằng nhân dân tệ. Rồi chuyển giao hàng khí hóa lỏng đầu tiên của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đến Trung Quốc cũng được trả bằng đồng nhân dân tệ.

Hơn nữa, chính hãng Total của Pháp là bên đưa ra sáng kiến giao dịch này. Và ngày nay chúng ta thấy rõ là có cả một phong trào nhằm thiết lập các giao dịch trong một khuôn khổ đa phương, nơi xuất phải cho ý tưởng về một loại tiền dự trữ cho BRICS, một loại đơn vị tiền tệ trao đổi đóng vai trò như là một đơn vị thanh toán cho tất cả các hoạt động giao dịch này và như vậy cũng sẽ cho phép gộp những nước khác mắc nợ Trung Quốc, cung cấp tài chính cho họ mà không dùng đến đồng đô la, như trường hợp của Achentina hiện nay ».

Châu Âu và sự phụ thuộc vào BRICS trong tương lai ?

Cuối cùng, trong lĩnh vực nguyên liệu, mức độ tập trung còn quan trọng hơn và trở nên mang tính chiến lược cho nhiều nước mới trỗi dậy muốn tận dụng quá trình chuyển đổi năng lượng để có thể tự mình phát triển các chuỗi công nghiệp thế giới và hưởng lợi các chuỗi giá trị cao như kế hoạch IRA của tổng thống Mỹ Biden trị giá 370 tỷ đô la, hay của kế hoạch của Liên Hiệp Châu Âu, 750 tỷ euro.

Những nước muốn tham gia, hay đã là thành viên, đều là những quốc gia giầu khoảng sản, nhất là những nguồn đất hiếm như nickel, cobalt, platine hay palladium… Trọng lượng của những nước này (Nga, Indonesia, Cộng hòa Congo, Nam Phi, hay Trung Quốc…) trong lĩnh vực dầu khí và nguyên nhiên liệu, cũng như trữ lượng của chúng có khả năng thúc đẩy sự hội tụ lợi ích giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nhóm BRICS trong tương lai.

Điều này có nguy cơ làm thay đổi cấu hình hiện tại của thị trường quốc tế và các chuỗi cung ứng. Đó cũng là những gì đã xảy ra cho dầu lửa và khí đốt khi chiến tranh Nga – Ukraina nổ ra, qua việc phát triển khai thác mỏ tại lục địa châu Phi.

Nếu như Hoa Kỳ vẫn có thể trông cậy vào nguồn khai thác và sản xuất dầu khí ở trong nước và trong một chừng mực nào đó là các loại nguyên liệu hiếm từ Canada, rõ ràng là việc BRICS mở rộng nhưng dưới sự ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc có thể làm suy yếu Liên Hiệp Châu Âu. Khu vực này có nguy cơ bị lệ thuộc nhiều vào nguồn cung dầu lửa từ nhiều nước thành viên tương lai của BRICS, chủ yếu ở vùng Trung – Cận Đông và châu Phi.

3/23/22

Công nghệ mới phục vụ chiến tranh Ukraina

Internet và đội quân cyber (IT Army) làm tiêu tan hy vọng của Nga bắt Ukraina nhanh chóng đầu hàng. Kiev trực tiếp cầu cứu các tập đoàn « digital » của Mỹ hỗ trợ. Lần đầu tiên ngành công nghệ cao trực tiếp « lên tuyến đầu » trong chiến tranh. Công nghệ mới thời đại kỹ thuật số là một bước ngoặt trong chiến thuật quân sự của các bên. Chuyên gia trường quân sự Saint Cyr của Pháp, Julien Nocetti phân tích về vai trò của các công nghệ kết nối trong chiến tranh Ukraina. 

Nghe phần âm thanh:

Ngoài Kiev, phương Tây đã tăng cường khả năng phòng thủ đề phòng đối phó với các đợt tấn công cyber kể từ khi Matxcơva đưa quân xâm chiếm Ukraina. Xung đột thời đại kỹ thuật số đang diễn ra dưới những hình thức nào ? Công nghệ kết nối giúp ích được gì và đặt ra những thách thức nào cho các bên tham chiến ? Trong cuộc đọ sức quân sự bất tương xứng với Nga, Ukraina dường như đang chiếm thế thượng phong nhờ các phương tiện « kết nối ».

1/27/22

Trung Quốc phải chăng đang khép lại thời kỳ kinh tế tự do ?

RFI- Ngày 25.01.2022
Chính quyền Trung Quốc đang gia tăng quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế, kể cả với mảng kỹ thuật số và chủ trương « thịnh vượng chung » được ôngTập Cận Bình đưa ra hồi tháng 8/2021 làm dấy lên câu hỏi : Bắc Kinh áp dụng trở lại chính sách « tập trung kinh tế như dưới thời Mao » và chấm dứt thời kỳ mở cửa thị trường mà ông Đặng Tiểu Bình chủ trương ?

Nghe bản tin:


Bài liên quan:
1)-Lý Quang Diệu viết về chiến lược “Thao quang dưỡng hối” của TQ
2)-Cộng đồng phú dụ của Trung quốc có thể ảnh hưởng đến toàn cầu 

11/10/21

Kiểm soát các nguồn nước ngọt, nguyên nhân xung đột biên giới Ấn-Trung

Một khúc sông Brahmaputra trên lãnh thổ Ấn Độ. © Aniruddha Buragohain/wikipedia.org

Nghe phần âm thanh:


Tháng 2/2021 sự kiện vỡ sông băng tại Himalaya, 150 người Ấn Độ thiệt mạng đã làm dấy lên trở lại tranh chấp giữa New Delhi và Bắc Kinh chung quanh một dự án Trung Quốc xây đập thủy điện trên sông Yarlung Tsang Po « lớn hơn cả đập Tam Hiệp ». Tranh chấp để làm chủ sông ngòi, khai thác những mạch nước tại biên giới Ấn-Trung càng lúc càng trở nên « nhậy cảm ».  

Ấn Độ và Trung Quốc có một đường biên giới chung hơn 3.300 km ở một khu vực với những điều kiện khắc nghiệt với con người. Sông băng và những lớp tuyết trên dãy Himalaya là nguồn cung cấp nước ngọt cho gần một nửa dân số trên địa cầu.

Đối với hàng triệu nông dân tại một vùng đất khô cằn ở cả hai phía bên đường biên giới Ấn-Trung, đây là những nguồn cung cấp nước duy nhất. Vận mệnh của hàng triệu dân ở phía đông bắc Ấn Độ và cả một phần Bangladesh tùy thuộc vào các nguồn nước từ con sông Yarlung dài gần 2.900 km bắt nguồn từ sông băng Angsi – Tây Tạng. Khi chảy qua lãnh thổ Ấn Độ, sông Yarlung trở thành dòng Brahmaputra, mạch sống của bang Arunachal Pradesh trước khi nhánh sông này nhập vào với sông Hằng, đổ ra vịnh Bangale.

