Showing posts with label Kinh Tế. Show all posts
Showing posts with label Kinh Tế. Show all posts

10/5/23

Hứa Gia Ấn: Sự nghiệp thăng trầm của nhà sáng lập tập đoàn Evergrande

Mariko Oi, Phóng viên kinh doanh, 1 tháng 10 2023

Ông Hứa Gia Ân là người sáng lập tập đoàn bất động sản Evergrande

Hứa Gia Ấn, sáng lập viên và chủ tịch tập đoàn bất động sản khổng lồ Evergrande của Trung Quốc, từng là người giàu nhất châu Á.

Người đàn ông 64 tuổi phất lên từ gia cảnh khiêm tốn để trở thành người dẫn dắt đế chế kinh doanh khổng lồ. Tài sản của ông được ước tính là 42,5 tỷ USD khi ông đứng đầu danh sách người giàu nhất châu Á của tạp chí Forbes hồi 2017. Giờ đây, ông bị điều tra vì nghi vấn đã “phạm pháp hình sự” trong khi tập đoàn của ông phải gánh khoản nợ chừng 300 tỷ USD.

Hứa Gia Ân là ai?

Sinh năm 1958 trong một gia đình nông thôn nghèo, tuổi thơ của ông bị tác động bởi cuộc Đại Nhảy Vọt – chương trình nhằm công nghiệp hóa nhanh chóng nền kinh tế vốn phụ thuộc vào nông nghiệp của ông Mao Trạch Đông khiến hàng triệu người chết đói.

Ông Hứa được bà nuôi nấng ở một ngôi làng thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, sau khi mẹ ông qua đời vì nhiễm trùng máu khi ông mới tám tháng tuổi.

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1982, ông làm kỹ thuật viên trong ngành sắt chừng 10 năm rồi trở thành một người bán hàng cho một công ty bất động sản ở Quảng Châu, phía nam Trung Quốc. Đó là nơi ông thành lập Evergrande năm 1996.

Tập đoàn phát triển nhanh chóng khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhờ các khoản vay lớn.

Ông Hưa tại một thượng đỉnh doanh nghiệp năm 2019 ở Quảng Châu

"Ông ấy là một ví dụ cho thấy ai cũng có thể trở nên giàu có nếu đủ thông minh và làm việc đủ chăm chỉ,” Alicia Garcia Herrero, kinh tế gia trưởng phụ trách khu vực Châu Á- Thái Bình Dương của Ngân hàng Đầu tư Pháp Natixis.

Ông Hứa, người đã là đảng viên hơn ba chục năm, được bầu làm thành viên Nhóm Cố vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Nhóm tinh túy này gồm các quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp và là cơ quan cố vấn hàng đầu của Trung Quốc.

Một bức ảnh chụp ông tại đại hội đảng đeo một chiếc thắt lưng vàng của hãng thời trang xa xỉ Hermès trở nên viral trên mạng xã hội hồi 2012, mang lại cho ông biệt hiệu “ông anh thắt lưng”.

Tăng trưởng ấn tượng

Nhờ phát triển nhanh chóng, tập đoàn Evergrande đã thu hút được 9 tỷ USD hồi 2009 khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong.

Sự tăng trưởng này sau đó được đẩy nhanh bằng cách làm “dùng đòn bảy tối đa” của ông Hứa, theo Jackson Chan từ trang nghiên cứu thị trường tài chính Bondsupermart.

"Evergrande phát triển nhanh nhưng còn nhanh hơn sau khi ông Hứa kết bạn với một nhóm các tài phiệt bất động sản giàu có nhất ở Hong Kong và tập đoàn được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong,” ông Chan nói.

"Ông nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ những người bạn này vì họ mua cổ phiếu và trái phiếu để giúp công ty tăng trưởng.”

Mô hình kinh doanh của Evergrande là vay các khoản tiền rất lớn sau đó bán ráo riết các căn hộ còn chưa xây. Đơn vị bất động sản của tập đoàn có hơn 1300 dự án tại hơn 280 thành phố của Trung Quốc, theo trang web của họ.

Đế chế kinh doanh của ông Hứa phát triển không dừng lại ở bất động sản mà còn lấn sang cả quản lý tài sản (wealth management), sản xuất xe điện và chế biết thực phẩm và đồ uống.

Họ cũng có cổ phần lớn trong đội bóng từng đứng đầu Trung Quốc, Quảng Châu FC.

Xuống dốc

Năm 2020, Bắc Kinh đưa ra luật mới để kiểm soát khoản tiền mà các công ty bất động sản lớn vay mượn.

Các biện pháp mới này khiến Evergrande phải bán bất động sản với giá giảm rất nhiều nhằm giữ doanh nghiệp khỏi phải đóng cửa. Nhưng giờ đây họ chật vật trả nợ.

Khủng hoảng này khiến định giá thị trường của tập đoàn giảm tới 99% và tài sản của ông Hứa tụt xuống chỉ còn 3,2 tỷ USD.

Nổi tiếng với lối sống xa hoa, ông Hứa Gia Ấn được cho là chủ sở hữu du thuyền này

Evergrande ngưng kinh doanh cổ phiếu ở Hong Kong khi ông Hứa trở thành tỷ phú mới nhất bị chính quyền điều tra.

Một số chuyên gia thấy có mối liên hệ giữa giới tinh hoa giàu có Trung Quốc bị điều tra và chính sách Thịnh vượng Chung của Chủ tịch Tập Cận Bình, một chính sách nhằm làm giảm bất bình đẳng trong thu nhập.

Ông Hứa là “biểu tượng của sự giàu có tột cùng nhất là với lối sống xa hoa của ông ta, bay khắp thế giới bằng phi cơ riêng,” Dexter Roberts, Giám đốc các vấn đề TQ tại Trung tâm Manfield, Đại học Montana, nói với BBC.

"Ông Tập đã làm rõ rằng sự giàu có tột cùng, nhất là khi được thể hiện công khai như ông Hứa, không tốt cho nền kinh tế và xã hội TQ,” ông Roberts bình luận, nói thêm rằng ông Hứa được “coi là một mục tiêu tất nhiên”.

Mặc dù chưa có thông cáo chính thức nào về vụ điều tra ông Hứa, một bài tham luận trên tờ Hoàn cầu Thời báo chỉ ra rằng lợi ích của những công dân bình thường được đặt lên trên.

“Giảm thiểu tổn thất bằng mọi giá cho người mua nhà phải là mối quan tâm lớn nhất khi xử lỷ cuộc khủng hoảng Evergrande,” Hồ Tích Tiến, cựu tổng biên tập tờ Hoàn cầu Thời báo viết.
  • Vai trò,

9/5/23

BRICS mở rộng : Một liên minh thống lĩnh thị trường nguyên nhiên liệu ?

Minh Anh - RFI

Ngày 24/08/2023, kết thúc thượng đỉnh lần thứ 15 tại Johannesburg, Nam Phi, nhóm BRICS – gồm năm nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – thông báo đón thêm sáu thành viên mới. Một số nhà quan sát cho rằng BRICS mở rộng còn đồng nghĩa với việc thúc đẩy tiến trình phi đô la hóa và hình thành một liên minh thống trị thị trường dầu khí, nguyên nhiên liệu.


Nghe phần âm thanh:




Kể từ ngày 01/01/2024, BRICS sẽ trở thành BRICS+, khi có thêm sáu thành viên mới là Achentina, Ai Cập, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ethiopia và Iran. Hầu hết giới chuyên gia đều có chung một nhận xét : Đây là một thắng lợi của Nga và nhất là của Trung Quốc.

Đây là hai nước quyết tâm mở rộng nhóm nhiều nhất. Với Bắc Kinh, sự mở rộng này đồng nghĩa với khả năng gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc với nhóm các nước phương Nam. Về phần Matxcơva, sự mở rộng này có thể hạn chế phần nào thế cô lập của Nga trên trường quốc tế vì cuộc chiến xâm lược Ukraina.

Sự kiện cũng cho thấy ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong nhóm. Ấn Độ và Brazil lo sợ tầm ảnh hưởng của mình sẽ bị tan biến. New Dehli – đối thủ cạnh tranh của Bắc Kinh – cũng có tham vọng trở thành một trong những đầu tầu của những nước đang phát triển.

