Showing posts with label 30.04. Show all posts
Showing posts with label 30.04. Show all posts

5/3/22

Nếu không có ngày 30/4/1975


Đôi khi ta tự hỏi: Nếu không có ngày 30/4/1975 thì đất nước và con người Việt Nam bây giờ ra sao? Không ai có thể trả lời được, nhưng có một điều rõ ràng: Ngày ấy, tuy đất nước thống nhất nhưng lòng người Nam-Bắc vẫn xa nhau vời vợi.

Người Việt có cùng màu da, cùng tiếng nói và con một mẹ, nhưng nhiều khi chúng ta “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Tại sao? Có nhiều nguyên nhân, nhưng cốt lõi vẫn là chúng ta chưa thật lòng với nhau. “Kẻ thắng” vẫn “kiêu ngạo Cộng sản” không muốn “hòa giải” mà chỉ muốn “người thua trận” phải “hòa hợp” vào với thể chế chính trị Cộng sản của mình, là nguyên nhân đã đưa đến cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn trong 30 năm. Trong khi “người thua” thì muốn “xóa bài làm lại” từ đầu về một chế độ được cả hai phía đồng ý qua “trưng cầu dân ý ” hay qua “bầu cử tự do-dân chủ” có quốc tế kiểm soát.
Sự khác biệt ý thức hệ này là nguyên nhân của chia rẽ, sau 47 năm (1975-2022) chiến tranh kết thúc.

Ra Đi Bằng Mọi Cách

Cảm ơn anh K. chia sẻ video "Ra Đi Bằng Mọi Cách". Biến cố 30-4-1975 là một sự kiện quan trọng của dân tộc Việt Nam, cũng là một ấn tích lịch sử để chúng ta ôn lại một chặng đường gian nan đầy thảm thương đáng ghi nhớ trong những tháng ngày vạn lý tầm tự do, vào cõi chết tìm đất sống.

Ngày 30 tháng 04 năm nay (2022) đánh dấu 47 năm Miền Nam Việt Nam thất thủ.

Cuộc chiến Việt Nam kéo dài gần 20 năm chính thức đi vào lịch sử khi Dương Văn Minh tuyên bố buông súng đầu hàng vào ngày 30 tháng 04 năm 1975.

Tiếp theo, chính quyền của chế độ mới cũng tuyên bố đất nước dân tộc được giải phóng và hòa bình. Nhưng nước Việt Nam yêu mến của chúng ta có thực sự hòa bình hay không?

Khởi đi từ đó dù cuộc chiến bom đạn đã chấm dứt trên quê hương nhưng lại mở ra một trận chiến âm thầm khốc liệt và đau thương khác cho dân tộc. Đó là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa tự do và độc tài, giữa nhân đạo và bất nhân .....

4/29/22

Hai Lứa Con Của Mẹ

Dạo
Đàn con Mẹ phải tha phương,
Đất xưa dẫu đó, quê hương không còn.

Cóc cuối tuần

Hai Lứa Con Của Mẹ


Kính thưa Mẹ, chưa bao giờ đất Việt,
Phải rơi vào cảnh khắc nghiệt đau thương
Khiến đàn con, dù nát thịt tan xương,
Vẫn sống chết tìm phương xa lánh nạn.

Chỉ vì muốn tránh gông cùm Cộng sản,
Con Mẹ đà hàng vạn bỏ ra đi,
Đứa giờ đây mộ địa đã xanh rì,
Đứa tróc vảy trầy vi nơi lữ thứ.

 x
 x x



Tháng Tư ấy, lứa đầu tiên bỏ xứ,
Gánh chịu ngàn khổ sở, vạn oan khiên,
Suốt đêm ngày gắng vượt biển, vượt biên,
Chỉ già nửa đến được miền đất lạ.

Cuộc hành trình vất vả,
Xác người tơi tả rừng sâu,
Nước Biển Đông pha máu đục ngàu,
Ai tưởng được nỗi đớn đau ngày đó?

