Thứ sáu tuần qua, bạn Quang Già Cơ ở Seattle gửi cho tôi hai tuyển tập truyện ngắn :
- Hà Nội Quê Hương Trong Trí Nhớ;
- Tôi Đi Trại Hướng Đạo.
Nhận được sách, tôi chợt nhớ câu thơ ‘‘Tha hương ngộ cố tri’’ của nhà thơ Uông Thù thời Bắc Tống, nguyên tác như sau :
久旱逢甘雨 Cửu hạn phùng cam vũ
久旱逢甘雨, Cửu hạn phùng cam vũ,
他鄉遇故知。 Tha hương ngộ cố tri.
洞房花燭夜, Động phòng hoa chúc dạ,
金榜題名時。 Kim bảng đề danh thì.
Thời gian của bài thơ có thể đọc ngược :
- Đại đăng khoa : Kim bảng đề danh thì
- Tiểu đăng khoa : Động phòng hoa chúc dạ
Hai câu thơ 1 - 2 gom lại mang ý nghĩa không gian :
- Tiểu vũ trụ : Tha hương ngộ cố tri
- Đại vũ trụ : Cửu hạn phùng cam vũ
Xin tạm dịch :
Xa xôi xe kết tình thân
Mấy năm học tập Thụ Nhân một trường
Nắng xuân đọc sách tỏ tường
Tuổi còn thơ ấu sống chung Hà Thành.
Nội dung cuốn Hà Nội Quê Hương Trong Trí Nhớ như sau :
Bút hiệu Già Cơ nhớ những ngày
Chia nhau bài bạc lúc mê say
‘‘Từ tâm’’ ý tứ không phai nhạt
‘‘Chữ nghĩa văn chương’’ nợ trả vay
Mười sáu sách đèn không mỏi mệt
Hà Thành, Hướng Đạo viết mê say
Hành vân lữ thứ nam sang bắc
Viết lách lâu rồi được mấy ai.
- Tiểu vũ trụ : Tha hương ngộ cố tri
- Đại vũ trụ : Cửu hạn phùng cam vũ
Bài thơ của Uông Thù có Tha phương ngộ cố tri là hợp tình hợp cảnh. Tôi mạo muội thay đổi mấy câu cho thích hợp :
仝 學 树 人 挍 Đồng học Thụ Nhân hiệu
远 方 智 相 憐 Viễn phương trí tương lân
河 城 時 年 少 Hà Thành thì niên thiếu
春 光 讀 書 文 Xuân Quang độc thư văn.
Xa xôi xe kết tình thân
Mấy năm học tập Thụ Nhân một trường
Nắng xuân đọc sách tỏ tường
Tuổi còn thơ ấu sống chung Hà Thành.
Trước khi đi vào hai tuyển tập, thiết tưởng cũng nên nói qua về bút hiệu ‘‘Già Cơ’’. Trong Đặc San Kỷ Niệm 30 Năm Khóa I CTKD Viện Đại Học Đà Lạt do bạn Nguyễn Tường Cẩm chủ biên, Quang Già Cơ viết : ‘‘Tôi tên là Nguyễn Đức Quang. Bạn bè thường gọi tôi là Quang Hà Nội để phân biệt với anh bạn trùng tên họ sinh ở Sơn Tây. Trong Đại Học Xá gọi tôi là Quang Già Cơ, còn anh bạn kia được gọi là Quang Du Ca.’’
Sau đó, bạn QGC cho biết về thời gian ở Đà Lạt : năm đầu ở Lữ Quán Thanh Niên, năm thứ II ở lầu Đại Học Xá, năm III : lầu 3, năm IV ở lầu 2 (tr. 482). Từ đó, anh nhường hẳn tên họ cho NĐQ, chỉ giữ lại QGC ; Sự lựa chọn này nói lên lòng quý mến bạn bè và sự khiêm tốn của tác giả. Theo ý nghĩa bộ bài tây, Già Cơ nói lên sự chín chắn và nhân từ (le roi de cœur présente un personnage d’âge mûr au regard bienveillant). Cả hai đức tính này thể hiện qua các bài bút ký trong hai tuyển tập truyện ngắn, với văn phong mạch lạc, sáng sủa.