Chạy đua xây đập

Từ 2009 Trung Quốc đã có dự án xây dựng thêm một đập thủy điện trên dòng sông Yarlung Zahng Po, với « công suất 70 triệu kilowatt/giờ, lớn hơn cả so với đập Tam Hiệp » trên Dương Tử Giang. Ấn Độ thấy trước dự án của Trung Quốc là một mối đe dọa « cả về mặt lương thực, lẫn quân sự ». Trung Quốc đề xuất một dự án xây dựng trong một vùng có nguy cơ động đất cao, rủi ro vỡ đập và sập núi là rất lớn. Nhưng để đáp trả Bắc Kinh, chính quyền New Delhi thông báo cũng xây đập thủy điện trên dòng Brahmaputra để « giảm thiểu tác động dự án Trung Quốc gây ra ».

Ấn Độ, Trung Quốc lao vào một cuộc chạy đua xây dựng đập thủy điện mà không quan tâm đến tiếng nói của Bangladesh cửa ngõ đưa con sông này ra vịnh Bangale.

Để hiểu được tranh chấp biên giới Ấn Độ -Trung Quốc hiện tại trên đài RFI Việt ngữ giáo sư địa chính trị Hugo Billard, trường Saint Michel Picpus Paris, đồng tác giả tập bản đồ về những đường biên giới, Atlas des Frontières – NXB Autrement, nhắc lại về sự hình thành của đường biên giới giữa hai cường quốc của châu Á này từ khi các vùng thuộc địa cũ trong Liên minh Ấn Độ của Anh Quốc giành được độc lập năm 1947.

Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh mà trước đây được biết đến dưới tên gọi là Đông Pakistan, rồi Miến Điện, Sri Lanka giành được độc lập từ chính quyền Anh năm 1947. Từ đó đặt ra vấn đề đường biên giới vĩnh viễn từng được vương quốc Anh khoanh vùng với các cường quốc lân cận như là Iran, Nga, Trung Quốc và kể cả với vùng thuộc địa của Pháp là Đông Dương. Làm thế nào để ổn định đường biên giới Ấn –Trung và làm thế nào lằn ranh đó phải được công nhận ?

Cũng giáo sư Hugo Billard nhấn mạnh đến năm 1951 khu vực biên giới giữa hai quốc gia này mới bắt đầu trở thành một điểm nóng. Khi đó Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng. Đây là một vùng đất rộng lớn bằng một phần ba diện tích Trung Quốc và là một môi trường khá khắc nghiệt với con người. Làm chủ được Tây Tạng, Trung Quốc đương nhiên mở ra đường biên giới 3.380 cây số với Ấn Độ.

Cũng chính đường biên giới này đã cho phép Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền tại ba điểm : một là tại Aksai Chin – phía tây bắc Tây Tạng. Điểm tranh chấp thứ nhì là vùng lãnh thổ Sikkim, nằm kẹt giữa Nepal và Bhoutan. Với chỉ khoảng 6.000 dân cư, nhưng Sikkim là nơi đã hai lần Trung -Ấn giao tranh vào những năm 1962 và 1975. Sau cuộc đọ sức cuối cùng này, thì Sikkim đã thuộc về Ấn Độ. Tuy nhiên điểm nóng thứ ba - và cũng là điểm gây nhiều chú ý hơn cả là vùng Arunachal Pradesh ở phía đông. Đây là một vùng đất màu mỡ, năm con sông của bang này đề bắt nguồn từ dãy Himalaya. Bắc Kinh và New Delhi tranh chấp cả về đường biên giới lẫn quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này. Hiện tại bang Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát. Giáo sư Hugo Billard tuy nhiên lưu ý tranh chấp biên giới trước hết là một lá bài để cả Bắc Kinh lẫn New Delhi khơi dậy niềm tự hào dân tộc :

Hugo Billard : « 3.380 cây số đường biên giới là nơi mà bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra tranh chấp tùy vào thời điểm, vào bối cảnh chính trị nội bọ của mỗi bên. Thí dụ, tình hình tại Aksai Chin tùy thuộc vào mối quan hệ hữu hảo giữa Ấn Độ với Pakistan, một đồng minh của Bắc Kinh nhưng lại là đối thủ của New Delhi. Sikkim thì đã thuộc hẳn về Ấn Độ. Riêng bang Arunachal Pradesh, đây là nơi thường xuyên xảy ra giao tranh giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc. Từ thập niên 1970, trên thực tế, cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ cùng không có lợi ích gì khi khiêu khích đối phương để dẫn tới xung đột, bởi về thực chất, không bên nào có đủ phương tiện hay quyết tâm. Phía Ấn Độ thì rõ ràng là không đủ phương tiện còn đối với Trung Quốc, đường biên giới trên bộ không phải là một ưu tiên. Ưu tiên của Bắc Kinh là biên giới trên biển. Dù vậy cả hai phe cùng thường xuyên khai thác lá bài chủ quyền biên giới để chứng minh với công luận trong nước rằng Trung Quốc cũng như Ấn Độ không nhượng một tấc đất cho đối phương. Mỗi bên đều có nhu cầu chứng tỏ làm chủ tình hình ở các đường biên giới »

Vành đai Trung Quốc

Vẫn trong mắt nhà địa chính trị Hugo Billard, New Delhi có hai cách tiếp cận vấn đề tranh chấp đường biên giới. Về mặt địa lý và chiến lược, Ấn Độ luôn cảm thấy bị Trung Quốc kềm tỏa. Từ những năm 1990 vì những lợi ích kinh tế và chiến lược, Bắc Kinh đã thắt chặt quan hệ với Pakistan, với Miến Điện. Trung Quốc có nhiều lá chủ bài trong tay, lúc thì dùng những dự án xây dựng hệ thống xe lửa, khi thì chiêu dụ đối phương bằng những kế hoạch phát triển hải cảng, mở rộng các tuyến giao thông đường biển, hay những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng : xa lộ trường học, bệnh viện …

Hugo Billard : « Ấn Độ có cảm tưởng là bị Trung Quốc bao vây, kềm cặp : Ở phía bắc, đôi bên có đường biên giới chung. Phía tây Ấn Độ là Pakistan, ở phía đông thì có Miến Điện. Cả Islamabad lẫn Naypyidaw đều chịu ảnh hưởng rất lớn của Bắc Kinh. Bước kế tới là Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào Sri Lanka, biến quốc gia này thành tai mắt của Bắc Kinh ở phía nam Ấn Độ để quan sát cả vùng Ấn Độ Dương. Đối với New Delhi, đó là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tìm cách bao vây, đến mức khiến Ấn Độ ngạt thở »

Tuy nhiên một yếu tố quan trọng khác trong cuộc đọ sức Ấn- Trung, vế chính trị được cả đôi bên chú trọng. Về phía Ấn Độ, từ năm 2014 thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền và ông luôn khai thác lá bài dân tộc chủ nghĩa để kiếm phiếu. Song song với việc ve vãn công luận trong nước chính quyền Modi liên tục mở rộng, nâng cấp đối thoại với các đồng minh. Đứng đầu là Nga, bởi vì New Delhi luôn có một một quan hệ mật thiết về mặt chiến lược. Bên cạnh đó thủ tướng Modi đã đặc biệt chú trọng đến bang giao với Hoa Kỳ, với Pháp, một cường quốc trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương. Úc, Nhật và cả các quốc gia Đông Nam Á cũng càng lúc càng trở thành những đối tác cho phép New Delhi giải tỏa bớt vòng vây của Trung Quốc.