Trên đường bộ, người đi từng nhóm nhỏ,
Liều đưa chân, tính mạng phó cho Trời,
Rời quê mười, chỉ ba bốn tới nơi,
Số còn lại đành xương phơi rừng thẳm.

Đường vượt biển càng u sầu ảm đạm,
Người ra đi chết thảm thiết từng ngày,
Lớp bị lừa, lớp bị giết thẳng tay,
Kẻ thoát được chỉ may nhờ phép lạ.

Hải tặc Thái tung hoành trên biển cả,
Đớn đau thay cái giá của tự do,
Đã có bao trinh tiết bị dày vò,
Bao thân xác phải đi dò đáy nước.

Lòng run sợ khi bắt đầu cất bước,
Càng lo thêm khi chân được lên bờ,
Rồi mai kia trên đất khách bơ vơ,
Biết có sống đến giờ về quê cũ.

Trại tỵ nạn, thân rạc rài ủ rũ,
Cầu mong cho có nước rủ lòng thương.
Nếu chẳng may bị ép phải hồi hương,
Đành nhắm mắt can trường tìm cái chết.

Cuộc vượt thoát của triệu người con Việt,
Với muôn ngàn cảnh tử biệt sinh ly,
Dù lòng người có nhạt nhẽo quên đi,
Nhưng lịch sử ắt còn ghi khắc mãi.

 x
x x

 

Lứa kế tiếp, chịu thân tàn ma dại,
Sau những năm bị ngược đãi trong tù,
May mắn còn chưa ngủ giấc thiên thu,
Nay thoát được tay giặc thù tàn ác.

 Phải làm lại từ đầu trên xứ khác,
Trong khi hồn lẫn xác đã xác xơ,
Tuy khó khăn, vẫn gắng sức trông chờ
Ngày quê cũ thấy Cờ Vàng phất phới.

 Nhưng Xuân đến, Hạ qua rồi Đông tới,
 Bao năm dài vẫn vời vợi trời quê,
 Đất nước đà băng hoại đến thảm thê,
 Chua xót biết ngày về còn xa lắc.

 Dù sức yếu vì tuổi già cũng mặc,
 Vẫn miệt mài cố nhắc thế hệ sau
 Đừng quên rằng cha mẹ chúng tại sao
 Phải liều chết bôn đào đi tỵ nạn.

Nhưng đất lạ vẫn còn vương đại hạn,
 Vì bạo quyền xua cán bộ theo sang,
 Kèm cả bầy tài phiệt đỏ ngụy trang,
 Để phá phách hoặc mang tiền đi rửa.

Chúng mở tiệm và sắm nhà sắm cửa,
 Sống xênh xang ngay giữa đất nước người,
 Nghênh ngang như con cháu của ông Trời,
 Tiền đầy túi, rong chơi không biết mệt.

 Chúng theo lệnh lũ bầy tôi của Chệt,
 Sang đây làm công việc của đặc công,
 Xâm nhập vào giới chính trị, truyền thông,
 Cả tôn giáo cũng vướng vòng ô trọc.

 Con cháu chúng mang danh là "du học",
 Học hành gì, chỉ lừa lọc lưu manh,
 Siêu thị người, vào trộm cắp như ranh,
 Làm nhơ nhớp thanh danh dòng máu Việt.

 Cuộc chiến đấu ngấm ngầm nhưng khốc liệt,
 Chúng ra tay quyết tiêu diệt Cộng Đồng,
 Cố tỉa dần từng đoàn thể lưu vong,
 Mấy ai thấy mà lòng không phẫn nộ?

 x 
 x x
 
Tháng Tư đến, thêm một lần lệ đổ,
 Thêm một lần buồn khổ kiếp lưu vong,
 Nửa đời qua luôn khắc khoải trong lòng,
 Thương quê cũ giờ đã không còn nữa.

