Showing posts with label Nhân quyền. Show all posts
Showing posts with label Nhân quyền. Show all posts

11/27/21

Đường lối cứng rắn của Đức thời hậu Merkel khiến Trung Quốc lo ngại

RFI - Trọng Nghĩa ngày 26.11.2021

Ba nhân vật sắp lãnh đạo nước Đức loan báo thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh tại Berlin (Đức) ngày 24/11/2021. Từ trái sang phải: Christian Lindner, đảng Dân Chủ Tự Do FDP, Olaf Scholz đảng Dân Chủ Xã Hội SPD, bà Annalena Baerbock, đảng Xanh. Odd Andersen AFP

Sau gần 2 tháng thương thuyết kể từ khi cuộc tổng tuyển cử tại Đức kết thúc, ba đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân Chủ Tự Do (FDP)* ngày 24/11/2021 đã thông báo thỏa thuận về việc thành lập chính phủ liên minh mới. Dù chưa được chính thức hình thành và đi vào hoạt đông, nhưng tân chính phủ Đức đã làm dấy lên nhiều mối lo ngại tại Trung Quốc do quan điểm cứng rắn đối với Bắc Kinh được nêu lên trong bản thỏa thuận cầm quyền vừa công bố.

* Liên Minh Đèn Giao Thông: Đỏ (SPD), vàng(FDP), xanh (Bündnis 90/Die Grünen)


Đức sẽ không còn nhìn Trung Quốc qua lăng kính "trọng thương"

Nhận định của giới phân tích về chính quyền mới tại cường quốc kinh tế hàng đầu Châu Âu, môt trong hai đầu tầu của Liên Hiệp Châu Âu, đều thống nhất trên một điểm: Đức sẽ không còn nhìn Trung Quốc qua lăng kính “trọng thương” như trong 16 năm qua dưới thời bà Angela Merkel.

Thỏa thuận cầm quyền dài 178 trang của liên minh được báo giới gọi nôm na là liên minh “đèn hiệu giao thông” - bao gồm ba màu đỏ, biểu tượng của đảng SPD, xanh lá cây, biểu tượng của đảng Xanh và vàng, biểu tượng của đảng FDP - đã 12 lần nhắc đến Trung Quốc, trong đó có rất nhiều điểm chắc chắn làm cho Bắc Kinh tức tối vì nói đến các vấn đề như Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương, thậm chí cả Biển Đông.

Bắc Kinh được cho là cũng sẽ không hài lòng chút nào với chủ trương được chính quyền Đức thời hậu Merkel nêu bật là phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ, tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Úc, hai trong số những đối thủ chính của Trung Quốc trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Điểm điển hình nhất về khác biệt giữa hai chính quyền “mới” và “cũ” tại Đức là việc liên minh sắp lên cầm quyền tại Đức không ủng hộ Thỏa Thuân Đầu Tư Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc mà cựu thủ tướng Merkel đã hết sức thúc đẩy.

Đài Loan lần đầu tiên được nêu lên trong một thỏa thuận cầm quyền

Quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc của chính quyền Đức thời hâu Merkel được đã nêu lên bằng giấy trắng mực đen trong thỏa thuận liên minh. Theo giới quan sát, lập trường cứng rắn này xuất phát từ hai đảng nhỏ trong liên minh là đảng Xanh và đảng Dân Chủ Tự Do.

Thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh của chính quyền mới tại Đức được thể hiện trong quan điểm về Đài Loan. Theo ban biên tập Châu Âu tạp chí Mỹ Politico ngày 25/11, đây là lần đầu tiên mà một liên minh cầm quyền tại Đức đề cập đến Đài Loan.

Thỏa thuận công bố hôm 24/11 xác nhận là nước Đức vẫn tôn trọng nguyên tắc “Một Nước Trung Hoa Duy Nhất”, nhưng cho rằng: “Bất kỳ sự thay đổi hiện trạng nào ở eo biển Đài Loan đều phải diễn ra trong hòa bình và được cả hai bên đồng ý. Trong khuôn khổ chính sách Một Nước Trung Hoa của Liên Hiệp Châu Âu, chúng tôi ủng hộ sự tham gia của Đài Loan dân chủ vào các tổ chức quốc tế.”

Đây quả là một cú đánh mạnh vào Bắc Kinh, vốn luôn luôn tìm cách loại Đài Loan ra khỏi các tổ chức quốc tế.

