Showing posts with label BBC tiếng Viêt. Show all posts
Showing posts with label BBC tiếng Viêt. Show all posts

1/9/24

Macron chọn Attal, 34 tuổi, làm Thủ tướng Pháp trẻ nhất trong lịch sử

Hugh Schofield
BBC News, Paris 

Gabriel Attal (trái) được trao vai trò dẫn dắt Chính phủ bước vào cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới

Ông Gabriel Attal vừa được bổ nhiệm làm tân thủ tướng Pháp, vào thời điểm ông Emmanuel Macron đang đặt mục tiêu làm mới, sống động hơn chức vụ tổng thống của mình với một chính phủ mới.

Ở tuổi 34, Gabriel Attal trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp hiện đại, thậm chí còn trẻ hơn cả gương mặt theo đường lối chủ nghĩa xã hội Laurent Fabius, được François Mitterrand bổ nhiệm năm 37 tuổi, vào năm 1984.

Ông Attal thay thế bà Élisabeth Borne, người đã từ chức sau 20 tháng nắm quyền.

Gabriel Attal, hiện là bộ trưởng giáo dục, chắc chắn sẽ là một trường hợp bổ nhiệm đầy ấn tượng.

Nay ông sẽ có nhiệm vụ lãnh đạo chính phủ Pháp tham gia cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu quan trọng vào tháng 6.

Ông thăng tiến rất nhanh. Mười năm trước, ông là cố vấn ít ai biết đến của Bộ Y tế và là đảng viên đảng Xã hội.

Ông cũng sẽ là người đồng tính công khai đầu tiên dọn vào Hôtel Matignon. Bạn đời của ông là một gương mặt cũng rất sáng giá của Macron, dân biểu nghị viện EU Stéphane Sejourné.

Nhưng xét đến những khó khăn trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống - và thách thức ngày càng tăng từ phe cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc - liệu chỉ riêng yếu tố "bắt mắt" đã đủ chưa?

Đẹp trai, trẻ trung, quyến rũ, được yêu mến, có sức hấp dẫn, ông Attal chắc chắn sẽ nhậm chức với những vầng hào quang bay quanh, giống như chính tổng thống, người thầy đỡ đầu ông.

Nhưng giống như nhiều người dám nghĩ dám làm trong thế hệ mình, ông được truyền cảm hứng từ ý tưởng của Emmanuel Macron về việc phá bỏ sự chia rẽ tả-hữu cũ và viết lại quy tắc chính trị Pháp.

Sau cuộc bầu cử năm 2017 của Macron, ông Attal đã trở thành thành viên quốc hội, và chính ở đó, tài năng tranh luận xuất sắc của ông - ông dễ dàng vượt lên trở thành người giỏi nhất trong số những gương mặt mới - đã khiến ông được tổng thống chú ý.

Ở tuổi 29, ông trở thành quan chức lãnh đạo trẻ nhất từ ​​trước đến nay của nền Đệ Ngũ Cộng hòa với cấp bậc tương đối khiêm tốn, theo dõi mảng giáo dục; từ năm 2020, ông là phát ngôn nhân của chính phủ và khuôn mặt của ông bắt đầu được cử tri ghi nhớ. Sau khi Tổng thống Macron tái đắc cử, ông giữ chức bộ trưởng ngân sách trong một thời gian ngắn và sau đó đảm nhiệm vị trí bộ trưởng giáo dục vào tháng 7 năm ngoái.

Chính trong vị trí này, ông Attal đã thể hiện với tổng thống rằng ông có đủ khả năng cần có, hành động hợp lý để chấm dứt cuộc tranh cãi hồi tháng 9 quanh việc mặc áo choàng abaya của người Hồi giáo bằng cách đơn giản là cấm dùng loại trang phục này ở trường học.

Ông đã dẫn đầu một chiến dịch chống nạn bắt nạt - ông nói rằng bản thân ông cũng từng là một nạn nhân của nạn này - tại trường École alsacienne tinh hoa ở Paris, và trực tiếp tiến hành thử nghiệm đề xuất của mình về đồng phục học sinh tại trường này.

Đảng của Tổng thống Macron phải đối mặt với thách thức mạnh mẽ từ đảng Mặt trận Quốc gia Pháp (National Rally) và nhà lãnh đạo trẻ của đảng này, Jordan Bardella - cũng như Marine Le Pen
Và trong suốt thời gian đó, ông đã đi ngược lại những xu hướng thông thường bằng cách thực sự trở nên rất được lòng công chúng.

Các cuộc thăm dò cho thấy ông cho đến nay là thành viên được ngưỡng mộ nhất trong chính phủ Macron - cạnh tranh ngang hàng với kẻ thù chính của tổng thống, Marine Le Pen theo chủ nghĩa dân tộc và đồng nghiệp trẻ tuổi của bà, Jordan Bardella.

Và tất nhiên, trọng tâm vấn đề nằm chính là ở đó.

Bằng cách nhấc Gabriel Attal lên khỏi nhóm bộ trưởng của mình, ông Macron đang sử dụng con át để đánh bại con Q và con J trong ván bài. Nhưng liệu điều đó có hiệu quả không?

