Showing posts with label Tạp lục. Show all posts
Showing posts with label Tạp lục. Show all posts

6/11/21

LẠM PHÁT LÀ SỨC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG!

Hoàng Ngọc Nguyên

 

Janet Yellen, phụ nữ đầu tiên cầm vận mệnh kinh tế Mỹ

                

Theo một thăm dò dư luận không chính thức gần đây của một cơ quan hữu thực vô danh, công luận vẫn quan tâm nhiều nhất đến COVID-19, cho dù tình hình kiểm soát đại dịch ở Mỹ nay được xem là khả quan nhất thế giới. Ngưởi đã chích ngửa có thể đang tự trách mình sao quá vội vàng, người chưa chích thì có thể đang rung đùi, ngâm nga: “Dục tốc bất đạt”.

Người dân xem chừng đã khá yên tâm, vui vẻ với tình hình kinh tế. Theo chương trình cứu trợ (American Rescue Plan) của Tổng thống Joe Biden ban hanh từ đầu tháng ba, những người cần tiền đã có tiền, thậm chí không cần cũng có; lao động cần việc làm nay cũng đã có việc làm; giới buôn bán và sản xuất cần khách hàng có khách hàng. Trợ cấp cho người thất nghiệp, cho trẻ em... đang khiến cho các cửa hàng siêu thị bao giờ cũng đông đúc, chen chúc... Những nét tổng quan đó về hiện tinh kinh tế chẳng thể phủ nhận được.

11/25/20

chuyện nhỏ của tôi _ "Kịp Thời"

Có những mẩu chuyện tuy nhỏ nhưng lại dạy chúng ta những bài học đáng ghi nhớ trong cuộc đời, một chút quan sát và suy ngẫm cũng có thể giúp ta rút ra được nhiều kinh nghiệm sống quý báu, khiến ta thức tỉnh trong cơn mê hồng trần. Hay ít ra nó cũng có thể giúp ta có thêm được một chút niềm vui trong cuộc sống bộn bề này. Sau đây xin chia sẻ một câu chuyện nhỏ của tôi _ " kịp Thời".

Câu chuyện nhỏ của tôi _ "Kịp Thời"

Cư sĩ Trần Kiện Dân có bài thơ:

"Ông lão thổi sáo xin tiểu phí               老翁吹簫博小資
Gần đây sa sút kém lực khí                  年來力氣已難支
Sửng sốt được tin lão quá cố                忽傳餓斃松林中
Hối hận khi trước chưa bố thí"             始悔從前未布施


Đây là bài thơ của cư sĩ Dân hoài niệm lão hành khất một hôm bỗng nhiên chết đói ngoài khu phố, hối hận mình khi trước chưa kịp giúp đỡ người già yếu đáng thương kia. Bốn câu cú tuy ngắn nhưng khiến người đọc bồn chồn xót xa, đồng thời cũng thức tỉnh chúng ta, ở đời phải "kịp thời" trong việc làm hằng ngày. Bởi vì một việc làm có ý nghĩa vào một thời điểm nào đó, nhưng nó sẽ vô nghĩa ở một thời điểm khác. Bởi vậy, chuyện nên làm bây giờ, không nên trì hoãn vào kịp khác.

Tôi thường trực tại hội từ thiện "Tzu Chi" trong thương xá Hoàn Cầu Milpitas, đối diện là siêu thị 99 Ranch. Tại đây thường xuất hiện một người quần áo rách tả tơi, đầu tóc bù xù đến bươi móc đồ ăn cặn thừa trong thùng rác trước cửa siêu thị để sinh sống.Tuy cuộc sống cực kỳ gian khổ, nhưng người ấy không bao giờ van xin sự bố thí của người khác.

Vài tháng trước, sư huynh Trương đến thăm và thấy người khốn khổ đi khập khiễng trước cửa siêu thị, nổi lòng thương xót mua cho ông ấy hộp cơm. Nhiều lần tôi cũng muốn giúp đỡ nhưng chưa thực hiện được vì có tật OCD (tật sợ dơ). Sau một thời gian cố gắng khắc phục tạp khí của mình, đêm Chủ Nhật ngày 01-11-2020, tôi đến trước mặt người không may nói: "Để tôi mang đến cho bạn một hộp cơm". Không ngờ bị từ chối ngay, thậm chí cho tiền cũng không nhận. Một chuyện khó tin mà có thực. Đêm tháng 11, gió thổi vù vù, trời lạnh căm căm, nhưng lòng càng tê buốt. Nhìn dáng gầy còm rời xa, tôi đứng ngẩn người trong phút chốc, rồi như chợt tỉnh sau cơn mê, tôi lê bước về trụ sở. Cay đắng cho cuộc đời gian khổ, trong đầu bỗng hiện lên 2 chữ "kịp thời". Kịp thời có nghĩa là làm ngay, làm đúng lúc.

