Showing posts with label Ấn Độ. Show all posts
Showing posts with label Ấn Độ. Show all posts

9/11/23

Biden cùng đối tác G20 lập tuyến vận chuyển thuỷ bộ nối trục Ấn-Âu

New Delhi, Ấn Độ (NV) – Tổng Thống Joe Biden và các đồng minh hôm Thứ Bảy, 9 Tháng Chín, công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng tuyến đường vận chuyển hoả xa và đường biển kết nối Ấn Độ với Trung Đông và Châu Âu. 

Nỗ lực to lớn này, được công bố trong Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 năm 2023, nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường hợp tác chính trị trên quy mô toàn cầu.



Tổng Thống Joe Biden (giữa) được ông Narendra Modi (bìa phải), thủ tướng Ấn Độ, mời vào chỗ ngồi tại hội nghị G20. (Hình: EVAN VUCCI/POOL/AFP via Getty Images)


Tổng Thống Biden bày tỏ tầm quan trọng của dự án này, nói rằng: “Đây là một kế hoạch lớn. Đây thực sự là một sự kiện lớn,” theo AP.

Hành lang vận chuyển được đề xuất này, trải rộng trên nhiều quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Saudi Arabia, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Jordan, Israel và Liên Âu, sẵn sàng tăng cường thương mại, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển các nguồn năng lượng và cải thiện kết nối kỹ thuật số.

Ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, nhấn mạnh dự án này là sự thể hiện “hiệu quả” của sức mạnh Mỹ, qua tầm nhìn của Tổng Thống Biden về “các khoản đầu tư sâu rộng” và hợp tác quốc tế hiệu quả.

Cố Vấn Sullivan nhấn mạnh tác động tích cực của cơ sở hạ tầng được cải thiện đối với tăng trưởng kinh tế, sự gắn kết khu vực và biến Trung Đông thành trung tâm hoạt động kinh tế, chống lại mối liên hệ lịch sử của khu vực này với những thách thức, xung đột và khủng hoảng.

Ông Narendra Modi, thủ tướng Ấn Độ, nhấn mạnh tăng cường kết nối là ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ, không chỉ nhằm thúc đẩy thương mại lẫn nhau mà còn xây dựng niềm tin lẫn nhau giữa các quốc gia. 

Tổng Thống Joe Biden (hàng đầu, trái) cùng ông Narendra Modi, thủ tướng Ấn Độ, dẫn đầu đoàn lãnh đạo G20 đến đài tưởng niệm cố Thủ Tướng Mahatma Gandhi ở Raj Ghat, New Dehli. (Hình: -/PIB/AFP via Getty Images)

Tuyến hành lang hoả xa và vận tải đường biển, cùng sự cung cấp kết nối kỹ thuật số được dàn trải trên khắp các khu vực địa lý rộng lớn, thúc đẩy thương mại. Dự án này cũng sẽ là giải pháp thay thế cho các sáng kiến cơ sở hạ tầng rộng lớn được Trung Quốc đưa ra trước đây trong kế hoạch “Một vành đai, một con đường.”

Trong khi chi tiết chi phí và tài chính của dự án vẫn chưa được tiết lộ, Thái Tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia đã đề cập đến con số $20 tỷ trong một thông báo, tuy nhiên hiện không rõ liệu khoản ngân quỹ này có áp dụng riêng cho cam kết của Ả Rập Saudi hay không.

Bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, mô tả dự án hoả xa và vận tải biển là “cây cầu xanh và kỹ thuật số xuyên lục địa và các nền văn minh”, bao gồm các dây cáp để truyền cả điện và dữ liệu. Bà cũng tiết lộ “Hành lang xuyên châu Phi” kết nối cảng Lobito của Angola với các khu vực không giáp biển của Cộng Hòa Congo và Zambia.

Ông Amos Hochstein, điều phối viên về cơ sở hạ tầng toàn cầu và an ninh năng lượng của Tổng Thống  Biden, đã vạch ra một mốc thời gian dự kiến cho dự án. Trong 60 ngày tới, các nhóm làm việc sẽ xây dựng một kế hoạch toàn diện và đặt ra các mốc thời gian.

Giai đoạn đầu tiên sẽ liên quan đến việc xác định các khu vực cần đầu tư và kết nối cơ sở hạ tầng vật chất giữa các quốc gia. Ông Hochstein hy vọng rằng những kế hoạch này có thể được thực hiện trong năm tới, tiến tới tài trợ và xây dựng.