Cuộc chiến kiểm soát nguồn nước ngọt

Tuy nhiên nhu cầu thoát khỏi gọng kềm Trung Quốc, đối với Ấn Độ, theo như phân tích của giáo sư địa chính trị Hugo Billard chỉ là một trong những yếu tố trong bang giao song phương. Bên cạnh đó một nguyên nhân khác thường xuyên dẫn đến xung đột Ấn – Trung là nhằm kiểm soát các nguồn nước ngọt trong dẫy Himalaya. Giáo sư Hugo Billard, nhấn mạnh đến chìa khóa đang được đặt ở dẫy Himalaya :

Hugo Billard : « Dẫy núi có độ cao hơn 8.000 mét này thực ra là một bể nước vô cùng to lớn đối với cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ. Tuy nhiên Trung Quốc thì còn có thể trông cậy vào cả vùng cao nguyên Tây Tạng rộng lớn với khá nhiều sông ngòi mà trong đó có những con sông lớn, thành thử, nhu cầu về nước ngọt về phía Trung Quốc không mang tính sống còn. Ngược lại đối với Ấn Độ, phần lớn các con sông bắt nguồn từ những vùng sát cạnh với Trung Quốc. Cho nên trong trường hợp xảy ra giao tranh, nước có thể trở thành một vũ khí để Bắc Kinh bắt chẹt đối phương. New Delhi ý thức được là cần phải làm chủ các nguồn nước ngọt, làm chủ sông ngòi ở khu vực phía bắc này để bảo đảm nhu cầu của một phần lãnh thổ. Ấn Độ cần được bảo đảm rằng, các nguồn nước xuất phát từ Himalaya không thể bị căng thẳng với Trung Quốc tác động ».

Đó là lý do khiến dự án Trung Quốc xây đập ngay tại hạt Medog trên dòng Yarlung là « giọt nước làm tràn ly » trong mắt giới lãnh đạo Ấn Độ. Cũng giáo sư Hugo Billard trường Saint Michel Picpus - Paris nêu bật : ngoài yếu tố mang tính sống còn của con sông này đối với 1,3 triệu dân của bang Arunachal Pradesh, trong tiềm thức của người Ấn Độ giáo, « làm chủ được các mạch sông ngòi còn có ý nghĩa thiêng liêng » và là một biểu tượng cao về « linh hồn của những dòng sông ».

Phía Bắc Kinh thì đơn giản xem việc xây một cái đập thứ năm (bên cạnh 4 đập thủy điện đang hoạt động và hai công trình đã được khởi công) trên nhánh sông chính của dòng Yarlung là nhằm « đáp ứng nhu cầu về năng lượng, giảm thiểu mức độ lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch ».

Trên nhật báo Times of India đầu năm 2021, nhà chính trị học Brahma Chellaney lưu ý : « Tranh giành các nguồn nước ngọt là một yếu tố then chốt giải thích thái độ hung hăng của Trung Quốc » với nước láng giềng phía nam, bởi Bắc Kinh ý thức được về thế thượng phong của mình nhờ có Tây Tạng, thượng nguồn của nhiều dòng sông. Về nguy cơ các đập thủy điện Trung Quốc xây dựng tại một khu vực có rủi ro động đất cao, nhà nghiên cứu này kết luận : mỗi đập nước là một « quả bom nổ chậm đe dọa hàng triệu, hàng chục triệu dân cư ở hạ nguồn ».

9/28/21

Evergrande, bước ngoặt của phép lạ kinh tế Trung Quốc

 RFI-Tạp chí Kinh Tế- Thanh Hà

Gánh nặng những công trình xây dựng còn dang dở của Evergrande. Ảnh minh họa cho đe dọa khủng hoảng địa ốc tại Trung Quốc. Vivian Lin AFP/Archivos

Là biểu tượng của phép lạ kinh tế Trung Quốc, của cơn sốt địa ốc tại quốc gia đông dân nhất địa cầu, tập đoàn bất động sản Evergrande nay đang bên bờ vực thẳm trước núi nợ tương đương với 3 % GDP. Với Bắc Kinh, Evergrande là một thách thức cả trên ba mặt trận : tài chính, xã hội và chính trị.

« Evergrande, một phiên bản mới của Lehman Brothers » : truyền thông quốc tế cảnh báo « một cơn bão tài chính mới » dấy lên từ Trung Quốc có nguy cơ tác động tới toàn cầu. Nhưng trước mắt đây là một cuộc khủng hoảng đe dọa đến ổn định xã hội và tính chính đáng của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Evergrande với mức nợ ước tính lên tới 300 tỷ đô la có nguy cơ kéo theo cả ngành địa ốc lẫn tài chính ngân hàng Trung Quốc vào vòng xoáy, kế tới là những cổ đông đầu tư vào Evergrande. Từ đầu 2021 cổ phiếu của tập đoàn mất giá 90 % trên các sàn chứng khoán tại Hoa lục và Hồng Kông, hàng tỷ đô la tan thành mây khói.

Nguy cơ hiện tượng đổ dàn

Evergrande đã nhận tiền đặt cọc của khách hàng để giao 45 triệu mét vuông bất động sản nhưng những công trình đó vẫn chưa hoàn tất. Công ty thiếu tiền mặt để 750 công trường ở trên 200 thành phố tại Trung Quốc tiếp tục hoạt động. Khoảng 200.000 công nhân viên của Evergrande bị đe dọa mất việc. Hàng ngàn đối tác của công ty bất động sản này, từ giới phân phối vật liệu xây dựng đến các công ty môi giới địa ốc bị vạ lây. Trên dưới bốn triệu lao động Trung Quốc sẽ bị thất nghiệp trong trường hợp Evergrande mất khả năng thanh toán.

Trên đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia kinh tế Mary Françoise Renard đại học Clermond Ferrand trước hết giải thích cung cách làm ăn theo kiểu « mượn dầu heo nấu cháo » của tập đoàn bất động sản lớn thứ nhì tại Trung Quốc :

Mary Françoise Renard : « Tương tự như rất nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc, Evergrande đã lớn mạnh nhờ đi vay nợ. Trong giai đoạn 2008-2009 cũng vì muốn tránh để bị sa lưới khủng hoảng tài chính toàn cầu, Bắc Kinh đã cho mở van tín dụng, khuyến khích tiêu thụ nội địa. Trung Quốc khi đó chủ trương chuyển hướng mô hình kinh tế, giảm bớt lệ thuộc vào xuất khẩu và lấy tiêu thụ nội địa làm chủ lực. Có điều các nguồn tín dụng dồi dào đã dẫn tới hiện tượng đầu cơ. Đa phần, người ta đầu cơ vào địa ốc. Evergrande đã dễ dàng đi vay cho đến lúc tập đoàn này mắc nợ quá nhiều. Thêm vào đó từ đầu năm nay, Bắc Kinh đã áp đặt một số lằn ranh đỏ, quy định một mức nợ không thể vượt qua, hạn chế mức tín dụng cấp cho các tập đoàn xây dựng và địa ốc. Lập tức Evergrande thiếu hụt tiền mặt. Công ty này đã phải bán rẻ một số dự án để thu tiền vào kịp thời. Nhưng ngay cả biện pháp chữa cháy này cũng không đủ để thanh toán nợ đáo hạn. Evergrande rơi vào cái vòng luẩn quẩn. Nghiêm trọng hơn nữa là do Evergrande phải hạ giá nhà đất với hy vọng chiêu dụ thêm khách hàng, nên tập đoàn này đã kéo theo cả thị trường địa ốc tại Trung Quốc xuống giá. Hậu quả kèm theo nữa là một số công ty nhỏ mà cũng vận hành theo kiểu đi vay nợ để phát triển, đã vỡ nợ ».