 Tháng năm dài lần lữa,
 Đã lụn dần đốm lửa ngày xưa!

 Trần Văn Lương
 Cali, mùa Quốc Hận 2022

4/7/22

QUỐC HẬN!

 THÁNG 4!

Nhớ thuở tan hàng. Quê hương tận tuyệt!
Thắp hương nguyền gửi theo gió trùng khơi
Cuộc trầm kha mang cay đắng phận người
vào dâu bể của Nhà tan, Nước mất.

Gánh tang bồng suốt một đời u uất
Nợ núi sông còn trĩu bước lưu vong
Chân bôn ba mà canh cánh nặng lòng
Đời chìm, nổi trên chập chùng vạn lý.

4/25/21

Đau buồn còn mãi

 Đau buồn còn mãi

*

Những giọt mưa ngập ngừng tháng tư
Vẫn còn chút lạnh buổi cuối xuân
Ngồi nhìn những giọt buồn rơi rụng
Buốt lạnh tâm buồn nhớ bâng khuâng…

Tháng tư quê mình trời khô nắng
Thuở ta còn áo trận giày saut
Năm đó ta về thân rời rã
Xuyên rừng băng núi vượt sông hồ…

TÌM TRONG KÝ ỨC 30 THÁNG 4

PHAN THANH MỸ

Phan Thanh Mỹ là hậu duệ của nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Tôi quen biết cô qua sự cộng tác với Giải Văn Học Phan Thanh Giản. Trước năm 1975, ở Miền Nam cô thuộc loại "tiểu thơ đài các gánh giang san nhà". Thời chiến tranh Việt Cọng, cô theo cha đi “bốn vùng chiến thuật” và làm việc ở các cơ sở giáo dục của Miền Nam. Sau 30-4, theo lời cô kể, là phải “đi giang hồ tìm đường vượt biên”. Sang Hoa Kỳ, Phan Thanh Mỹ “cày sâu cuốc bẫm được một vài mảnh bằng”. Phan Thanh Mỹ là tác giả một số sách Việt & Anh. Đoạt một số giải văn học Anh & Việt. Cha mẹ là thầy cô giáo (cha chỉ đi trận vài năm). Phan Thanh Mỹ cũng từng là giáo sư dạy toán tại các trung học ở Mỹ.

Bài tản mạn ngắn Phan Thanh Mỹ viết nhân tưởng nhớ biến cố Tháng Tư Đen 30/4/1975 như một nét khắc tác giả gắn thêm lên bức tranh lịch sử vĩ đại kết thúc chiến tranh Việt Cọng ở Việt Nam năm 1975. Gió O cho đăng lại với sự trân trọng dành cho một tác giả viết rất cẩn trọng và và đáng tin cậy của những gì cô ghi lại, như một chứng nhân lịch sử 30/4/1975 sống sót một cách hiển hách. (lê thị huệ, chủ biên gio-o . com)

Tìm Nhau Trong Ngậm Ngùi

Đang sống ở chốn thành đô Sài Gòn, mẹ tôi dắt đàn con đi theo cha tôi trên những vùng chiến thuật. Cha tôi đi trận lớn vào Tết Mậu Thân 1968. Từ một căn nhà lầu hai tầng, chúng tôi phải tạm ở trong một căn nhà lá ở vùng quê không xa địa đạo Củ Chi cho lắm. Chúng tôi dọn về đó trước năm 1968. Cũng như những người hàng xóm, chúng tôi cũng đào hầm trú bom.

4/23/21

Quê Xưa Nào Có Thế

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần mùa Quốc Hận.

Dạo:
Xin người hãy rõ thực hư,
Quê tôi xưa có đâu như thế này.

Cóc cuối tuần:

Quê Xưa Nào Có Thế

Hỡi người bạn Hoa kỳ vừa quen biết,
Bạn cho hay mới ở Việt nam về,
Mang trong tim nỗi thất vọng não nề,
Vì thực tế không hề như quảng cáo.