Đức quan tâm đến nhân quyền tại Tân Cương, Hồng Kông

Lập trường quan tâm đến nhân quyền của liên minh cầm quyền mới tại Đức cũng là nguyên nhân khiến Trung Quốc bất bình. Thỏa thuận của Đức nhấn mạnh: “Chúng tôi rất quan tâm đến các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là ở Tân Cương. Nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ ở Hồng Kông phải được tái khẳng định”.

Vấn đề lao động cưỡng bức ở vùng Tân Cương cũng được ghi nhận trong thỏa thuận: “Chúng tôi ủng hộ đề xuất của Liên Âu cấm nhập khẩu các sản phẩm từ lao động cưỡng bức”.

Riêng về hiệp định đầu tư EU-Trung Quốc, thỏa thuận của ba đảng sắp cầm quyền ở Đức ghi nhận thực tế: “Việc Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn Hiệp Định Đầu Tư EU-Trung Quốc trong không thể diễn ra vào lúc này vì nhiều lý do khác nhau”. Nói cách khác, tân chính quyền Đức cho rằng chừng nào mà các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các thành viên của Nghị Viện Châu Âu còn tồn tại, thì hiệp định đầu tư  sẽ không được thông qua.

Kêu gọi tôn trọng luật quốc tế tại Biển Đông và Biển Hoa Đông

Một trong những điểm nhức nhối khác đối với Trung Quốc là việc chính quyền sắp nhậm chức tại Đức không ngần ngại phê phán đường lối bành trướng của Bắc Kinh, đặc biệt là tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Trong phần liên quan đến lãnh vực đối ngoại, thỏa thuân liên minh giữa ba đảng cầm quyền tại Đức nói rõ: “Kỳ vọng của chúng tôi đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc là nước này đóng một vai trò có trách nhiệm đối với hòa bình và ổn định ở khu vực lân cận”.

Một cách cụ thể hơn, thỏa thuận xác định rằng “các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông phải được giải quyết trên cơ sở luật biển quốc tế”.

Vấn đề kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cũng được nhắc đến với chủ trương “hôi nhập mạnh mẽ hơn các quốc gia có vũ khí hạt nhân như Trung Quốc vào việc giải trừ hạt nhân và kiểm soát vũ khí”.

Phối hợp chặt chẽ với Mỹ và các nước đồng chí hướng

Chủ trương đoàn kết để tìm cách đối phó với Trung Quốc dù không được nói trắng ra, nhưng có thể được cảm nhận qua một số đề nghị như: “Chúng tôi tìm kiếm một sự phối hợp xuyên Đại Tây Dương - tức là với Hoa Kỳ - chặt chẽ hơn về chính sách đối với Trung Quốc và một sự hợp tác với các nước cùng chí hướng để giảm bớt sự phụ thuộc chiến lược”. Thỏa thuận đã nhắc tới các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ.

Dĩ nhiên, chính quyền Đức vẫn sẽ duy trì các cuộc tham vấn liên chính phủ với Trung Quốc, nhưng theo dân biểu Nils Schmid, người phụ trách chính sách đối ngoại của SPD, đảng của thủ tướng Đức tương lai Olaf Scholz, thì “sẽ có nhiều cuộc tham vấn trước với EU và các quan chức từ Ủy Ban Châu Âu”. Các cơ chế tham vấn tương tự cũng có thể được hình thành với Nhật Bản.

Lập trường cứng rắn của chính phủ sắp lên nắm quyền tại Berlin đã lập tức gióng lên những hồi chuông báo động tại Bắc Kinh, với lời cảnh cáo được chính thức đưa ra ngay từ hôm qua, 25/11, theo đó Đức không nên xen vào những vấn đề “nội bộ” của Trung Quốc.

Bắc Kinh cảnh cáo Berlin

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, trong một cuộc họp thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đặc biệt đả kích quan điểm mới của Đức về Đài Loan: “Các chính quyền trước đây của Đức đều ủng hộ chính sáNgoajch một nước Trung Hoa, và chúng tôi hy vọng chính quyền mới sẽ tuân thủ chính sách này, tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và bảo vệ nền tảng chính trị cho quan hệ song phương”.

Như thông lệ, theo Bloomberg, Bắc Kinh còn ám chỉ tới nguy cơ vấn đề Đài Loan gây tổn hại cho quan hệ Đức-Trung khi kêu gọi Berlin làm việc với Bắc Kinh để phát triển quan hệ “và tập trung vào hợp tác thiết thực, thay vì ngược lại”.