Một sự mở rộng quá nhanh và quá lớn có nguy cơ biến « BRICS thành một diễn đàn chống phương Tây để phục vụ trước hết các lợi ích của Trung Quốc và Nga », theo như lời một quan chức ngoại giao Ấn Độ được nhật báo Pháp Le Monde dẫn lại.

Raoul Delcorde, đại sứ danh dự của Bỉ, trả lời nhật báo kinh tế L’Echo (Bỉ) nhận định « Trung Quốc có thể ép buộc được các nước còn lại vì chỉ riêng nước này đã đóng góp đến 70% GDP của toàn bộ nhóm BRICS ».

Thay đổi trật tự thế giới

Dù vậy, giữa các nước đều có chung một mẫu số : Cùng phản đối một trật tự kinh tế thế giới do phương Tây thiết lập và mong muốn hướng đến một thế giới đa cực. Mở rộng cửa đón các thành viên mới cho phép củng cố hơn nữa vai trò thay thế của BRICS trên bình diện địa chính trị, trước các định chế quốc tế do phương Tây thống trị.

Nhà kinh tế học Jean-Joseph Boillot, cố vấn cho Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IRIS), trả lời RFI Pháp ngữ, nhắc lại BRICS được thành lập năm 2009, sau khi cơn bão khủng hoảng tài chính của Mỹ quét qua, đẩy nhiều nước đang phát triển và nước nghèo lâm vào cảnh khốn khó trong vòng 5-10 năm liên tiếp.

BRICS cho rằng, bất chấp quy mô diện tích, dân số và kinh tế, nhóm này đã không được đại diện đầy đủ trong các định chế quốc tế. Chuyên gia kinh tế Jean-Joseph Boillot, cố vấn cho Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IRIS), trả lời RFI Pháp ngữ, giải thích vì sao dù có những khác biệt lớn về trọng lượng kinh tế nhưng nhiều nước vẫn được chọn để tham giam BRICS:

« Điều cốt lõi ở đây là vì những nước này bị gạt ra khỏi các định chế quốc tế lớn. Năm nước thành viên của BRICS chiếm khoảng 15% phiếu bầu ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong khi cả năm nước gộp lại có đến gần 3,5 tỷ dân và chiếm gần 25% GDP của toàn cầu. Đây là ý tưởng chính dẫn đến việc hình thành BRICS.

Từ quan điểm này, Ả Rập Xê Út là cường quốc thứ chín trên thế giới và trên phương diện GDP tính theo đầu người, Ả Rập Xê Út cũng không xa mấy các nước châu Âu, nhưng trên bình diện chính trị, vai trò và quyền phủ quyết trong các tổ chức quốc tế lớn là không có. Do vậy, việc bày tỏ nguyện vọng tham gia nhóm BRICS còn nhằm mục đích làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới. »

Nhưng BRICS có thêm thành viên mới không chỉ là mở rộng câu lạc bộ, mà đây còn là một liên minh mở rộng cho phép vạch lại mô hình tài trợ phát triển của các nước mới trỗi dậy, thống trị các thị trường dầu khí và nguyên liệu thiết yếu trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Các vương quốc Ả Rập : Những ông chủ ngân hàng mới

Và trong tầm nhìn này, Trung Quốc sẽ là bên hưởng lợi trước tiên. Trang mạng La Tribune (25/08/2023) nhận định việc mở rộng nhóm cho phép Trung Quốc tăng tốc dự án Những Con đường Tơ lụa Mới (BRI), được khởi động từ năm 2013, liên quan đến gần 70 nước, đông đến khoảng 4,4 tỷ dân, và chiếm đến khoảng 40% GDP toàn cầu, nhưng bị đình trệ vì đại dịch Covid-19.

Như vậy, BRICS có thể huy động thêm được nguồn vốn cho ngân hàng phát triển của nhóm – New Development Bank (NDB), được thành lập năm 2014 – để có thể tài trợ các dự án đầu tư cho các nước mới trỗi dậy mà không cần các khoản vay có điều kiện từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB).

Kinh tế gia Alexandre Kateb, chủ tịch Văn phòng tư vấn The Multipolarity Report, trên đài truyền hình tư nhân BFMTV, nhấn mạnh việc mở rộng BRICS cũng có nghĩa là phi đô la hóa:

« Đúng là phi đô la hóa và phát triển một đồng tiền trao đổi thay thế như nhân dân tệ chẳng hạn sẽ đi cùng với việc mở rộng nhóm. Ở đây thật sự có một lô-gic kết nối hai khía cạnh này với nhau. Theo tôi, điều này thể hiện rõ qua việc kết nạp hai nước Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, bởi vì đây là những nước có thể tài trợ cho một hệ thống tài chính mới dựa trên đồng tiền của BRICS hay một đơn vị tiền tệ dự trữ nào đó mà đồng tiền này được ấn định theo bản vị vàng hay dầu hỏa. »

Về điểm này, nhà nghiên cứu thuộc IRIS, trên đài RFI lưu ý thêm rằng « ngân hàng NDB của BRICS vốn đang thiếu nguồn tài chính, bỗng nhiên có thêm hai chủ ngân hàng, giờ có thể cấp vốn cho các nước phương Nam nào có nhu cầu. Cho đến hiện tại, Trung Quốc là bên giữ vai trò này, tất cả các nước đều tỏ ra nghi ngại về ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc ở trong nhóm. Do vậy, sự có mặt của hai nước Ả Rập là một sự tái cân bằng khá thú vị. »

Liên minh BRICS và OPEC+ để thống lĩnh thị trường dầu lửa

Trong bối cảnh này, Nhà Trắng ra sức ngăn cản nhiều nước tham gia BRICS, khi cam kết giải ngân « khoảng 50 tỷ đô la tiền vay cho các nước có thu nhập trung bình và các nước nghèo », đồng thời mời gọi các nước đồng minh và đối tác tham gia đóng góp để nâng tổng số tiền hỗ trợ có sẵn là 200 tỷ đô la.

Liệu rằng Mỹ có thể cạnh tranh với Trung Quốc ? Câu trả lời là Khó, vì giới quan sát cảnh báo thêm rằng đại đa số các nước thành viên khối OPEC Mở rộng, nhóm các nước khai thác và xuất khẩu dầu hỏa, cũng sẽ sớm gia nhập nhóm BRICS. Sự hội nhập này sẽ mang lại cho nhóm một vị thế vượt trội trên các thị trường dầu khí.

La Tribune ước tính tổ chức OPEC+ được hội nhập vào BRICS có thể sẽ chiếm đến hơn 60% sản lượng khai thác và 40% khả năng tinh lọc vàng đen của thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ là những khách hàng quan trọng của các nước Vùng Vịnh. Việc bảo đảm nguồn cung dầu khí là mang tính sống còn cho nền kinh tế Trung Quốc, vốn dĩ một phần lớn nhập khẩu là để đáp ứng các nhu cầu trong nước.

Ông Alexandre Kateb nhận định, việc nhiều nước khai thác và xuất khẩu dầu hỏa gia nhập BRICS cho thấy rõ một mục tiêu chiến lược khác : Giảm bớt sự phụ thuộc vào đô la trong việc niêm yết giá dầu trên thị trường thế giới.

« Đây thực sự là chất xúc tác cho sự chuyển đổi này và vai trò của nhân dân tệ trong việc thanh toán các hợp đồng dầu mỏ. Quá trình đã được bắt đầu với việc Ả Rập Xê Út ký một thỏa thuận với Trung Quốc để thanh toán những hợp đồng xuất khẩu dầu lửa bằng nhân dân tệ. Rồi chuyển giao hàng khí hóa lỏng đầu tiên của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đến Trung Quốc cũng được trả bằng đồng nhân dân tệ.

Hơn nữa, chính hãng Total của Pháp là bên đưa ra sáng kiến giao dịch này. Và ngày nay chúng ta thấy rõ là có cả một phong trào nhằm thiết lập các giao dịch trong một khuôn khổ đa phương, nơi xuất phải cho ý tưởng về một loại tiền dự trữ cho BRICS, một loại đơn vị tiền tệ trao đổi đóng vai trò như là một đơn vị thanh toán cho tất cả các hoạt động giao dịch này và như vậy cũng sẽ cho phép gộp những nước khác mắc nợ Trung Quốc, cung cấp tài chính cho họ mà không dùng đến đồng đô la, như trường hợp của Achentina hiện nay ».