Già Cơ (Roi de cœur)
Hai khổ sách đều là 14 x 21 cm. Bìa tập 1 in hồ Hoàn Kiếm, tập 2 đen trắng in toán Thụ Nhân, tráng đoàn Hùng Vương, đạo Lâm Viên. Cả hai ghi lại hành trình nhập thế của tác giả QGC, sau này còn được tiếp nối với thời gian học ở Đà Lạt và các sinh hoạt khác ở Saigon và Seattle.
Theo niêu hiệu, tôi giới thiệu cuốn Hà Nội Quê Hương Trong Trí Nhớ trước cuốn Tôi Đi Trại Hướng Đạo, tuy rằng cuốn sách Hướng Đạo được in trước cuốn sách viết về Hà Nội.
Nội dung cuốn Hà Nội Quê Hương Trong Trí Nhớ như sau :
Sở dĩ QGC gửi cho tôi hai cuốn viết về Hà Thành và Hướng Đạo, vì chúng tôi đều sinh quán ở Hà Nội và đều có sinh hoạt hướng đạo. Thuở nhỏ, gia đình tôi ở số 10 phố Kỳ Đồng Hà Nội. Trong thời gian này, tôi là sói con trong bầy Sóc Sơn. Bầy trưởng là anh Tạ Quốc Tuấn. Trong bầy sói có Phan Huy Kiểm là con BS Phan Huy Quát.
QGC có nhiều công sưu tập nhiều tài liệu quý hiếm. Trong cuốn Hồi Ký, Phạm Duy cho biết ông sinh ra ở phố Takou, sau đổi tên thành Hàng Cót, cũng là nơi chào đời của QGC. Tác giả trích dẫn nhiều đoạn trong hồi ký của cụ thân sinh, chứng tỏ anh thừa hưởng truyền thống văn học của gia đình.
Quê hương trong trí nhớ của QGC là trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ, Bờ Hồ Hoàn Kiếm, Nhà Hát Lớn Hà Nội, Sân Vận Động Cột Cờ, Chợ Đồng Xuân, Đê Yên Phụ. Tác giả được thưởng thức Món Ngon Hà Nội và nhớ mãi những ca khúc về Hà Nội : Hà Nội Ngày Tháng Cũ (Song Ngọc), Thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn), Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành), Thăng Long Hành Khúc (Văn Cao).
Trong phần kế tiếp, tác giả tản mạn : Trả Lại Tên Đường Cổ Ngư, Dẹp Bỏ Tượng Lê Nin, Đưa ông HCM về an nghĩ tại Nghệ An, sau cùng là đề nghị dời thủ đô về Pleiku hoặc Đà Lạt. Đây cũng là chủ đề luận văn tốt nghiệp cử nhân CTKD của QGC.
Vì là sói con, cứ mỗi chủ nhật, tôi lại có dịp họp bầy tại Văn Miếu, Voi Phục, Vườn Bách Thảo, Gò Đống Đa, Hồ Tây, Láng, làng Bưởi, trường Quang Trung v.v. Mùa hè cùng bầy sói đi Bãi Cháy cùng với bầy của chị Thẩm Thị Xiêm. Có lần họp ở Văn Miếu, ông thủ hiến Phạm Văn Bính đến bắt tay từng sói con một, và lần tôi quay bánh xe xổ số ở Nhà Hát Lớn,
hoặc vào mùa đông, đẩy xe bò đi quyên quần áo cũ.
Tôi xin kết thúc bài viết này bằng bài Đường thi, viết tặng bạn Quang Già Cơ :
Chia nhau bài bạc lúc mê say
‘‘Từ tâm’’ ý tứ không phai nhạt
‘‘Chữ nghĩa văn chương’’ nợ trả vay
Mười sáu sách đèn không mỏi mệt
Hà Thành, Hướng Đạo viết mê say
Hành vân lữ thứ nam sang bắc
Viết lách lâu rồi được mấy ai.
Paris, ngày 06/03/2023
Lê Đình Thông
No comments:
Post a Comment