Showing posts with label GS Vũ Quốc Thúc. Show all posts
Showing posts with label GS Vũ Quốc Thúc. Show all posts

11/21/22

Ngày Giỗ đầu - GS VŨ QUỐC THÚC: HÀNH TRÌNH NGŨ THƯỜNG TRONG BÁCH NIÊN TẠI THẾ (1920-2021)

 GS VŨ QUỐC THÚC:

HÀNH TRÌNH NGŨ THƯỜNG TRONG BÁCH NIÊN TẠI THẾ (1920-2021)

 

GS vũ Quốc Thúc sinh ngày 5/8/1920, mất ngày 22/11/2021, hưởng đại thọ 101 tuổi. Thánh lễ an táng đã được linh mục Nguyễn Kim Sang cử hành tại Giáo xứ Paris ngày 25/11/2021, các nghi thức hỏa táng diễn ra ngày 1/12/2021 tại Crématorium du Mont Valérien. Giáo sư Thúc mất đi để lại lòng thương tiếc tại Paris cũng như trên toàn thế giới.

Trong hơn 20 năm, tôi có dịp đồng hành với GS Thúc tại giảng đường đại học cũng như nhiều sinh hoạt khác. Từ năm 2010, hàng tháng GS Thúc có buổi họp với LS Lê Trọng Quát, GS Phạm Đăng Sum và chúng tôi để luận bàn về thời thế. Ngoài ra, GS Thúc thường xuyên tiếp chúng tôi tại tư thất như hình dưới đây.


Trong ngày giỗ đầu của GS Thúc, có nhiều cách tiếp cận cuộc hành trình bách niên. Chúng tôi xin chọn phương pháp ngũ hành: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Nhân: GS có lòng nhân đạo không những đối với vợ con và các cháu, mà ngay cả các môn sinh, người giúp việc...

  • Luật Khoa : GS Thúc từng là phó khoa trưởng đại học luật khoa Hà Nội (khoa trưởng là người Pháp). Sau 1954, trong nhiều năm, ông là khoa trưởng đại học luật khoa Sài Gòn, giảng dạy môn kinh tế học. Nhiều vị thẩm phán, luật sư... xuất thân từ hai trường đại học luật khoa Hà Nội (trước 1954) và Sài Gòn (1954-1975) đã từng học với giáo sư đều có lòng tôn sư trọng đạo.

  • Viện Đại Học Đà Lạt: GS Thúc dạy môn kinh tế học tại trường Chánh Trị Kinh Doanh niên khoá 1964-1965. Thời gian giảng dạy tuy ngắn ngủi, nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm, vì các cựu sinh viên Đà Lạt vẫn duy trì truyền thống Thụ Nhân của cố viện trưởng là Đức Ông Nguyễn Văn Lập lưu truyền, lập ra  hội Thụ Nhân ở Pháp và nhiều nơi khác trên thế giới. GS Thúc là biểu tượng một thời học tập, luôn được các cựu sinh viên một lòng tôn kính.

 

Nghĩa: Nghĩa nói chung là chính trực, tôn trọng chính nghĩa. GS Thúc đã thể hiện ý nghĩa này ngay từ trường luật, khi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của các giáo sư người Việt được ngang hàng với các đồng nghiệp người Pháp. Sau cùng, bộ giáo dục Pháp phải chấp nhận các đòi hỏi này.

Ông đã từng đảm nhiệm nhiều trọng trách, trong lãnh vực giảng dạy: giáo sư và khoa trưởng đại học luật khoa Hà Nội và Saì gòn. Từ 1978-1988: ông là giáo sư kinh tế tại đại học Paris. Ngoài ra ông cũng từng tham chánh, giữ các chức vụ: Thống đốc Ngân hàng Quốc gia (1955-1956), Bộ trưởng, Quốc vụ khanh và là đồng tác giả của công trình nghiên cứu "The Postwar Development of the Republic of Viet Nam" (New York, Praeger, 1970) cùng với David E. Lilienthal.

 

Lễ: Là nhà giáo, ông luôn hoà nhã với tất cả mọi người, từ đồng nghiệp, các sinh viên, nói chung là trong gia đình và ngoài xã hội.