Câu chuyện này dạy tôi một bài học quý giá.
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường quen sống với "hứa hẹn".
-Đối với cha mẹ, chờ khi có thời giờ sẽ về thăm hỏi.
-Đối với con cái, chờ khi có thời giờ sẽ quan tâm thêm.
-Đối với chúng sinh, chờ khi có khả năng sẽ giúp đỡ.

Thế rồi chính cái "chờ" khiến ta ân hận suốt đời.

Đời người ngắn ngủi vô thường, phải biết trân quý. “Don’t miss what you don't want to miss” - “Đừng bỏ lỡ những thứ mà bạn luôn trông chờ”. Thực tế, thời gian vốn dĩ chẳng chờ ai bao giờ, một khi đã đi qua rồi, thì chẳng thể nào quay trở lại.

Thuở xưa có nói: "chờ được mã thì giã đám" (等冥箔到時殯已散.喻時機已過); tục ngữ có câu: "con muốn hiếu nhưng duyên không còn" (子欲孝時親不在).

Thật vậy, trong cuộc sống hằng ngày, nhiều việc nên làm nhưng cứ dây dưa lần lữa, đến khi muốn làm thì lỡ mất thời cơ; nhiều lời nên nói nhưng cứ lừng chừng chần chừ, đến khi muốn nói thì lời nói không còn ý nghĩa; nhiều tình thương nên bày tỏ nhưng cứ hững hờ nhạt nhẽo, đến khi muốn thương thì duyên không đến lần thứ hai...

Sư bà Chứng Nghiêm nói: “Trên đời có hai việc không thể chờ _ hành hiếu và hành thiện."

Cũng như câu chuyện nhỏ của tôi vừa kể trên, giúp người nhưng không kịp thời, rốt cuộc phải ân hận vì "cho mà không nhận". Sự mất mát của nội tâm đâu phải chỉ có hối hận mà thôi.

Mỗi khi chúng ta động lòng từ bi, phải kiên trì thực hành, đừng bao giờ buông tay cho qua. Chẳng hay vô tình cho qua, ngày mai được tin lão hành khất qua đời ngoài khu phố.

Như bài kệ của cư sĩ họ Trần kể trên _ "kịp thời" không phải chỉ là ý niệm, mà là hành động.

Trường K5

7/28/20

HIỂM HỌA DA VÀNG? HAY NGƯỜI DA VÀNG TRƯỚC HIỂM HỌA?


Hoàng Ngọc Nguyên



 Thật ra, chẳng có gì là khó hiểu về quan hệ xập xám chướng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. Có một cái “lô-gích” trong sự đổ vỡ hiện nay.
        Chính là vì hoàn cảnh “dị sàng đồng mộng” giữa hai người. Ông Trump nay đã phải lên tiếng như Châu Du thời Tam Quốc: “Thiên sinh Trâm hà sinh ông Tập” - Thượng đế đã sinh ra ta (như những người cuồng Trâm vẫn nói), tại sao còn sinh ra ông Tập.
        Hai người khác giường là đúng rồi. Người Trung Nam Hải, xem chừng sẽ dùng địa chỉ đó trong suốt mấy chục năm còn lại; người thì Tòa Bạch Ốc, ít nhất hay may ra cho đến tháng giêng sang năm, trừ phi cuộc vận động tái tranh cử tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm.

