Showing posts with label Covid 19. Show all posts
Showing posts with label Covid 19. Show all posts

10/17/22

Biến thể Omicron XBB

Sau hơn hai năm chống chọi với Covid-19, ai cũng mỏi mệt trong vài chuyện sau đây:

· Đeo khẩu trang
· Giữ khoảng cách gần gũi
· Siêng năng rửa tay bằng xà-phòng
· Tránh tụ họp từ 5 người trở lên

Tất cả chỉ vì con siêu vi khuẩn coronavirus có đặc điểm lây qua không khí/airborne - cứ đi lang thang lạng quạng hay tụ họp trong phòng kín là có rất nhiều % bị dính.

Ngay lúc này đây, dịch bệnh Covid-19 chưa hết, lại thêm mối đe dọa bệnh cúm Spanish chắc chắn sẽ bùng lên trong mùa Thu này; cả hai bệnh đều tàn khốc nếu bị dính - cho dù may mắn còn sống nhưng sẽ “rất khó nuôi!”

Biện pháp an toàn nhất là tuân thủ 4 điểm nêu trên, coi như mới bắt đầu bị đại dịch Covid-19 cách nay hơn hai năm!

Tôi dịch bản tin mới nhất về biến thể XBB nổi ra tại Ấn-độ và đang được Singapore báo động và đang lây ra ít nhất 17 quốc gia. Và thêm bài báo của Fortune.com (không kịp dịch):


‘Short and sharp’: COVID-19 wave of XBB infections in Singapore likely to peak in mid-November

The Ministry of Health (MOH) on Saturday (Oct 15) said it cannot rule out reinstating some COVID-19 rules if necessary. It also said that the current wave of COVID-19 cases driven by the Omicron XBB variant will likely peak in mid-November.

‘Ngắn và sắc nét’: Làn sóng COVID-19 của những trường hợp nhiễm XBB tại Singapore hầu chắc lên đến điểm cao nhất vào giữa tháng November

Bộ Y tế (MOH) hôm Saturday (Oct 15) nói rằng nếu cần thiết, họ không thể loại trừ việc áp dụng trở lại một số quy định COVID-19. MOH cũng nói rằng làn sóng hiện tại của các trường hợp nhiễm COVID-19 được thúc đẩy bởi biến thể Omicron XBB hầu chắc sẽ lên đến điểm cao nhất vào giữa tháng November.

Chew Hui Min

@ChewHuiMinCNA

15 Oct 2022 11:20AM(Updated: 15 Oct 2022 10:49PM)

SINGAPORE: Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung nói vào ngày Saturday (Oct 15) rằng làn sóng hiện tại của các trường hợp nhiễm COVID-19, được thúc đẩy bởi biến chủng XBB, có thể sẽ lên đến điểm cao nhất vào giữa tháng November.

Ông Ong nói: “Hầu chắc đây là một đợt sóng ngắn và sắc nét,” và rằng “hầu chắc Singapore sẽ nhìn thấy trung bình khoảng 15,000 trường hợp nhiễm mỗi ngày. Vào khoảng giữa tháng November, chúng ta sẽ thấy làn sóng này giảm xuống.”

Ông nói thêm rằng vào những ngày nhất định khi có nhiều trường hợp được báo cáo hơn, chẳng hạn như vào những ngày Tuesdays, con số có thể lên đến 20,000 hoặc 25,000.

Bộ Y tế (MOH) nói rằng dùng làn sóng BA.5 làm dấu hiệu chỉ dẫn, các trường hợp nhiễm phải vào bệnh viện đã đạt cao điểm 800 vào tháng July, và các bệnh viện tại Singapore, tuy căng thẳng nhưng đã có thể đối phó.

Tỷ lệ các trường hợp nhiễm chủng XBB, tức là một biến thể phụ của Omicron, đã gia tăng tại Singapore trong tháng vừa qua. Mặc dù có khả năng truyền nhiễm rất cao nhưng cho đến nay, nó vẫn chưa gây ra bệnh nặng hơn so với các biến thể trước đó.