Dưới lớp vỏ phồn vinh giả tạo,
Chỉ toàn là lừa đảo gian manh,
Lớn bé gì đều trộm cắp như ranh,
Chúng cũng chẳng nể nang hành trang bạn.

4/22/21

NGƯỜI MẸ CỦA BIÊN GIỚI SỐNG VÀ CHẾT

Linh Mục Nguyễn Tầm Thường

Đây là câu chuyện có thật được cha Nguyễn Tầm Thường, Dòng Tên, thuật lại nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời 1997 – 2002... Năm 2000, tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu...

Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 – 1995, tôi gặp ông ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng bên vỉa đường. Mỗi ngày vài chục pesos. Ngày ấy,1 US dollar được 25 pesos tiền Philippines.

Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ xách nước, người kiếm củi, ông tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford, một cha già người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào, gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ.

4/21/21

Tiết Nhơn Quý

Tiểu Tử

Trước ngày 30 tháng tư 1975, trong cơn sốt di tản, tôi chen lấn đẩy được vợ con lên trực thăng. Thằng Mỹ đen thòng người xuống, vừa kéo tôi lên vừa la lớn cho đồng bọn : ‘’Bốc lên! Bốc nhanh lên! Đầy ứ rồi!‘’

Chân tôi vừa chạm sàn trực thăng thì vợ tôi làm rớt cái xắc da xuống đám ngừơi đang xô đẩy nhau phía dưới. Như cái máy, tôi phóng xuống theo ! Khi tôi giành giựt lại được cái xắc thì chiếc trực thăng đã bay đi xa. Tôi ôm cứng cái xắc trứơc ngực, hổn hển nhìn theo mà nghe chết điếng trong lòng…

Nhờ bị rớt lại như vậy mà tôi còn giữ được nhà cửa xe cộ. Bởi vì những nhà khác - nhà những người đã di tản - đều bị đồng bào hôi của, rồi sau đó là bị Nhà Nước cách mạng tiếp thu. Cũng là một hình thức hôi của, nhưng… cao cấp hơn !

4/3/21

Thăm Lại Chiến Trường Xưa

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần đầu mùa Quốc Hận.

Dạo:
Xưa tuôn máu giữa chiến trường,
Nay tuôn lệ giữa quê hương không còn.

Cóc cuối tuần:

Thăm Lại Chiến Trường Xưa

Từng bước lẻ ngập ngừng theo tiếng nạng,
Nắng xoay chiều, chập choạng bóng thương binh.
Đích viếng thăm bỗng xuất hiện thình lình,
Người chưng hửng, tưởng rằng mình hoa mắt.

Sửng sốt nhìn quanh quất,
Tự hỏi mình có thật đến đúng nơi,
Xưa kia đã một thời,
Mình chấp nhận xương rơi cùng máu đổ?

4/30/20

Hồi Hương

Dạo:

Hồn về chốn cũ bơ vơ,
Mộ mình ngày trước bây giờ nơi nao?
Cóc cuối tuần:

回 鄉

故 里 久 無 親,
喧 譁 異 族 人.
亡 魂 詢 黑 夜,
何 處 我 孤 墳.
陳 文 良

4/25/20

Thêm Một Lần Kiếp Nạn

Dạo:

         Cũng vì một lũ Việt gian,
 Mà Phong Trào phải tím gan nát lòng.

Cóc cuối tuần:


     Thêm Một Lần Kiếp Nạn
  

Đoàn Sói nhỏ tươi cười nhìn nắng ráo,
Ngọn Cờ Vàng trên ngực áo lung lay,
Nào có hay, ngay trong phút giây này,
Có lắm kẻ muốn thay màu cờ đó.

Chúng là đám cỏ đuôi chồn theo gió,
Muốn nhuộm dần các em nhỏ nơi đây,
Và dựa hơi quan thầy chúng bên này,
Dần lộ mặt ra bày trò khiêu khích.