7/24/20

Tấm Lòng Vô Hạn



(Bài của một người Quảng Trị viết về người bạn Quảng Bình)
Gần đây, Hàn Sĩ Phan đã xuất hiện khá thường xuyên trên Diễn Đàn Thụ Nhân 1-2 với những vần thơ nhẹ nhàng, có phần trào phúng nhưng chẳng hề châm biếm. Trào phúng làm người ta cười. Châm biếm đưong nhiên có người đau. Nhưng anh chẳng muốn làm ai đau! Chẳng ai muốn đau, chỉ muốn làm người khác đau!
Tuy không ra sân chung đá cho đội banh nào, tôi từng chung màu áo với anh cách đây hơn nửa thế kỷ trong một giai đoạn chính trường tao loạn và chiến trường tồi tệ của đất nước, Trường Chính trị Kinh doanh (phải nhắc đến Mai Kim Đỉnh ở đây) cũng như Hội Thanh Niên Thiện Chí Công tác và Nghị luận (không thể không nhớ đến Nguyễn Khải và Chris Jenkins). Tôi đương nhiên phảỉ biết và hiểu ít nhiều vể Hàn Sĩ. Một người không mang màu sắc tôn giáo hay địa phương hay thành phần xã hội, bình dị nhưng không bình dân,  cho nên dễ đến với người khác với cách ăn nói nhỏ nhẹ, từ tốn, vui vẻ.
Nhờ trở lại trên mạng, cho nên anh đến được với nhiều bạn cũ. Và nhiều bạn cũ tìm ra lại anh. Bạn học thời xưa của anh trong khối Thụ Nhân 1-2 này đương nhiên đã già, quá già, phần lớn (đến 98% - theo thống kê học của thầy Trần Văn Mừng) đều đã trên 75. Củng phải 5% mấp mé hay trên 80. Nhưng chẳng phải hàng trăm người này ai cũng có mặt trong danh sách thành viên của mạng. Và ngay cả trong số thành viên ít ỏi này, chẳng phải ai cũng mang “tật” lên mạng sáng trưa chiều tối. Ít nhất một phần ba ở trong nước.  Hai phần ba còn lại rải rác trên nước Mỹ. Hàn Sĩ rất hiểu điều này. Nhìn chung quanh thấy ngày càng thưa thớt. Một khuôn mặt quen thuộc thời đó Nguyễn Tường Cẩm vừa ra đi. “Where have all these old men gone? Graveyard pick them everyone”. Nghe “the sound of silence” mà tưởng như thấy bóng tối âm u trước mặt.

9/29/19

TẢN MẠN VỀ 4 TỪ "NAM KỲ LỤC TỈNH"

Đối với người Việt miền Nam sinh vào nửa đầu thế kỷ 20, bốn từ Nam Kỳ Lục Tỉnh có một ý nghĩa máu thịt, với những ký ức về một thời kỳ đầy gian khó của cha ông. Chúng gợi lên hình ảnh những đồng lúa bạt ngàn, những chiếc ghe thương hồ chở theo những phận người lênh đênh sông nước, có khi kéo dài suốt cả một đời.



So với đất nước bốn ngàn năm, Nam Kỳ Lục Tỉnh còn trẻ quá, từ thời Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được cử đi kinh lược đất Sài Gòn năm 1698, đến nay chỉ mới hơn 300 năm. Vùng đất này được nhắc đến nhiều qua các du ký, bút ký của người phương Tây, tưởng cũng cần nói một chút về chuyện ngôn ngữ. Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 200 năm, đất nước chia ra hai vùng: Đàng Ngoài và Đàng Trong chia cách nhau bởi con sông Gianh thuộc địa hạt Quảng Bình. Người phương Tây (chủ yếu là người Pháp) gọi Đàng Ngoài là Tonkin, âm từ chữ “Đông Kinh”, vốn là một tên cũ của Hà Nội, còn Đàng Trong thì gọi là Cochinchine. Từ này được hiểu là cả vùng Đàng Trong, từ Quảng Bình vào đến địa giới cuối cùng về phía Nam.

8/6/18

Nổ Như Tạc Đạn!

Thạch Đạt Lang

Ban Tu Thư |

Nổ Như Tạc Đạn! – Thạch Đạt Lang

Trước hết, xin mượn tên quyển tiểu thuyết của nhà văn Hoàng Hải Thủy để làm tựa đề cho bài phiếm này. Chỉ mượn tên thôi, còn nội dung hoàn toàn không dính dáng, liên hệ gì đến cuốn tiểu thuyết mà ông Thủy đã dịch ra từ nguyên bản Après moi, le déluge. Việc mượn tên quyển tiểu thuyết của ông Hoàng Hải Thủy cũng có lý do.

Tôi đã “động não” mấy ngày liền để tìm ra một câu chữ diễn tả căn bệnh thủ dâm bằng ngôn ngữ mà các nhà lãnh đạo chế độ CSVN đang mắc phải một cách trầm kha, không có thuốc nào chữa cho nổi, nhưng không cách gì nghĩ ra nên đành phải phạm thượng, cuỗm cái tựa đề quyển truyện của ông.

