Showing posts with label Môi trường. Show all posts
Showing posts with label Môi trường. Show all posts

3/16/23

« Hóa chất vĩnh cửu » PFAS : Mối đe dọa hóa học lớn nhất cho loài người trong thế kỷ XXI ?

Nghe:

5 nước châu Âu - Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển - hôm 13/01/2023 đề xuất với Cơ quan quản lý hóa chất châu Âu về việc cấm sử dụng PFAS. Đến ngày 07/02, Liên Âu đã bắt đầu xem xét đề xuất cấm PFAS,  hóa chất « vĩnh cửu », với rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống, nhưng cũng có nhiều tác hại tới môi trường và sức khỏe con người. Nếu được thông qua, đây được xem như quy định lớn nhất của ngành công nghiệp hóa học châu Âu.
 
Các nhà nghiên cứu phân tích một mẫu nước để tìm chất PFAS, ngày 14/02/2023, tại Trung tâm Giải pháp Môi trường và Ứng phó Khẩn cấp, thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ ở thành phố Cincinnati, bang Ohio. AP - Joshua A. Bickel

Nhìn sang Mỹ, tập đoàn hóa chất 3M tháng 12/2022 cũng đã thông báo sẽ muộn nhất đến năm 2025 sẽ ngưng sản xuất PFAS. Để hiểu thêm về « hóa chất » được xem là « vĩnh cửu » và đang bị phản đối nhiều, RFI Tiếng Việt đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS. về hóa học Phạm Quốc Nghị, Đại học Paris-Saclay của Pháp.

RFI : Xin chào PGS.TS. Phạm Quốc Nghị, anh có thể cho thính giả, độc giả của đài biết chất PFAS cụ thể là gì ? Đâu là các đặc tính của chất này ?

TS. Phạm Quốc Nghị : Có thể hiểu đơn giản các chất PFAS là các hợp chất hữu cơ có đặc điểm chung là được cấu thành bởi Carbon và Fluor. Cần nhấn mạnh đây hoàn toàn là những chất tổng hợp bởi con người chứ không tồn tại sẵn có trong tự nhiên. Theo tổ chức OECD thì có khoảng trên 4.700 chất khác nhau thỏa mãn điều kiện để được gọi là PFAS. Tuy nhiên, theo quan điểm hóa học mà nói thì có tới trên 6 triệu hợp chất phù hợp với định nghĩa này.

Khi đề cập đến đặc tính của các hợp chất PFAS, chúng ta có thể nhớ đến các nguyên tử cấu thành đặc trưng là F, biểu tượng của Fluor và C, Carbon, và khi ghép 2 chữ cái này, chúng ta có từ “Forever Chemicals”, nghĩa là các chất vĩnh cửu. Cách dùng chữ này có thể giải thích trên quan điểm hóa học, theo đó các liên kết giữa C và F thuộc nhóm liên kết bền và khó có thể phá hủy nhất. Các chất PFAS không thể hòa tan được trong hầu hết các dung môi hữu cơ, vô cơ như axit, bazơ… Trong điều kiện tự nhiên trên bề mặt Trái đất, nhiều chất PFAS này có thể tồn tại hàng nghìn năm không bị biến đổi.


RFI : Với những đặc tính đó, đâu là những ứng dụng phổ biến của PFAS ?

TS. Phạm Quốc Nghị : Với đặc tính bền với nhiệt độ và tác động cơ học và các môi trường hóa học như axit, bazơ, nên các chất PFAS được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công nghiệp. Các hợp chất này hoàn toan do tổng hợp và được đưa vào sử dụng từ khoảng những năm 1940, thời gian có thể nói là quá ngắn so với các chất có nguồn gốc tự nhiên mà chúng ta biết, nhưng mức độ sử dụng thì rất rộng rãi.

