Infonet - 31/05/2015
Hôm 26/5/2015, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã công bố văn kiện chính sách đầu tiên của mình trong hai năm. Sách trắng Quốc Phòng với tiêu đề “Chiến lược quân sự Trung Quốc”.
Công bố Bạch thư Quốc phòng TQ năm 2015
Văn kiện này được ban bố trong khi Trung Quốc tiếp tục hoạt động bồi đắp đảo trái phép và đưa ra những cảnh báo ngày càng thù địch đối với các máy bay Hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông, vạch ra cách thức quân đội Trung Quốc dự kiến yểm trợ cho các mục tiêu địa-chính trị của Trung Quốc.
Trong Sách trắng (có cả phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh), Trung Quốc cam kết sử dụng quân đội để tạo ra “tình thế chiến lược có lợi có nhấn mạnh hơn tới việc sử dụng các lực lượng và phương tiện quân sự” để bảo đảm sự phát triển hòa bình của nước này.
Văn kiện này cũng công khai kết tội Mỹ và các nước láng giềng khác vì có “các hành động khiêu khích xung quanh các rạn san hô và đảo của Trung Quốc”.
5 yếu tố chủ yếu chiến lược mà Mỹ cần chú ý là:
1. Giữ vững vai trò của đảng cộng sản Trung Quốc vẫn là ưu tiên số 1 của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
Nhiệm vụ quan trọng nhất của quân đội Trung Quốc vẫn là duy trì sức mạnh và quyền lực của đảng cộng sản Trung Quốc. Sách trắng nói rõ rằng, quân đội Trung Quốc tồn tại trước hết là để bảo vệ đảng cộng sản Trung Quốc và chế độ của chủ tịch Tập Cận Bình. Các vấn đề bảo vệ đất nước và nhân dân Trung Quốc đứng sau nhiệm vụ bảo vệ tính hợp pháp và hiệu quả của đảng cộng sản Trung Quốc.
2. Trung Quốc đang xây dựng một quân đội để chiến đấu và chiến thắng các cuộc chiến tranh
Quân đội Trung Quốc tập trung vào việc bảo đảm để những đầu tư gần đây cho quân đội chuyển thành khả năng chiến đấu nổi trội. Sách trắng nói rõ rằng, quân đội Trung Quốc có ý định “nỗ lực giành thế chủ động chiến lược trong đấu tranh quân sự, lập kế hoạch chủ động để đấu tranh quân sự trên tất cả các hướng và lĩnh vực và nắm bắt các cơ hội để tăng tốc xây dựng, cải cách và phát triển quân đội”. Quân đội Trung Quốc rất muốn có một quân đội có khả năng tấn công và đánh bại bất kỳ đối thủ nào. Sách trắng đặc biệt nhấn mạnh các tham vọng hải quân của Trung Quốc là trở thành một lực lượng nước xanh. Hải quân nước xanh của Trung Quốc sẽ hoạt động thường xuyên ở bên ngoài “chuỗi đảo thứ nhất” chia cách Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải với Thái Bình Dương, để bảo vệ các lợi ích chiến lược của Trung Quốc.
Đối với các quan chức ở Bắc Kinh, một lực lượng hải quân nước xanh là một lực lượng hiện đại hóa có khả năng bảo vệ các yêu sách lãnh thổ, tiến hành các hoạt động toàn cầu và có lẽ quan trọng nhất là tạo thành một “thách thức thật sự” đối với Hải quân Mỹ. Tuy mong muốn có một hải quân nước xanh mạnh mẽ là không đáng ngạc nhiên, nhưng nó là một sự cảnh báo đối với các quốc gia khác trong khu vực, một sự cảnh báo rằng sẽ khó có thể giảm bớt căng thẳng hiện tại với các nước láng giềng Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Một quân đội Trung Quốc được xây dựng để chiến đấu và đánh thắng các cuộc chiến tranh cũng là quân đội có thể chẳng mấy ngần ngại sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền.
