Showing posts with label Biển Đông. Show all posts
Showing posts with label Biển Đông. Show all posts

4/25/22

Cửa Lớn, dòng sông nối liền hai biển nơi cuối đất quê hương

 


Sông Cửa Lớn* là một con kênh dài 58 km, rộng 600 m và sâu 12 m ở tỉnh Cà Mau*, nối Biển Đông với biển Tây. Con kênh này đầu bên Biển Đông là cửa Bồ Đề. Còn đầu bên biển Tây là cửa Mũi Ông Trang, gần mũi Cà Mau*. Đoạn từ ngã ba sông Đầm Dơi và sông Cửa Lớn đến cửa Bồ Đề còn được gọi là sông Bồ Đề.
 
*Cà mau có nghĩa là “nước đen” trong tiếng Khmer, với màu nước đặc trưng của lá tràm, lá đước đã rụng từ lâu đời.

11/27/21

Đường lối cứng rắn của Đức thời hậu Merkel khiến Trung Quốc lo ngại

RFI - Trọng Nghĩa ngày 26.11.2021

Ba nhân vật sắp lãnh đạo nước Đức loan báo thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh tại Berlin (Đức) ngày 24/11/2021. Từ trái sang phải: Christian Lindner, đảng Dân Chủ Tự Do FDP, Olaf Scholz đảng Dân Chủ Xã Hội SPD, bà Annalena Baerbock, đảng Xanh. Odd Andersen AFP

Sau gần 2 tháng thương thuyết kể từ khi cuộc tổng tuyển cử tại Đức kết thúc, ba đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân Chủ Tự Do (FDP)* ngày 24/11/2021 đã thông báo thỏa thuận về việc thành lập chính phủ liên minh mới. Dù chưa được chính thức hình thành và đi vào hoạt đông, nhưng tân chính phủ Đức đã làm dấy lên nhiều mối lo ngại tại Trung Quốc do quan điểm cứng rắn đối với Bắc Kinh được nêu lên trong bản thỏa thuận cầm quyền vừa công bố.

* Liên Minh Đèn Giao Thông: Đỏ (SPD), vàng(FDP), xanh (Bündnis 90/Die Grünen)


Đức sẽ không còn nhìn Trung Quốc qua lăng kính "trọng thương"

Nhận định của giới phân tích về chính quyền mới tại cường quốc kinh tế hàng đầu Châu Âu, môt trong hai đầu tầu của Liên Hiệp Châu Âu, đều thống nhất trên một điểm: Đức sẽ không còn nhìn Trung Quốc qua lăng kính “trọng thương” như trong 16 năm qua dưới thời bà Angela Merkel.

Thỏa thuận cầm quyền dài 178 trang của liên minh được báo giới gọi nôm na là liên minh “đèn hiệu giao thông” - bao gồm ba màu đỏ, biểu tượng của đảng SPD, xanh lá cây, biểu tượng của đảng Xanh và vàng, biểu tượng của đảng FDP - đã 12 lần nhắc đến Trung Quốc, trong đó có rất nhiều điểm chắc chắn làm cho Bắc Kinh tức tối vì nói đến các vấn đề như Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương, thậm chí cả Biển Đông.

Bắc Kinh được cho là cũng sẽ không hài lòng chút nào với chủ trương được chính quyền Đức thời hậu Merkel nêu bật là phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ, tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Úc, hai trong số những đối thủ chính của Trung Quốc trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Điểm điển hình nhất về khác biệt giữa hai chính quyền “mới” và “cũ” tại Đức là việc liên minh sắp lên cầm quyền tại Đức không ủng hộ Thỏa Thuân Đầu Tư Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc mà cựu thủ tướng Merkel đã hết sức thúc đẩy.

Đài Loan lần đầu tiên được nêu lên trong một thỏa thuận cầm quyền

Quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc của chính quyền Đức thời hâu Merkel được đã nêu lên bằng giấy trắng mực đen trong thỏa thuận liên minh. Theo giới quan sát, lập trường cứng rắn này xuất phát từ hai đảng nhỏ trong liên minh là đảng Xanh và đảng Dân Chủ Tự Do.

Thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh của chính quyền mới tại Đức được thể hiện trong quan điểm về Đài Loan. Theo ban biên tập Châu Âu tạp chí Mỹ Politico ngày 25/11, đây là lần đầu tiên mà một liên minh cầm quyền tại Đức đề cập đến Đài Loan.