Châu Âu và sự phụ thuộc vào BRICS trong tương lai ?

Cuối cùng, trong lĩnh vực nguyên liệu, mức độ tập trung còn quan trọng hơn và trở nên mang tính chiến lược cho nhiều nước mới trỗi dậy muốn tận dụng quá trình chuyển đổi năng lượng để có thể tự mình phát triển các chuỗi công nghiệp thế giới và hưởng lợi các chuỗi giá trị cao như kế hoạch IRA của tổng thống Mỹ Biden trị giá 370 tỷ đô la, hay của kế hoạch của Liên Hiệp Châu Âu, 750 tỷ euro.

Những nước muốn tham gia, hay đã là thành viên, đều là những quốc gia giầu khoảng sản, nhất là những nguồn đất hiếm như nickel, cobalt, platine hay palladium… Trọng lượng của những nước này (Nga, Indonesia, Cộng hòa Congo, Nam Phi, hay Trung Quốc…) trong lĩnh vực dầu khí và nguyên nhiên liệu, cũng như trữ lượng của chúng có khả năng thúc đẩy sự hội tụ lợi ích giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nhóm BRICS trong tương lai.

Điều này có nguy cơ làm thay đổi cấu hình hiện tại của thị trường quốc tế và các chuỗi cung ứng. Đó cũng là những gì đã xảy ra cho dầu lửa và khí đốt khi chiến tranh Nga – Ukraina nổ ra, qua việc phát triển khai thác mỏ tại lục địa châu Phi.

Nếu như Hoa Kỳ vẫn có thể trông cậy vào nguồn khai thác và sản xuất dầu khí ở trong nước và trong một chừng mực nào đó là các loại nguyên liệu hiếm từ Canada, rõ ràng là việc BRICS mở rộng nhưng dưới sự ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc có thể làm suy yếu Liên Hiệp Châu Âu. Khu vực này có nguy cơ bị lệ thuộc nhiều vào nguồn cung dầu lửa từ nhiều nước thành viên tương lai của BRICS, chủ yếu ở vùng Trung – Cận Đông và châu Phi.

7/14/23

Cuộc chiến đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc

Tác giả : Yifan Yu. Biên dịch : Gia Linh


Ở vùng sa mạc phía Nam California, một mỏ lộ thiên rộng lớn đã trở thành chiến trường trong cuộc đấu tranh toàn cầu để giành ưu thế vượt trội về công nghiệp.

Những chiếc xe tải khổng lồ màu vàng vận chuyển quặng từ mỏ đất hiếm Mountain Pass, mỏ đất hiếm từng có một thời gian đóng cửa. Sự hồi sinh đã diễn ra với cú hích là tinh thần yêu nước đang lên tại Mỹ.

Các bản can hình quốc kỳ Mỹ được trang trí trên đồng phục của công nhân khu mỏ. Những khối tinh thể quặng đất hiếm màu cam lưu niệm được tặng cho du khách có dòng chữ “Made in U.S.A” trên chứng nhận bảo hành. Một tuyên bố trên trang web của MP Materials, chủ sở hữu của mỏ, có nội dung: “Sứ mệnh của chúng tôi là khôi phục toàn bộ chuỗi cung ứng đất hiếm cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.

Sự hồi sinh của khu mỏ đất hiếm này là sản phẩm của cả tham vọng chính trị và thương mại. Mountain Pass đang đem lại các tài nguyên thiết yếu cho các ngành công nghiệp chiến lược, từ thiết bị quân sự đến các thiết bị cung cấp năng lượng cho cuộc cách mạng công nghệ xanh.

Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ để hồi sinh mỏ Mountain Pass, bao gồm cả tài trợ từ Bộ Quốc phòng. Đây là một phần trong kế hoạch của Washington nhằm xây dựng lại sự hiện diện của Mỹ trên thị trường kim loại đã bị Trung Quốc lấy mất ưu thế từ nhiều thập niên trước nhờ chi phí sản xuất thấp.

Kỷ nguyên mới ở Mountain Pass là sản phẩm của James Litinsky và Michael Rosenthal, những nhà tài chính ở độ tuổi ngoài 40. Giờ đây, họ đang thực hiện các thỏa thuận quốc tế để cung cấp cho các tập đoàn như Sumitomo Corp. của Nhật Bản, khi cuộc đua toàn cầu về khả năng tự cung cấp đất hiếm ngày càng gia tăng.

Ông Litinsky nói: “Hai nhà quản lý quỹ phòng hộ tiếp quản một khu mỏ thì làm sao có vấn đề được, phải không? Nhưng tôi sẽ nói với bạn rằng ngay từ ngày đầu tiên, chúng tôi đã có một tầm nhìn dài hạn. … Điều này không bao giờ giống như, ‘Ồ, chúng tôi sẽ chỉ vận hành mỏ này trong vài tháng’. Chúng tôi chưa bao giờ có tâm lý đó. Ngay từ đầu, chúng tôi đã nghĩ đến mục tiêu xây dựng một công ty Mỹ vĩ đại”.

Tuy nhiên, câu chuyện của MP Materials cũng nêu bật sự phức tạp của mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc và sự phụ thuộc lẫn nhau vẫn tồn tại bất chấp căng thẳng chính trị gia tăng. Khách hàng chính – và cổ đông lớn thứ tư của MP – là Shenghe Resources Holding, một công ty khai thác và chế biến đất hiếm được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn và được niêm yết ở Thượng Hải.

Tất cả những điều này làm cho sự hồi sinh của mỏ MP ở Mojave trở thành một mô hình thu nhỏ của sự cạnh tranh kinh tế chủ đạo của thế giới – và của cuộc chiến lớn hơn để cứu lấy hành tinh.

Subash Chandra, nhà phân tích năng lượng tại ngân hàng đầu tư Benchmark Co có trụ sở tại New York, cho biết: “Đất hiếm và nhiều loại khoáng sản khác là nền tảng của quá trình chuyển đổi xanh mà chúng ta đang thấy ở Trung Quốc, Mỹ và mọi nơi. Và không có công ty nào ở Mỹ có thể so sánh với MP Materials”.

Khoáng sản đất hiếm ngày càng trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới, được sử dụng trong các thiết bị từ điện thoại thông minh đến máy bay chiến đấu. Điều kỳ diệu của những kim loại sáng bóng nhưng dễ bị xỉn màu này là chúng có thể tạo ra nam châm mạnh hơn nhiều lần so với những loại nam châm truyền thống được tạo ra từ sắt. Nếu không có các nguyên tố đất hiếm như neodymium, praseodymium và lanthanum mà MP Materials đang tập trung khai thác, động cơ xe điện và ổ cứng máy tính sẽ không thể hoạt động.

Bất chấp tên gọi của chúng, hầu hết các loại đất hiếm đều tương đối phong phú – mặc dù chúng không phải lúc nào cũng dễ khai thác. Trữ lượng của chúng tồn tại trên khắp thế giới, từ Burundi đến Việt Nam. Một số quốc gia hùng mạnh, chẳng hạn như Ấn Độ, có tài nguyên đất hiếm lớn nhưng hầu như không khai thác vào năm ngoái.

Cho đến nay, Trung Quốc là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới nhờ nỗ lực phát triển ngành công nghiệp này trong nhiều thập niên. Năm 2022, Trung Quốc chiếm khoảng 70% sản lượng đất hiếm thế giới, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ. Trung Quốc cũng có trữ lượng oxit đất hiếm (REO) lớn nhất thế giới, tổng cộng 44 triệu tấn, gấp đôi so với Việt Nam, Brazil hoặc Nga.

Câu chuyện về đất hiếm lặp lại câu chuyện về sản xuất chip, lĩnh vực mà Washington cũng đang nỗ lực khôi phục lại vị trí đã mất. Nhiệm vụ này thậm chí còn lớn hơn nếu xét đến việc Mỹ luôn duy trì năng lực đáng kể trong thiết kế chip tiên tiến. Ngược lại, số liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy cho tới năm 2017 vẫn không có sản xuất nguyên liệu đất hiếm trên đất Mỹ.