Cố Vấn Sullivan giải thích rằng nguồn gốc của dự án bắt đầu từ chuyến thăm của ông Biden tới Saudi Arabia vào Tháng Bảy, 2022, tại đó tổng thống nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nhập kinh tế khu vực.

Các cuộc trò chuyện với các đối tác trong khu vực đã bắt đầu vào Tháng Giêng và các đánh giá chi tiết về cơ sở hạ tầng hoả xa hiện có đã được tiến hành vào mùa Xuân. Sau đó, các cuộc đàm phán và hợp tác giữa các quốc gia đã lên đến đỉnh điểm khi công bố dự án.

Lãnh đạo khối G20 trong giây phút tưởng niệm cố Thủ Tướng Mahatma Gandhi. (Hình: -/PIB/AFP via Getty Images)

Mặc dù dự án hoả xa và vận tải biển không phải là tiền đề cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Israel và Ả Rập Saudi, nhưng có sức nặng địa chính trị đáng kể. 

Tất cả các quốc gia tham gia đều nhấn mạnh sự tập trung vào kết quả thiết thực, phát triển kinh tế và cải thiện khả năng kết nối để mang lại lợi ích cho người dân của họ. Sự tham gia của Israel và Jordan đã được đặc biệt chú ý như một khía cạnh quan trọng của sáng kiến.

Tổng Thống Biden tận dụng hội nghị thượng đỉnh G20 như một cơ hội để vận động tăng cường đầu tư vào giảm thiểu biến đổi khí hậu và nhấn mạnh những tác động bất lợi toàn cầu của cuộc chiến của Nga ở Ukraine, dẫn đến giá lương thực và năng lượng tăng cao, cũng như lãi suất nợ cao hơn đối với nhiều quốc gia. (MPL) [kn]

 

11/10/21

Kiểm soát các nguồn nước ngọt, nguyên nhân xung đột biên giới Ấn-Trung

Một khúc sông Brahmaputra trên lãnh thổ Ấn Độ. © Aniruddha Buragohain/wikipedia.org

Nghe phần âm thanh:


Tháng 2/2021 sự kiện vỡ sông băng tại Himalaya, 150 người Ấn Độ thiệt mạng đã làm dấy lên trở lại tranh chấp giữa New Delhi và Bắc Kinh chung quanh một dự án Trung Quốc xây đập thủy điện trên sông Yarlung Tsang Po « lớn hơn cả đập Tam Hiệp ». Tranh chấp để làm chủ sông ngòi, khai thác những mạch nước tại biên giới Ấn-Trung càng lúc càng trở nên « nhậy cảm ».  

Ấn Độ và Trung Quốc có một đường biên giới chung hơn 3.300 km ở một khu vực với những điều kiện khắc nghiệt với con người. Sông băng và những lớp tuyết trên dãy Himalaya là nguồn cung cấp nước ngọt cho gần một nửa dân số trên địa cầu.

Đối với hàng triệu nông dân tại một vùng đất khô cằn ở cả hai phía bên đường biên giới Ấn-Trung, đây là những nguồn cung cấp nước duy nhất. Vận mệnh của hàng triệu dân ở phía đông bắc Ấn Độ và cả một phần Bangladesh tùy thuộc vào các nguồn nước từ con sông Yarlung dài gần 2.900 km bắt nguồn từ sông băng Angsi – Tây Tạng. Khi chảy qua lãnh thổ Ấn Độ, sông Yarlung trở thành dòng Brahmaputra, mạch sống của bang Arunachal Pradesh trước khi nhánh sông này nhập vào với sông Hằng, đổ ra vịnh Bangale.

Chạy đua xây đập

Từ 2009 Trung Quốc đã có dự án xây dựng thêm một đập thủy điện trên dòng sông Yarlung Zahng Po, với « công suất 70 triệu kilowatt/giờ, lớn hơn cả so với đập Tam Hiệp » trên Dương Tử Giang. Ấn Độ thấy trước dự án của Trung Quốc là một mối đe dọa « cả về mặt lương thực, lẫn quân sự ». Trung Quốc đề xuất một dự án xây dựng trong một vùng có nguy cơ động đất cao, rủi ro vỡ đập và sập núi là rất lớn. Nhưng để đáp trả Bắc Kinh, chính quyền New Delhi thông báo cũng xây đập thủy điện trên dòng Brahmaputra để « giảm thiểu tác động dự án Trung Quốc gây ra ».

