3/22/16

ĐỊNH CHẾ HAY CON NGƯỜI?

Thi Phương HNN
   
Bất cứ ai có khả năng nhận thức chính trị bình thường  - bởi vì không ít người vẫn tưởng rằng có một giải pháp “phi chính trị” trong cuộc sống -  đều có thể hiểu trong cơ chế chính trị nước Mỹ tam quyền phân lập, Tối cao Pháp viện (TCPV) là cơ quan có trách nhiệm, vai trò, chức năng gì, và tại sao các chánh án của tòa án này lại được dòm ngó và “ngưỡng vọng” đến thế. Một chế độ dân chủ pháp trị vững mạnh phải đề cao nguyên tắc thượng tôn pháp luật.

BÂY GIỜ MẸ NẰM, LÁ ĐỔ NGOÀI SÂN

Hoàng Ngọc Nguyên

Rồi một mai con đã lớn khôn rồi con thôi thơ ấu (... ...a)
Mẹ rời thật mau Mẹ rời chiêm bao
Lời mẹ ru con bao lâu mỏi mòn
Nên lâu cũng mỏi mòn
Bây giờ mẹ nằm lá đổ ngoài sân
Lời Mẹ Ru - Trịnh Công Sơn

Tết Bính Thân vừa qua là cái Tết đầu tiên chín anh chị em chúng tôi không có mẹ, và sự mất mát đó được cảm nhận thấm thía mà không cần phải đến trước bàn thờ ông bà thắp hương khấn vái trong những ngày Tết. Hình ảnh mẹ trĩu nặng trong tâm tư, trong tầm mắt mỗi khi chúng tôi nghĩ đến, nhìn đến sự thiếu vắng quá lớn lao đó trong nhà. Năm nay, nếu mẹ còn, sẽ là một năm tuổi của mẹ. Từ Canh Thân, cùng năm với nhạc sĩ của bài hát quen thuộc một thời “Túi Đàn”, “Xuân Nghèo”, đến Bính Thân, 96 năm. Thời gian càng ngày càng khủng khiếp ở chỗ nó làm người ta mất ý niệm về cái nhanh hay chậm của cuộc đời. Cho dù đã đi chùa thì ai cũng có thể hiểu được phần nào ý nghĩa của hai chữ vô thường, nhưng sự mất mát này đúng là quá thật, quá lớn. Chỉ mới năm ngoái, tôi điện thoại chúc Tết mẹ, tôi còn nhớ câu nói quen thuộc, máy móc của mình: :”Mạ ơi, mạ rán giữ sức khỏe nghe. Sinh nhật con năm nay, con và Phương cũng sẽ đến với mạ nữa”. Giọng mạ nhẹ và yếu: “Ừ, hai vợ chồng con đến chơi với mạ”. Năm trước đó nữa, mẹ còn trao cho tôi một tấm thiệp mừng sinh nhật khi hai đứa chúng tôi đến San Jose, tấm thiệp có dòng chữ “Sinh nhật của con Chó” và chữ ký “Yến” tên của mẹ. Chữ ký này ngắn gọn, dễ bắt chước, hồi còn nhỏ đi học, tôi có khi vẫn thay mẹ ký vào học bạ mỗi khi không muốn cha mẹ xem “hổ sơ” của mình.

Chính sách xuyên suốt của Barack Obama : Đối thoại hiệu quả hơn quân sự.

Tú Anh Đăng (RFI) ngày 21-03-2016 Sửa đổi ngày 21-03-2016 17:20
Từ Miến Điện, Syria, Iran trước đây đến Cuba hiện nay, tổng thống thứ 44 của Mỹ chứng tỏ biện pháp đối thoại hiệu quả hơn là trừng phạt. 88 năm sau tổng thống Calvin Coolidge (năm 1928), hôm nay, 21/03/2016, tổng thống Barack Obama thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử tại Cuba, thành quả của nỗ lực vận động năm 2014. Thật ra, Washington thử nghiệm chiến pháp mới một năm trước đó khi đối mặt với khủng hoảng Syria. Tổng thống Barack Obama cân nhắc lợi hại ra sao ? Chính sách xoay trục và TPP cũng nằm trong « logic » này ?

3/21/16

Tự Do Dân Bản số trung tuần tháng 3

3/18/16

Một người Edmonton gốc Việt bảo lãnh một gia đình Syria

on: March 15, 2016

TB - Cô Nhung Tran – Davies, một thuyền nhân người Việt Nam tị nạn cách nay gần 40 năm, mới đây đã đứng ra bảo lãnh tư nhân cho một gia đình người Syria tị nạn.

Cô Tran – Davies tâm sự, giống như rất nhiều người Canada khác, cô đã bị tác động sâu sắc bởi cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria và càng xúc động hơn trước hình ảnh của những người dân tuyệt vọng của nước này đang tự nhồi nhét mình trên những chiếc bè để tìm cách thực hiện những chuyến vượt biển đầy nguy hiểm nhằm tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cô Tran – Davies hiện đang là một bác sĩ ở vùng thôn quê Alberta. Năm ngoái, khi quyết định bảo lãnh tư nhân cho gia đình Syria có 8 người này, cô đã kêu gọi cả nhóm bạn bè của mình. Lúc đó cô được người ta bảo là có thể phải tốn tới $40,000 để bảo lãnh cho họ trong năm đầu tiên. Chính phủ liên bang chỉ hỗ trợ một ít và nhóm bạn của cô phải quyên góp phần tài chánh còn lại.

Gia đình Syria mà nhóm cô Tran – Davies bảo lãnh trước khi sang Canada đang tị nạn tạm thời ở Lebanon. Họ vừa đặt chân đến Edmonton trong đầu tháng Ba năm nay.

HÀNH ĐỘNG

Đồng bào ơi!
Sao cứ mãi nài van mà không hành động
khi quê hương sắp nước mất, nhà tan?
Sao còn chưa đứng lên dành quyền sống
Chờ gì nữa đây?! Đừng để quá muộn màng!

Hãy nhìn chung quanh và nhìn cho thật rõ
có phải Việt Nam đang thật sự đổi thay?
Đừng thấy nhà cao, cửa rộng đã tưởng ngay
Dân no ấm và quốc gia đang giàu mạnh!