Trong năm 2022, Mountain Pass chiếm toàn bộ 14% thị phần của Mỹ về sản lượng đất hiếm thế giới. Quy mô vẫn còn tương đối khiêm tốn: dự trữ đất hiếm của Mỹ chỉ tương đương khoảng hơn 5% của Trung Quốc. Siêu cường châu Á này cũng vẫn chiếm ưu thế trong các khía cạnh khác của sản xuất đất hiếm.

Washington hy vọng rằng một sự thay đổi triệt để về chính sách sẽ thúc đẩy quá trình khôi phục sản xuất đất hiếm của Mỹ. Vào năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh cho các cơ quan chính phủ đánh sự vững mạnh và an ninh của các chuỗi cung ứng quan trọng của quốc gia và chỉ ra những điểm yếu. Họ nhận thấy rằng “việc phụ thuộc vào Trung Quốc về sản xuất nguyên liệu thô và nam châm [đất hiếm]” là một lỗ hổng chiến lược quan trọng.

Biden đã cảnh báo người Mỹ vào năm ngoái về “điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta trở nên phụ thuộc vào các quốc gia khác” đối với những nguyên liệu tối quan trọng như vậy.

Vai trò hàng đầu của mỏ Mountain Pass trong việc thúc đẩy đất hiếm của Mỹ là giai đoạn mới nhất của một lịch sử đầy sự kiện. Khu vực xung quanh mỏ trở thành điểm bùng nổ lần đầu tiên vào những năm 1860 khi “một đám người thăm dò tràn đến miền nam Nevada và đông nam California”, theo một tài liệu chính thức của chính phủ. Họ đã tìm thấy đồng, chì, vàng, bạc và kẽm, trước khi việc sản xuất bị đình trệ sau Thế chiến I.

Nơi này đã được mở cửa hoạt động lần thứ hai sau Thế chiến II với việc phát hiện ra các oxit đất hiếm. Đặc biệt, sự hiện diện của europium là rất kịp thời: Khả năng phát ra ánh sáng đỏ của kim loại này khiến nó trở thành một thành phần quan trọng trong tivi màu. Khi thời đại truyền thông trực quan bùng nổ trong cuộc sống, việc khai thác khoáng sản ở Mountain Pass đã nuôi sống khu mỏ này.

Kết quả là mỏ Mountain Pass trở thành nguồn cung cấp đất hiếm hàng đầu thế giới. Đến năm 1974, mỏ này chiếm tới 78% sản lượng toàn cầu. Sau đó, vào giữa những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh sản xuất. Bắc Kinh đã dẫn trước Mỹ vào giữa những năm 1990.

Sự suy giảm của Mountain Pass tăng nhanh khi một vụ tràn chất thải hóa học vào năm 2002 buộc mỏ này phải tạm thời đóng cửa. Sau đó, mỏ tạm dừng khai thác quặng vì sự cạnh tranh từ Trung Quốc khiến mỏ không có lãi. Mountain Pass đã khởi động lại toàn bộ hoạt động vào đầu những năm 2010 nhưng sớm phải hứng chịu một đòn chí mạng khác khi công ty mẹ, Molycorp, nộp đơn xin phá sản. Có vẻ như giấc mơ về đất hiếm của Mỹ đã kết thúc.

Tham gia nhóm giải cứu Mountain Pass là hai nhà đầu tư sinh ra ở Florida. Đó là Litinsky và Rosenthal. Khi họ ngồi trong các cuộc họp với các chủ nợ của Molycorp vào năm 2014, họ không nghĩ rằng đó là khởi đầu của một hành trình mà họ sẽ đổi bộ vest và cà vạt của mình để khoác lên một bộ đồ công trường gồm mũ bảo hiểm bụi bặm, áo bảo hộ phản quang và ủng bảo hộ. Litinsky, với vẻ ngoài quyết đoán, đang điều hành quỹ phòng hộ của riêng mình, JHL Capital Group. Rosenthal, cao ráo và nhã nhặn, đang phụ trách lĩnh vực ô tô toàn cầu và Trung Quốc tại công ty quản lý tài sản QVT Financial ở New York.

Bộ đôi này lớn lên cùng nhau ở Fort Lauderdale, đã giành chiến thắng trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát hoạt động của Mountain Pass bằng cách trả 20,5 triệu USD. Họ tập hợp một hội đồng quản trị với chiến lược mạnh mẽ. Hội đồng bao gồm Maryanne Lavan, trưởng ban pháp chế của Lockheed Martin, tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ. Một thành viên khác là tướng không quân Mỹ đã nghỉ hưu Richard Myers, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân. Ông Myers đã nói rằng việc thiếu nguồn cung cấp đất hiếm bền vững và đáng tin cậy ở Bắc Mỹ là “một thất bại lớn đối với an ninh kinh tế và quốc gia”.

Litinsky, Giám đốc điều hành của MP, cho biết ông luôn “rất lạc quan về tương lai của đất hiếm, vì những lý do hiện rất rõ ràng”.

Mountain Pass là một thế giới tách biệt với ánh đèn rực rỡ của Las Vegas, cách xa lộ I-15 khoảng một giờ về phía đông bắc. Các đường băng tải bỏ hoang và cabin gỉ sét được xây dựng bởi những người chủ trước đây là lời nhắc nhở về những khó khăn khi vận hành một mỏ đất hiếm ở Mỹ. Một chiếc máy ủi duy nhất đã làm việc ở hố duy nhất sâu khoảng 183 mét. Những đống đá vụn đỏ au nằm chờ xe tải hạng nặng đến gom đưa vào máy nghiền. Sau đó, chúng sẽ được gửi đến các cơ sở chế biến để biến chúng thành bột cô đặc và sau đó vận chuyển đến Trung Quốc để tiếp tục xử lý.

“Không có nơi nào khác để làm việc đó”, Litinsky lưu ý. “Đó là nơi nó được tinh chế”

Litinsky và Rosenthal lần đầu thuê một nhóm quản lý cho Mountain Pass nhưng sau đó quyết định tự điều hành hoạt động. Litinsky cho biết các ưu đãi cổ phần cho nhân viên và hồ sơ an toàn cho phép hoạt động liên tục trong 3 năm đã giúp xoay chuyển tình thế của một mỏ từng không đem lại lợi nhuận kinh tế. Năm 2022, doanh thu của công ty đã tăng 59%, lên 527,5 triệu USD, trong khi thu nhập ròng tăng hơn gấp đôi, lên 289 triệu USD.

Tom Schneberger, Giám đốc điều hành của USA Rare Earth, một công ty khởi nghiệp sản xuất nam châm tiên tiến có trụ sở tại Oklahoma, cho biết: “Bản thân đất hiếm rất phổ biến – chúng không hiếm đến thế. Nhưng điều khó khăn là kết hợp công nghệ phù hợp, trích xuất và phân tách chúng, biến chúng thành những sản phẩm có thể bán được và sử dụng được – và thực hiện điều đó một cách hiệu quả”.

Giai đoạn thứ hai trong chiến lược của MP Materials là xây dựng bộ máy để tách và tinh chế một số tinh quặng đất hiếm tại Mountain Pass. Công ty cho biết sẽ đưa công suất xử lý mới vào sản xuất trong quý 2/2023. Vào cuối tháng 6, hãng cho biết sẽ cung cấp thông tin cập nhật về tiến độ khi công bố kết quả quý 2 vào tháng 8/2023.

Dự án giai đoạn ba của MP là xây dựng một nhà máy sản xuất kim loại đất hiếm tinh chế và nam châm thành phẩm. Công ty đã động thổ dự án ở Texas vào năm ngoái và dự kiến bắt đầu sản xuất vào cuối năm nay.

Chiến lược của MP Materials cho thấy quy mô của nhiệm vụ cần thiết để Mỹ giành lại quyền kiểm soát ngành công nghiệp đất hiếm. Thậm chí, điều quan trọng hơn cả việc Trung Quốc chiếm phần lớn sản lượng thế giới là sự thống trị lớn hơn của nước này trong chuỗi cung ứng. Theo báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ công bố năm ngoái, Trung Quốc chiếm khoảng 89% công suất phân tách, 90% công suất tinh luyện và 92% sản lượng nam châm toàn cầu.