Như để khẳng định lập trường của Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên không ngần ngại nhắc lại: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Biển Đông, Hồng Kông và Tân Cương đều là công việc nội bộ của Trung Quốc”.

11/24/21

Hong Kong: Nhà hoạt động sinh viên Tony Chung bị bỏ tù theo luật an ninh quốc gia

BBC tiếng ngày 24.11.2021

Tony Chung bị cảnh sát mặc thường phục bắt hồi tháng 10/2020

Một nhà hoạt động sinh viên Hong Kong bị kết án ba năm bảy tháng tù vì cho rằng lãnh thổ này nên theo đuổi độc lập khỏi Trung Quốc.

Tháng 10/2020, BBC đã đưa tin về việc nhà hoạt động sinh viên Hong Kong Tony Chung bị buộc tội theo luật mới do Trung Quốc áp đặt lên Hong Kong.

Tony Chung đã nhận tội ly khai và rửa tiền, nhưng vẫn khẳng định rằng anh "không có gì phải xấu hổ".

Chung là người trẻ nhất, 20 tuổi, bị kết án theo luật an ninh quốc gia mới ở Hong Kong cho đến nay.

Các cáo buộc liên quan đến việc Chung lãnh đạo nhóm ủng hộ độc lập Studentlocalism mà anh đã thành lập khi còn là sinh viên. Nhóm này vận động cho Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc.

Trước đây đó chỉ là quan điểm thiểu số, nhưng nó dần trở nên phổ biến hơn trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ làm rung chuyển thành phố vào năm 2019.

Chung cũng bị buộc tội sở hữu các tài liệu ủng hộ độc lập và các bài đăng trên mạng xã hội bị coi là bất hợp pháp theo luật an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều bài đã được đăng từ trước khi luật an ninh có hiệu lực. Điều này làm suy yếu cam kết của Hong Kong rằng các quy định sẽ không được áp dụng hồi tố.

Chung bị bắt cùng với hai nhà hoạt động khác gần lãnh sự quán Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2020 bởi cảnh sát mặc thường phục. Những người ủng hộ nói rằng anh đang trên đường xin tị nạn chính trị tại thời điểm đó.

Thẩm phán Stanley Chan nói rằng Chung "đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy nền độc lập của Hong Kong".

Johnny Patterson, giám đốc chính sách của tổ chức nhân quyền Hong Kong Watch, phát biểu trong một tuyên bố rằng quyết định này là "không cân xứng, hà khắc và tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho những người Hong Kong trẻ tuổi khác, những người có tội duy nhất là sử dụng mạng xã hội để phản đối việc tước bỏ quyền tự do của Hong Kong".

"Ở tuổi 20, Tony Chung là người trẻ nhất bị kết án theo luật hà khắc này. Anh ấy sẽ không phải là người cuối cùng", ông nói thêm.

Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong vào tháng 6 năm 2020 sau khi phớt lờ luật của lãnh thổ này với sự đồng thuận của Đặc khu trưởng Hong Kong, Carrie Lam.

Đạo luật gây tranh cãi đã làm giảm quyền tự trị tư pháp của Hong Kong và giúp việc trừng phạt những người biểu tình và nhà hoạt động trở nên dễ dàng hơn. Luật cũng hình sự hóa việc ly khai, lật đổ và cấu kết với các thế lực nước ngoài và phải chịu mức án tối đa là chung thân.

Kể từ khi được ban hành, hơn 150 nhà hoạt động, nhà báo và chính trị gia ủng hộ dân chủ đã bị bắt theo luật, và có khoảng một nửa trong số họ bị buộc tội, AFP đưa tin.

9/19/20

Giải nhân quyền Vaclav Havel về tay một họa sĩ ly khai Trung Quốc

Trọng Nghĩa (RFI)

Giải nhân quyền quốc tế Vaclav Havel 2020 được trao tặng cho một họa sĩ ly khai Trung Quốc, chiến dịch tấn công quá lố của báo chí Nhà Nước Trung Quốc vào một sinh viên Úc, tình trạng các nước giàu thâu tóm vac-xin ngừa Covid-19 bị tố cáo: Đây là một số đề tài đáng chú ý trong tuần mà tạp chí Thế Giới Đó Đây xin được gởi đến quý vị.