Giáo sư Renard cho rằng, trong trường hợp bị sụp đổ thì « chấn động » từ vụ phá sản này vượt ra ngoài hoàn cảnh Evergrande. Ngành địa ốc chiếm đến 13 % GDP của Trung Quốc và nếu tính luôn cả các đối tác trực tiếp của các tập đoàn bất động sản ở Hoa lục, thì vết dầu - nếu có - sẽ lan rộng đến cả gần 30 % GDP.

Mary Françoise Renard : « Hậu quả trước hết là đối với các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu của Evergrande, trong đó có cả một số cổ đông nước ngoài, nhưng đó chỉ là một số ít. Tác động đáng ngại hơn nhiều là đối với bản thân kinh tế Trung Quốc. Có nhiều khả năng chính quyền sẽ tái cấu trúc nợ của Evergrande có nghĩa là đặt đại tập đoàn địa ốc này dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, huy động Ngân Hàng Trung Ương và các ngân hàng của Nhà nước bơm tiền cho Evergrande. Ngoài ra Bắc Kinh cũng đã rất thận trọng can thiệp tránh để Evergrande như vết dầu loang, đe dọa ngành địa ốc trên toàn quốc. Nguy cơ này là có thực do đã có nhiều công ty xây dựng khác tuyên bố phá sản. Nhìn xa hơn nữa, theo tôi, điều khiến cả Bắc Kinh lẫn giới quan sát lo ngại đó là khả năng thẩm định về mức nợ thực sự của các công ty Trung Quốc, và về rủi ro đối với các chủ nợ. Đó mới chính là một vấn đề lớn đang đặt ra với Trung Quốc ».

Bắc Kinh sẽ can thiệp

Cũng trên đài RFI tiếng Pháp, ông Jean-François Dufour, giám đốc cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse nhấn mạnh đến mức độ nghiêm trọng của hồ sơ đang làm Bắc Kinh đau đầu, nhưng hoàn toàn loại trừ kịch bản Evergrande bị chính quyền « bỏ rơi » như kịch bản từng xảy ra với Lehman Brothers của Mỹ hồi 2008 :

Jean-François Dufour : « Thậm chí chúng ta không có những con số chính xác về mức nợ của Evergrande, mà đây chỉ là mức thẩm định. Tuy nhiên số tiền đó cũng đủ cho thấy tình trạng tệ hại đến mức nào đối với tập đoàn địa ốc này. Thực tế phản ánh hai điều : một là Evergrande không thể tiếp tục tồn tại và hoạt động theo lối mòn từ 25 năm nay. Thứ hai là trong mọi tình huống, đừng quên rằng chúng ta đang nói về Trung Quốc (nơi mà chính quyền can thiệp vào các hoạt động kinh tế) : thành thử kịch bản đại công ty này phá sản theo định nghĩa ở phương Tây, là điều không thể xảy ra.

Evergrande không phải là một lĩnh vực chiến lược trong mắt các giới chức Trung Quốc, thế nhưng trọng lượng về kinh tế của tập đoàn này cũng như ảnh hưởng của Evergrande đối với xã hội lại quá lớn. Nếu như công ty địa ốc này phá sản thì khế ước ngầm giữa đảng Cộng Sản Trung Quốc với người dân nước này sẽ bị chao đảo. Khế ước đó dựa trên một nguyên tắc cơ bản đó là người dân trao quyền lực cho Đảng để đối lấy ấm no, để được bảo đảm thoát khỏi cảnh đói nghèo. Evergrande mà khánh tận, hàng triệu người sẽ trắng tay. Thành thử tôi cho rằng Bắc Kinh hoàn toàn không thể để cho Evergrande bị sụp đổ ».

Hai hiện tượng giải thích cho « cơn sốt địa ốc » tại Trung Quốc kể từ thập niên 1990 khi ngành địa ốc được « cởi trói » : một là nhịp độ các thành phố tại quốc gia này phát triển kể từ đầu thập niên 1980 và kèm theo đó là giá nhà đất tại thành phố tăng mạnh. Theo báo tài chính Mỹ, Bloomberg, từ năm 2000 trung bình giá thuê nhà tại Trung Quốc tăng từ 15 đến 20 % một năm. Đây là động lực khiến người dân Trung Quốc đi vay tín dụng để mua nhà đầu cơ và cũng là lý do thứ nhì. Giám đốc cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse Jean- François Dufour giải thích về nghịch lý của ngành xây dựng và địa ốc tại Trung Quốc :

Jean-François Dufour : « Tình huống khá oái oăm : từ trước đến giờ địa ốc là một lĩnh vực luôn mang nợ chồng chất và dễ bị động. Nếu như môi trường kinh tế thuận lợi thì mọi việc êm xuôi, tức là dùng tiền đặt cọc của những lớp khách hàng đến sau để hoàn tất các dự án và giao nhà kịp thời cho những đợt người đến trước. Vấn đề đặt ra là tình hình đã khó khăn hẳn dưới tác động của dịch Covid-19 và nhất là do Bắc Kinh khóa van tín dụng để giảm thiểu mức nợ của các doanh nghiệp, để ngăn chận các hoạt động đầu cơ, bởi ai cũng biết, đó là những quả bom nổ chậm. Evergrande lâm vào thế kẹt, tiền vào thì không như trước mà lại phải trả nợ đáo hạn : chỉ nội mức tiền lãi lên tới hàng chục triệu đô la Mỹ. Bắc Kinh không dám để cho Evergrande vỡ nợ nên rất có thể là một mặt sẽ giành lại quyền quản lý công ty này, mặt khác huy động các định chế tài chính của Nhà nước mua lại nợ của Evergrande. Mục đích ở đây là các công trường vẫn có thể hoạt động, bảo đảm công việc cho hàng triệu công nhân, nhân viên ».