Quyền lực gần như bá chủ này đã trở thành một vũ khí mạnh mẽ trong kho vũ khí ngoại giao của Trung Quốc. Năm 2010, nước này tạm thời cắt giảm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau khi căng thẳng gia tăng về quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Việc đình chỉ này đã báo động cho các công ty Nhật Bản và kích hoạt nỗ lực của chính phủ nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung cấp kim loại của Trung Quốc.

Mối đe dọa về các hạn chế xuất khẩu đất hiếm lại xuất hiện vào đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung hồi năm 2019. Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo của nhà nước Trung Quốc, đã gọi sự phụ thuộc của Mỹ vào khoáng sản là “con át chủ bài trong tay Trung Quốc”. Báo này đánh giá rằng sự phụ thuộc có thể được sử dụng để gây áp lực với Mỹ khi đó.

Bắc Kinh gần đây đã tăng cường nỗ lực để duy trì vị trí thống trị của mình trước các động thái nhằm vực dậy ngành công nghiệp đất hiếm của Mỹ. Vào tháng 4/2023, các bộ thương mại và công nghệ của Trung Quốc đã đề xuất lệnh cấm xuất khẩu một số công nghệ sản xuất nam châm đất hiếm.

Trung Quốc ngày 03/07/2023 cũng đã công bố hạn chế xuất khẩu gali và gecmani, hai nguyên tố rất quan trọng để sản xuất chất bán dẫn và các thiết bị điện tử khác.

Trước động thái trên của Trung Quốc, Litinsky của MP Materials tuyên bố không quá lo lắng về khả năng Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Công ty của ông đã “cố tình tránh mua thiết bị và công nghệ lớn từ Trung Quốc cho cơ sở ở Texas của chúng tôi vì lý do rõ ràng này”.

Mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là khó khăn duy nhất mà MP Materials phải đối mặt. Đầu tiên, các nhà phân tích cảnh báo, việc mở rộng quy mô các công đoạn khác nhau của quá trình xử lý đất hiếm và sản xuất nam châm sẽ là một thách thức kỹ thuật lớn.

Leslie Liang, cố vấn cấp cao của Wood Mackenzie, một công ty tư vấn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng toàn cầu, cho biết: “Các kỹ thuật như khai thác phân đoạn đòi hỏi kinh nghiệm và thử nghiệm lâu năm. Bất kỳ quá trình nào khác như quá trình kim loại hóa không thể được thiết lập trong một sớm một chiều”.

Cạnh tranh về giá với Trung Quốc là một bài toán hóc búa hơn nữa. Lương, máy móc và giấy phép ở Mỹ đều có xu hướng đắt hơn. Theo Liang, ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc cũng đã trở nên hiệu quả hơn trong những năm qua bằng cách tự động hóa các dây chuyền tinh luyện và cải thiện quản lý vận hành.

Pat Wilson, ủy viên của Bộ Phát triển Kinh tế tại bang Georgia của Mỹ, nơi đang cố gắng phát triển ngành công nghiệp đất hiếm của riêng mình, cho biết: “Vấn đề là khai thác và chế biến một mặt hàng kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận rất thấp. Vì vậy, bạn phải thực hiện khoản chi phí trả trước khổng lồ và không thể hoàn vốn nhanh chóng”.

Washington đang cố gắng làm nghiêng cán cân với Trung Quốc thông qua sự hỗ trợ tài chính. Năm 2020, MP Materials đã nhận được khoản tài trợ trị giá 9,6 triệu USD từ Bộ Quốc phòng để xây dựng các cơ sở phân tách các nguyên tố đất hiếm nhẹ tại Mountain Pass.

Sau đó, theo lệnh hành pháp năm 2021 của Chính quyền Biden, Bộ Quốc phòng vào năm 2022 đã trao cho MP Materials thêm 35 triệu USD, hỗ trợ nỗ lực của công ty trong việc xây dựng các cơ sở chế biến giai đoạn hai như máy sấy và rang quặng tại Mountain Pass. Lầu Năm Góc quan tâm vì các nguyên tố đất hiếm nặng rất quan trọng đối với vũ khí và phương tiện như tên lửa và tàu ngầm.

Nhiều khả năng Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính cho MP Materials. Dự luật về đất hiếm đang được Quốc hội thảo luận và nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Luật sẽ tạo ra khoản tín dụng thuế sản xuất từ 20 USD/kg trở lên đối với nam châm đất hiếm sản xuất tại Mỹ.

MP Materials khẳng định không có xung đột giữa mục tiêu chính sách chiến lược của chính phủ Mỹ với mục tiêu thương mại của công ty. Công ty khẳng định sẽ có lãi ngay cả khi không có sự giúp đỡ của Washington.

Litinsky nói: “Đây là một công ty đại chúng do cổ đông điều hành. Đây không phải là giải pháp của chính phủ. Ngay từ đầu, chúng tôi đã nói với các nhà đầu tư rằng chúng tôi thực sự coi mình là những nhà tư bản ưu tiên đất nước hoặc những nhà tư bản yêu nước”.

Tuy nhiên, các quan chức của công ty vẫn phải thừa nhận rằng sự hỗ trợ của Washington rất hữu ích – và không chỉ về mặt tài chính. Sự quan tâm của Lầu Năm Góc đã giúp MP Materials xây dựng cơ sở giai đoạn hai trong 18 tháng trong thời kỳ thiếu hụt lao động do đại dịch dẫn tới sự chậm trễ hoạt động xây dựng trên toàn quốc.

Matt Sloustcher, phó chủ tịch cấp cao về truyền thông và chính sách của MP Materials, cho biết: “Lợi ích của việc có một dự án do Bộ Quốc phòng tài trợ là chúng giúp ích cho chuỗi cung ứng”. Ông xác nhận địa điểm Mountain Pass thường xuyên được các quan chức chính phủ đến thăm và “một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất của họ là: Họ có thể giúp đỡ bằng cách nào?”.

Cuộc tranh giành quyền lực đất hiếm không chỉ là vấn đề giữa Mỹ với Trung Quốc. MP Materials đang tìm cách tăng cường mạng lưới cung ứng quốc tế, đặc biệt là trên khắp Thái Bình Dương. Vào tháng 2, công ty đã công bố quan hệ đối tác với Sumitomo Corp., Tập đoàn thương mại Nhật Bản mà Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã tăng cổ phần của mình lên mức tối đa 9,9%. Theo thỏa thuận với MP, Sumitomo sẽ trở thành nhà phân phối độc quyền của MP tại quốc gia này trong bối cảnh Tokyo tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Một phát ngôn viên của Sumitomo nói: “Khi tìm kiếm đối tác kinh doanh, chúng tôi đã đánh giá các công ty dựa trên các tiêu chí bao gồm quy mô hoạt động. MP Materials đứng đầu danh sách ứng cử viên”.

Sumitomo hiện đang dựa vào các nhà máy luyện kim của Trung Quốc để chiết xuất các nguyên tố đất hiếm. Theo thỏa thuận mới, MP Materials sẽ xử lý không chỉ việc khai thác mà còn cả quá trình nấu chảy quặng và tách các nguyên tố khác nhau khỏi quặng. Kim loại tinh chế sẽ được bán cho các nhà sản xuất nam châm Nhật Bản. Thỏa thuận này sẽ cung cấp cho Nhật Bản khoảng 30% lượng neodymium và praseodymium mà nước này cần. Sumitomo hiện đang xem xét liệu có nên hợp tác với MP Materials trong dự án giai đoạn ba để sản xuất nam châm và kim loại đất hiếm thành phẩm hay không.

Thỏa thuận với Sumitomo cho thấy các giới hạn cũng như khả năng của chiến lược của Mỹ nhằm xây dựng mạng lưới đất hiếm của riêng mình. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, trích dẫn dữ liệu Hải quan Trung Quốc cho biết năm 2019, Nhật Bản đã mua 36% lượng đất hiếm xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi Mỹ mua 33,4%. Sẽ rất khó, nếu không nói là không thể, để loại bỏ hoàn toàn Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng.