Trong bản thông cáo công bố giải thưởng mang tên Giải Quốc Tế Vaclav Hacel về Ly Khai Sáng Tạo (Václav Havel International Prize for Creative Dissent), hiệp hội Human Rights Foundation HRF trong ban tổ chức giải ghi nhận như sau về nghệ sĩ Trung Quốc:

Ba Đâu Thảo là một nghệ sĩ bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang sống lưu vong ở Úc. Tác phẩm nghệ thuật chính trị của ông đã vạch trần sự dối trá của chế độ Trung Quốc, nâng cao nhận thức về các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông và vạch trần hành vi kiểm duyệt của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với đại dịch do virus corona gây ra. Ba Đâu Thảo là người sáng tạo ra Cờ Lennon, biểu tượng phản đối mạnh mẽ đã truyền cảm hứng và huy động cộng đồng toàn cầu đoàn kết với phong trào ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông. Chính quyền Trung Quốc đã cố gắng bịt miệng Ba Đâu Thảo bằng cách đe dọa gia đình anh ở Trung Quốc”.

“Nghệ thuật là hình thức phản kháng bất bạo động nhất”

Theo thông tín viên RFI Grégory Plesse tại Úc, họa sĩ ly khai Trung Quốc luôn dùng nghệ thuật của mình để tố cáo các hành vi đàn áp của chế độ Trung Quốc, đặc biệt dấn thân vào phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, tham gia từ xa bằng cách đăng các tác phẩm nghệ thuật chính trị lên Internet.

Trả lời RFI, nghệ sĩ Trung Quốc cho rằng trong những cuộc biểu tình vì dân chủ tại Hồng Kông, nghệ thuật đóng một vai trò rất quan trọng....

Nghe Phần Âm Thanh:

6/5/16

Con Đường Việt Nam

Một nhạc phẩm mới do Đài Truyền Hình SBTN thực hiện để thương tặng đến những tù nhân lương tâm và đặc biệt là anh Trần Huỳnh Duy Thức, người đang chịu bản án 16 năm tù dưới chế độ CSVN phi nhân.

Con Đường Việt Nam

Sáng tác: Tù Nhân Lương Tâm

Hoà Âm: Trúc Hồ Ca sĩ: Thế Sơn

11/26/15

VN bỏ 'phiếu trắng' cho dự thảo nhân quyền

Image copyright Getty Images Image caption Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc cho biết, Việt Nam đã bỏ phiếu trắng cho dự thảo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về những người bảo vệ nhân quyền.

11/5/15

Tại sao giới luật sư bị tấn công?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-11-03

unnamed

Luật sư Trần Thu Nam (phải) và luật sư Luân Lê bị hành hung khi rời khỏi nhà cháu Đỗ Đăng Dư

Ảnh Facebook

Ngày 3/11 Luật sư Trần Thu Nam của đoàn luật sư Hà nội đã bị tấn công gây thương tích, khi đến gia đình Đỗ Đăng Dư, một thiếu niên bị đánh chết trong trại tạm giam của công an. Luật sư Nam là người đại diện cho gia đình Đỗ Đăng Dư trong vụ án này. Sau đây là ghi nhận của Kính Hòa ý kiến của một số luật sư, trí thức Việt nam về chuyện luật sư Việt nam liên tục bị hành hung trong nhiều năm nay.

7/8/14

Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do

image001

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một trong ba nhà hoạt động công đoàn bị bắt năm 2010, đã được trả tự do. Hai người hiện vẫn còn bị giam giữ là anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương

DR

Thy My

4/29/14

Nợ ai - Ai trả - Bao giờ mới xong?

Nguyệt Quỳnh Fri, 04/18/2014 - 05:50

Trong một bài viết rất cảm động về cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài tại Ukraine, anh Nguyễn Việt Trung viết: “Đã qua rồi cái thời kỳ người ta làm cách mạng vì miếng cơm, manh áo. Có lẽ bây giờ là thời kỳ của những cuộc cách mạng vì phẩm giá con người”. Hàng triệu người dân Ukraine dũng cảm đã góp mặt trong cuộc cách mạng đó. Góp mặt cùng với tấm khiên chắn đạn bằng gỗ mong manh, bằng số điện thoại ghi trên cổ áo để khi ngã xuống, người chung quanh báo được cho người thân của mình. Cái chết ở đây đã cúi đầu trước quyết tâm của họ. Quyết tâm giành lại một đời sống có ý nghĩa, một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người còn lại - những người may mắn không gục ngã vì súng đạn của công an - một cuộc sống mới không có tham nhũng trắng trợn ở mọi tầng lớp quan chức, một xã hội mà phẩm giá con người được tôn trọng, một chính quyền không coi dân như cỏ rác…

4/13/14

KẾ SÁCH TUYỆT DIỆU CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM: TRỤC XUẤT NGƯỜI PHẢN KHÁNG.