Evergrande, Tập Cận Bình tiến thoái lưỡng nan

Sau đại dịch Covid-19 tăng trưởng của Trung Quốc đã bị lao đao, đây không phải là thời điểm để nền kinh tế thứ nhì thế giới hứng chịu thêm một cú sốc khác. Câu hỏi còn lại là Bắc Kinh can thiệp để cứu Evergrande dưới hình thức nào và đâu là thông điệp gửi đến những « con tê giác xám » - tức là những tập đoàn lớn mang nợ chồng chất. Bertrand Harteman làm việc trong lĩnh vực công nghệ với 10 năm kinh nghiệm tại Trung Quốc giải thích thêm về tính toán của Bắc Kinh khi cứu Evergrande :

Bertrand Harteman : « Có những tập đoàn lớn đến nỗi đủ sức để bắt thị trường phải đi theo, chính những tập đoàn đó áp đặt luật chơi với thị trường. Công luận trong xã hội Trung Quốc bắt đầu bất mãn trước cảnh người lao động bị bóc lột : nhờ đại dịch Covid-19, Alibaba chẳng hạn đã lãi không biết bao nhiêu mà kể và củng cố vị trí độc quyền của tập đoàn này, nhưng lại không chia sẻ lợi nhuận đó cho những người giao hàng, trong lúc đó mới là những mắt xích giữ cho kinh tế Trung Quốc cầm cự được trong những tuần lễ khủng hoảng. Càng lúc càng có nhiều người chỉ trích các tập đoàn khổng lồ của những nhà tỷ phú đó. Hơn nữa giới trẻ không còn chấp nhận mô hình 9-9-6 tức là làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, và 6 ngày trong tuần. Một làn sóng phản kháng bắt đầu chớm nở tại Trung Quốc và gây lo ngại cho hàng ngũ lãnh đạo. Đó chính là một trong những động cơ thúc đẩy chính quyền Bắc Kinh ban hành đạo luật bảo vệ thông tin cá nhân, và bắt đầu tấn công thế gần như độc quyền của một số công ty ».

Nhìn rộng ra hơn, cứu Evergrande Trung Quốc sẽ cứu 40 % tài sản của người dân Trung Quốc theo thẩm định của ngân hàng Nordea. Ở đây tính toán chính trị của ông Tập Cận Bình cũng phức tạp không kém : một mặt, bằng mọi giá Bắc Kinh phải duy trì ổn định trong xã hội, xoa dịu những bất bình bắt đầu nhem nhúm trong công luận trước những bất bình đẳng ngày càng lớn và càng khó chấp nhận. Mặt khác Evergrande với cái tên Trung Quốc là tập đoàn Hằng Đại do một doanh nhân « tay trắng » dựng nên cơ đồ, đó là ông Hứa Gia Ấn (Xu Jiayin). Theo nhà nghiên cứu người Canada, Alex Payette chủ tịch tổng giám đốc cơ quan tư vấn Cercius, tại Montréal, Evergrande có được thành công rực rỡ là nhờ họ Hứa nấp dưới cái bóng của một nhân vật đầy thế lực từng làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán Hồng Kông là ông Trịnh Khánh Hồng (Zheng Qinghong). Bản thân ông Trịnh là một người thân cận với cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân. Phe nhóm của ông Tập Cận Bình đang tìm mọi cách « nhổ cỏ tận gốc » ảnh hưởng của họ Giang.

Có điều, một năm trước đại hội Đảng, chính quyền Bắc Kinh không cho phép bất kỳ một « yếu tố » nào làm « nhiễu » sự kiện ông Tập Cận Bình lại được Đảng chị định để tiếp tục một nhiệm kỳ thứ ba – và có thể làm suốt đời, lãnh đạo đất nước. Trong hoàn cảnh đó, theo Alex Payette, rõ ràng, huy động vài trăm tỷ đô la Mỹ để cứu Evergrande không phải làm điều bất khả thi và Bắc Kinh thừa sức để cứu ông khổng lồ trong ngành địa ốc này. Tất cả mấu chốt của vấn đề nằm ở vế chính trị mà tới nay giới quan sát quốc tế chưa biết được là ông Tập đang tính toán những gì.

Đọc thêm:
Làm thế nào người giàu nhất một thời ở Trung Quốc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính: Những điều bạn cần biết về vụ phá sản Evergrande sắp xảy ra

Nghe phần âm Thanh:

9/14/21

Châu Âu ngạt thở vì thiếu chip điện tử của châu Á

RFI- Thanh Hà Đăng ngày: 14/09/2021 - 15:49

Một nhà máy của hãng xe Đức Volkswagen trong tình trạng thiếu chip điện tử. Ảnh minh họa. © AP - Jens Meyer
Trung Quốc biết lo xa vơ vét chip điện tử. Châu Á, nguồn cung cấp đến 80 % linh kiện bán dẫn cho thị trường toàn cầu, bị tê liệt một phần dưới tác động của biến thể Delta, Covid-19. Hậu quả kèm theo là châu Âu bị vạ lây. Nhiều nhà máy trên Lục Địa Già phải tạm đóng cửa vì thiếu linh kiện bán dẫn.

Hàng loạt các nhà máy trên thế giới phải hoạt động chậm lại, công nhân bị cho nghỉ việc vì lý do « kỹ thuật », lỗi do thiếu « não bộ » của hàng tỷ máy móc điện tử, từ xe hơi, đến điện thoại thông minh, máy tính cá nhân, TV, thẻ tín dụng ngân hàng...

Châu Âu lệ thuộc đến 94 % vào chịp « nhập khẩu » bị nặng hơn cả. Trong chưa đầy một năm, các nhà máy sản xuất xe hơi ở Rennes (miền tây bắc nước Pháp), tại Sochaux (miền đông) hay ở Onnaing (miền bắc), đều đã phải tạm cho nhân viên nghỉ việc trong nhiều đợt. Nhìn rộng ra hơn tại châu Âu, các xưởng sản xuất của hãng xe Nhật Toyota chỉ hoạt động 40 % so với công suất bình thường. Lý do : nhà máy không còn chip điện tử để lắp ráp xe. Toyota không là trường hợp duy nhất. Đối thủ đáng gờm nhất của hãng xe Nhật này là tập đoàn Đức, Volkswagen cùng chung số phận. Tập đoàn sản xuất xe vận tải của Thụy Điển, Scania cuối tháng 8/2021 thông báo « ngưng sản xuất trong vòng một tuần » tại tất cả các nhà máy ở Thụy Điển, Pháp và Hà Lan.

Riêng chi nhánh của tập đoàn Peugeot tại Rennes, sau ba tuần lễ nghỉ hè trong tháng 8, nhân viên bất ngờ được kéo dài thời gian nghỉ phép ngoài ý muốn. Tổng giám đốc Emil Frey France, chuyên phân phối 28 hiệu xe khác nhau tại 250 văn phòng đại diện trên toàn quốc khẳng định : « Thời gian giao hàng bị trễ từ sáu đến 9 tháng ».

Theo thẩm định của cơ quan tư vấn Boston Consulting, hiện tượng khan hiếm linh kiện bán dẫn ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 8 triệu chiếc xe bán ra trên thế giới chỉ riêng trong năm nay, tương đương với gần 10 % của thị trường toàn cầu. Khoản thất thu kèm theo, ước tính lên tới khoảng 110 tỷ đô la theo thẩm định của Alix Partners, trụ sở tại New York. Vấn đề đặt ra là hiện tượng khan hiếm chip điện tử có nguy cơ kéo dài.