Thực tế này được phản ánh trong các mối quan hệ với Trung Quốc của MP Materials. Đối tác mua chính các sản phẩm tinh quặng đất hiếm chưa tinh chế của MP là Shenghe Resources, một công ty luyện và tách cung cấp cho các nhà máy tinh chế đất hiếm tại Trung Quốc. Shenghe và các chi nhánh cũng sở hữu gần 8% cổ phần của MP Materials.

Litinsky nói rằng không có mâu thuẫn nào giữa việc Shenghe nắm giữ cổ phần của MP và mục tiêu kinh doanh của ông – hoặc mục tiêu của Chính phủ Mỹ. Ông nói: “Nếu bạn là một công ty giao dịch công khai, ở Mỹ, bất kỳ ai cũng có thể mua cổ phiếu của bạn, bất kỳ ai cũng có thể sở hữu cổ phiếu của bạn. Chúng tôi có một nhiệm vụ quan trọng. Nhưng bạn biết đấy, chúng tôi là một công ty có văn hóa điều hành, chủ sở hữu do cổ đông định hướng, nơi chúng tôi muốn kiếm tiền cho các nhà đầu tư”.

Mỹ và các đồng minh của họ còn phải đối mặt với những trở ngại khác trong nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng đất hiếm của riêng mình. Một là tác động môi trường của ngành công nghiệp này, một điểm được nhấn mạnh bởi kinh nghiệm gần đây của công ty đất hiếm Lynas Rare Earth của Australia. Theo Wood Mackenzie, ngoài Trung Quốc, Lynas là nhà sản xuất quy mô lớn duy nhất các vật liệu đất hiếm tách rời, chiếm 11% thị phần toàn cầu.

Lynas đang khẩn trương xây dựng một nhà máy tại thị trấn khai thác vàng Kalgoorlie ở Tây Australia để tiến hành phân tách. Công ty đang chạy đua để hoàn thành dự án, được công bố lần đầu vào năm 2019. Nhu cầu trở nên cấp bách do Chính phủ Malaysia ra phán quyết vào tháng 2/2023 rằng công ty cần dừng các hoạt động chính tại cơ sở của mình ở Malaysia. Kuala Lumpur viện dẫn những lo ngại về mức độ phóng xạ trong hoạt động khai thác và chế biến của Lynas mặc dù công ty nói rằng các đánh giá khoa học độc lập đã nhận thấy hoạt động của họ ở đó có “rủi ro thấp và tuân thủ các quy định”.

Lynas khẳng định nhà máy Kalgoorlie luôn nhằm mục đích “bổ sung chứ không thay thế” các hoạt động tại Malaysia, vốn đã xuất khẩu sang các nước bao gồm Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, Lynas thừa nhận chi phí vận hành tại Australia sẽ cao hơn nhiều. Vào ngày 19/6, họ cho biết tình trạng thiếu lao động đang cản trở nỗ lực hoàn thành cơ sở ở Tây Australia.

Bất chấp sự gián đoạn, Lynas cho biết nhà máy mới sẽ mở ra những cơ hội mới để phục vụ các quốc gia đang tìm kiếm sự an toàn cho chuỗi cung ứng. Vào tháng 5, chính phủ Mỹ và Australia tuyên bố sẽ hợp tác để quản lý tài nguyên đất hiếm và các khoáng chất quan trọng khác. Nhóm Bộ Tứ (một nhóm gồm hai quốc gia trên cộng với Ấn Độ và Nhật Bản) – đã thảo luận về sự hợp tác tương tự.

Amanda Lacaze, Giám đốc điều hành của Lynas cho biết: “Nếu chúng ta gạt các vấn đề địa chính trị sang một bên, thì ngay cả đại dịch cũng đã chứng minh rằng nguồn cung từ một nơi duy nhất có thể là rủi ro ở bất kỳ khu vực nào. Một chuỗi cung ứng duy nhất cho đất hiếm là vấn đề, đặc biệt là trong một chuỗi cung ứng nơi nguyên liệu này đóng vai trò rất quan trọng để thành công”.

Những bất ổn cơ bản về thương mại và chính trị khác đã phủ bóng lên ngành công nghiệp đất hiếm – và những bất ổn này đã thể hiện trong sự biến động giá cả của kim loại. Những tiến bộ công nghệ làm tăng thêm tính khó đoán định của cung và cầu. Vào tháng 3, Tesla cho biết họ sẽ loại bỏ đất hiếm khỏi các loại xe điện thế hệ tiếp theo của mình. Apple đặt mục tiêu sử dụng các nguyên tố đất hiếm tái chế hoàn toàn vào năm 2025.

Quay lại Mountain Pass, ngay cả ban quản lý vốn đã giúp khôi phục hoạt động của mỏ cũng không cho rằng Mỹ sẽ sớm lấy lại quyền bá chủ về đất hiếm. Cùng với những nỗ lực đưa chuỗi cung ứng chip trở lại Mỹ, Washington và các đồng minh của họ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn lâu dài để khôi phục lại thế mạnh chiến lược đã mất.

Litinsky thừa nhận: “Hãy thừa nhận thực tế rằng Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm và họ sẽ tiếp tục thống trị nó trong nhiều, nhiều năm nữa”.

Nikkei Asia, 05/07/2023

2/5/23

Khám phá mỏ đất hiếm lớn của châu Âu được coi là 'người thay đổi cuộc chơi' nhằm giải quyết sự thống trị của Trung Quốc

Kandy Wong ngày 29.01.2023 SCMP

- Châu Âu gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc đối với các khoáng sản quan trọng trong nhiều năm, nhưng một mỏ khoáng sản hàng triệu tấn mới được khai thác ở Thụy Điển có thể giúp giảm bớt sự phụ thuộc đó;
- Sự khám phá mới xuất hiện khi Liên minh châu Âu đang tìm cách rời xa Trung Quốc bằng cách cải tổ lại chuỗi giá trị, nhưng tác động môi trường vẫn còn lớn.

Một mỏ oxit đất hiếm khổng lồ đã được phát hiện gần mỏ sắt này thuộc sở hữu của công ty Thụy Điển LKAB. Ảnh: AFP

Việc phát hiện ra mỏ oxit đất hiếm được biết đến lớn nhất châu Âu trong tháng này - ước tính hơn 1 triệu tấn - ở vùng cực bắc của Thụy Điển đã làm dấy lên hy vọng giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các nguyên liệu thô quan trọng.

Theo Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis, Trung Quốc chiếm 60% lượng đất hiếm được khai thác trên thế giới và sự thống trị thị trường của nước này “quan trọng nhất” là về nhà máy lọc dầu. Ví dụ, Trung Quốc nắm giữ 90% công suất chế biến khoáng sản đối với coban, lithium và niken.

“Vì vậy, [Liên minh Châu Âu] cần hạ thấp các tiêu chuẩn môi trường đối với nhà máy lọc dầu hoặc tìm những nơi khác để lọc dầu,” bà nói thêm.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong tháng này, bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã kêu gọi tạo sân chơi bình đẳng bằng cách “giảm thiểu rủi ro, thay vì tách rời ” khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Thừa nhận rằng châu Âu phụ thuộc “98%” vào Trung Quốc đối với các khoáng sản quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, bà cũng nhấn mạnh sự khác biệt của Liên minh châu Âu với cách tiếp cận của Hoa Kỳ về thương mại với Trung Quốc.

Đất hiếm dùng để làm gì?

Francoise Nicolas, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, giải thích đất hiếm là khoáng chất “thiết yếu” để sản xuất ô tô điện và tua-bin gió, và Liên minh Châu Âu vẫn phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngoài các ứng dụng của nó trong phát triển năng lượng sạch, đất hiếm còn chứa các nguyên tố quan trọng được sử dụng trong thiết bị quốc phòng.

Một ấn phẩm vận động quân sự của Hoa Kỳ, Tạp chí Lực lượng Hàng không & Không gian, lưu ý cách các nguyên tố đất hiếm được sử dụng rộng rãi trong nam châm để dẫn đường cho tên lửa; động cơ ổ đĩa được lắp đặt trong máy bay và xe tăng; thông tin liên lạc vệ tinh và hệ thống radar.
Ấn phẩm cho biết: “Những yếu tố này từng đến từ Hoa Kỳ. “Từ những năm 1960 đến những năm 1980, Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới về khai thác và sản xuất đất hiếm. Điều này không còn là trường hợp nữa."

