3/23/22

Công nghệ mới phục vụ chiến tranh Ukraina

Internet và đội quân cyber (IT Army) làm tiêu tan hy vọng của Nga bắt Ukraina nhanh chóng đầu hàng. Kiev trực tiếp cầu cứu các tập đoàn « digital » của Mỹ hỗ trợ. Lần đầu tiên ngành công nghệ cao trực tiếp « lên tuyến đầu » trong chiến tranh. Công nghệ mới thời đại kỹ thuật số là một bước ngoặt trong chiến thuật quân sự của các bên. Chuyên gia trường quân sự Saint Cyr của Pháp, Julien Nocetti phân tích về vai trò của các công nghệ kết nối trong chiến tranh Ukraina. 

Nghe phần âm thanh:

Ngoài Kiev, phương Tây đã tăng cường khả năng phòng thủ đề phòng đối phó với các đợt tấn công cyber kể từ khi Matxcơva đưa quân xâm chiếm Ukraina. Xung đột thời đại kỹ thuật số đang diễn ra dưới những hình thức nào ? Công nghệ kết nối giúp ích được gì và đặt ra những thách thức nào cho các bên tham chiến ? Trong cuộc đọ sức quân sự bất tương xứng với Nga, Ukraina dường như đang chiếm thế thượng phong nhờ các phương tiện « kết nối ».

Nữ khoa học gia gốc Việt, tên được đặt cho một hành tinh

Khi nhắc đến những cái tên gốc Việt rạng danh trên thế giới, Jane Luu (Lưu Lệ Hằng) là cái tên không thể bỏ qua. Là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận được Giải thưởng Cavry trong lĩnh vực vật lý thiên văn (được coi là giải Nobel vật lý thiên văn), Giáo sư Hằng đã góp phần phát hiện ra 31 tiểu hành tinh. Sau khi khám phá ra Vành đai Kuiper, tên của bà được cả thế giới biết đến – khu vực chứa hàng trăm triệu vật thể hình bánh vòng, điều này đã thay đổi cách các nhà thiên văn học nhận định lịch sử của hệ mặt trời.

3/21/22

Trời đất!

Đặng Văn Mừng

Chúng tôi dân miền Trung, lần đầu vào Nam bộ. Hồi năm bảy ba, sau hiệp định Paris “đi chiến dịch” miền Tây vui lắm.

Sinh viên nửa bụi nửa thư sinh hấp dẫn mấy em lạ lùng. Nhìn mấy anh mang Apha nói chuyện tuyên truyền chính trị trong trường học không nhịn cười được. Có đứa bị nữ sinh hỏi cắc cớ, trả lời không được, cầm micro run rẩy, mắt lờ đờ chực khóc.

Nhóm tôi được ở nhờ một ngôi biệt thự trong vườn. Chủ nhà là một quả phụ chừng dưới bốn mươi, đẹp, quý phái, ăn nói nhỏ nhẹ và lịch sự. Tụi tôi được sắp xếp ở nhà trên, là một nhà thờ mấy đời, bàn thờ chạm khắc tinh xảo và trang nghiêm.

3/20/22

Giàn Mướp Hương

Nguyên Nhung

Ðợt gió thu cuối mùa đã thả vào khu vườn sau thêm chút tiêu điều của một mùa thu rất ngắn. Năm nào cũng vậy, một đêm đang ngủ chợt giựt mình thức giấc, nghe ào ào sau vườn tiếng lá rung, không biết gió ở đâu đổ về khu vườn lá đã chuyển màu, chùm phong linh sau nhà vang lên những hồi chuông leng keng như báo hiệu mùa thu sắp ra đi rồi đó. Mùa thu ở đây ngắn quá để lá chỉ mới chớm vàng chưa kịp rụng, đợt gió lạnh tràn về làm úa đi những chiếc hoa vàng trên giàn mướp hương, những quả mướp non  chưa kịp lớn sẽ là món ăn ngon cuối mùa trên mâm cơm gia đình bà nội Tý anh và Tý em.

3/19/22

CHUẨN BỊ CHO THẤT BẠI

 Đăng ngày 16.03.2022


Khó khăn về hậu cần cùng sức kháng cự ngoài dự kiến của quân đội Ukraine khiến lực lượng Nga chưa đạt được mục tiêu sau 4 ngày tấn công.