 

Trí: Học vị thạc sĩ (professeur agrégé) cao nhất đã chứng minh trí tuệ của ông. GS Thúc kể cho tôi nghe trong hội nghị thượng đỉnh Nguyễn Văn Thiệu - Lyndon Johnson tại Hawaï ngày 19/8/1968, trên bàn họp hình bầu dục, TT Johnson đã hỏi thẳng GS Thúc về kế hoạch hậu chiến.

 

Tín:

Sau năm 1975, GS Thúc hoàn toàn thất vọng về chế độ cộng sản. Ngày 13/10/1976, ông đến cầu nguyện tại thánh đường Đức Mẹ Fatima ở Bình Triệu, nơi Đức Ông Nguyễn Văn Lập là cha sở. Tại đây, GS Thúc xin Đức Mẹ cứu giúp cho gia đình ông thì ông sẽ xin rửa tội. Lạ thay, cùng ngày buổi tối đó, ông nghe đài BBC được biết tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing vừa bổ nhiệm GS Raymond Barre làm thủ tướng. Năm 1950, GS Barre và GS Thúc là bạn đồng khoa thi thạc sĩ kinh tế học. Ông viết thư, nhờ trưởng nữ là TS Vũ Mộng Lan chuyển đến văn phòng thủ tướng. Thủ tướng Raymond Barre đã can thiệp và gia đình GS Thúc được sang Pháp. Ngoài ra, GS Thúc còn cho biết nhờ lời cầu nguyện tại Fatima (Bồ Đào Nha) mà trưởng nam và thứ nữ hiếm muộn, 9 tháng 10 ngày sau, đều có con. Giữ đúng chữ tín, ngày 12/4/2012, GS Thúc đã được Đức Ông Mai Đức Vinh làm phép rửa tôi tại Giáo Xứ Paris.

Kết luận :

Trong hành trình ngũ thường, GS Vũ Quốc Thúc thể hiện tình thần Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ qua câu cổ thi : uy vũ bất năng khuất. 

Lê Đình Thông


11/25/21

Trực tuyến : Thánh Lễ an táng Giáo Sư Gioan Phaolô VŨ QUỐC THÚC ngày 25-11-2021 tại Giáo Xứ VN Paris

Xem/Nghe (từ phút 1:05:25) lời phát biểu của TN Ngô Bích Ngọc , Phạm Trọng Khoát và Lê Đình Thông đã thay mặt Thụ Nhân các nơi: Úc Châu, Âu Châu và Mỹ Châu ... nói lời tiễn biệt GS Vũ Quốc Thúc và chia buồn cùng tang quyến.

11/23/21

GS Vũ Quốc Thúc: " Phải chọn con đường vì dân tộc"

Bài đăng lại (Bài đã đăng ngày 16.12.2014) RFI  Phát ngày Thứ hai, ngày 15 tháng mười hai năm 2014
Nghe lại Giáo sư Vũ Quôc Thúc trả lời phỏng vấn RFI tại nhà riêng ở Nanterre, ngoại ô Paris, ngày 08/12/2014. RFI

Nghe phần âm thanh:

    Tập hồi ký của Giáo sư Vũ Quốc Thúc có tựa đề “Thời đại của tôi” ( gồm 2 cuốn “ Nhìn lại 100 năm lịch sử “ ( xuất bản năm 2009 ) và “Đời tôi trải qua các thời biến” ( xuất bản năm 2010) đã được sang tiếng Anh và vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ.
    Đây là một sự kiện đáng chú ý bởi vì Giáo sư Vũ Quốc Thúc không những có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975, mà còn từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm : Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Quốc vụ khanh đặc trách Tái thiết và Phát triển...

    Thành kính phân ưu


     
    Vô cùng xúc động và đau buồn trước sự ra đi của Thầy, chúng con những sinh viên
    Chính trị kinh doanh của Viện đại học Đàlạt, có nhiều anh chị đã từng là môn sinh của
    Thầy và cả các đàn em non trẻ chưa từng được học với Thầy hay các phân khoa khác,
    Với niềm kính trọng và ngưỡng mộ, đồng nguyện cầu cho hương linh của Thầy sớm về
    an nghỉ đời đời trong cõi ánh sáng và thanh tịnh.

    Thành kính chia buồn cùng quý tang quyến.