Chu Tất Tiến.

Aleksandr Solzhenitsyn, nhà văn đoạt giải Nobel năm 1970, tác giả của nhiều cuốn sách lẫy lừng như “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich” (One Day in the Life of Ivan Denisovich) và “Quần Đảo Ngục Tù” (The Gulag Archipelago) đã là một nạn nhân của chính sách độc tài Sô Viết. Ông bị tù 8 năm về việc viết văn chống lại chính sách diệt chủng của Liên Xô. Tháng 3 năm 1953, sau khi mãn hạn tù, ông lai phải đi đầy ở Kok-Terek, miến Đông Bắc Kazakhstan. Ở đó, ông bị bệnh ung thư nặng tưởng như sắp chết, nhưng vì tên tuổi ông đã vượt quá ranh giới quốc gia, nên nhà cầm quyền phải gửi ông đi chữa trị tại Tashkent, nơi đây với kỹ thuât cao, đã cắt bỏ khối ung thư thành công. Năm 1970, ông được Giải Nobel về Văn Chương, nhưng ông không được đi nhận giải này, đến mãi năm 1974, sau khi ông bị “trục xuất” ra khỏi nước Nga, ông mới được lãnh giải này. Năm 1990, một năm trước khi chế độ Liên Bang Sô Viết sụp đổ, ông được Nhà Nước Liên Xô gọi để trả quyền công dân, tuy nhiên, mãi đến 1994, ông mới trở về Nga với bà vợ, Natalia, người mà sau đó đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Nhà văn chiến đấu thiên tài này mất năm 2008, vào tuổi 89. Suốt thời gian ở nước ngoài, Solzhenitsyn không sáng tác được tác phẩm nào vượt qua hai cuốn truyện lừng danh khi trước, và tên tuổi ông cũng chìm dần trong sự lãng quên của thiên hạ.

4/8/14

TS Cù Huy Hà Vũ đã đến Mỹ.

duongha.jpg

Nữ Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ TS Cù Huy Hà Vũ, trong một chuyến sang Mỹ vận động cho chồng hồi năm ngoài, tháng 07/2013..

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã sang Mỹ sau khi được Việt Nam trả tự do.

2/6/14

Kiểm điểm định kỳ về tình hình nhân quyền Việt Nam

 

Hội thảo tại Genève về tình hình nhân quyền Việt Nam 04/01/2014 (DR)

Hội thảo tại Genève về tình hình nhân quyền Việt Nam 04/01/2014 (DR)

Thanh Phương

Trong khuôn khổ thủ tục Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ( Universal Periodic Review, UPR ), Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hôm nay 05/02/2014 sẽ xem xét tình hình nhân quyền ở Việt Nam tại thành phố Genève của Thụy Sĩ, nơi mà một nhà ngoại giao Việt Nam vừa xin tỵ nạn chính trị.

UPR : Đại diện Mỹ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho bốn nhà hoạt động

 

Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát - Universal Periodic Review (DR)

Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát - Universal Periodic Review (DR)

Thanh Phương

Hôm nay, 05/02/2014, tại buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ( UPR) về tình hình nhân quyền Việt Nam ở Genève, đại diện của Hoa Kỳ đã kêu gọi Việt Nam trả tự do các nhà hoạt động đang bị giam cầm, nhất là bốn gồm tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Quốc Quân, blogger Điếu Cày và anh Trần Huỳnh Duy Thức.

10/13/12

Đòi tự do cho Lưu Hiểu Ba, Mạc Ngôn được khen ngợi

 

Mạc Ngôn trong buổi họp báo ngày 12/10/2012 tại Sơn Đông.

Mạc Ngôn trong buổi họp báo ngày 12/10/2012 tại Sơn Đông.

REUTERS/Jason Lee

Thanh Phương

Ngày 12/10/2012, nhà văn Trung Quốc vừa đoạt giải Nobel Văn học 2012 Mạc Ngôn đã kêu gọi trả tự do cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010. Sau lời kêu gọi này, Mạc Ngôn đã nhận được lời khen ngợi từ những người ủng hộ nhà ly khai Trung Quốc đang bị giam cầm.