Chúng ta có thể kể đến một vài ví dụ cụ thể, thứ nhất là chảo chống dính. Các chảo chống dính thường dùng đến hợp chất gọi là Teflon. Đây là hợp chất polymer rất bền và chịu được nhiệt. Ngoài ra, hợp chất Teflon còn được sử dụng làm băng dính cách điện và chịu nhiệt. Lĩnh vực thứ hai là ngành công nghiệp bao bì, đóng gói thực phẩm công nghiệp, ví dụ đóng gói thức ăn nhanh, khiến bao bì vẫn bền khi dính nước hoặc các loại mỡ, thuận tiện cho việc vận chuyển và mang theo đồ ăn. Ngoài ra, có thể kể đến bọt chữa cháy, cứu hỏa. Đây chỉ là một vài ví dụ, còn có rất, rất nhiều ví dụ khác.

RFI : Thời gian gần đây, báo chí Pháp và châu Âu nói nhiều đến tác hại của PFAS. Anh có thể giải thích thêm về tác hại của hợp chất này đối với môi trường, sức khỏe con người ?

TS. Phạm Quốc Nghị : Trước tiên, về môi trường, vì các chất PFAS rất bền và khó bị phân hủy. Vì vậy, một khi bị đưa vào tự nhiên rồi thì các chất này sẽ thấm vào đất và các mạch nước nguồn, lan theo gió … Chính vì thế, các chất này có mặt ở gần như khắp mọi nơi trên Trái đất, thậm chí có những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có chất PFAS ở tận Bắc cực.

Chúng ta có thể tượng tượng đơn giản là khi rửa chảo chống dính đã qua sử dụng, sẽ có những các hạt nhỏ Teflon như tôi đã nói ở trên thoát ra và bị cuốn vào nguồn nước thải. Các quy trình xử lý nước hiện nay, bao gồm cả ở các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, cũng chưa xử lý được các hạt nhỏ PFAS này và nó sẽ phân tán vào môi trường. Hoặc như khi lính cứu hỏa phun các loại bọt chống cháy, sẽ có những chất họ PFAS bị phân tán vào không khí, nước …

Theo 1 nghiên cứu năm 2018 của nhóm nghiên cứu ở Mỹ, các chất họ PFAS có ở trong máu của trên 98% người Mỹ. Theo 1 nghiên cứu khác của các trung tâm kiểm tra và phòng chống bệnh của Mỹ, trong các kết quả xét nghiệm máu của 10.000 người được thực hiện vào khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2014 (trên 11 năm) thì có 5 chất PFAS được tìm thấy trong máu của trên 70% người được thử máu. Đây chỉ là 5 chất mà người ta nghiên cứu. Có thể còn có nhiều chất PFAS khác mà người ta chưa tìm thấy.

Một điều rất đáng lưu ý là chất PFAS khi vào cơ thể con người thì rất khó bị loại thải, bởi vì không như một số chất khác được thải loại qua gan hoặc một số quy trình khác, các chất PFAS có thể tồn tại trong cơ thể tới nhiều tháng.

Theo Cơ quan quốc gia về an toàn thực phẩm, môi trường và lao động của Pháp, ANSES, các thực phẩm có nguồn gốc từ biển thường chứa một lượng lớn các chất PFAS so với các nguồn thực phẩm khác, đặc biệt là các động vật giáp xác như tôm, cua, ốc ... và các loài thân mềm. Cũng theo tổ chức này, các chất PFAS làm tăng hàm lượng mỡ máu (cholestérol), gây bệnh ung thư và ảnh hưởng đển sự phát triển của bào thai. Đặc biệt là theo 1 báo cáo năm 2020 của Tổ chức An toàn Thực phẩm châu Âu thì các chất PFAS có thể gây ra sự suy giảm với phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với tiêm chủng.