5/22/18

Buổi điểm danh cuối cùng

Tạp ghi Huy Phương

Ngày mới bước chân đến Mỹ, với tuổi mới trên 50, lo chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái, tham gia niềm vui của con cháu mình và con cháu bạn bè, tháng nào chúng tôi cũng phải tham dự một hai tiệc cưới. Bây giờ suýt soát tuổi 80, sắp lên chức “cố,” cả năm không còn khăn áo chỉnh tề, lên xe “phó hội” ký tên vào sổ vàng, tươi cười đóng hụi chết, mà áo trắng, cà vạt đen, mặt mày buồn thảm đi viếng tang cũng khá nhiều.

Bạn bè, đơn vị cũ, một thời chinh chiến hay là long nhong thời thơ ấu, ông thì nằm trong nhà hưu dưỡng đã hơn năm, ông thì đi gậy chống, walker hay ngồi xe lăn, ông thì đã thành tro bụi chứa trong cái hũ có khắc tên để trên chùa, hay ra nằm ngoài nghĩa địa với bia mộ đề tên!

Bây giờ không còn vào nhà hộ sinh để thăm cháu ra đời, hay chúc mừng hôn lễ của ai nữa, mà toàn đi nhà dưỡng lão, bệnh viện hay tang nghi quán!

2/10/18

Paris tráng lệ trong đợt tuyết rơi kỷ lục trong ba thập kỷ

Lớp tuyết gần 16 cm đổ xuống Paris kìm chân du khách, làm đình trệ hệ thống xe bus, trì hoãn các chuyến tàu và chuyến bay, nhưng lại là dịp vui hiếm có cho người ưa trượt tuyết.

Paris tráng lệ trong đợt tuyết rơi kỷ lục trong ba thập kỷ - Ảnh 1

Cảnh tượng thủ đô nước Pháp tuyệt đẹp trong tuyết phủ khiến nhiều khách du lịch tới Paris thời điểm này hài lòng nhưng cũng chỉ an ủi phần nào hàng triệu người vật lộn trong vài ngày qua để tới được cơ quan, trường học hay bắt chuyến bay từ các sân bay trong thành phố. Lượng tuyết kỷ lục từ năm 1987 bắt đầu rơi xuống Paris và phần lớn phía Bắc nước Pháp từ chiều 6/2 và tiếp tục cho đến sáng 7/2. Ảnh: AFP/Getty.

Paris tráng lệ trong đợt tuyết rơi kỷ lục trong ba thập kỷ - Ảnh 2

Vùng thủ đô Paris ghi nhận ùn tắc giao thông kỷ lục với độ dài tổng cộng hơn 740 km, khiến người đi làm trở về nhà trong mệt mỏi. Những con đường băng giá sau đó gần như không bóng người, khi giới chức Paris kêu gọi người dân bỏ xe cộ, ở trong nhà để tránh tuyết rơi quá dày. Nhiều người đã phải ngủ lại trong ôtô, trong khi nhiều người khác bỏ phương tiện để đi bộ về nhà. Ảnh: Reuters.

4/3/16

Tưởng nhớ Vũ Mai

Vào năm 1970 tôi làm Phụ Tá Giám Đốc Khu Kỹ Nghệ Tây Đô , CầnThơ, Vũ Mai đã  lái chiếc xế Honda TN360 có lợp mui phía sau, chở nhiểu bạn bè xuống chơi. Có Sơn Râu, Nghiêm Hữu Ý, Văn Công Tỷ và một nguời tên Hồng, gốc  Văn Khoa, bạn của Nghiêm Hữu Ý.

datauri-file

Ngày đầu các bạn đến nhằm xế trưa nên chạy thẳng lên công truờng ờ Trà Nóc kiếm tôi, nhưng không gặp. Ngày hôm sau tôi đã đưa các bạn ngược lên công trường để thăm xã giao các bô lão chức sắc trong Giáo  Hội Phật Giáo Hoà Hảo, ở một ngôi chùa trên phần đất của Khu Kỹ Nghệ.

11/5/12

Chuyện tếu "bia không ôm" ở Sàigòn

                                      (Đọc xong để cười chút chút chơi)

alt

    Bốn người khách vào một quán lịch sự . Họ lên lầu cho kín đáo, yên tĩnh. Trong khi chọn món ăn, cô gái chiêu đãi bia tiến lại gần bốn vị khách:

          - Em rót bia cho mấy anh nhé?

     Cô nhoẻn miệng cười tươi rói.