Thỏa thuận công bố hôm 24/11 xác nhận là nước Đức vẫn tôn trọng nguyên tắc “Một Nước Trung Hoa Duy Nhất”, nhưng cho rằng: “Bất kỳ sự thay đổi hiện trạng nào ở eo biển Đài Loan đều phải diễn ra trong hòa bình và được cả hai bên đồng ý. Trong khuôn khổ chính sách Một Nước Trung Hoa của Liên Hiệp Châu Âu, chúng tôi ủng hộ sự tham gia của Đài Loan dân chủ vào các tổ chức quốc tế.”

Đây quả là một cú đánh mạnh vào Bắc Kinh, vốn luôn luôn tìm cách loại Đài Loan ra khỏi các tổ chức quốc tế.

Đức quan tâm đến nhân quyền tại Tân Cương, Hồng Kông

Lập trường quan tâm đến nhân quyền của liên minh cầm quyền mới tại Đức cũng là nguyên nhân khiến Trung Quốc bất bình. Thỏa thuận của Đức nhấn mạnh: “Chúng tôi rất quan tâm đến các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là ở Tân Cương. Nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ ở Hồng Kông phải được tái khẳng định”.

Vấn đề lao động cưỡng bức ở vùng Tân Cương cũng được ghi nhận trong thỏa thuận: “Chúng tôi ủng hộ đề xuất của Liên Âu cấm nhập khẩu các sản phẩm từ lao động cưỡng bức”.

Riêng về hiệp định đầu tư EU-Trung Quốc, thỏa thuận của ba đảng sắp cầm quyền ở Đức ghi nhận thực tế: “Việc Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn Hiệp Định Đầu Tư EU-Trung Quốc trong không thể diễn ra vào lúc này vì nhiều lý do khác nhau”. Nói cách khác, tân chính quyền Đức cho rằng chừng nào mà các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các thành viên của Nghị Viện Châu Âu còn tồn tại, thì hiệp định đầu tư  sẽ không được thông qua.

Kêu gọi tôn trọng luật quốc tế tại Biển Đông và Biển Hoa Đông

Một trong những điểm nhức nhối khác đối với Trung Quốc là việc chính quyền sắp nhậm chức tại Đức không ngần ngại phê phán đường lối bành trướng của Bắc Kinh, đặc biệt là tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Trong phần liên quan đến lãnh vực đối ngoại, thỏa thuân liên minh giữa ba đảng cầm quyền tại Đức nói rõ: “Kỳ vọng của chúng tôi đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc là nước này đóng một vai trò có trách nhiệm đối với hòa bình và ổn định ở khu vực lân cận”.

Một cách cụ thể hơn, thỏa thuận xác định rằng “các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông phải được giải quyết trên cơ sở luật biển quốc tế”.

Vấn đề kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cũng được nhắc đến với chủ trương “hôi nhập mạnh mẽ hơn các quốc gia có vũ khí hạt nhân như Trung Quốc vào việc giải trừ hạt nhân và kiểm soát vũ khí”.

Phối hợp chặt chẽ với Mỹ và các nước đồng chí hướng

Chủ trương đoàn kết để tìm cách đối phó với Trung Quốc dù không được nói trắng ra, nhưng có thể được cảm nhận qua một số đề nghị như: “Chúng tôi tìm kiếm một sự phối hợp xuyên Đại Tây Dương - tức là với Hoa Kỳ - chặt chẽ hơn về chính sách đối với Trung Quốc và một sự hợp tác với các nước cùng chí hướng để giảm bớt sự phụ thuộc chiến lược”. Thỏa thuận đã nhắc tới các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ.

Dĩ nhiên, chính quyền Đức vẫn sẽ duy trì các cuộc tham vấn liên chính phủ với Trung Quốc, nhưng theo dân biểu Nils Schmid, người phụ trách chính sách đối ngoại của SPD, đảng của thủ tướng Đức tương lai Olaf Scholz, thì “sẽ có nhiều cuộc tham vấn trước với EU và các quan chức từ Ủy Ban Châu Âu”. Các cơ chế tham vấn tương tự cũng có thể được hình thành với Nhật Bản.

Lập trường cứng rắn của chính phủ sắp lên nắm quyền tại Berlin đã lập tức gióng lên những hồi chuông báo động tại Bắc Kinh, với lời cảnh cáo được chính thức đưa ra ngay từ hôm qua, 25/11, theo đó Đức không nên xen vào những vấn đề “nội bộ” của Trung Quốc.