Vào ngày Oct 14, có 9,087 trường hợp nhiễm-COVID-19-mới được báo cáo tại Singapore và chín trường hợp nằm ICU. Tổng cộng có 562 bệnh nhân phải vào bệnh viện, với 44 người cần thở oxygen. Tỷ lệ lây nhiễm theo tuần là 1.64.

Tại Singapore, XBB hiện là biến chứng phụ chiếm thế mạnh, chiếm 54% trường hợp mắc bệnh địa phương từ ngày 3 đến ngày 9 tháng October. Bộ Y tế MOH nói nó được khám phá lần đầu tiên vào tháng August tại Ấn-độ và kể từ đó đã được khám phá thêm tại hơn 17 quốc gia, bao gồm Úc, Bangladesh, Denmark, Nhật và Mỹ.

Ông Ong nói, làn sóng hiện tại phần lớn được thúc đẩy bởi chủng XBB, và sự tái-nhiễm bệnh cũng góp phần vào làn sóng này. Ông nêu ra rằng trong vòng ba tuần, XBB đang “qua mặt” các biến thể phụ Omicron khác.

Ông nói, “Bởi vì 75% dân số của chúng tôi đã bị nhiễm bệnh, vì vậy bất cứ làn sóng mới nào cũng là sự tái-nhiễm bệnh, do nhiễm trùng đóng góp vào. Đó là những gì chúng ta đang nhìn thấy bây giờ.”

Tỷ lệ tái-nhiễm-bệnh trong tổng số trường hợp nhiễm COVID-19 tại Singapore đã gia tăng trong tháng qua, với tỷ lệ tái-nhiễm-bệnh hiện chiếm khoảng 17% tổng số trường hợp nhiễm mới.

Ông Ong giải thích rằng mặc dù người ta có thể bị tái nhiễm ngay sau một lượt COVID-19, nhưng điều đó rất hiếm. Rủi ro bị nhiễm lại COVID-19 trong một đến ba tháng sau một lần bị nhiễm thì thấp hơn nhiều so với trường hợp chưa bao giờ bị mắc bệnh. Nhưng tính chất kháng thể này sẽ bị phôi pha theo thời gian.



Đọc thêm phần tiếng Anh:

Short and sharp’: COVID-19 wave of XBB infections in Singapore likely to peak in mid-November

The Ministry of Health (MOH) on Saturday (Oct 15) said it cannot rule out reinstating some COVID-19 rules if necessary. It also said that the current wave of COVID-19 cases driven by the Omicron XBB variant will likely peak in mid-November.

Chew Hui Min
@ChewHuiMinCNA

15 Oct 2022 11:20AM(Updated: 15 Oct 2022 10:49PM)

SINGAPORE: The current wave of COVID-19 cases, driven by the XBB strain, will likely peak by around mid-November, Health Minister Ong Ye Kung said on Saturday (Oct 15).

“This is likely to be a short and sharp wave,” said Mr Ong, saying that Singapore is likely to see about 15,000 daily cases on average. "By around mid-November, we should see the wave subsiding."

He added that on certain days when more cases tend to be reported, such as on Tuesdays, the caseload could reach 20,000 or 25,000.

The Ministry of Health (MOH) said that using the BA.5 wave as an indication, hospitalised cases peaked at 800 in July, and hospitals in Singapore, while stretched, were able to cope.

The proportion of cases with the XBB strain, an Omicron subvariant, has been on the rise in Singapore over the past month. While highly transmissible, it has not caused more severe disease than previous variants thus far.

On Oct 14, there were 9,087 new COVID-19 cases reported in Singapore and nine were in ICU. A total of 562 patients were hospitalised, with 44 requiring oxygen. The week-on-week infection ratio is 1.64.