Quá trình kéo dài việc bổ nhiệm - ai cũng biết sắp có một cuộc cải tổ nhưng chuyện đó kéo dài mãi không xong - cho thấy kể cả khi Tổng thống Macron nhận thức rõ về điểm yếu về vị trí hiện tại của mình thì ông ấy cũng đang rất bối rối trong cách xử lý vấn đề.

Một số nhà bình luận đã đưa ra quan điểm rõ ràng rằng điều mà công chúng mong muốn hơn hết bây giờ không phải là sự sắp xếp lại các bộ mặt ở cấp cao nhất mà là mục đích mới đối với nhiệm kỳ tổng thống của ông Macron.

Tuy nhiên, với tình thế hiện thời, ông Attal sẽ phải đối mặt với những vấn đề tương tự như người tiền nhiệm Élisabeth Borne.

Đó là: phe đối lập cực hữu đang ngày càng được nhiều sự ủng hộ và có vẻ sẽ giành chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử ở châu u vào tháng 6; một Quốc hội không có đa số sẵn có trong chính phủ, khiến cho việc đưa ra bất kỳ luật mới nào cũng sẽ đều trở thành một cuộc đấu tranh; và một tổng thống dường như không thể xác định được ông ấy muốn đạt được những gì trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Trên hết, vị tân thủ tướng sẽ gặp phải một vấn đề của chính mình - đó là việc xác lập quyền lực của mình đối với những đối thủ nặng ký như Gérald Darmanin và Bruno Le Maire.

Và kế hoạch là gì, một số người cũng đặt câu hỏi, nếu như đảng của ông Macron thua đậm trong cuộc bầu cử châu Âu?

Thông thường đó sẽ là dịp để thay thế thủ tướng để tạo sự mới mẻ cho nửa sau của nhiệm kỳ. Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, lá bài đó đã được tung ra và trong trường hợp thất bại vào tháng 6, Gabriel Attal có nguy cơ trở thành kẻ thất bại mất uy tín.

Ngay cả những nhân vật đối lập cũng thừa nhận rằng ông là một người ưu tú xuất sắc. Ông được kính trọng và yêu mến trong Quốc hội.

Nhưng cũng có những câu hỏi về những gì ông thực sự đại diện. Nhiều người nghi ngờ rằng ông chỉ luôn tươi cười và nói nhiều, giống như người mà ông ấy mang ơn vì đã nâng đỡ sự nghiệp cho ông.

Với tư cách là người được tổng thống đề cử, ông ấy là thần đồng của thần đồng. Nhưng nếu ông ấy chỉ là một bản sao thu nhỏ của Macron thì điều kỳ diệu đó có thể chỉ là ảo ảnh.

11/3/22

Những gian lao của Thủ tướng Ngô Đình Diệm giành độc lập từ tay người Pháp

31 tháng 10 2022
Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng
Gửi đến BBC từ Virginia, Hoa Kỳ

Ông Ngô Đình Diệm, tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, xuất hiện tại một hội chợ ở Sài Gòn năm 1957

Tiếng hát của ca đoàn vang vang trong Thánh Đường buổi sáng hôm ấy. Nhà thờ ‘Chính Tòa’ Sài Gòn (còn gọi là ‘Nhà thờ Đức Bà’) đã chật ních những giáo dân. Bầu không khí thật trang nghiêm, long trọng. Đã từ mấy tuần rồi, ca đoàn phải tập dượt cho thật kỹ một số nhạc khúc chọn lọc để hát vào một dịp lễ đặc biệt. Lần đầu tiên, một Hồng Y Mỹ nổi tiếng, ông Francis Spellman, tới thăm viếng Việt Nam. Ông là thượng khách của tân thủ tướng chính phủ. Phần đông ca đoàn là những thanh niên vừa được tầu Mỹ chuyên chở từ miền Bắc di cư vào Nam mùa Hè 1954, trong đó có tác giả.

3/24/22

Cựu ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright, từng thăm Hà Nội hai lần, qua đời

 BBC tiếng Việt ngày 24.03.2022


Madeleine Albright, một người Czech nhập cư trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, đã qua đời ở tuổi 84.

Bà Albright trở thành nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ vào năm 1997 dưới thời chính phủ Bill Clinton.

Thường được ca ngợi là "một nhà đấu tranh cho nền dân chủ", Albright đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chấm dứt thanh lọc sắc tộc ở Kosovo.

Bà qua đời vì bệnh ung thư.

11/27/21

Covid: WHO tuyên bố biến thể mới Omicron 'đáng lo ngại'

BBC tiếng - Ngày 27.11.2021


Omicron


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố một biến thể virus corona mới là "đáng lo ngại" và đặt tên cho nó là Omicron.

Omicron có một số lượng lớn các đột biến và bằng chứng ban đầu cho thấy nguy cơ tái nhiễm gia tăng, WHO cho biết.

Biến thể được báo cáo lần đầu tiên cho WHO từ Nam Phi vào ngày 24/11, và cũng đã được xác định ở Botswana, Bỉ, Hong Kong và Israel.

Tin liên quan: 
1)- Covid: Biến thể mới 'đột biến khủng khiếp' làm dấy lên lo ngại
2)- Tin RFI tiếng Viêt

Một số quốc gia trên thế giới hiện đã quyết định cấm hoặc hạn chế việc đi lại với miền nam châu Phi.