Bắc Kinh cảnh cáo Berlin

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, trong một cuộc họp thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đặc biệt đả kích quan điểm mới của Đức về Đài Loan: “Các chính quyền trước đây của Đức đều ủng hộ chính sáNgoajch một nước Trung Hoa, và chúng tôi hy vọng chính quyền mới sẽ tuân thủ chính sách này, tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và bảo vệ nền tảng chính trị cho quan hệ song phương”.

Như thông lệ, theo Bloomberg, Bắc Kinh còn ám chỉ tới nguy cơ vấn đề Đài Loan gây tổn hại cho quan hệ Đức-Trung khi kêu gọi Berlin làm việc với Bắc Kinh để phát triển quan hệ “và tập trung vào hợp tác thiết thực, thay vì ngược lại”.

Như để khẳng định lập trường của Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên không ngần ngại nhắc lại: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Biển Đông, Hồng Kông và Tân Cương đều là công việc nội bộ của Trung Quốc”.

10/17/21

Phá vỡ cam kết 7 thập kỷ, Tổng thống Biden chấp nhận “trả giá” để đối phó với Trung Quốc

Kiều Anh | 16/10/2021 10:01 AM - Soha.vn
Tàu ngầm HMAS Waller của Hải quân Hoàng gia Australia ở Cảng Sydney ngày 2/11/2016. Ảnh: Getty

AUKUS đã làm rõ kế hoạch của Mỹ nhằm thách thức mạnh mẽ Trung Quốc nhưng với bước đi này, chính quyền Tổng thống Biden đang đối mặt với nguy cơ hủy hoại thêm những mối quan hệ cốt lõi với các đồng minh truyền thống.

Khi Tổng thống Joe Biden chuẩn bị tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Rome, Italy vào cuối tháng 10, quyết định của ông ký kết thỏa thuận an ninh mới với Anh và Australia có thể tạo ra những ảnh hưởng to lớn.

Sau khi thỏa thuận trên khiến Pháp nổi giận và gây ra căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng giữa Paris và Washington thì Thượng đỉnh G-20 sắp tới là cơ hội để Tổng thống Biden hàn gắn những rạn nứt mới này.

Tổng thống Biden sẽ không chỉ nỗ lực sửa chữa quan hệ với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bên lề Hội nghị mà còn phải tái khẳng định với các đối tác về cam kết của Mỹ khi các nội dung trong chính sách với Trung Quốc ngày càng được nhấn mạnh.

7/12/16

Biển Đông: Tòa Án Trọng Tài bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

RFIĐăng ngày 12-07-2016 Sửa đổi ngày 12-07-2016 12:12

media

Biểu hiệu của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye

Hôm nay, 12/0/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc và tuyên bố rằng “không có cơ sở pháp lý” cho việc Trung Quốc đòi hỏi quyền lịch sử trên những tài nguyên tại các vùng nằm trong bản đồ đường chín đoạn, còn được gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”.

2/17/16

Ảnh vệ tinh mới nhất: Tên lửa Trung Quốc tại Hoàng Sa

Trọng Nghĩa (RFI)

Vào lúc các lãnh đạo Mỹ và ASEAN thảo luận về cách ngăn chặn việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, ảnh vệ tinh mới nhất xác nhận : Bắc Kinh vừa triển khai một hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa. Đài truyền hình Mỹ Fox News vào hôm qua, 16/02/2016 đã công bố ảnh vệ tinh mà họ vừa có được, cho thấy các giàn phóng tên lửa địa đối không Hồng Kỳ HQ-9 trên đảo Phú Lâm.

1/9/16

Hạm đội tầu ngầm của Việt Nam sẽ tác động ra sao đối với tình hình Biển Đông ?

Minh Anh
Đăng ngày 08-01-2016 Sửa đổi ngày 08-01-2016 17:46
media
Một tàu ngầm lớp Oscar do Nga sản xuất.
wikipedia
Có một số thông tin cho rằng các tàu ngầm mà Việt Nam đặt mua của Nga đã bước vào hoạt động, đi tuần tra ở Biển Đông. Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc học việc Quốc phòng Úc, trả lời hai câu hỏi : khi nào lữ đoàn tàu ngầm của Việt Nam đi vào hoạt động và loại vũ khí này tác động ra sao đến tương quan lực lượng hải quân ở Biển Đông ?