(Preparing for Defeat)
Francis Fukuyama, 10 Mar 2022
Lien Nguyen tạm dịch


Tôi đang viết bài này từ Skopje, [thủ đô và ở phía Bắc của quốc gia] Macedonia, nơi tôi đã ở từ tuần trước để giảng dạy một trong những khóa học trong Học Viện Lãnh Đạo cho Sự Phát Triển của chúng tôi. Theo dõi cuộc chiến ở Ukraine thì không có gì khác biệt ở đây so với những nơi khác, theo phương tiện thông tin sẵn có, ngoại trừ việc tôi đang ở khu vực có múi giờ cận kề với Ukraine, và một sự kiện khác biệt nữa là có sự ủng hộ dành cho Putin ở khu vực Balkans [gồm những quốc gia — kể cả Macedonia — ở xung quanh giải núi Balkan, là một khu vực địa lý ở Đông Nam châu Âu] nhiều hơn những khu vực khác của châu Âu. Phần lớn của khu vực Balkans này là Serbia, mà Serbia là bộ chỉ huy của cơ quan truyền thông tuyên truyền Sputnik đang tọa lạc, và chủ của Sputnik là chính phủ Nga.

Tôi sẽ liều mình và đưa ra một số tiên đoán:

1. Nga đang hướng tới một sự thất bại hoàn toàn ở Ukraine. Kế hoạch tấn công của Nga là kém cỏi, dựa trên một giả định sai lầm rằng người Ukraine sẽ ngả về nước Nga và rằng quân đội Ukraine sẽ sụp đổ ngay lập tức theo sau cuộc xâm lăng. Những binh lính Nga khi đi chiến đấu rõ ràng đã mặc quân phục để sẵn sàng cho buổi lễ duyệt binh chiến thắng của họ ở Kiev thay vì họ nên đem thêm súng đạn và những khẩu phần lương thực. Putin tại thời điểm này đã dồn hết phần lớn toàn bộ quân đội của mình vào chiến dịch tấn công này — đến nỗi không còn những lực lượng phòng bị lớn để hắn ta có thể gọi tới để viện binh vào trận chiến. Quân đội Nga hiện đang bị kẹt ở bên ngoài những thành phố khác nhau của Ukraine, nơi họ đang đối mặt với những bất lợi khổng lồ về nguồn cung cấp và những cuộc tấn công không dứt của Ukraine.

2. Sự sụp đổ của vị thế xâm lăng của Nga có thể thình lình và thảm khốc, hơn là sẽ xảy ra từ từ thông qua một cuộc chiến tranh tiêu hao và kiệt quệ. Quân đội Nga trên chiến trường sẽ tiến tới một điểm mà họ không thể được cung cấp những nguồn cần thiết, cũng không thể rút lui, và nhuệ khí sẽ tiêu tan. Điều này hiện giờ ít nhất đúng ở phía Bắc; quân đội Nga đang làm tốt hơn ở phía Nam, nhưng những vị thế đó sẽ rất khó mà duy trì nếu họ sụp đổ ở phía Bắc.

3. Hiện không có giải pháp ngoại giao nào cho cuộc chiến có thể được đưa ra trước khi điều này xảy ra. Hiện không có thỏa hiệp nào có thể chấp nhận được đối với cả Nga và Ukraine trước những tổn thất mà hai bên đã phải chịu vào thời điểm này.

4. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc một lần nữa đã chứng minh là mình vô dụng. Điều hữu ích duy nhất là cuộc bỏ phiếu của Đại Hội Đồng, đã giúp nhận dạng được những quốc gia xấu hoặc những quốc gia thoái thác bằng cách nói quanh co trên thế giới.

5. Những quyết định không tuyên bố một vùng cấm bay (a no-fly zone) hoặc không giúp [Ba Lan*] chuyển giao những phản lực cơ chiến đấu Ba Lan (Polish MiGs) của chính quyền Biden đều đã là những quyết định đúng đắn; họ đã giữ vững những vị trí lãnh đạo của họ trong suốt một khoảng thời gian đầy cảm xúc. Thật là tốt hơn rất nhiều cho người Ukraine tự mình đánh bại người Nga, bác bỏ được miệng lưỡi của Moscow [Putin] dối trá rằng NATO đã tấn công họ, cũng như tránh được một cách rõ ràng tất cả những tiềm năng leo thang chiến tranh. Những phản lực cơ chiến đấu MiG của Ba Lan nói riêng sẽ không bổ sung nhiều vào khả năng chiến đấu của Ukraine. Quan trọng hơn nhiều, là nguồn cung cấp liên tục những loại vũ khí tối tân như Javelins, Stingers, TB2s, trang thiết bị vật dụng y tế, thiết bị thông tin liên lạc, và sự chia sẻ thông tin tình báo [của Hoa Kỳ và những quốc gia đồng minh]. Tôi giả định rằng sự di chuyển, đi lại của những lực lượng Ukraine đều đang được theo dõi và bảo vệ bởi tình báo của NATO đang hoạt động từ bên ngoài Ukraine.
[* Ba Lan, tiếp theo là Đức, và lần lượt những quốc gia châu Âu khác, rất tích cực trong tất cả mọi chuyện để giúp Ukraine. Ba Lan ở sát với biên giới phía Tây Bắc của Ukraine, bị bao bọc bởi Belarus (một quốc gia thân Nga và đang yểm trợ Nga trong cuộc xâm lăng), và Đức thì ở sát Ba Lan. Hai quốc gia này đang hết sức tích cực giúp đỡ Ukraine, có lẽ bởi vì hai quốc gia này đã giả định rằng, nếu Nga chiến thắng và chiếm được lãnh thổ Ukraine, thì những quốc gia tiếp theo mà Nga muốn xâm lăng sẽ là Ba Lan, rồi Đức, rồi tiếp theo sẽ là những quốc gia láng giềng kế bên.]