Ở vùng quanh sông Rhone, phía nam thành phố Lyon, nước Pháp, có nhiều nhà máy công nghiệp hóa chất, như Arkema và Daikin. Hệ quả là các nguồn nước bị ô nhiễm chất PFAS. Báo chí Pháp gần đây đã loan báo các kết quả nghiên cứu theo đó hàm lượng PFAS trong trứng gà nuôi ở các làng Oullins et Piere-Bénite, vùng Auvergne-Rhône-Alpes, cao hơn 16 lần ngưỡng cho phép. Chính quyền vùng khuyến cáo người dân ở đây không tiêu thụ trứng và thịt gia cầm trước khi có các nghiên cứu cụ thể hơn.Các nhà khoa học lý giải bằng giả thuyết đất bị ô nhiễm và khi gà nuôi trong các trang trại tư nhân ăn thức ăn trên đất thì sẽ bị nhiễm theo. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra sự có mặt của các chất PFAS trong cá sống ở quanh vùng này. Theo chính quyền vùng thì nhà máy Arkema thải trực tiếp nước thải có chứa PFAS vào sông Rhone. Điều này gây ảnh hưởng đến các nguồn nước sinh hoạt ở vùng này.

RFI : Vậy theo anh làm thế nào để có thể hạn chế các tác hại của PFAS đối với môi trường và đặc biệt là đối với sức khỏe con người ?

TS. Phạm Quốc Nghị : Câu trả lời là những vấn đề này cần được xử lý ở cấp cao nhất có thể, cấp chính phủ, quốc gia và thậm chí là cấp châu Âu, thế giới. Như tôi đã nói thì PFAS có mặt ở khắp mọi nơi. Con người, với những sinh hoạt bình thường, thì rất khó có thể tránh được việc bị ô nhiễm. Dù có ý thức hay không có ý thức, thì theo một nghiên cứu của Pháp trên rất nhiều cá thể, trong mẫu máu của gần như 100% số người này đều có chất PFAS. Về cá nhân từng người, cách đơn giản nhất là trong cuộc sống nên hạn chế dùng chất này, chẳng hạn hạn chế mua và dùng đồ ăn nhanh, hạn chế dùng chảo chống dính, thay vào đó có thể dùng chảo chống dính bằng gốm. Tuy nhiên, cũng có thể chảo chống dính bằng gốm cũng có những nguy cơ khác mà khoa học bây giờ vẫn chưa tìm thấy.

Thế nên, đối với từng cá nhân, theo tôi thì hiện tại vẫn chưa có nhiều giải pháp, mà cần hoạt động đồng bộ, thống nhất ở mức độ cao nhất. Chất này đã được sử dụng quá rộng rãi trong hầu như mọi lĩnh vực trong cuộc sống, không thể loại bỏ chỉ sau 1-2 ngày, bởi vì ngoài yếu tố sức khỏe còn có yếu tố kinh tế xã hội. Thế nên, ở cấp độ châu Âu, mỗi khi mà đưa ra thảo luận thì ngoài hội đồng khoa học ra còn có các hội đồng, ủy ban kinh tế - xã hội cùng thảo luận để tìm ra kiến nghị, giải pháp song song.

RFI : AFP ngày 17/01/2023 trích dẫn Patrick Birne, nhà nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, Đại học Liverpool Jones Moores, theo đó các chất PFAS có thể sẽ là một mối đe dọa hóa học lớn nhất cho loài người trong thế kỷ XXI. Anh nghĩ thế nào ?

TS. Phạm Quốc Nghị : Trên quan điểm hóa học thì bình luận cũng có ý đúng nhất định, bởi vì các chất PFAS này, con người tạo ra được, sản xuất được. Tuy nhiên, quá trình thu hồi lọc, phân hủy, xử lý các hạt PFAS đã qua sử dụng thì rất khó khăn. Hiện nay, trên quan điểm hóa học thì có thể nói là không có một quá trình nào có thể cho phép xử lý toàn bộ các chất PFAS trong tự nhiên. Rất khó thu hồi và gần như không thể thu hồi, không thể xử lý được vì các chất này quá bền. Khi vào cơ thể thì bắt đầu mới có những ảnh hưởng tiêu cực về sau này, thế nên tôi nghĩ là đây cũng có thể là một trong những vấn đề rất lớn mà các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu. Làm sao có thể xử lý được ? Câu trả lời hiện nay vẫn chưa có !