Xem Video:

 

Tại sao khoáng sản đất hiếm rất quan trọng?

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán rằng họ sẽ cần lượng khoáng sản đầu vào nhiều hơn gấp sáu lần vào năm 2040, so với hiện nay, khi các quốc gia chạy đua để đạt được mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050.

Patrik Andersson, một nhà phân tích tại Trung tâm Trung Quốc Quốc gia Thụy Điển, lưu ý rằng việc khai thác khoáng sản đất hiếm chỉ là bước đầu tiên trong chuỗi cung ứng.

Ông giải thích: “Các khoáng chất được khai thác tại mỏ phải được xử lý thành các vật liệu và sản phẩm tiên tiến, chất lượng cao mà ngành sản xuất châu Âu yêu cầu. Đối với Thụy Điển và các nước châu Âu khác, nút cổ chai chính không nằm ở thượng nguồn mà là ở khu khai thác. Đó là hạ nguồn, tại quá trình xử lý và sản xuất hàng hóa có chứa các nguyên tố đất hiếm.”

Những vật liệu và sản phẩm này – cần thiết cho “quá trình chuyển đổi xanh” của châu Âu – là những gì mà EU cho là “quan trọng”, ông nói thêm rằng “sự thống trị của Trung Quốc càng trở nên lớn hơn khi bạn càng đi sâu vào chuỗi cung ứng”. Ông cũng lưu ý cách nam châm đất hiếm thường được sử dụng trong động cơ xe điện, tua-bin gió và ổ cứng máy tính.

Trữ lượng khoáng sản khổng lồ mới có thể làm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào đất hiếm từ Trung Quốc không?

Nicolas tại Viện Quan hệ Quốc tế của Pháp cho biết việc phát hiện ra một trữ lượng đất hiếm khổng lồ như vậy ở châu Âu “có thể trở thành một yếu tố thay đổi cuộc chơi” vì nó có thể giúp EU giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

“Điều đáng nhấn mạnh ở đây là vấn đề không phải là tách khỏi Trung Quốc, mà chỉ đơn giản là giảm thiểu những gì được coi là tình trạng phụ thuộc quá mức và là nguồn gốc của sự tổn thương,” bà nói.

Đồng tình với Nicholas, Garcia-Herrero của Natixis nói rằng “đây không phải là tách rời, mà là đa dạng hóa thành công”, vì Liên minh châu Âu đã giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách cải tổ lại các bộ phận trong chuỗi giá trị của mình.

Tuy nhiên, quan điểm của Andersson là có “ý chí chính trị rõ ràng” ở châu Âu đối với việc tách một phần hoặc có chọn lọc khỏi Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

“EU muốn duy trì quan hệ thương mại mạnh mẽ và lành mạnh với Trung Quốc, nhưng họ cũng lo ngại về rủi ro phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ Trung Quốc trong một số lĩnh vực, cũng như về việc thiếu đi có lại trong thực tiễn thương mại và đầu tư,” ông nói thêm. .

Nhưng như Nicholas đã chỉ ra, phải mất ít nhất 10 đến 15 năm trước khi đất hiếm được khai thác ở Thụy Điển tung ra thị trường.

Bà giải thích: “Việc thăm dò địa điểm sẽ không bắt đầu trong nhiều năm, ngay cả khi giấy phép được cấp rất nhanh. “Hơn nữa, toàn bộ dự án có khả năng phải đối mặt với sự phản đối do tác động có hại cho môi trường và xã hội của nó.

1/5/23

2023 : Tiền, công cụ để Trung Quốc xây dựng một trật tự thế giới mới ?

RFI - Thanh Hà 


Năm 2023, một năm « đầy khó khăn ». IMF dự báo « một phần ba kinh tế toàn cầu sẽ lâm vào suy thoái, những biến thể của virus gây đại dịch Covid vẫn là mối đe dọa chính. Chiến tranh Ukraina không hồi kết tiếp tục làm rối loạn thị trường năng lượng và lương thực thế giới. Lạm phát thúc đẩy các ngân hàng trung ương tăng lãi suất chỉ đạo ».

Nghe phần âm thanh:

Liệu đây có là lúc ể đồng nhân dân tệ Trung Quốc đọ sức với đô la Mỹ trên thị trường năng lượng thế giới ?

Quẻ bói đầu năm không mấy tươi sáng

Trong quẻ bói đầu năm, tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, bà Kistalina Georgieva, không mấy lạc quan về viễn cảnh trong 12 tháng sắp tới với dự báo 2023 sẽ « khó khăn hơn năm cũ », tăng trưởng tại Liên Hiệp Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc ba trọng tâm kinh tế toàn cầu đều « chựng lại ». Một nửa trong số 27 thành viên Liên Âu lâm vào « suy thoái » và « lần đầu tiên từ 40 năm nay, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc ngang bằng với tăng trưởng toàn cầu ». Chiến tranh Ukraina, tiếp tục « đè nặng » lên đời sống hàng ngày của hàng trăm triệu người.

Cơ quan thẩm định tài chính Mỹ Fitch từ đầu tháng 12/2022 giảm dự báo tăng trưởng của Mỹ và Trung Quốc cho năm 2023. Bước sang những ngày đầu năm mới, hiện tượng giá dầu hỏa và khí đốt giảm không hẳn là một tin vui. Trong phiên giao dịch hôm 02/01/2022, giá khí đốt trên thị trường châu Âu rơi xuống mức thấp nhất từ ngày 24/02/2022 khi những người lính Nga đầu tiên tràn sang lãnh thổ Ukraina.

Covid sau đúng ba năm hoành hành vẫn chưa buông tha Trung Quốc. Tháng 12/2022 chỉ số hoạt động của ngành công nghiệp Trung Quốc sụt giảm trong 5 tháng liên tiếp. Báo kinh tế Caixin phát hành tại Bắc Kinh ghi nhận : công xưởng của thế giới đang bị đóng băng, trong 9 tháng liền, chỉ số tuyển dụng thêm nhân viên vào các nhà máy Trung Quốc tuột dốc.   

Nguy cơ xung đột tiền tệ Mỹ -Trung ?

Giới quan sát báo trước, chuỗi cung ứng toàn cầu, với một mắt xích quan trọng được đặt ở Hoa Lục sẽ còn « tắc nghẽn » trong thời gian sắp tới. Một số tập đoàn đa quốc gia tiếp tục tính đến giải pháp di dời cơ sở sang nơi khác, giảm bớt mức độ lệ thuộc vào công xưởng lớn nhất thế giới này. Với những khó khăn kinh tế chồng chất, tham vọng của Bắc Kinh quốc tế hóa đồng nhân dân tệ có còn tính thời sự hay không ?

Bộ Tài Chính Nga hôm 30/12/2022 thông báo tỷ lệ của đồng tiền Trung Quốc trong Quỹ Tài Sản Quốc Gia FBN « đã được nhân lên gấp đôi », Nhân dân tệ chiếm 60 % quỹ để tài trợ thâm hụt ngân sách của chính quyền Liên Bang Nga. Đổi lại, các đơn vị tiền tệ khác như đồng bảng Anh hay đồng yen Nhật Bản đã « rơi xuống còn số không ». FBN tính đến ngày 01/12/2022 trị giá 186,5 tỷ đô la Mỹ. 

Trước đó, đầu tháng 12/2022, trong chuyến công du Ả Rập Xê Út, chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ mong muốn thanh toán các hóa đơn năng lượng của Bắc Kinh bằng nhân dân tệ và mở rộng vai trò của đơn vị tiền tệ Trung Quốc với thế giới.