In Singapore, XBB is now the predominant subvariant, accounting for 54 per cent of local cases from Oct 3 to 9. It was first detected in August in India and has since been detected in more than 17 countries, including Australia, Bangladesh, Denmark, Japan and the US, said MOH.

The current wave is largely driven by the XBB strain, and reinfections are also contributing to the wave, Mr Ong said. He pointed out that within three weeks, XBB is "outcompeting" the other Omicron subvariants.

"Because 75 per cent of our population has already been infected, so any new wave has to be a reinfection, contributed by infection. That's what we are seeing now," he said.

The proportion of reinfections among total COVID-19 cases in Singapore has been increasing over the past month, with reinfections currently making up about 17 per cent of total new cases.

Mr Ong explained that while people may get reinfected soon after one bout of COVID-19, that is rare. The chance of getting COVID-19 again for one to three months after one infection is much lower than if one has never got the disease. But this resistance wanes over time.


What is XBB? A new COVID strain is driving cases in two countries and worrying scientists
Nicholas Gordon

Tue, October 11, 2022 at 1:51 AM·3 min read

New variants of the rapidly mutating coronavirus are still popping up around the world, and a new iteration of COVID on the rise in Asia may be the most immune-evasive yet.

The XBB strain is causing a small surge in cases in countries like Bangladesh and Singapore. The latter has recorded a daily average of about 5,500 cases over the past week, compared to a daily average of 2,000 cases a month ago.

Officials in Singapore, which is scaling back its last remaining COVID restrictions to reopen to the rest of the world, are not yet concerned about the increase in cases. On Monday, Health Minister Ong Ye Kung noted that only 15% of the country's recent COVID cases were reinfections. "If you start to see 50% getting it a second time, you're going to have a wave,” he said. The health ministry did start doling out Moderna's Omicron booster on Tuesday, three days ahead of schedule, citing rising infections caused by the new "XBB Omicron subvariant."

Hospitalizations in Singapore have increased alongside the rise in cases, yet deaths remain low, with fewer than a dozen recorded in the country over the past week. Over 90% of Singapore's population has received two doses of a COVID vaccine, and 79% have received at least one booster.

Bangladesh is also reporting a small uptick in cases, though reported numbers are smaller than Singapore's. The South Asian country reported a daily average of about 500 cases during the week of Oct. 3, compared to an average of 300 cases a month earlier. Bangladesh has a vaccination rate of 75.5%.

On Monday, Hong Kong’s health authorities said they found the city’s first case of XBB.1, a subvariant of the XBB strain, in an imported case from the U.S. Officials said the positive case showed no symptoms.
Immune evasive

Experts are paying close attention to the XBB strain, which combines two different Omicron strains. Eric Topol, founder of the the Scripps Research Translational Institute, tweeted that XBB is one “of the most important variants [to] watch right now.”

The new strain is “probably the most immune-evasive yet” due to its combination of mutations from other strains, Raj Rajnarayanan, a professor at the New York Institute of Technology’s Jonesboro, Ark., campus, told Fortune in September. A preprint study from Oct. 4, authored by researchers at Peking University and Changping Laboratory, found that XBB had the greatest ability to evade antibody protections among newly emerging variants.

Experts are also concerned that monoclonal antibody treatments might be less effective against newer variants like XBB and BA.2.75.2. “We’ve not seen this type of immune evasion before,” Michael Osterholm, director of the University of Minnesota’s Center for Infectious Disease Research and Policy (CIDRAP), told Fortune earlier this month.
New variants

BA.5 is still the most dominant strain of COVID in the U.S., making up 79.2% of COVID cases recorded between Oct. 2 and Oct. 11, according to the Centers for Disease Control and Prevention’s Nowcast.

But other variants are starting to catch up. Over the past week, 13.6% of cases were from the BA.4.6 subvariant, an increase from 6.4% of cases two months ago. The BF.7 strain is also spreading quickly, making up 4.6% of cases today compared to just 0.3% two months ago.