Ấn Độ, Trung Quốc lao vào một cuộc chạy đua xây dựng đập thủy điện mà không quan tâm đến tiếng nói của Bangladesh cửa ngõ đưa con sông này ra vịnh Bangale.

Để hiểu được tranh chấp biên giới Ấn Độ -Trung Quốc hiện tại trên đài RFI Việt ngữ giáo sư địa chính trị Hugo Billard, trường Saint Michel Picpus Paris, đồng tác giả tập bản đồ về những đường biên giới, Atlas des Frontières – NXB Autrement, nhắc lại về sự hình thành của đường biên giới giữa hai cường quốc của châu Á này từ khi các vùng thuộc địa cũ trong Liên minh Ấn Độ của Anh Quốc giành được độc lập năm 1947.

Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh mà trước đây được biết đến dưới tên gọi là Đông Pakistan, rồi Miến Điện, Sri Lanka giành được độc lập từ chính quyền Anh năm 1947. Từ đó đặt ra vấn đề đường biên giới vĩnh viễn từng được vương quốc Anh khoanh vùng với các cường quốc lân cận như là Iran, Nga, Trung Quốc và kể cả với vùng thuộc địa của Pháp là Đông Dương. Làm thế nào để ổn định đường biên giới Ấn –Trung và làm thế nào lằn ranh đó phải được công nhận ?

Cũng giáo sư Hugo Billard nhấn mạnh đến năm 1951 khu vực biên giới giữa hai quốc gia này mới bắt đầu trở thành một điểm nóng. Khi đó Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng. Đây là một vùng đất rộng lớn bằng một phần ba diện tích Trung Quốc và là một môi trường khá khắc nghiệt với con người. Làm chủ được Tây Tạng, Trung Quốc đương nhiên mở ra đường biên giới 3.380 cây số với Ấn Độ.

Cũng chính đường biên giới này đã cho phép Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền tại ba điểm : một là tại Aksai Chin – phía tây bắc Tây Tạng. Điểm tranh chấp thứ nhì là vùng lãnh thổ Sikkim, nằm kẹt giữa Nepal và Bhoutan. Với chỉ khoảng 6.000 dân cư, nhưng Sikkim là nơi đã hai lần Trung -Ấn giao tranh vào những năm 1962 và 1975. Sau cuộc đọ sức cuối cùng này, thì Sikkim đã thuộc về Ấn Độ. Tuy nhiên điểm nóng thứ ba - và cũng là điểm gây nhiều chú ý hơn cả là vùng Arunachal Pradesh ở phía đông. Đây là một vùng đất màu mỡ, năm con sông của bang này đề bắt nguồn từ dãy Himalaya. Bắc Kinh và New Delhi tranh chấp cả về đường biên giới lẫn quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này. Hiện tại bang Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát. Giáo sư Hugo Billard tuy nhiên lưu ý tranh chấp biên giới trước hết là một lá bài để cả Bắc Kinh lẫn New Delhi khơi dậy niềm tự hào dân tộc :

Hugo Billard : « 3.380 cây số đường biên giới là nơi mà bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra tranh chấp tùy vào thời điểm, vào bối cảnh chính trị nội bọ của mỗi bên. Thí dụ, tình hình tại Aksai Chin tùy thuộc vào mối quan hệ hữu hảo giữa Ấn Độ với Pakistan, một đồng minh của Bắc Kinh nhưng lại là đối thủ của New Delhi. Sikkim thì đã thuộc hẳn về Ấn Độ. Riêng bang Arunachal Pradesh, đây là nơi thường xuyên xảy ra giao tranh giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc. Từ thập niên 1970, trên thực tế, cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ cùng không có lợi ích gì khi khiêu khích đối phương để dẫn tới xung đột, bởi về thực chất, không bên nào có đủ phương tiện hay quyết tâm. Phía Ấn Độ thì rõ ràng là không đủ phương tiện còn đối với Trung Quốc, đường biên giới trên bộ không phải là một ưu tiên. Ưu tiên của Bắc Kinh là biên giới trên biển. Dù vậy cả hai phe cùng thường xuyên khai thác lá bài chủ quyền biên giới để chứng minh với công luận trong nước rằng Trung Quốc cũng như Ấn Độ không nhượng một tấc đất cho đối phương. Mỗi bên đều có nhu cầu chứng tỏ làm chủ tình hình ở các đường biên giới »