Trả lời đài phát thanh tư nhân Radio Classique hôm 03/09/2021, Paul Boudre tổng giám đốc Soitec, tập đoàn cung cấp nguyên liệu để sản xuất công nghệ bán dấn của Pháp, chờ đợi « cơn khát » này sẽ kéo dài thêm « từ sáu đến chín quý nữa » có nghĩa là đến cuối 2023 : « Sự khan hiếm này được xác định ở nhiều cấp trước hết là từ phía các lò đúc. Như đã biết khoản đầu tư cần thiết trong ngành được tính hàng tỷ đô la. Các dây chuyền sản xuất đã hoạt động hết công suất. Bây giờ cần bắt buộc phải xây dựng những nhà máy máy mới và cần có thời gian để cân bằng mức cung và cầu ».....

Đoc toàn bài : Châu Âu ngạt thở vì thiếu chip điện tử của châu Á

Phần âm thanh:

4/24/21

"Chiến tranh Kinh tế": Một câu chuyện cổ xưa

Minh Anh - RFI- ngày 24.04.2021
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài dai dẳng và ngày càng khốc liệt, lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác. AP - Andy Wong

Từ tháng Giêng năm 2018, Hoa Kỳ và Trung Quốc lao vào một chiến thương mại ầm ĩ « vô tiền khoáng hậu », kéo dài từ mấy năm qua mà vẫn chưa cho thấy hồi nào kết thúc. Sự kiện này còn minh chứng cho một thực tế : Ngoài khía cạnh chính trị, quân sự, kinh tế cũng là một mặt trận đối đầu gay gắt không kém, có thể sử dụng cả trong thời bình lẫn thời chiến.

Nhà chính trị học Ali Laidi, phóng viên đài truyền hình quốc tế France 24, lưu ý « chiến tranh thương mại » là một câu chuyện xa xưa, đã có từ thời con người bắt đầu khai thiên lập địa. Nếu như từ thế kỷ XIX trở về trước, chiến tranh kinh tế thường đi kèm với những chiến dịch quân sự hay những cuộc va chạm đẫm máu, thì đến thế kỷ XX, kinh tế trở thành một mặt trận xung đột hoàn toàn riêng biệt, một trong những khía cạnh của cuộc chiến toàn diện hiện đại.

Nhà chính trị học, nhà báo đài truyền hình quốc tế France 24, tác giả tập sách "Lịch sử thế giới về chiến tranh kinh tế". © Ảnh chụp tại phòng thu của đài RFI.

Đây cũng chính là nội dung chính cuộc phỏng vấn nhà chính trị học Ali Laidi dành cho RFI Tiếng Việt. Mục Tạp chí Thế giới Đó đây hôm nay mời quý vị theo dõi.

*******

Nghe phần âm thanh Bài phỏng vấn:

2/3/21

Thực hư chung quanh đồng tiền ảo Trung Quốc

Thanh Hà- RFI ngày 02.02.2021
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và biểu tượng các đồng tiền khác trên thế giới ở bên ngoài một ngân hàng ở Bắc Kinh. AP - Mark Schiefelbei

Bắc Kinh đang có 1001 lý do để phát triển nhân dân tệ điện tử. Đó sẽ là phương tiện để áp đặt đơn vị tiền tệ Trung Quốc với thế giới, để thoát khỏi ảnh hưởng của đô la Mỹ, là một vũ khí mới trong cuộc đọ sức với Washington, là công cụ thâu tóm toàn bộ hoạt động kinh tế quốc gia. (Nghe phần âm thanh ở cuối bài)

Trung Quốc đang trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới « mã số hóa đơn vị tiền tệ quốc gia » : đồng nhân dân tệ điện tử hiện được biết dưới tên gọi DCEP (Digital Currency Electronic Paiement). Trong giai đoạn thử nghiệm, đồng tiền Trung Quốc digital đó từng bước được sử dụng kể từ năm 2021 trước khi chính thức đi vào hoạt động, có thể là nhân dịp Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội mùa đông 2022.

Từ tháng 10/2020 đồng nhân dân tệ kỹ thuật số đã xuất hiện ở một vài thành phố như Thâm Quyến, Tô Châu và tại một số nơi ở thủ đô Bắc Kinh. Người sử dụng có một ví tiền điện tử được gài trong điện thoại thông minh. Với một số tiền nhất định trong đó để thanh toán các khoản mua sắm tại một số cửa hàng được chọn làm thí điểm. Thật ra tại Trung Quốc những ai quen dùng ứng dụng AliPay của Alibaba hay WeChatPay của Tencent thì việc dùng nhân dân tệ điện tử để mua bán không có gì khác lạ.
Tuy nhiên, có một khác biệt lớn giữa nhân dân tệ kỹ thuật số với đồng tiền ảo Bitcoin chẳng hạn đã được nhiều người biết đến : tiền điện tử Trung Quốc do chính Ngân Hàng Trung Ương nước này phát hành và quản lý

Một sự chuẩn bị dài hơi

Tờ báo điện tử Pháp chuyên về tài chính Boursorama trích dẫn nghiên cứu của cơ quan quản lý đầu tư La Salle Investment Management, theo đó Trung Quốc đã « chuẩn bị từ lâu nay để cho ra đời đồng tiền kỹ thuật số, những nỗ lực đó đã được tăng tốc trong năm 2020 với mục đích Trung Quốc phải là quốc gia đầu tiên sử dụng một đồng tiền ảo do Ngân Hàng Trung Ương phát hành và quản lý (…) Đơn vị tiền ảo này vừa có giá trị chính thức vừa có thể thay thế tiền giấy và tiền xu đang lưu hành ».

Từ năm 2014 Trung Quốc đã nhắm tới phương tiện thanh toán thời đại kỹ thuật số này và ba năm sau đó Viện Nghiên Cứu Tiền Kỹ Thuật Số và Phương Tiện Thanh Toán Điện Tử đã chào đời. Cơ quan này chịu trách nhiệm về các khâu thử nghiệm đồng nhân dân tệ digital. Ngoài ra, Viện còn phải tiếp tục tìm hiểu và quan sát phản ứng của người tiêu dùng trước một đơn vị tiền tệ mới.

Tăng cường kiểm duyệt với « bên trong »

Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh theo đuổi nhiều mục tiêu cùng một lúc khi cho ra đời đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Mục đích thứ nhất là phá vỡ thế độc quyền của hai tập đoàn công nghệ cao Trung Quốc Alibaba và Tencent trên thị trường các dịch vụ thanh toán tài chính. Một phóng sự trên đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc cho thấy tại siêu thị Walmart ở Tô Châu 94 % các khách hàng trả tiền bằng ứng dụng AliPay hay WeChatPay. Theo như tiết lộ của báo Le Monde thì một trong những lý do khiến ông vua của ngành mua bán trên mạng Jack Ma /Mã Vân bị thất sủng là do đã từ chối cung cấp dữ liệu cá nhân của các thân chủ cho Ngân Hàng Trung Ương.

Điều này củng cố cho mục tiêu thứ hai của Bắc Kinh khi cho ra đời đồng nhân dân tệ digital : đó là theo dõi, kiểm soát các luồng chi tiêu một cách trực tiếp. Như vậy Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc sẽ trở thành « nhà kho cất chứa dữ liệu về các khoản giao dịch tài chính lớn nhất trên thế giới ». Điều đó cho phép chính quyền Trung Quốc và các cơ quan chức năng « kiểm soát tất cả các khoản chi tiêu của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình, mỗi doanh nghiệp ».