In order to keep ahead of the rapidly mutating coronavirus, the U.S. approved bivalent boosters targeting the BA.4 and BA.5 subvariants on Aug. 31. Yet only 7.6 million Americans have received the Omicron booster since it became widely available on Labor Day. A survey from the Kaiser Family Foundation found that two-thirds of Americans are either putting off getting the new booster or saying they won’t get it at all.

This story was originally featured on Fortune.com

1/24/22

Khẩu trang kháng khuẩn, tự phân hủy sinh học

Kể từ khi bắt đầu đại dịch hai năm trước, sản lượng khẩu trang toàn cầu đã tăng vọt lên 129 tỷ mỗi tháng từ mức ước tính chỉ 8 tỷ trong cả năm 2019. Mặc dù chúng đã giúp bảo vệ con người khỏi Covid-19, nhưng những chiếc mặt nạ - ngày nay chủ yếu được làm từ sợi nhựa có thể mất hàng trăm năm để phân hủy - là mối đe dọa đối với những sinh vật sống ở suối, sông và đại dương. Gần 1,6 tỷ khăn che mặt có khả năng sẽ ở biển vào năm 2020, dựa trên một giả định thận trọng của tổ chức phi lợi nhuận bảo tồn biển OceansAsia, ước tính khoảng 3% khẩu trang được làm trong năm đó đã trở thành rác. Theo một nghiên cứu của Đại học Nam Đan Mạch, khi ở ngoài trời, các sợi của chúng vỡ ra thành vi nhựa không thể thu thập nhanh hơn nhiều so với túi nhựa, khiến chúng trở thành mối đe dọa lớn hơn túi nhựa.

11/27/21

Covid: WHO tuyên bố biến thể mới Omicron 'đáng lo ngại'

BBC tiếng - Ngày 27.11.2021


Omicron


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố một biến thể virus corona mới là "đáng lo ngại" và đặt tên cho nó là Omicron.

Omicron có một số lượng lớn các đột biến và bằng chứng ban đầu cho thấy nguy cơ tái nhiễm gia tăng, WHO cho biết.

Biến thể được báo cáo lần đầu tiên cho WHO từ Nam Phi vào ngày 24/11, và cũng đã được xác định ở Botswana, Bỉ, Hong Kong và Israel.

Tin liên quan: 
1)- Covid: Biến thể mới 'đột biến khủng khiếp' làm dấy lên lo ngại
2)- Tin RFI tiếng Viêt

Một số quốc gia trên thế giới hiện đã quyết định cấm hoặc hạn chế việc đi lại với miền nam châu Phi.

9/28/21

Ca sĩ Phi Nhung qua đời tại Sài Gòn vì COVID-19

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Sau thời gian chống chọi với COVID-19, ca sĩ Phi Nhung đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11 giờ 57 phút trưa 28 Tháng Chín, tại bệnh viện Chợ Rẫy, hưởng dương 49 tuổi.

Theo báo Tuổi Trẻ, “trước khi mất ca sĩ Phi Nhung được chẩn đoán bị biến chứng nặng của COVID-19, đông đặc phổi và hoại tử một phần phổi; kèm cơn bão Cytokyne, suy đa cơ quan.

Nữ ca sĩ được chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu liên tục.

Ca sĩ Phi Nhung. (Hình: Hoàng Anh/VTC News)
“Tất cả các loại thuốc cao cấp nhất đã được bệnh viện sử dụng để điều trị cho ca sĩ Phi Nhung. Tất cả các y bác sĩ đã nỗ lực hết mình nhưng đã không thể cứu sống được ca sĩ và rất đáng tiếc trước sự ra đi này,” đại diện bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

Trước đó, báo đài trong nước đưa tin ca sĩ Phi Nhung nhập viện tại bệnh viện Gia An 115 hôm 15 Tháng Tám.