6. Dĩ nhiên, cái giá mà Ukraine đang trả thì khổng lồ. Nhưng sự thiệt hại lớn nhất, gây ra bởi hỏa tiễn và pháo kích của quân Nga, là những thứ mà cả MiGs (những phản lực cơ chiến đấu của Ba Lan) lẫn a no-fly zone (một vùng cấm bay) đều không có liên quan gì nhiều đến sự thiệt hại lớn nhất này. Điều duy nhất sẽ làm dừng lại cuộc thảm sát là sự đánh bại quân đội Nga trên mặt đất.

7. Putin sẽ (will) không sống sót (survive) sau sự thất bại của quân đội của mình. Hắn ta nhận được sự ủng hộ bởi vì hắn ta được nhìn như là một người cai trị đất nước bằng đe dọa, đàn áp, bạo lực; hắn ta phải đề nghị những gì một khi hắn ta đã thể hiện sự kém cỏi và bị tước đoạt quyền lực cưỡng chế của mình?

8. Cuộc xâm lăng đã gây ra sự thiệt hại khổng lồ cho những người theo chủ nghĩa dân túy (populists) trên toàn thế giới, là những người trước khi cuộc xâm lăng xảy ra đã đồng loạt bày tỏ sự đồng tình với Putin. Những người đó bao gồm Matteo Salvini, Jair Bolsonaro, Éric Zemmour, Marine Le Pen, Viktor Orbán, và dĩ nhiên là Donald Trump. Chính trị của cuộc chiến tranh xâm lăng này đã phơi bày những khuynh hướng độc tài được bộc lộ công khai của họ.

9. Cuộc chiến xâm lăng cho đến thời điểm này đã là một bài học tốt cho Trung Cộng. Giống như Nga, Trung Cộng có vẻ như đã xây dựng những lực lượng quân sự công nghệ cao trong thập niên vừa qua, nhưng họ không có kinh nghiệm chiến đấu. Sự thực hiện tồi tệ của lực lượng không quân Nga trên đất Ukraine rất có khả năng sẽ được rập khuôn bởi Lực Lượng Không Quân Giải Phóng Nhân Dân của Trung Cộng, vốn dĩ cũng tương tự như không quân Nga là họ không có kinh nghiệm điều khiển những hoạt động không quân phức tạp. Chúng ta có lẽ hy vọng rằng giới lãnh đạo Trung Cộng sẽ không tự đánh lừa họ về khả năng của chính họ như cách mà người Nga đã làm khi họ đang toan tính một mưu đồ chống lại Đài Loan trong tương lai.

10. Hy vọng rằng bản thân Đài Loan sẽ thức tỉnh về sự cần thiết phải làm để chuẩn bị chiến đấu như những gì người Ukraine đã làm, và khôi phục lại chuyện tuyển lính. Chúng ta đừng trở thành kẻ bại trận vội vàng.

11. Những chiếc phi cơ không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish drones TB2s) sẽ trở thành những mặt hàng bán chạy nhất.

12. Sự thất bại của Nga sẽ (will) khiến cho một “sự khai sinh mới của sự tự do” có thể xảy ra, và sẽ giúp chúng ta thoát khỏi nỗi khiếp sợ về tình trạng của nền dân chủ toàn cầu đang suy giảm. Tinh thần của năm 1989* sẽ sống mãi, nhờ vào hàng loạt những người Ukraine dũng cảm.
[* Là sự sụp đổ của Bức Tường Berlin.]

Nguồn: triều thành online 

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NƯỚC NGA XÂM LƯỢC UKRAINE

 


Ngày 16/03, Ông Joan Donoghue, chánh thẩm Tòa Án Công lý Quốc tế (The International Court of Justice – ICJ. La Cour internationale de justice - CIJ) đã ra lệnh cho nước Nga phải đình chỉ ngay các chiến dịch quân sự, bắt đầu từ 24/02/2022, trên lãnh thổ Ukraine. Cơ quan tài phán cao nhất của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại La Haye (Hòa Lan) đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về sự tàn phá của cuộc xâm lược, đồng thời tán thành quan điểm của Ukraine theo đó sau cùng công lý sẽ thắng lợi. Theo phán quyết của CIJ, nước Nga phải chấm dứt ngay xâm lược và rút quân đội về nước. Tuy nhiên, cơ quan tài phán của LHQ không có phương tiện buộc nước Nga phải tôn trọng phán quyết

Pháp đình quốc tế thiết lập từ năm 1946 đồng thời công bố những biện pháp bảo lưu khẩn cấp (provisional measures - mesures conservatoires) nhằm lưu giữ hiệu lực của phán quyết trong tương lai.