RFI : Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Quốc Nghị, Đại học Paris-Saclay.

Đề tài liên quan:


2/5/23

Khám phá mỏ đất hiếm lớn của châu Âu được coi là 'người thay đổi cuộc chơi' nhằm giải quyết sự thống trị của Trung Quốc

Kandy Wong ngày 29.01.2023 SCMP

- Châu Âu gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc đối với các khoáng sản quan trọng trong nhiều năm, nhưng một mỏ khoáng sản hàng triệu tấn mới được khai thác ở Thụy Điển có thể giúp giảm bớt sự phụ thuộc đó;
- Sự khám phá mới xuất hiện khi Liên minh châu Âu đang tìm cách rời xa Trung Quốc bằng cách cải tổ lại chuỗi giá trị, nhưng tác động môi trường vẫn còn lớn.

Một mỏ oxit đất hiếm khổng lồ đã được phát hiện gần mỏ sắt này thuộc sở hữu của công ty Thụy Điển LKAB. Ảnh: AFP

Việc phát hiện ra mỏ oxit đất hiếm được biết đến lớn nhất châu Âu trong tháng này - ước tính hơn 1 triệu tấn - ở vùng cực bắc của Thụy Điển đã làm dấy lên hy vọng giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các nguyên liệu thô quan trọng.

Theo Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis, Trung Quốc chiếm 60% lượng đất hiếm được khai thác trên thế giới và sự thống trị thị trường của nước này “quan trọng nhất” là về nhà máy lọc dầu. Ví dụ, Trung Quốc nắm giữ 90% công suất chế biến khoáng sản đối với coban, lithium và niken.

“Vì vậy, [Liên minh Châu Âu] cần hạ thấp các tiêu chuẩn môi trường đối với nhà máy lọc dầu hoặc tìm những nơi khác để lọc dầu,” bà nói thêm.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong tháng này, bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã kêu gọi tạo sân chơi bình đẳng bằng cách “giảm thiểu rủi ro, thay vì tách rời ” khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Thừa nhận rằng châu Âu phụ thuộc “98%” vào Trung Quốc đối với các khoáng sản quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, bà cũng nhấn mạnh sự khác biệt của Liên minh châu Âu với cách tiếp cận của Hoa Kỳ về thương mại với Trung Quốc.

Đất hiếm dùng để làm gì?

Francoise Nicolas, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, giải thích đất hiếm là khoáng chất “thiết yếu” để sản xuất ô tô điện và tua-bin gió, và Liên minh Châu Âu vẫn phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngoài các ứng dụng của nó trong phát triển năng lượng sạch, đất hiếm còn chứa các nguyên tố quan trọng được sử dụng trong thiết bị quốc phòng.

Một ấn phẩm vận động quân sự của Hoa Kỳ, Tạp chí Lực lượng Hàng không & Không gian, lưu ý cách các nguyên tố đất hiếm được sử dụng rộng rãi trong nam châm để dẫn đường cho tên lửa; động cơ ổ đĩa được lắp đặt trong máy bay và xe tăng; thông tin liên lạc vệ tinh và hệ thống radar.
Ấn phẩm cho biết: “Những yếu tố này từng đến từ Hoa Kỳ. “Từ những năm 1960 đến những năm 1980, Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới về khai thác và sản xuất đất hiếm. Điều này không còn là trường hợp nữa."

Xem Video:

 

Tại sao khoáng sản đất hiếm rất quan trọng?

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán rằng họ sẽ cần lượng khoáng sản đầu vào nhiều hơn gấp sáu lần vào năm 2040, so với hiện nay, khi các quốc gia chạy đua để đạt được mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050.