“Hơn hai tuần trước, Phi Nhung đi từ thiện về và bị cảm. Cô ấy nghi ngờ bản thân nhiễm virus nên chủ động đi bệnh viện kiểm tra, sau đó xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Mong mọi người cùng cầu nguyện cho Phi Nhung vượt qua thời gian khó khăn này,” bà Diễm Phạm, người quản lý của ca sĩ Phi Nhung, được báo Thanh Niên trích lời hôm 27 Tháng Tám.

9/15/21

PHÚC AI CHƯA CHẾT MÀ TIN !

Hàn Sĩ Phan
Chích ngừa hay chẳng chích ngừa,
Không còn là chuyện bây giờ cãi nhau.
Trải qua “Nửa cuộc bể dâu”,
Những gì trông thấy, đủ đau đớn lòng !
Con xa mẹ, vợ lìa chồng,
Bé thơ thui thủi : mất ông, mất bà.
Người thân nối tiếp chia xa,
Bạn bè lần lượt…bỏ ta đi rồi.
Lúc đầu không dám mở lời,
Bởi chưa có thuốc, người người âu lo.
Vắc-xin giờ đã đầy kho,
Lại đem hai chữ “Tự Do” ra bàn.
“Tự Do Chết”: chẳng ai ham,
Nhưng tại đất nước Chú SAM, nhiều người :
No cơm, ấm cật, dở hơi…
Rủ nhau chống đối lời mời Vắc-xin.
“Quyết tâm giữ vững lòng tin:
Đừng nghe Dân Chủ lừa mình đó thôi.
Giả như có dịch trên đời,
Thì TA cũng chẳng xa rời Tự DO”
Mấy lời nghe tưởng hay ho
Nào ngờ thuộc loại “lo bò trắng răng”.
“Tự Do Hay Chết” vinh quang,
Khác xa chết dịch, nhà quàn hẩm hiu !
Những tên đầu sỏ, đầu têu,
Đã tiêm đầy đủ hai liều phòng thân.
Chúng là một đám mị dân,
Tham quyền, thành lũ sát nhân hại người.
Đừng xem sinh mạng: trò chơi,
Cho nên phải biết lựa người mà tin.
Chẳng may vướng dịch thình lình,
Bởi do nhẹ dạ hại mình trách ai ?!
Lâm chung mới biết là sai,
Thì đà qúa muộn, xuôi tay lìa trần.
Dù cầu Thiên Sứ, Thánh Nhân,
Bó tay : không thể bất thần hiển linh.
PHÚC AI CHƯA CHẾT MÀ TIN !

7/16/21

THƯƠNG QUÁ SÀI GÒN ƠI !