Jean -Baptiste Nóe, tổng biên tập thời báo chuyên về các vấn đề địa chính trị Conflits, lưu ý trong một thời gian dài, « đô la là đơn vị tiền tệ duy nhất được dùng để thanh toán các khoản mua bán năng lượng » thế nhưng Trung Quốc đã tìm cách phá vỡ thế độc quyền đó của Mỹ bằng cách « tạo điều kiện để mua dầu hỏa và khí đốt bằng đồng nhân dân tệ ». Dù vậy trên đài RFI tiếng Việt, ông Nóe đánh giá còn quá sớm để kết luận rằng tính toán của Bắc Kinh làm suy yếu Mỹ hay làm suy yếu vị thế của đồng đô la Hoa Kỳ :

Jean - Baptiste Nóe : « Đúng là có thể nói đô la mất thế độc quyền, không còn là đơn vị tiền tệ duy nhất để thanh toán các hóa đơn năng lượng, do giờ đây người ta có thể mua dầu khí bằng nhân dân tệ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chiếm thế thượng phong và đồng đô la vẫn là đơn vị tiền tệ được sử dụng phổ biển nhất trên thế giới. Sức mạnh của Hoa Kỳ và của đồng đô la chưa tới hồi kết (…). Từ nhiều năm nay, một số quốc gia đã tìm cách phá vỡ thế độc quyền của đô la, nhưng tất cả đều đã thất bại, bởi đó là những nước nhỏ. Lần này Bắc Kinh tìm cách áp đặt luật chơi mới với Mỹ. Là nền kinh tế thứ hai toàn cầu nên Trung Quốc có trọng lượng để làm như vậy trên thị trường năng lượng, dầu khí. Washington không còn kiểm soát được hết tất cả. Dù vậy Hoa Kỳ có một ưu thế mà Trung Quốc không có được : Mỹ là một quốc gia sản xuất dầu đá phiến. Mỹ vừa sản xuất, vừa xuất khẩu năng lượng nhờ công nghệ mới này. Trung Quốc thì không. Đây là một lợi thế làm tăng thêm sức mạnh của Hoa Kỳ ».

Dầu đá phiến giúp Mỹ hạ Trung Quốc 1-0

Chính vì có dầu khí mà Hoa Kỳ không sợ thế độc quyền của đô la bị đe dọa. Bởi nếu quả thực là đồng nhân dân tệ phần nào có thể thay thế  đồng đô la Mỹ thì « đây sẽ là hồi kết của thế độc quyền không chỉ về mặt tiền tệ và tài chính, mà còn cả về mặt chính trị ». Vẫn ông Jean–Baptiste Nóe giải thích : « Nếu như Trung Quốc có thể dùng đơn vị tiền tệ quốc gia để mua dầu khí, thì có lẽ ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, tất cả các nước châu Á còn lại hiện đang nắm giữ nhân dân tệ cũng sẽ theo gương của Bắc Kinh ». Hơn thế nữa, một số quốc gia thù nghịch với Mỹ, từ Venezuela đến Iran, sẽ không ngần ngại bán dầu hỏa bằng nhân dân tệ thay vì đô la.

Giấc mơ còn xa vời

Thế nhưng kịch bản Bắc Kinh mong đợi ấy đã không xảy ra. Tháng 2/2022, vào lúc chiến tranh Ukraina bùng phát, Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu Swift, nhiều người đã tưởng rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ từng bước được sử dụng nhiều hơn, thậm chí sẽ thay thế đồng đô la của Mỹ. Nhưng theo báo cáo hôm 30/09/2022 của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, đô la chiếm 59,5 % dự trữ ngoại tệ của các Ngân Hàng Trung Ương trên thế giới, tăng 9,5 điểm so với hồi 2020. Trong khi đó đồng nhân dân tệ vẫn không cất cánh, với chưa đầy 2,9 %.

Vẫn theo báo cáo này ghi nhận, « khoảng 1/3 dự trữ ngoại tệ bằng đồng tiền của Trung Quốc là do nước Nga nắm giữ ».

Trên đài RFI tiếng Việt, Jean-Baptiste Nóe giải thích thêm : Hiện tại Trung Quốc mới chỉ có thể mở rộng ảnh hưởng của đồng tiền quốc gia với các đối tác châu Á, trong lúc toàn cảnh thế giới đang bị chia ra thành hai cực, kể cả trên mặt trận tiền tệ :

Jean - Baptiste Nóe : « Hiện tại chúng ta thấy đồng nhân dân tệ chủ yếu được mua vào và sử dụng rộng rãi tại khu vực châu Á. Châu Âu ít bị ảnh hưởng, do vẫn ở trong quỹ đạo của đồng đô la. Thế giới hiện đang bị phân chia ra thành nhiều khối, mà Trung Quốc và Hoa Kỳ là trung tâm của những khối đó. Khu vực chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh càng lúc càng sử dụng nhiều hơn đồng nhân dân tệ. Liên Hiệp Châu Âu đã từng có tham vọng dùng đồng euro để thoát khỏi ảnh hưởng của đô la Mỹ, nhưng euro zone vẫn thuộc vùng ảnh hưởng của đô la, của kinh tế Hoa Kỳ ».

Thiếu tin tưởng vào đồng tiền Trung Quốc là trở ngại chính của đồng nhân dân tệ. Sở dĩ thế giới vẫn ưa chuộng đô la, bởi cộng đồng quốc tế tin tưởng vào Hoa Kỳ, vào kinh tế Mỹ, vào ảnh hưởng chính trị của Washington. Câu hỏi kế tiếp là liệu rằng Bắc Kinh có đủ sức đạt tham vọng áp đặt một trật tự tiền tệ mới với thế giới? Tổng biên tập thời báo Conflits Jean Baptiste Nóe trả lời :

Jean - Baptiste Nóe : « Đúng là kiểm soát được các luồng giao dịch tiền tệ tạo nên một sức mạnh rất lớn cho Trung Quốc mà đến nay quốc gia này không có được. Bắc Kinh đã thực hiện rất nhiều dự án đầu tự chủ yếu trong khuôn khổ dự án Con Đường Tơ Lụa mới thế kỷ 21. Đây là một khoản chi phí rất tốn kém cho dù phần lớn trong số đó do chính các quốc gia nhận đầu tư của Trung Quốc đài thọ. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang chựng lại, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn hẳn so với những thập niên vừa qua, câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có vượt qua được những khó khăn này hay không, hay đây thực sự là hồi kết của một chu kỳ phát triển chưa từng có của quốc gia châu Á này ».

Trước mắt, các nhà đầu tư quốc tế vào Hoa Lục phải liên tiếp giải quyết những vẫn đề nảy sinh từ chính sách zero Covid của Bắc Kinh, khủng hoảng địa ốc kéo dài và đang có khuynh hướng lan tới lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thêm một dấu hiệu kém khả quan khác cho đồng tiền Trung Quốc trong năm 2023 là vào lúc Mỹ, rồi châu Âu tăng lãi suất chỉ đạo, giới trong ngành dự báo chính người dân Trung Quốc có thể sẽ mua đô la và euro để đầu tư ở nước ngoài. Đồng tiền Trung Quốc qua đó thêm suy yếu. Khuynh hướng này càng rõ nét nếu kinh tế Trung Quốc xấu đi thêm. Ở góc đài bên kia, sức mạnh của đồng đô la đã được củng cố đáng kể, bởi ngoài Mỹ, tình hình tại khắp mọi nơi trên thế giới đều bấp bênh, kể cả tại hai điểm tựa của kinh tế toàn cầu là Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản.

10/13/22

Dự án bán dẫn mới từ TSMC - Gã khổng lồ chip Đài Loan muốn có chỗ đứng ở Đức

 NTV - Trích Bản tin kinh Doanh (tiếng Đức) đăng ngày 12.10.2022 


Ngành công nghiệp - từ ngành giải trí đến các nhà sản xuất xe hơi - cần nhiều chip hơn đáng kể. Nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan đang đi đúng hướng.

(Ảnh: liên minh hình ảnh / dpa)


Ngành công nghiệp trên toàn thế giới đang gặp khó khăn khi thiếu chất bán dẫn. Nhà sản xuất theo hợp đồng Đài Loan TSMC muốn khắc phục tình trạng này và đẩy mạnh sản xuất một cách nhanh chóng. Sau Mỹ và Nhật Bản, Đức hiện cũng đang được nhắm đến làm địa điểm xây dựng nhà máy mới.

Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC), đang kiểm tra việc xây dựng một nhà máy bán dẫn ở Đức. Cơ quan tài chính Mỹ Bloomberg cho biết các cuộc đàm phán với chính phủ Đức đang ở giai đoạn đầu.