Patrik Andersson, một nhà phân tích tại Trung tâm Trung Quốc Quốc gia Thụy Điển, lưu ý rằng việc khai thác khoáng sản đất hiếm chỉ là bước đầu tiên trong chuỗi cung ứng.

Ông giải thích: “Các khoáng chất được khai thác tại mỏ phải được xử lý thành các vật liệu và sản phẩm tiên tiến, chất lượng cao mà ngành sản xuất châu Âu yêu cầu. Đối với Thụy Điển và các nước châu Âu khác, nút cổ chai chính không nằm ở thượng nguồn mà là ở khu khai thác. Đó là hạ nguồn, tại quá trình xử lý và sản xuất hàng hóa có chứa các nguyên tố đất hiếm.”

Những vật liệu và sản phẩm này – cần thiết cho “quá trình chuyển đổi xanh” của châu Âu – là những gì mà EU cho là “quan trọng”, ông nói thêm rằng “sự thống trị của Trung Quốc càng trở nên lớn hơn khi bạn càng đi sâu vào chuỗi cung ứng”. Ông cũng lưu ý cách nam châm đất hiếm thường được sử dụng trong động cơ xe điện, tua-bin gió và ổ cứng máy tính.

Trữ lượng khoáng sản khổng lồ mới có thể làm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào đất hiếm từ Trung Quốc không?

Nicolas tại Viện Quan hệ Quốc tế của Pháp cho biết việc phát hiện ra một trữ lượng đất hiếm khổng lồ như vậy ở châu Âu “có thể trở thành một yếu tố thay đổi cuộc chơi” vì nó có thể giúp EU giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

“Điều đáng nhấn mạnh ở đây là vấn đề không phải là tách khỏi Trung Quốc, mà chỉ đơn giản là giảm thiểu những gì được coi là tình trạng phụ thuộc quá mức và là nguồn gốc của sự tổn thương,” bà nói.

Đồng tình với Nicholas, Garcia-Herrero của Natixis nói rằng “đây không phải là tách rời, mà là đa dạng hóa thành công”, vì Liên minh châu Âu đã giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách cải tổ lại các bộ phận trong chuỗi giá trị của mình.

Tuy nhiên, quan điểm của Andersson là có “ý chí chính trị rõ ràng” ở châu Âu đối với việc tách một phần hoặc có chọn lọc khỏi Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

“EU muốn duy trì quan hệ thương mại mạnh mẽ và lành mạnh với Trung Quốc, nhưng họ cũng lo ngại về rủi ro phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ Trung Quốc trong một số lĩnh vực, cũng như về việc thiếu đi có lại trong thực tiễn thương mại và đầu tư,” ông nói thêm. .

Nhưng như Nicholas đã chỉ ra, phải mất ít nhất 10 đến 15 năm trước khi đất hiếm được khai thác ở Thụy Điển tung ra thị trường.

Bà giải thích: “Việc thăm dò địa điểm sẽ không bắt đầu trong nhiều năm, ngay cả khi giấy phép được cấp rất nhanh. “Hơn nữa, toàn bộ dự án có khả năng phải đối mặt với sự phản đối do tác động có hại cho môi trường và xã hội của nó.

12/5/21

“Con tàu” ĐBSCL sẽ chìm, nếu Chính phủ “thờ ơ”…!

RFA-ngày 30.11.2021

Ảnh minh họa chụp tại tỉnh An Giang trước đây.AFP PHOTO

 Nghe phần âm thanh:

Sử dụng nước ngầm quá mức.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang sụt lún một cm mỗi năm, trong khi mực nước biển dâng là 3-5mm/năm. Trong đó, có một số địa phương tốc độ sụt lún trung bình lên tới 5,7cm/năm.

“Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra mà không có biện pháp khắc phục thì trong tương lai, vùng đồng bằng sẽ nằm dưới mực nước biển”, đó là một trong những kết luận của các chuyên gia môi trường nêu ra tại Hội thảo chia sẻ thông tin về dự án ‘Quản trị sụt lún đất và quản lý nước ngầm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long’ diễn ra ngày 26/11/2021.

7/29/19

Mêkông : Mối nguy từ các đập thủy điện ở thượng nguồn


Thùy Dương (RFI)Đăng ngày 29-07-2019 Sửa đổi ngày 29-07-2019 16:08

Các đập thủy điện ở thượng nguồn gây nhiều tác động tới các loài cá trên sông Mêkông.

Trải dài hơn 4.800 km, sông Mêkông có hệ đa dạng sinh thái nước ngọt lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau hệ sinh thái Amazone, với 1.300 loài cá.
Tại Đông Nam Á, có 70 triệu người, thuộc hơn 100 nhóm sắc tộc sống ở lưu vực sông Mêkông, trong đó có 85% kiếm sống trực tiếp từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của sông Mêkông. Nói cách khác, sông Mêkông giữ vai trò sống còn đối với 60 triệu người trong khu vực.
Tuy nhiên, hiện giờ, tương lai của hạ nguồn sông Mêkông, đoạn chảy qua các nước Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, đang nằm trong tay các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Hãng tin Anh Reuters ngày 24/07/2019 trích dẫn chuyên gia Premrudee Deoruong của tổ chức bảo vệ môi trường Laos Dam Investment Monitor tại Lào, theo đó « hiện giờ, Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn dòng sông » và « từ nay, có một mối lo ngại là dòng sông sẽ bị các nhà khai thác đập thủy điện kiểm soát ».

3/26/19

Toilet bằng giun của tỷ phú Bill Gates sẽ thay đổi thế giới

Nhật Minh 17:54 14/01/2019 33

Tỷ phú công nghệ Bill Gates đã bỏ ra hàng trăm triệu USD để phát triển nhà vệ sinh không cần nước, giúp đảm bảo sức khỏe cho hàng ngàn người dân Ấn Độ.
Sau khi rời khỏi vị trí CEO Microsoft, tỷ phú Bill Gates đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của các nước nghèo, trong đó có nỗ lực tạo ra nhà vệ sinh kiểu mới. Nhà vệ sinh “Con hổ”, hiện đã được đưa vào sử dụng tại Ấn Độ, là thành quả mới nhất từ những nghiên cứu do ông tài trợ.

Nhà vệ sinh không mùi, không ruồi, dùng rất ít nước


Nhà vệ sinh “Con hổ” được đưa vào sử dụng từ năm 2015 tại nhiều gia đình và trường học trên khắp Ấn Độ. Mặc dù nhìn bên ngoài không khác gì một hố xí thông thường, nó tiết kiệm vượt trội nhờ không cần nhiều nước, cũng không gây mùi. Phân được xử lý bằng giun hổ (Eisenia fetida), loài giun ăn phân.
Một người dân Ấn Độ đang đứng cạnh nhà vệ sinh Con hổ. Ảnh: Business Insider.

“Môi trường sống tự nhiên của chúng là ở phân bò hoặc phân ngựa”, Ajeet Oak, giám đốc công ty sản xuất nhà vệ sinh này cho biết.

4/27/16

Ai sẽ thề không phản bội quê hương?

image

Sự kiện cả bộ máy hành chính Nhà nước và các nhà lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam lúng túng, phản ứng bất thường trong vụ nước Cộng hòa tự trị Vũng Áng lên tiếng gay gắt, vừa xác nhận việc họ hủy diệt hàng trăm cây số môi trường biển, vừa khẳng định quyền bằng giá trị thương mại của Vũng Áng, cho thấy quan điểm phản bội quê hương với tay vịn vào ngoại bang đang hình thành mạnh mẽ ở Việt Nam, lúc này, rõ ràng trong một lớp người.