THƯƠNG QUÁ SÀI GÒN ƠI !
THƯ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
GỬI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Toà Giám mục Huế, ngày 09/07/2021
Kính thưa Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha và mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành ổ dịch lớn nhất nước với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Thủ Tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 16, đặt thành Phố Hồ Chí Minh trong tình trạng giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 00g00 ngày 09/07/2021. Phải quyết liệt như thế may ra có thể kìm hãm được phần nào thảm hoạ đang hung hãn lan tràn. Nhưng đây lại là một tình huống tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.
Chưa bao giờ, kể cả thời chiến tranh, thành phố đã trải qua những ngày thử thách bức bách như hôm nay. Muôn vàn thảm kịch đang diễn ra mỗi lúc một nghiêm trọng: lây nhiễm cộng đồng, bệnh viện quá tải, y sỹ, nhân viên y tế kiệt lực, đội phòng chống căng thẳng, sản xuất ngưng trệ, lưu thông hạn chế, vật giá leo thang… Thành phố đã từng mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, là “đầu tầu kinh tế” đang lâm nguy, đang thiếu nhân sự, đang thiếu gạo, thiếu rau, thiếu tiền, thiếu thuốc và thiếu cả tương lai….Hàng vạn cụ già và trẻ em bán vé số, trà đá, hàng rong, taxi, xe ôm sẽ lấy gì ăn nếu không được ra đường trong những ngày tới đây ? Công nhân xí nghiệp đào đâu ra tiền nếu một mai nhà máy giảm biên chế hoặc đóng cửa ?
Anh chị em hãy nhớ lại: chính người dân Sài Gòn hôm nay đang khốn khó, đã từng vội vã lên đường mỗi khi nghe tin đồng bào mình đây đó lâm cơn hoạn nạn…Các tỉnh miền trung, qua trận bão lũ năm 2020, vẫn còn ghi lại dấu chân người Sài Gòn khắp hang cùng ngõ hẻm. Trái tim Việt Nam lúc nào cũng thì thào: một miếng khi đói bằng một gói khi no; nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước hãy thương nhau cùng. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều.
Hơn bao giờ hết, tôi kêu gọi đồng bào trong nước hãy hướng nhìn về thành phố đáng yêu này, nơi đã từng là trung tâm tình thương trước khi trở thành ổ dịch. Tôi kêu gọi bà con hải ngoại hãy nhớ đến khung trời kỷ niệm đã một thời vang vọng câu hát “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi”. Tôi kêu gọi tín hữu Công giáo, mọi thành phần Dân Chúa, các giáo phận, dòng tu, giáo xứ, tổ chức từ thiện, Bác ái – Caritas, đoàn thể, ngành giới, nhóm thân hữu hãy coi đây là cơ hội thực thi bác ái theo Lời Chúa dạy. Tôi kêu gọi các tổ chức truyền thông và cộng đồng mạng hãy mau mắn chuyển tải thông tin này đến mọi địa chỉ quen biết. Hãy khẩn cấp ra tay. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ứng cứu đồng bào ruột thịt của chúng ta đang vật lộn với thực tế đầy nông nỗi. Chúng ta hãy im lặng để nghe lại lời vàng ngọc này của Chúa Giêsu: “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho đi nhưng không” (Mt 10,8b)
Một cách cụ thể, mỗi giáo phận hoặc mỗi cụm cộng đoàn, đặc biệt là các cấp Caritas, hãy khẩn trương lập một đường dây nóng, một địa chỉ để tập trung phẩm vật và tiền cứu trợ trong khu vực. Các nhu yếu phẩm Sài Gòn đang cần là rau quả, nông phẩm, lương khô, thiết bị phòng chống dịch (khẩu trang, nước kháng khuẩn, máy thở, bình ôxy, bộ xét nghiệm nhanh). Ngoài lương thực, đồng bào thành phố cũng cần hổ trợ tài chánh cho người nghèo, vô gia cư, vỉa hè, khám chữa bệnh v.v…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tiếp nhận hàng cứu trợ là: Văn Phòng Hội đồng Giám mục, tại số 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3. Xin liên hệ với Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ qua đường dây nóng số 0904.241.160. Sau khi nhận, Văn phòng này sẽ chịu trách nhiệm phân phối hàng và tiền đến từ các tỉnh. Văn phòng cũng sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để giúp làm thủ tục vận chuyển hàng hoá vào thành phố. Tài khoản: Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam, VNĐ số 0602.5831.4789; USD số 0602.5831.7699; ngân hàng Sacombank – chi nhánh Gò Vấp.
Không biết khủng hoảng hiện nay sẽ kéo dài bao lâu, sẽ diễn biến như thế nào. Nhưng đối với tín hữu Kitô, đây là một dấu chỉ thời đại đòi chúng ta phải tỉnh thức để nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa. Đại dịch tàn phá, nhưng chúng ta, cùng với đồng bào Việt Nam khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại sẽ xây dựng một thành phố mới và một hệ thống xa lộ mới bằng vật liệu tình thương.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ thị lấy năm 2021 làm năm tôn vinh Thánh Giuse. Chúng ta cầu nguyện cho Vị cha chung của chúng ta (đang tĩnh dưỡng tại bệnh viện Gemelli sau phẫu thuật đại tràng) sớm bình phục, nhất là cùng với ngài, chúng ta phó thác nhân loại và dân tộc vào đôi tay phù trợ của Thánh Cả Giuse.
Thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, tôi cầu chúc mọi người được bằng an vượt qua đại dịch.
Thân ái và trân trọng kính chào.
Đã ký và đóng dấu
+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
Tổng Giám mục Huế
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