    Thay mặt một nhóm anh chị em Thụ nhân Âu châu và khắp nơi có tên trong danh sách bên trên.

    Thành kính phân ưu
    ngô bích-ngọc

    Đọc Danh Sách xin bấm vào Link:

    8/27/20

    Lời Thầy Thúc

    vu quoc thuc

    Hôm trước anh Thông đến thăm Thầy Thúc và có 1 audio file của Thầy. Em mong ai muốn nghe lời Thầy thì có thể nghe được, em không biết làm sao, nhưng nếu anh thấy được, em nhờ anh để cái MP4 đính kèm vào blog rồi cho em xin cái link để em cho cái link này vào Bản Tin số tới. Khoát

    10/10/18

    Bất Chiến Tự Nhiên Thành

    Nguyễn thị Cỏ May

    Nhân cái chết «chẳng muốn mà chết» của Trần Đại Quang, trong thiên hạ lắm người luận bàn lời sấm. Khi nói tới sấm ký, dĩ nhiên phải nhắc lời sấm của Trạng Trình, luôn luôn là những dẩn chứng đáng tin cậy hơn hết. Ngoài Trạng Trình, cũng có khá nhiều Đền Thánh nơi Thánh về, qua cơ bút, hé lộ chuyện thiên cơ nói về tình hình Việt nam, tức nói về giấc mơ, về nguyện vọng của người dân việt nam ôm ấp từ thời bị đô hộ.

    Image result for sấm trạng trình

    Nay Cỏ May xin lạm bàn chuyện sấm vì chuyện sấm sẽ không đụng chạm tới ai, cả với người chết. Mà luận bàn chuyện sấm, đúng sai thì cũng là chuyện sấm ký. Không đúng ở đây, ở thời điểm này, biết đâu lại không đúng ở một nơi nào đó, ở một lúc nào đó ? Vì sấm là chuyện thiên cơ. Mà thiên cơ là bất khả lậu. Khi lậu là do thế gian vi phạm luật Trời.

    8/29/18

    Những Vì Sao - Tự Vịnh (họa vận)


    Xin bấm chuột trái vào mũi tên xéo bên trên góc phải hoặc dấu + bên dưới để mở lớn

    6/11/13

    Phỏng vấn giáo sư Vũ Quốc Thúc về quan hệ Việt-Trung

    Tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự 19.3.12

    (17:07)

    Giáo sư Vũ Quốc Thúc trả lời phỏng vấn RFI ngày 08/03/2012.

    Giáo sư Vũ Quốc Thúc trả lời phỏng vấn RFI ngày 08/03/2012.

    Thanh Phương

    Thanh Phương

    Giáo sư Vũ Quốc Thúc là một nhà trí thức đã từng trải qua biết bao thăng trầm của thời cuộc Việt Nam. Tốt nghiệp tiến sĩ Luật và thạc sĩ đại học Kinh tế Pháp, ngoài việc giảng dạy ở đại học suốt từ những năm 1950, ông cũng đã từng giữ những chức vụ quan trọng dưới hai nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa: Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Cố vấn Phủ Tổng thống, Quốc vụ khanh phụ trách tái thiết và phát triển... Tên tuổi của giáo sư Vũ Quốc Thúc cũng gắn liền với Kế hoạch Hậu chiến Lilienthal-Vũ Quốc Thúc (1968).

    3/22/12

    Một giải pháp cho Việt Nam - Phỏng vấn Giáo sư Vũ Quốc Thúc

    Thứ Tư, 21 tháng 3 2012

    Giáo sư Vũ Quốc Thúc, cựu Khoa Trưởng Trường Luật Sài Gòn, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Việt nam Cộng hòa, cựu Giáo sư Đại Học Paris XII, là người từng nắm nhiều chức vụ quan trọng trong nền Đệ nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam trước đây. Nay đã ngoài 90, nhiều người coi ông như một chứng nhân của lịch sử, người đã theo sát những thăng trầm của đất nước trong một giai đoạn kéo dài trên nửa thế kỷ. Trong Câu Chuyện Việt Nam do Hoài Hương phụ trách tuần này, Giáo sư Vũ Quốc Thúc chia sẻ những ưu tư của ông về hiện tình đất nước, và nguyện vọng của ông muốn đất nước duy trì độc lập và quyền tự quyết.