Người quen cũ bỗng dưng thành kẻ địch,
Bao năm trời cùng mục đích như nhau,
Nghe Việt gian nên nay đã quay đầu,
Quày ngọn giáo đâm đằng sau tỵ nạn.

4/16/20

Tháng Tư 2020 - Mùa Đại Dịch


Tháng Tư 2020 - Mùa Đại Dịch
(Thân tặng những ai sinh vào tháng Tư)

Sinh nhật này mình không đi ăn tiệc
Vì bây giờ là một Tháng Tư đen
Hàng triệu người đang lây nhiễm liên miên
Trong đại dịch, tên “cô-vi mười chín” (1)

Bao người chết trong cô đơn câm nín
Vì mọi người phải theo lệnh “cách ly”
Nỗi nghẹn ngào đã dâng đến tràn mi
Thượng đế hỡi, thấu chăng niềm thống khổ?

Những hành khách trên tàu đầy lo sợ
Vì đã không tìm được bến để vào
Sợ dịch tràn, người chẳng biết làm sao
Đành phải để tàu lênh đênh trên sóng!

Những chuyến bay, phi trường...ôi! vắng bóng...
Người đi đâu? Người chẳng muốn về đâu!
Sợ vô tình lại đụng chạm vào nhau
Đưa vi khuẩn vào người, lây kẻ khác!

Hàng quán, cà phê....chịu nhiều mất mát
Vì không còn người ra phố dạo chơi
Không còn ai có những phút thảnh thơi
Chỉ vội vã đi-về, khi cần thiết

Thôi đành thế, ta xin dời buổi tiệc
Đến khi nào dịch bệnh hết tràn lan
Mong mọi người tìm lại nét hân hoan
Khi chiến thắng kẻ thù không-trông-thấy!

Nhan Ánh-Xuân
Cali, Tháng Tư 2020.

4/11/20

Tháng Tư Oan Nghiệt


Tháng tư gãy súng tan hàng
Xót xa tổ quốc bàng hoàng núi sông
Thương cho con cháu Tiên Rồng
Xếp cờ buông súng cam lòng đắng say
Mặc cho dân tộc đọa đày
Mặc cho đất nước vào tay giặc thù
Đóng tiền nạp mạng đi tù
Cuộc đời “cải tạo” mịt mù khổ sai

4/10/20

Tạp Ghi Ngày Quốc Hận


Tôi chới với một ngày xuân tang tóc
Theo dòng người hoảng hốt bỏ quê hương
Họ về đâu cảnh ngộ thật thê lương
Nước sắp mất Sài Gòn đang hấp hối

Một thế hệ ma đưa đường dẫn lối
Đã cuối cùng về đến bến nô vong
Chỉ tội cho con cháu giống Tiên Rồng
Bị đày đọa bởi một loài nghiệt súc

4/8/20

Từ Một Ngày Tháng Tư

Đêm khuya thơ thẩn trăng ngà
Trăng đi theo bước - hỏi nhà nơi đâu ?
Nhà xưa cách biệt đã lâu
Đường quen đã lạ !..Đêm thâu nhớ nhà !!

Tôi muốn đi trên đường Quê hương
Con đường chưa đổi tên chưa mất
Có những ngày mưa vừa ướt đất
Chợt nhớ thời mưa nắng xa xăm ...

4/29/19

Thiên Thu Chờ Người

Chàng đi thỏa chí trai hùng
Em về mượn sợi tơ chùng tiễn đưa
Rượu hồng đào ngày xưa còn đọng
Trăng trên cao vẫn sáng dịu ru
Giờ người khuất nẻo sương mù
Bao trang tình sử thiên thu chờ người(*)

Tiễn người đi nắng đời héo úa
Lòng chinh nhân chan chứa buồn lo
Bến thương bến nhớ con đò
Lòng người xa cách có dò được không ??