Vành đai Trung Quốc

Vẫn trong mắt nhà địa chính trị Hugo Billard, New Delhi có hai cách tiếp cận vấn đề tranh chấp đường biên giới. Về mặt địa lý và chiến lược, Ấn Độ luôn cảm thấy bị Trung Quốc kềm tỏa. Từ những năm 1990 vì những lợi ích kinh tế và chiến lược, Bắc Kinh đã thắt chặt quan hệ với Pakistan, với Miến Điện. Trung Quốc có nhiều lá chủ bài trong tay, lúc thì dùng những dự án xây dựng hệ thống xe lửa, khi thì chiêu dụ đối phương bằng những kế hoạch phát triển hải cảng, mở rộng các tuyến giao thông đường biển, hay những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng : xa lộ trường học, bệnh viện …

Hugo Billard : « Ấn Độ có cảm tưởng là bị Trung Quốc bao vây, kềm cặp : Ở phía bắc, đôi bên có đường biên giới chung. Phía tây Ấn Độ là Pakistan, ở phía đông thì có Miến Điện. Cả Islamabad lẫn Naypyidaw đều chịu ảnh hưởng rất lớn của Bắc Kinh. Bước kế tới là Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào Sri Lanka, biến quốc gia này thành tai mắt của Bắc Kinh ở phía nam Ấn Độ để quan sát cả vùng Ấn Độ Dương. Đối với New Delhi, đó là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tìm cách bao vây, đến mức khiến Ấn Độ ngạt thở »

Tuy nhiên một yếu tố quan trọng khác trong cuộc đọ sức Ấn- Trung, vế chính trị được cả đôi bên chú trọng. Về phía Ấn Độ, từ năm 2014 thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền và ông luôn khai thác lá bài dân tộc chủ nghĩa để kiếm phiếu. Song song với việc ve vãn công luận trong nước chính quyền Modi liên tục mở rộng, nâng cấp đối thoại với các đồng minh. Đứng đầu là Nga, bởi vì New Delhi luôn có một một quan hệ mật thiết về mặt chiến lược. Bên cạnh đó thủ tướng Modi đã đặc biệt chú trọng đến bang giao với Hoa Kỳ, với Pháp, một cường quốc trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương. Úc, Nhật và cả các quốc gia Đông Nam Á cũng càng lúc càng trở thành những đối tác cho phép New Delhi giải tỏa bớt vòng vây của Trung Quốc.

Cuộc chiến kiểm soát nguồn nước ngọt

Tuy nhiên nhu cầu thoát khỏi gọng kềm Trung Quốc, đối với Ấn Độ, theo như phân tích của giáo sư địa chính trị Hugo Billard chỉ là một trong những yếu tố trong bang giao song phương. Bên cạnh đó một nguyên nhân khác thường xuyên dẫn đến xung đột Ấn – Trung là nhằm kiểm soát các nguồn nước ngọt trong dẫy Himalaya. Giáo sư Hugo Billard, nhấn mạnh đến chìa khóa đang được đặt ở dẫy Himalaya :

Hugo Billard : « Dẫy núi có độ cao hơn 8.000 mét này thực ra là một bể nước vô cùng to lớn đối với cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ. Tuy nhiên Trung Quốc thì còn có thể trông cậy vào cả vùng cao nguyên Tây Tạng rộng lớn với khá nhiều sông ngòi mà trong đó có những con sông lớn, thành thử, nhu cầu về nước ngọt về phía Trung Quốc không mang tính sống còn. Ngược lại đối với Ấn Độ, phần lớn các con sông bắt nguồn từ những vùng sát cạnh với Trung Quốc. Cho nên trong trường hợp xảy ra giao tranh, nước có thể trở thành một vũ khí để Bắc Kinh bắt chẹt đối phương. New Delhi ý thức được là cần phải làm chủ các nguồn nước ngọt, làm chủ sông ngòi ở khu vực phía bắc này để bảo đảm nhu cầu của một phần lãnh thổ. Ấn Độ cần được bảo đảm rằng, các nguồn nước xuất phát từ Himalaya không thể bị căng thẳng với Trung Quốc tác động ».