11/3/15

Quân đội Mỹ sẽ quay lại Biển Đông

Image copyrightReuters

Hoa Kỳ lên kế hoạch quay lại khu vực có tranh chấp tại Biển Đông để chứng tỏ tự do lưu thông khu vực.

Phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes bình luận vào hôm thứ Hai.

Một quan chức Hoa Kỳ không nêu tên nói với hãng thông tấn Reuters rằng việc tuần tiễu sẽ được triển khai ít nhất “hai lần mỗi quý”.

11/1/15

Chiến thuật ‘biển tàu’: Vũ khí lợi hại của Bắc Kinh ở Biển Đông ?

Trọng Nghĩa (RFI)

Đăng ngày 30-10-2015 Sửa đổi ngày 30-10-2015 14:02

media

Ảnh một đội tàu cá Trung Quốc, trú cảng Đông Phương, Hải Nam.Reuters

Từng nổi tiếng với chiến thuật « biển người » trên bộ, phải chăng Trung Quốc sẵn sàng sử dụng hình thức « biển tàu » tại Biển Đông để ngăn chặn Mỹ ? Câu hỏi này đang được giới phân tích đặt ra vào lúc Washington khẳng định sẽ tiếp tục các chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải, đi sâu vào bên trong vùng mà Trung Quốc cho là lãnh hải của họ tại Biển Đông, bất chấp quy định ngược lại của luật lệ quốc tế.

Biển Đông : Tên lửa siêu âm Trung Quốc khiến nguy cơ xung đột với Mỹ gia tăng

Thanh Phương (RFI)

Đăng ngày 31-10-2015 Sửa đổi ngày 31-10-2015 13:00

media

Một tên lửa loại YJ (Ưng Kích) của Trung Quốc.DR

Nguy cơ xung đột vũ trang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Trung Quốc ở Biển Đông gia tăng cùng với mức độ ngày càng tinh vi của các tên lửa bắn từ tàu ngầm của Trung Quốc. Đó là cảnh báo được đưa ra trong một báo cáo mới, vừa được gởi lên Quốc hội Hoa Kỳ ngày 28/10/2015.

10/30/15

Tòa trọng tài 'sẽ xử vụ kiện Trung Quốc'

(Tin BBC)

Image copyrightREUTERSImage caption Đảo Pagasa (Thị Tứ) thuộc Trường Sa, hiện do Philippines kiểm soát.

Tòa Trọng tài quốc tế hôm 29/10 phán quyết rằng họ có đủ thẩm quyền để xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới Biển Đông.

Tòa Trọng tài Thường trực đặt tại The Hague, Hà Lan, đã bác luận điểm của Trung Quốc rằng đây là tranh chấp về chủ quyền và vượt ra ngoài thẩm quyền của tòa.

10/29/15

Thủ tướng Đức đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông tại tòa án quốc tế

Thụy My (RFI)

Đăng ngày 29-10-2015 Sửa đổi ngày 29-10-2015 14:05

media

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và thủ tướng Đức Angela Merkel (T) trong cuộc họp báo chung tại Bắc Kinh ngày 29/10/ 2015.REUTERS/Kyodo News/Muneyoshi Someya/Pool

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay 29/10/2015 bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng sau việc Hoa Kỳ cho chiến hạm đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp tại Biển Đông. Bà Merkel đề nghị Bắc Kinh nên nhờ các tòa án quốc tế giúp giải quyết tranh chấp.

Việt Nam khẳng định chủ quyền và kêu gọi duy trì hòa bình tại Biển Đông

RFI

Đăng ngày 29-10-2015 Sửa đổi ngày 29-10-2015 13:33

media

Hôm nay 29/10/2015 Việt Nam đã lên tiếng chính thức về việc Hoa Kỳ đưa khu trục hạm USS Lassen vào quần đảo Trường Sa. Theo báo chí trong nước, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Mỹ đưa tàu đi qua khu vực một số cấu trúc địa lý thuộc Trường Sa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ khẳng định trở lại chủ quyền của Việt Nam.

Biển Đông đứng ngoài vùng lợi ích chiến lược của Nhật Bản ?