Mục tiêu thứ ba của Bắc Kinh là một khi có được công cụ tiền tệ kỹ thuật số này, thì từng bước áp đặt luật chơi với phần còn lại của thế giới. Trên đài RFI Pháp ngữ, phó giám đốc Viện Quan Hệ và Chiến Lược Quốc Tế của Pháp/ IRIS, bà Sylvie Matelly phân tích :

« Đây chính là phương tiện để Trung Quốc vượt qua khó khăn trong việc đưa nhân dân tệ trở thành một đơn vị tiền tệ quốc tế. Hiện tại, cho dù đã có nhiều nỗ lực và bất chấp sức mạnh kinh tế, đơn vị tiền tệ của Trung Quốc mới chỉ chiếm có từ 4 đến 5 % khoản dự trữ ngoại tệ trên thế giới. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với euro : đồng tiền chung châu Âu chiếm 20 % dự trữ ngoại tệ toàn cầu.

Vị trí rất khiêm tốn đó của nhân dân tệ thực sự là một thất bại đối với Trung Quốc nhất là, như đã biết, Trung Quốc là cường quốc xuất khẩu số 1. Bắc Kinh muốn bằng mọi giá thoát khỏi nguyên tắc ngoài lãnh thổ do Hoa Kỳ áp đặt với các quốc gia khác trên thế giới. Trung Quốc muốn giảm mức độ lệ thuộc vào đô la Mỹ. Đó là điểm khởi đầu thúc đẩy Trung Quốc phát triển tiền ảo. Không những vậy mà Trung Quốc còn muốn đi tiên phong trong lĩnh vực này và coi đây là phương tiện, là công cụ để nhân dân tệ chiếm vị trí quan trọng trên bàn cờ tài chính quốc tế.

Thực ra cũng hơi ngạc nhiên là với sức mạnh xuất khẩu như vậy và trọng lượng kinh tế đã có ngày nay, mà Bắc Kinh vẫn chưa thành công trong việc áp đặt nhân dân tệ như một phương tiện thanh toán với phần còn lại của thế giới, kể cả trong các dịch vụ mua bán hàng của Trung Quốc. Tiền ảo là cơ hội để Trung Quốc thoát khỏi bế tắc này ».


Tham vọng thống lĩnh thế giới với « đằng ngoài »

Để đạt được mục tiêu vừa đẩy mạnh vai trò của đồng nhân dân tệ trên bàn cờ tài chính quốc tế, vừa thoát khỏi ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ, Trung Quốc bắt buộc phải làm chủ công nghệ mới áp dụng trong ngành tài chính. Nhà nghiên cứu Charles Thibout cũng thuộc Viện nghiên cứu IRIS của Pháp nêu lên một giả thuyết :

« Từ một vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã nhìn xa hơn cả mục đích lưu hành đồng tiền ảo và làm chủ công nghệ blockchain với những chuỗi khối chứa đựng thông tin. Đồng tiền ảo Trung Quốc dựa vào công nghệ này. Lợi ích ở đây là tiền ảo giúp Trung Quốc không cần phải đi qua trung gian các ngân hàng và định chế tài chính đa quốc gia, mà số này phần lớn chịu dưới áp lực của Hoa Kỳ và của phương Tây. Thêm vào đó tiền ảo cũng sẽ giúp Bắc Kinh không còn lệ thuộc vào đồng đô la Mỹ nữa.

Trong trường hợp đó, Trung Quốc không sợ bị Mỹ nhân danh nguyên tắc ‘ngoài lãnh thổ’. Sau cùng với đồng tiền số hóa Bắc Kinh tránh né được các quy định của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hay Ngân Hàng Thế Giới, mà cả hai định chế này chủ yếu nằm trong vòng kềm tỏa của Washington, qua trung gian hai định chế đa quốc gia này, Mỹ định đoạt trật tự tài chính thế giới. Thành thử tôi nghĩ rằng dưới góc độ này Trung Quốc cần khai thác công nghệ tài chính mới ».

Vũ khí mới để đương đầu với Mỹ

Công trình nghiên cứu của trung tâm Chính Trị Chiến Lược của Úc (Australian Strategic Policy), tháng 10/2020 cảnh báo : « một Nhà nước trong tay đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ khuyến khích thậm chí bắt buộc những người nước ngoài đến Trung Quốc cũng phải sử dụng đồng tiền ảo trong một số các khoản chi tiêu và đây có thể là một điều kiện để tiếp cận với thị trường Trung Quốc ».

Trong trường hợp đó, cuộc đọ sức giữa nhân dân tệ và đô la sẽ mở màn. Cũng theo các chuyên gia của trung tâm nghiên cứu Úc này trên ván bài tiền kỹ thuật số, lợi thế đang thuộc về Bắc Kinh. Điều đó sẽ cho phép Trung Quốc áp đặt một số chuẩn mực với phần còn lại của thế giới. Kinh nghiệm của Trung Quốc có thể sẽ là tấm gương cho một số các quốc gia khác.

Trong một chừng mực nào đó, tiền ảo sẽ là phương tiện để Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới chấm dứt cảnh đồng đô la làm mưa làm gió trên thị trường tài chính toàn cầu. Hoa Kỳ nhân danh điều luật ngoài lãnh thổ để bắt các quốc gia khác phải nộp phạt khi sử dụng đồng đô la để thanh toán với bất kỳ một đối tác nào bị Washington đưa vào sổ đen như là trường hợp hiện tại của Iran hay Bắc Triều Tiên chẳng hạn.

Để đồng nhân dân tệ điện tử lưu hành một cách an toàn, các giới chức tài chính và chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật số của Bắc Kinh còn phải vượt qua nhiều thử thách về mặt công nghệ về khả năng đề phòng các vụ tấn công mạng, đối phó với nạn các tổ chức tội phạm sử dụng đồng tiền ảo để rửa tiền…

Nhưng điều chắc chắn là qua việc mã số hóa đồng tiền, Trung Quốc không còn che giấu tham vọng phát triển một công cụ tài chính và tiền tệ mới để có thể cạnh tranh trực tiếp với đồng đô la của Hoa Kỳ, qua đó khẳng định thế thượng phong của một siêu cường kinh tế.

12/2/20

Tư bản Trung Quốc : Đảng Cộng Sản vẫn là vua

 

Lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh, Ant Group, công cụ tài chính của Alibaba, lỡ hẹn với thị trường chứng khoán. REUTERS - ALY SONG


Alibaba là một biểu tượng của sự thành công trong lĩnh vực công nghệ cao và đã vươn lên đến hàng thứ 7 trong số những đại tập đoàn của thế giới, nhưng chủ nhân thực thụ của tập đoàn này vẫn là Cộng Sản Trung Quốc. Bắc Kinh đã chặn đứng tham vọng tham gia sàn chứng khoán của Ant Financial, một công ty con của hệ thống mua bán trên mạng Alibaba.

Bài học nào từ việc Bắc Kinh trực tiếp can thiệp vào hồ sơ tài chính của Ant Financial ? Đâu là thiệt hại từ một đòn đau mà đích thân ông Tập Cận Bình giáng cho Alibaba, công ty mẹ kiểm soát 30 % vốn của tập đoàn tài chính Ant Group ? Yếu tố kinh tế chưa đủ để giải thích cho quyết định của lãnh đạo tối cao Trung Quốc khiêu chiến với ông trùm Mã Vân/Jack Ma với ảnh hưởng ngày càng lớn trong các lĩnh vực từ mua bán trên mạng, đến tài chính, ngân hàng.