10/16/12

Chuyện thời Cán Ngố mới vào Nam !

Internet 2012/10/15


Năm chưa hết, Tết chưa đến, mời ôn lại chuyện cũ

Hồ hởi phấn khởi, sướng nhá. Đèo mẹ nó cái rương to đùng sau lưng quà vừa mua (vừa ăn cướp được) của miền Nam ra Bắc. Ôi ! cả nhà đang thấp thỏm chờ đợi từng phút ,từng giờ,cứ đi ra đi vào ngong ngóng hàng hóa hiện đại, đẹp đẽ từ trong Nam ra. Hàng xóm được phen mà lác mắt thèm thuồng nhà ta đấy !

9/16/12

Đánh số lên đầu

Bốn đứa bé sinh tư giống nhau ở Trung Quốc đã được cạo

đầu hình số như một cách phân biệt giữa chúng (ảnh).

Theo Orange, chị Tan Chaoyun ở Thâm Quyến đã nảy ra ý tưởng này trước ngày các quý tử nhà chị vào lớp 1.

Đánh số lên đầu
Ảnh: Orange

Tan nói bọn trẻ giống nhau đến mức chị chỉ có thể phân biệt bằng mí mắt, còn chồng chị đôi khi phạt nhầm đứa này với đứa kia.
Thế nên, để tránh gây phiền toái cho trường, Tan đã dắt bọn trẻ ra tiệm hớt tóc để “đánh số” cho chúng.

9/5/12

Tâm Phật Thấy Phật

Một hôm Tô Đông Pha đến chơi chùa, cùng ngồi thiền với nhà sư, trong khi ngồi thiền thấy an lạc xuất hiện. Xả thiền xong, Tô rất vui vẻ hỏi nhà sư:
-Ngài thấy tôi ngồi thiền như thế giống cái gì?
-Trông ngài giống như Đức Phật.

8/23/12

MỘT CÂU CHUYỆN HAY: ĐÁNH NHAU BẰNG GẬY

!cid_1_447296353@web160306_mail_bf1_yahoo

Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹ thuật, vị giáo sư đưa cả lớp xem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, hoạ sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha . Bức tranh mang tên Đánh nhau bằng gậy.

7/20/12

Cẩn thận dấu Phẩy....

Phiên tòa xử vụ ly dị, tòa phán với ông chồng:

- Ở với vợ lớn, không được ở với vợ nhỏ.

Ông chồng về nhà đưa bản án cho bà vợ lớn, chỉ sửa lại dấu phẩy:

- Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ.

Có người hỏi nhà văn Oscar Wilde (1856 - 1900) sao ông thường có vẻ đăm chiêu. Nhà văn Anh này đáp: "Sáng nay tôi đã bỏ quên một dấu phẩy trong một bài thơ. Chiều nay tôi phải lấy lại".

6/22/12

Cách rửa trái cây sao cho sạch

Có ai bỏ bột mỳ vào nước để rửa nho bao giờ chưa? Bí quyết cả đấy!

1. Nho

Cả chùm nho có nhiều quả bé tí, rửa sao cho sạch bây giờ nhỉ?

Nho

Bề mặt của quả nho thường được phủ bởi một lớp phấn trắng, lại dễ bị dính bùn đất nữa. Nếu bạn sơ ý rửa mạnh tay, vỏ nhỏ dễ bị rách, nát, rửa nhẹ thì lại không sạch. Rốt cuộc phải làm thế nào đây?

4/27/12

Cái màng trinh của trường Đại học FPT


Tác Giả: Nguyễn Hưng Quốc

Trên báo chí Việt Nam trong mấy tuần vừa qua, nhiều người bàn cãi khá sôi nổi về một đề luận văn trong kỳ thi sơ tuyển của trường đại học tư thục FPT (của tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông Financing and Promoting Technology Corp.) ngày 8 tháng 4 năm 2012.

1/17/12

Cảnh gần con tàu du lịch vĩ đại mắc cạn ngoài khơi Italia

 

- Vào tối thứ Sáu ngày 13/1, con tàu du lịch hạng sang Costa Concordia chở hơn 4.000 người đã bất ngờ đâm phải đá ngầm và bị nghiêng 20 độ. Tai nạn đã làm liên tưởng tới thảm hoạ Titanic 100 năm về trước.

Tàu Costa Concordia là một trong những tàu du lịch lớn nhất và thuộc hàng sang trọng của công ty Costa Crociera (Italia).