Thanh Hà (RFI)

Đăng ngày 29-10-2015 Sửa đổi ngày 29-10-2015 14:21

media

Chiến hạm mang trực thăng Izumo hiện đại của Hải quân phòng vệ Nhật ( MSDF) trên cảng Tokyo ngày 1/9/2015.REUTERS/Thomas Peter

Vào lúc Hoa Kỳ đưa chiến hạm áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong khu vực Trường Sa, giới chuyên gia Nhật Bản dự báo Tokyo sẽ không tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông vì đây không thực sự là vùng chiến lược của Nhật.

Trong bài phân tích đăng trên trang mạng của tạp chí The Diplomat, số đề ngày 29/10/2015 nhà báo Shannon Tiezzi đưa ra nhiều yếu tố để trả lời cho câu hỏi vì sao Nhật Bản tỏ thái độ thận trọng trước việc Hoa Kỳ tuần tra ở Biển Đông.

Vào tháng 6/2015 Tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano, đã cho biết hiện tại Tokyo « không có kế hoạch » giám sát Biển Đông, cho dù Nhật Bản sẽ cân nhắc vấn đề tùy theo diễn biến tình tình. Cách nay hai ngày khi Hoa Kỳ điều chiến hạm USS Lassen áp sát Đá Xu Bi và Vành Khăn trong khu vực Trường Sa thì ngoài phát biểu của thủ tướng Shinzo Abe, các giới chức Nhật Bản từ bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakaatani đến Chánh văn phòng của phủ thủ tướng, Yoshihide Suga đều tỏ thái độ rất thận trọng : không ủng hộ mà cũng không chỉ trích chiến dịch tuần tra của của Hoa Kỳ.

Theo tác giả bài báo, đó là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy Tokyo đang khó xử trên hồ sơ Biển Đông. Một mặt Nhật Bản mong muốn duy trì quan hệ mật thiết với đồng mình Hoa Kỳ nhưng mặt khác, nội các của thủ tướng Abe đánh giá Biển Đông không là một vấn đề sinh tử đối với Tokyo.

Các chuyên gia Nhật Bản về an ninh quốc phòng đều nhìn nhận, liên kết Mỹ Nhật là nền tảng vững chắc không thể chối cãi. Trục Tokyo – Washington có kiên cố thì mới ngăn chận được những tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Nhưng đồng thời, vì nhiều lý do, mối liên hệ gắn bó đó không cho phép Nhật Bản chạy theo Hoa Kỳ, tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông.

Lý do thứ nhất được một quan chức cao cấp trong bộ Quốc phòng Nhật nêu ra là Tokyo không có tranh chấp chủ quyền trong khu vực này. Quyền lợi trực tiếp của Nhật Bản trong vùng Biển Đông chỉ giới hạn ở quyền tự do lưu thông hàng hải. Chính vì lẽ đó mà nội các của thủ tướng Abe sẽ theo dõi sát diễn biến ở Biển Đông, quan sát các động thái của Trung Quốc cũng như của các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trong khu vực.

Thứ nữa theo phân tích của giáo sư về quan hệ quốc tế Yuichi Hosoya giảng dậy tại đại học Keio, ngay cả trong trường hợp Hoa Kỳ có yêu cầu Nhật Bản hỗ trợ, thì đó cũng chỉ giới hạn ở các khâu tình báo, giám sát và do thám (ISR). Có điều, ngay cả trong công tác đó Nhật Bản cũng không đủ sức đảm trách. Vì vậy cho nên, theo giáo sư Hosoya thuộc đại học Keio, Tokyo luôn tìm cách hỗ trợ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nâng cao khả năng phòng thủ, hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự.

Chuyên gia về quan hệ quốc tế Nhật Bản này cũng lưu ý : sẽ là một sai lầm nếu chúng ta gắn liền việc Tokyo vừa sửa đổi luật quốc phòng với khả năng Nhật Bản can thiệp ở Biển Đông. Luật mới đó không là phương tiện để Nhật Bản nhắm mắt can thiệp ở bất cứ nơi nào.

Sau cùng các nhà quan sát tại Tokyo cho rằng, ngay cả trong trường hợp Nhật Bản muốn can thiệp ở Biển Đông để hỗ trợ đồng minh Hoa Kỳ thì quyết định đó sẽ khó có thể được công chúng tán đồng. Công luận Nhật Bản chỉ chấp nhận một sự can thiệp quân sự trong trường hợp an ninh quốc gia bị đe dọa trực tiếp. Trước mắt đối với đại đa số người dân Nhật Biển Đông phải là một vấn đề sống còn đối với an ninh quốc gia.