RFI Việt ngữ mời nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Alex Payette, chủ tịch tổng giám đốc cơ quan tư vấn Cercius – Montréal, Canada, lần lượt giải mã cuộc đấu trí giữa đảng Cộng Sản Trung Quốc với Alibaba.
..... 

Nghe phần âm thanh:


Đọc thêm:

9/23/20

Công nghệ cao : ARM vũ khí mới của Hoa Kỳ

Kiểm soát công nghệ của thế kỷ 21 để triệt hạ Trung Quốc, đặt châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc vào thế “chư hầu” : Phải chăng Washington đang đạt gần đến đích sau vụ một công ty Mỹ thâu tóm một tập đoàn của Anh từ tay một nhà đầu tư Nhật Bản ?

Ngày 13/09/2020 Nvidia thông báo chi ra 40 tỷ đô la để mua lại ARM từ tay chủ nhân là Softbank. ARM, Nvidia hay Softbank là ba cái tên xa lạ với hầu hết người tiêu dùng trên thế giới nhưng lại không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Mẫu số chung của ba tập đoàn nói trên là những con bọ chíp và họa đồ GPU đã trở thành “con tim và khối óc” của điện thoại di động, máy vi tính, máy chơi game và tất cả dụng cụ kết nối.

Một vụ Big Bang trong thế giới công nghệ

Có ít nhất ba yếu tố để quan tâm tới vụ công ty ARM của Anh một lần nữa đổi chủ.

Nhà đầu tư Softbank năm 2016 mua lại công ty thiết kế bọ chíp này của Anh với giá 32 tỷ đô la và có lãi 8 tỷ khi bán lại cho tập đoàn Mỹ Nvidia bốn năm sau. Lý do ARM, trụ sở đặt tại Cambridge nơi được mệnh danh là thung lũng công nghệ của nước Anh, trong năm 2019 đã thiết kế 22,8 tỷ con bọ cho khách hàng ở khắp 5 châu trong đó có những tên tuổi lớn của Mỹ như chính bản thân Nvidia, hay Apple, Qualcomm, và các hãng khác trên thế giới như Hoa Vi, Samsung, Nokia …

Bọ của ARMS nổi tiếng là hiệu quả và ít hao tốn năng lượng. Một lợi thế khác của tập đoàn Anh giúp cho Softbank lời 8 tỷ đô la trong 4 năm là “thế trung lập” của ARM nhờ vậy mà công ty này vẫn thịnh vượng trong cuộc chiến công nghệ giữa hai ông khổng lồ thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Nghe Phần Âm Thanh:

9/9/20

Abenomics, làn sinh khí cho kinh tế Nhật Bản

Cốc nước nửa đầy hay nửa vơi ? Tokyo khá thành công trong những mục tiêu chấm dứt giảm phát, thúc đẩy tăng trưởng, dùng tự do mậu dịch làm đòn bẩy. Nhưng tám năm cải tổ chưa đủ sức đưa Nhật Bản vĩnh viễn thoát khỏi khủng hoảng và những nỗ lực của Abenomics bị virus corona hủy hoại. 
Từ 2013 kế hoạch Abenomics mang tên thủ tướng Shinzo Abe đi vào lịch sử kinh tế toàn cầu. Ngay từ năm đầu nhiệm kỳ thứ hai, vị thủ tướng thuộc cánh bảo thủ này đã xem nhiệm vụ đem lại một làn sinh khí mới cho kinh tế Nhật là ưu tiên.

Nghe phần âm thanh:
 

Thanh Hà RFI

7/31/19

Tài chính : Trung Quốc thách thức Mỹ


Thanh Hà RFI Phát Thứ Ba, ngày 30 tháng 7 năm 2019
Ảnh chụp trước khi diễn ra lễ niêm yết giá của loạt công ty đầu trên thị trường STAR Market, Thượng Hải, ngày 22/07/2019.REUTERS/Stringer







Mỹ có sàn chứng khoán điện tử Nasdaq, thì nay Trung Quốc cũng vừa khai trương thị trường STAR Market dành riêng cho ngành công nghệ cao. Huy động vốn đầu tư của tư nhân nhằm phục vụ chương trình phát triển công nghệ mới nằm trong kế hoạch "Made In China 2025" của ông Tập Cận Bình. Đây cũng là một mặt trận mới trong cuộc đọ sức với Hoa Kỳ.

Ngày 22/07/2019, Trung Quốc trọng thể khai mạc một sàn chứng khoán mới ở Thượng Hải mang tên STAR Market. Trị giá cổ phiếu 25 công ty tham gia thị trường mới trong ngày đầu tiên hoạt động lập tức được nhân lên gấp từ 3 đến 5 lần. Đến cuối phiên giao dịch ngày hôm đó, STAR Market huy động được 5,4 tỉ đô la Mỹ, cao hơn 20 % so với mong đợi.

3/2/16

Uber đang áp đặt một mô hình kinh tế mới

Thanh Hà (RFI)
Phát Thứ ba, ngày 01 tháng ba năm 2016


« Ubérisation » chưa được đưa vào tự điển Robert hay Larousse nhưng là một trong 12 từ ngữ phổ biến nhất năm 2015 trong ngôn ngữ của Molière. Tất cả các ngành nghề, từ tài xế taxi đến bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, thầy giáo, chủ hiệu bánh mì hay nhà hàng, …đều đứng trước thách thức bị « Uber hóa ». Danh từ chung đó đang làm cả chính phủ lẫn giới chủ và người làm công ăn lương lo sợ về một một mô hình kinh tế mới đang mở ra.


Một nền kinh tế « Uber hóa » là gì ? Tại sao một số người nói tới một « cuộc cách mạng » đem lại những thay đổi to lớn cho các hoạt động kinh tế của thế kỷ 21 ?

4/2/14

Năng lượng : Mỹ giúp châu Âu giảm bớt áp lực của Nga ?

Tạp chí kinh tế ngày 01/04/2014.
(15:39)
Tổng thống Obama và các lãnh đạo Châu Âu José Manuel Barroso, Herman Van Rompuy. Bruxelles 26/03/2014.

Tổng thống Obama và các lãnh đạo Châu Âu José Manuel Barroso, Herman Van Rompuy. Bruxelles 26/03/2014.

Reuters

Nguyễn Xuân Nghĩa / Thanh Hà

Khủng hoảng Ukraina càng thúc đẩy Bruxelles dựa vào Mỹ để giảm mức độ lệ thuộc vào dầu khí của Nga ? Tại thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu –Hoa Kỳ ngày 26/06/2014, tổng thống Obama tuyên bố Washington sẵn sàng giúp đỡ châu Âu giải tỏa bớt áp lực của Matxcơva về vấn đề năng lượng. Nhờ những phương pháp khai thác mới, Mỹ đang trở thành nơi có trữ lượng dầu khí ‘tiềm năng’ nhất thế giới.