5/29/21

Coronavirus: Đài Loan nghiên cứu vắc-xin DNA 'nhiệt độ phòng' để chống lại Covid-19

Holly Chik 
  • Các nhà khoa học nói rằng một loại vắc-xin sử dụng công nghệ mới triệt để có thể sẵn sàng tham gia các thử nghiệm lâm sàng của con người vào cuối năm nay sau khi thử nghiệm trên chuột và chuột đồng. (mice and hamsters)
  • Các sản phẩm sử dụng kỹ thuật di truyền khác - công nghệ mRNA - đã được phê duyệt để sử dụng nhưng phải được giữ ở nhiệt độ cực thấp.
Vắc-xin DNA có thể giúp chống lại một loạt các bệnh nếu chúng chứng minh hiệu quả chống lại Covid-19. Ảnh: Shutterstock

Đài Loan đang nghiên cứu vắc-xin Covid-19 sử dụng công nghệ DNA và có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phòng, theo một nghiên cứu được công bố vào thứ Năm.

So với vắc-xin mRNA, chẳng hạn như các sản phẩm Moderna và Pfizer / BioNTech, cũng sử dụng vật liệu di truyền từ virus, vắc-xin DNA có thể được sản xuất nhanh hơn và với chi phí thấp hơn.

Vắc-xin Đài Loan vẫn đang trong giai đoạn tiền lâm sàng nhưng có thể được phê duyệt cho các thử nghiệm trên người trước cuối năm nay.

5/23/21

Cơn ác mộng covid 19 và thái độ thích ứng

 

Ngô Văn Thành 

Lời Tựa

Vạn vật sinh tồn trên trái đất này đều tuân theo định luật đã được an bày. Trái đất tự xoay vòng để cho ta có ngày và đêm, cùng lúc cũng xoay theo mặt trời cố định một nơi để cho ta bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông của một năm. Con người cũng được an bày theo định luật luân chuyển sinh lão bệnh tử rồi lại sanh, vạn vật cũng theo luật vô thường "thành trụ hoại không"(成,住,壞,空).

Tất cả sinh vật thực vật đều được sinh tồn theo một quy luật riêng của mình, sinh trưởng theo hoàn cảnh và tự thay đổi để thích nghi theo hoàn cảnh mới được sinh tồn. Riêng con người lại có trí thông minh, phát triển đời sống theo tham vọng của mình và cải tiến đời sống vật chất, với sự cải tiến của khoa học, nhiều khi đi ngược lại định luật của thiên nhiên, đã gây ra nhiều xáo trộn sinh thái hòan cảnh mà tự mình phải gánh chịu hậu quả.

Một khi đi ngược lại luật thiên nhiên, đời sống con người dù được thoải mái tiện nghi nhiều hơn, hậu quả những xáo trộn đó đã gây nhiều bất trắc cho chúng ta, như hạn hán, thiên tai, mùa màn thất thụ, bảo lục, bịnh dịch v.v... Bằng chứng là đại dịch fluenza ở Ý vào Thế kỷ 19 và nay Đại dịch toàn cầu COVID 19, đã kéo dài hơn một năm, đến nay vẫn chưa có thuốc chữa trị. Nguyên nhân chính là vì lòng tham lam con người trong sự cải tiến đời sống vật chất cũng như tham vọng của một số nhà lãnh đạo mà quên đi bảo vệ trái đất duy nhất của con người, hoàn cảnh sinh sống của nhân loại, tạo ra những hiện tượng sinh thái khác thường, sau cùng chúng ta là con người phải gánh chịu.

Sai lầm tai hại của 60 năm khoa học đã giúp Covid tàn sát