    Hoài Hương - VOA

    Giáo Sư Vũ Quốc Thúc

    6/28/11

    Gió đưa cành trúc la đà

    Vũ Quốc Thúc
    Mới đây tôi được đọc trên mạng lưới Internet một bài phiếm luận lý thú về hai câu thơ , thời tiền đô hộ Pháp ; đó là hai câu lục bát :
    Gió đưa cành trúc la đà ,
    Tiếng chuông Thiên Mụ , canh gà Thọ Xương ...
    Ngay từ hồi còn học ở Trường Thành Chung Nam Ðịnh (1934 - 1937 ) , tôi đã được đọc hai câu thơ này , nhưng không phải là tiếng chuông Thiên Mụ mà là tiếng chuông Trấn Vũ . Theo tôi nhớ thì đây là hai câu đầu của một bài thơ tứ tuyệt :
    Gió đưa cành trúc la đà ,
    Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương ,
    Mịt mù bãi cát màn sương ,
    Nhịp chày Yên Thái , bóng gương Tây Hồ ...

    6/10/09

    Vĩnh biệt gia trưởng

    GS Vũ Quốc Thúc

    clip_image0021Trong buổi lễ cầu hồn hôm nay, tôi xin phép nói đến một việc mà tôi coi là sự thành công ngoạn mục nhất của Đức Ông Nguyễn Văn Lập trong thời kỳ Ngài điều khiển Viện Đại học Dalat, với tư cách Viện trưởng của Viện Đại Học này. Đó là việc nêu cao khẩu hiệu “Thụ Nhân”, biến ý niệm cổ kính này thành một tôn chỉ, một tinh thần, có thể nói là một quan niệm triết lý để hướng dẫn toàn thể các giáo sư và sinh viên, không những trong khuôn khổ học trình của Viện mà còn cả ngoài đời nữa.

    Trước khi nhận làm giảng viên môn Kinh tế học ở Trường Chánh Trị Kinh Doanh, tôi thành thực tưởng rằng Viện Đại học Dalat cũng chẳng khác gì các Viện Đại học Hà Nội (cũ) và Saigon là những nơi tôi rất quen thuộc. Những nơi ấy chỉ là những cơ sở giảng dạy, nhằm đào tạo chuyên viên để sau này phục vụ trong các ngành hoạt động như : hành chính, tư pháp, kinh tế, y tế, giáo dục v.v. Do đó, giữa Ban Giám đốc, các giáo sư và sinh viên, sự liên lạc có tính cách hành chính nhiều hơn là tình cảm : điều này thật rõ ràng ở những trường như Luật khoa hay Văn khoa, trong đó giáo sư hàng ngày giảng bài trước hàng trăm sinh viên, ít khi có cơ hội đàm đạo với mỗi học trò của mình. Nhà trường điều hành như một nhà máy, để phổ biến kiến thức, rồi khảo thí và cấp bằng… Vấn đề tôn chỉ hay triết lý không bao giờ đặt ra. Sau khi mãn khoá, giữa các sinh viên đồng khoa có thể tồn tại phần nào một mối quan hệ thân hữu vì họ đã gặp nhau trong mấy năm liền, nhưng giữa các giáo sư và cựu sinh viên, quả thực là mỗi người một ngả, không còn liên lạc nữa.

    1/25/08

    Thư chúc Tết Mậu Tý 2008

    Thư chúc Tết Mậu Tý 2008
    của G.s. Niên trưởng Vũ Quốc Thúc
    Kính thưa quý vị thân hữu và cựu đồng sự ,
    Thân gửi Anh Chị em Cựu sinh viên Viện Đại Học Đà lạt ,
    Trước thềm năm mới Mậu Tý 2008 , với tư cách giáo sư niên trưởng của Viện Đại Học Đà lạt và nhân danh riêng tôi , tôi trân trọng kính gửi Quý vị và Quý bạn những lời cầu chúc nồng nhiệt và thân hữu nhất của tôi : Xin kính chúc Quý vị , Quý bạn cùng toàn thể bảo quyến một năm mới nhiều may mắn , an khang , thịnh vượng , vạn sự như nguyện .