Sự khác biệt giữa Tòa án Công lý Quốc tế và Tòa án Hình sự Quốc tế :

Tòa án Công lý Quốc tế có thẩm quyền tuyên xử các quốc gia thành viên LHQ. Còn Tòa án Hình sự Quốc tế xử phạt các cá nhân phạm tội diệt chủng (génocide), tội chống nhân loại (crimes contre l’humanité) và tội ác chiến tranh (crimes de guerre).

a) Tòa án Công lý Quốc tế gồm 15 thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm do Đại hội đồng LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ biểu quyết. Tòa án Công lý Quốc tế bảo đảm các nguyên tắc độc lập (principe d’indépendance), nguyên tắc vô tư (principe d’impartialité) và nguyên tắc thẩm quyền (principe de compétence). Theo các nguyên tắc này, các phán quyết công bố có quyền lực cưỡng hành (pouvoir coercitif) đối với các quốc gia liên hệ trong hiện tại và tương lai. Tòa án Công lý Quốc tế có thẩm quyền đối vật (compétence ratione materiae) đối với các tội danh : diệt chúng, tội chống lại nhân loại và tối ác chiến tranh. Tháng 12 năm 2017 các quốc gia thành viên đồng thuận thêm tội ác xâm lược (crime d’agression).vào thẩm quyền cứu xét với hiệu lực kể từ tháng 7 năm 2018.

b) Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court – ICC. Tribunal Pénal International - TPI) được thiết lập căn cứ vào Qui Chế Roma. Qui chế này ra đời giữa các nước thành viên LHQ, họp từ ngày 15/06 đến 17/07/1998. Sau khi 60 nước phê chuẩn, Tòa án Hình sự Quốc tế đã có hiêu lực từ 01/07/2002. Từ ngày 04/03/2016, có 123 nước thành viên LHQ phê chuẩn Qui chế Roma, chấp thuận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế. Tòa án Hình sự Quốc tế không chấp nhận nguyên tắc đặc miễn của nguyên thủ quốc gia. Ngày 02/03, chưởng lý Karim Khan tuyên bố mở hồ sơ liên hệ đền Poutine với tội danh chiến tranh (crimes de guerre), theo điều 8 Qui chế Roma có hiệu lực từ năm 2002. Cuộc điều tra về các hành động của người Nga (agissements russes) được tiến hành trên cơ sở vững vàng. Poutine và các công sự viên của Poutine gây chiến có thể lãnh án tối đa khổ sai chung thân (perpétuité).

Ngày 16/03, tổng thống Joe Biden tuyên bố Poutine là tội phạm chiến tranh (criminel de guerre). Nga vẫn tiếp tục chiến tranh để buộc Ukraine chấp nhận qui chế trung lập. Nhưng Ukraine đã bác bỏ ý kiến này.

Các thiêt hại do cuộc chiến tại Ukraine gây ra :

Cao ủy LHQ về Nhân quyền tại Ukraine công bố số liệu rất thấp so với thực tế : 691 thường dân thiệt mạng (trong số có 50 trẻ em), 1140 người bị thường (trong số có 62 trẻ em).

Về phía Nga, khoảng 12 ngàn lính thiệt mạng. Ngũ giác đài ước lượng có từ 2 ngàn đến 4 ngàn lính Nga thiệt mạng trong 14 ngày giao tranh.

Theo Tổ chức Di trú Quốc tế (Organisation internationale pour les migrations), trong ba tuần lễ đầu giao tranh, có khoảng 3 triệu người Ukraine chạy thoát khỏi Ukraine, trong số có 1,4 triệu trẻ em.

Theo tạp chí Forbes, Nga mất khoảng 5 tỷ đô la (4,5 tỷ euros). Trong số 1380 chiến xa tham chiến, 598 đã bị thiêu hủy, 211 lính Nga đào ngũ, 551 bị bắt làm tù binh.

Việc Nga tiếp tục chiến tranh có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Phần lớn lãnh thổ Ukraine là đất bùn đen (tchernoziom) sình lầy khiến xe tăng bị sa lầy. Ngoài ra, việc tiếp vận vũ khí và lương thực cho quân lính cũng vô cùng khó khăn. Các yếu tố này sẽ là trở ngại tam tài : ‘‘thiên bất thời, địa bất lợi, nhân bất hòa’’ cho Poutine và đội quân xâm lược nước Nga tại Ukraine vậy.





Paris, ngày 18/03/2022