Các chuyên gia Nhật Bản được tác giả bài báo, Shannon Tiezzi trích dẫn đều đưa ra cùng một nhận định : không hy vọng Tokyo sốt sắng can thiệp ở Biển Đông.

Tư lệnh Hải quân Mỹ-Trung họp khẩn về căng thẳng Biển Đông

Trọng Nghĩa (RFI)

Đăng ngày 29-10-2015 Sửa đổi ngày 29-10-2015 13:31

media

Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ.REUTERS/Yoshikazu Tsuno/Pool

Vào lúc tình hình Biển Đông căng thẳng hẳn lên sau khi chiến hạm Mỹ USS Lassen tiến vào tuần tra bên trong vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc vừa bồi đắp ở Trường Sa, lãnh đạo hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc đã quyết định thảo luận trực tiếp với nhau. Ngay vào hôm nay, 29/10/2015, một cuộc tiếp xúc qua hệ thống video được tổ chức, với nội dung là các diễn biến mới ở Biển Đông và quan hệ hai nước.

10/27/15

Tuần tra Trường Sa: Vì sao Mỹ chọn tàu Lassen và đá Xu Bi ?

Trọng Nghĩa (RFI)

Đăng ngày 27-10-2015 Sửa đổi ngày 27-10-2015 14:10

media

Tàu tuần tra USS Lassen (DDG 82) của Mỹ, trong kỳ tập trận Foal Eagle 2015 - REUTERS /U.S. Navy

Chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải tại Biển Đông nhằm phủ nhận yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Trường Sa như vậy đã được Mỹ khởi động vào sáng nay 27/10/2015. Có hai câu hỏi được đặt ra là vì sao Mỹ lại chọn khu trục hạm USS Lassen làm tiên phong, và chọn đá Xu Bi – và Vành Khăn để thị uy.

6/3/15

Chiến lược quân sự mới của Trung Quốc: 5 điều nước Mỹ cần biết

Infonet - 31/05/2015 

Hôm 26/5/2015, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã công bố văn kiện chính sách đầu tiên của mình trong hai năm. Sách trắng Quốc Phòng với tiêu đề “Chiến lược quân sự Trung Quốc”.

Công bố Bạch thư Quốc phòng TQ năm 2015

Văn kiện này được ban bố trong khi Trung Quốc tiếp tục hoạt động bồi đắp đảo trái phép và đưa ra những cảnh báo ngày càng thù địch đối với các máy bay Hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông, vạch ra cách thức quân đội Trung Quốc dự kiến yểm trợ cho các mục tiêu địa-chính trị của Trung Quốc.

4/29/15

Cách duy nhất để lấy lại Biển đảo của VN từ tay TÀU KHỰA...

Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.
Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngõ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp hình lưu niệm. Vừa bước vô cửa người đại điện Mỹ nói chào một cách dí dỏm:
- Ông cũng khéo chọn lựa chứ? Mỹ gặp Việt trong nhà hàng Trung Quốc?

3/8/15

Biển Đông: Mỹ đang thua kế Trung Quốc?

Lữ Giang

Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS) của Hoa Kỳ, có trụ sở tại Washington, đã phân tích các không ảnh về tiến độ cải tạo đất và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông và cho biết việc xây cất đang được thực hiện ở một quy mô lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn so với những gì Hoa Kỳ đã tiên liệu. Vấn đề được đặt ra là Trung Quốc đang muốn gì?

KHÁI NIỆM VỀ CÁC ĐẢO ĐÃ BỊ CHIẾM

Từ thế kỷ 16 đến 18, các quốc gia Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp đã đi tìm các hoang đảo ở Biển Đông để chiếm giữ và khai thác. Năm 1791 một người Anh tên là Henry Spratly đã đến đá Vành Khăn và đặt cho nó cái tên là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đã bắt đầu đặt tên cho các đảo trong quần đảo Trường Sa, trong đó có Spratly's Sandy Island mà người Việt thường gọi đảo Trường Sa. Từ đó, tên của nhà thám hiểm Spratly trở thành tên tiếng Anh của quần đảo này. Vì thế, chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy trên các bản đồ quốc tế hiện nay, các đảo trong quần đảo Trường Sa đều ghi tên bằng tiếng Anh.