Lá Thư Hàng
Tháng
--------------------------
Anh Cả Phúc
Lê Đình
Thông
(trích Diễn Đàn
Thụ Nhân, tháng 8-2011)
- ‘‘Thành kính phân ưu cùng chị Phúc và tang quyến. Nguyện cầu Linh Hồn anh cả Đặng Hữu Phúc’’. Nguyễn Thị Xuân Phương khóa 7 gọi Phúc là anh cả. Khi Đặng Hữu Phúc ‘‘xếp bút nghiên theo việc đao cung’’, Xuân Phương còn học trung học. Xuân Phương cũng như nhiều khóa đàn em gọi khóa 1 là anh cả, coi nhau như trong một gia đình. Phan Bá Phi khóa 4 thì viết: ‘‘Xin hai anh Trực hay anh Thông chuyển dùm những lời trên đến chị Phúc’’.
- Phúc qua đời ngày 11/8, ba ngày sau cúng chung thất cho Phùng Quốc Tường. Cả hai đều là TN1-2, người trong nước, người hải ngoại, tôn giáo tuy có khác biệt nhưng cả hai trong số những người ra đi vào tuổi ‘‘nhân sinh thất thập cổ lai hy’’ (Đỗ Phủ). Ngày nay, việc sống qua ngưỡng 70 cũng chẳng phải là hiếm hoi gì.
- Tấm hình Phúc đeo lon chuẩn úy là mượn trong bộ sưu tập của Nguyễn Tường Cẩm. Một số thư từ trao đổi trên TN1-2 cho thấy dáng dấp Đặng Hữu Phúc :
- Trương Viên (Nha Trang) kể chuyện Đại Học Xá năm xưa, ‘‘Phúc ở lầu 4, cùng phòng hai người với Nguyễn Văn Ẩn. Phúc thường chơi với nhóm Hoàng, Tuấn, Hưng, Sĩ Bạch,Việt Hùng, Đình Luyện. Phúc gốc Bắc, di cư vô Nam ở tại Nha Trang, đường Hồng Bàng. Cách đây 4 năm, mình có gặp Phúc khi cậu ta về Nha Trang chịu tang ông già. Sau đó Phúc có tới thăm mình tại cửa hàng, anh em nói chuyện lâu lắm. Phúc nói nhiều về khuynh hướng tôn giáo của mình. Rồi từ đó mình không gặp lại Phúc; ngờ đâu, nay được tin Phúc đã ra đi mãi mãi. Khóa 1 lại thêm một người nữa không còn vui chơi trên cõi đời này.’’
- Phạm Kim Song nói đến một Đặng Hữu Phúc hạ sơn, làm việc cho Kigimex : ‘‘Có phải Phúc Bắc kỳ, hiền lành, hồi đó có làm viêc cho Kigimex mà tao đã 2 lần đến mời hắn về làm việc chung với bọn mình, nhưng hắn từ chối vì muốn giữ lời hứa với Quang nhỏ?’’
- Thư của Nguyễn Văn Năm (Houston) nói đến cuộc sống tôn giáo của Phúc: ‘‘Hôm nay nhận thêm một tin rất buồn không riêng gì cho Gia Đình Thụ Nhân Đà Lạt mà cả cho gia đình anh em cựu đệ tử Dòng Chúa Cứu Thế’’.
- Ÿ Thư của Cao Đình Phúc thuật lại những ngày cuối của Phúc. Như vậy là trọn một kiếp người : ‘‘Sáng nay Long bảo Phúc mất thật rồi. Em gái nó cho biết Phúc bị lao phổi từ lâu, đã chữa thuốc tây tạm ổn, nhưng sau đó thì ở nhà tự chữa bằng khí công và thiền (sau này Phúc đã nghiên cứu rất nhiều về tôn giáo khác). Mới đây đi chụp phổi thì hai lá phổi bị trắng toát.’’
- Như vậy là Phúc bị lao phổi. Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, ‘‘những người bị lao phối thường lớn tuổi, đã trải qua một thời gian bị tù đầy. Ở Việt Nam, số người bị lao cao gấp 1,6 lần so với con số ước lượng.’’ Sau 1975, Phúc bị tù đầy ; về già bị lao, hai lá phổi trắng toát.
- Sau khi Phúc mất được mấy ngày, TN 1-2 đăng bài ‘‘Giải phóng là nỗi kinh hoàng của người Việt Nam’’ của ông Lê Hiển Dương, hiệu trưởng trường đại học Đồng Tháp : ‘‘Với dân chúng cả hai miền Nam Bắc, giải phóng rốt cuộc là cướp bóc, chiếm đoạt, bóc lột, hà hiếp. Là bắt bớ, tù đầy. Là lừa dối, bịp bợp, phản bội.’’
Một nước có nền y tế yếu kém
bỏ mặc người dân phải chết vì lao phổi. Đó là một nỗi kinh hoàng ghê gớm. Ở
Pháp, con số tử vong vì lao phổi thất không đáng kể. Từ khi sống ở Pháp, tôi
chưa thấy ai chết vì lao phối.
Paris, ngày 19 tháng 8 năm
2011
Lê Đình Thông
No comments:
Post a Comment