Đó là lý do khiến dự án Trung Quốc xây đập ngay tại hạt Medog trên dòng Yarlung là « giọt nước làm tràn ly » trong mắt giới lãnh đạo Ấn Độ. Cũng giáo sư Hugo Billard trường Saint Michel Picpus - Paris nêu bật : ngoài yếu tố mang tính sống còn của con sông này đối với 1,3 triệu dân của bang Arunachal Pradesh, trong tiềm thức của người Ấn Độ giáo, « làm chủ được các mạch sông ngòi còn có ý nghĩa thiêng liêng » và là một biểu tượng cao về « linh hồn của những dòng sông ».

Phía Bắc Kinh thì đơn giản xem việc xây một cái đập thứ năm (bên cạnh 4 đập thủy điện đang hoạt động và hai công trình đã được khởi công) trên nhánh sông chính của dòng Yarlung là nhằm « đáp ứng nhu cầu về năng lượng, giảm thiểu mức độ lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch ».

Trên nhật báo Times of India đầu năm 2021, nhà chính trị học Brahma Chellaney lưu ý : « Tranh giành các nguồn nước ngọt là một yếu tố then chốt giải thích thái độ hung hăng của Trung Quốc » với nước láng giềng phía nam, bởi Bắc Kinh ý thức được về thế thượng phong của mình nhờ có Tây Tạng, thượng nguồn của nhiều dòng sông. Về nguy cơ các đập thủy điện Trung Quốc xây dựng tại một khu vực có rủi ro động đất cao, nhà nghiên cứu này kết luận : mỗi đập nước là một « quả bom nổ chậm đe dọa hàng triệu, hàng chục triệu dân cư ở hạ nguồn ».

4/28/21

WHO thêm biến thể tại Ấn Độ vào danh sách

nhk - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thêm biến thể của vi-rút corona phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào danh sách các biến thể cần phải được theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu như khả năng lây lan mạnh hơn và có nhiều khả năng tấn công hệ miễn dịch của con người hơn.

WHO đã thúc giục các cơ quan y tế trên thế giới thông báo những ca lây nhiễm biến thể này.

Biến thể này được cho là một trong những lý do khiến số ca nhiễm gia tăng mạnh gần đây tại Ấn Độ. Số ca nhiễm mỗi ngày ở đây đã vượt quá con số 300.000 ca. Số người tử vong mỗi ngày vượt quá 2.000 người.

WHO cho biết cho tới nay đã xác nhận được biến thể này tại ít nhất 16 nước, trong đó có Anh, Mỹ và Singapore.

Trong báo cáo ban hành hôm thứ Ba, WHO coi đây là “biến thể cần quan tâm”. Đây là biến thể thuộc dòng B.1.617.

Tổ chức này cho biết biến thể này có 3 đột biến đặc biệt có thể tăng khả năng lây lan của vi-rút và làm giảm khả năng của kháng thể chống lại vi-rút.

Báo cáo cho biết việc phân tích các ca bệnh ở Ấn Độ cho thấy rằng biến thể này dường như làm tăng khả năng lây nhiễm.

9/11/20

"HỌA SỈ MAY" Duy Nhất Trên Thế Giới




Ngoài sức tưởng tượng !

Anh Arun Kumar Bajaj ở Ấn Độ có một kỹ năng rất đặc biệt – anh có thể vẽ tranh bằng máy may.Về lý mà nói, đó là thêu, không phải vẽ, nhưng những tác phẩm nghệ thuật của anh quá chi tiết đến nỗi chúng trông tựa như những bức vẽ siêu thực trong con mắt của các khán giả nghiệp dư. Và việc anh làm ra toàn bộ các tác phẩm bằng máy may chỉ khiến nó càng trở nên ấn tượng hơn mà thôi.


Arun rất giỏi vẽ và mơ ước sẽ trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Nhưng cái chết bất ngờ của cha anh 15 năm trước đây đã làm tan nát giấc mơ này và buộc anh phải bỏ học để phụ giúp gia đình kiếm sống. Cha của anh là một thợ may và anh nối nghiệp cha, nhưng anh đã không để cho chất nghệ sĩ trong mình mai một. Thay vào đó, anh bắt đầu “vẽ tranh” bằng đường kim mũi chỉ. Nhưng thay vì dùng tay, anh quyết định dùng một phương tiện thêu khá đặc biệt – chính là máy may. Phải mất một đoạn thời gian anh mới có thể làm chủ được loại hình nghệ thuật độc đáo này, hiện nay anh được xem là nghệ sĩ sử dụng máy may duy nhất trên thế giới.