3. Quân đội Trung Quốc có vẻ đang tập trung vào các mối đe dọa từ Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, các nước ven bờ Biển Đông và hai nước Triều Tiên
Sách trắng và các hướng dẫn chiến lược được điều chỉnh của nó phản ánh sự nhận thức về các vấn đề an ninh quốc gia “mới”: Mỹ tái cân bằng sang châu Á; Nhật xem xét lại chính sách quân sự và an ninh; các nước bên ngoài can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và các nơi khác; sự bất ổn và bất định trên bán đảo Triều Tiên; và các phong trào độc lập đang sôi sục ở cả Đài Loan và Tây Tạng. Các lợi ích an ninh của Bắc Kinh hiện nay ở xa nhà hơn và trải rộng qua các khu vực đòi hỏi phải có một sự hiện diện quân sự tích cực.
Ban lãnh đạo PLA đang tìm cách trang bị và huấn luyện các lực lượng của mình để đáp ứng những nhận thức mới về môi trường an ninh của Trung Quốc. Khi làm như vậy, Sách trắng mới khẳng định, Trung Quốc không e ngại trong việc thực thi một chiến lược quân sự “phòng thủ chủ động”, hoặc cái mà văn kiện này chi tiết thành một sự kết hợp của phòng thủ chiến lược, tự vệ, tiến công chiến dịch và chiến thuật, và sẵn sàng phản công.
4. Quân đội Trung Quốc biết họ có một số trở ngại về tổ chức phải vượt qua
Sách trắng xem xét các biện pháp cần thiết để cải tổ các hoạt động hàng ngày và cơ cấu nội bộ của quân đội Trung Quốc. Chúng bao gồm: tiếp tục ưu tiên công tác chính trị-tư tưởng, hiện đại hóa hạ tầng hậu cần, thiết lập một hệ thống quân pháp, và tích hợp các nỗ lực hỗ trợ quân sự và dân sự. Cụ thể ở cấp độ trong nước, Sách trắng nhấn mạnh sự cần thiết cải thiện giáo dục quốc phòng, nâng cao nhận thức của công chúng về quân đội Trung Quốc, và xem xét lại các quá trình tuyển quân. Các sáng kiến này có vẻ đều nhằm vào việc khắc phục các yếu kém tồn tại trong trong nguồn lực tổ chức và nhân sự để tạo ra một lực lượng quân sự mạnh hơn.
5. Tin tốt: Trung Quốc quan tâm đến các tiếp xúc và quan hệ quân đội với quân đội và Sách trắng là một dấu hiệu của sự minh bạch gia tăng
Sách trắng tuyên bố, “các lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển quan hệ quân đội với quân đội có tính không liên kết, không đối đầu và không nhằm chống lại bất kỳ bên thứ ba nào”. Cụ thể hơn, Sách trắng thể hiện sự quan tâm của quân đội Trung Quốc đối với việc thúc đẩy một mô hình quan hệ quân sự mới với quân đội Mỹ, có thể sẽ bao gồm các cuộc đối thoại quốc phòng, trao đổi và các biện pháp khác nhằm tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, ngăn chặn leo thang ngoài ý muốn và giảm nhẹ khủng hoảng. Tiếp xúc và can dự quân đội với quân đội với với Trung Quốc là có ích lợi với Mỹ vì những sáng kiến như vậy có thể giúp tránh tính toán sai lầm và cải thiện khả năng của Mỹ hiểu rõ ý định của Trung Quốc.
Can dự cũng tạo ra nền tảng cho đàm phán trong tương lai và giảm leo thang nếu xảy ra các cuộc khủng hoảng. Một “tin tốt” khác trong Sách trắng là tính minh bạch của nó. Sách trắng là một tuyên bố rõ ràng về ý định quân sự của Bắc Kinh; sau khi xem xét Sách trắng, cộng đồng quốc tế chỉ còn việc hiểu rõ hơn về các kế hoạch của Trung Quốc cho quân đội của họ.
Việc đọc một cách đơn giản Sách quốc phòng trắng mới của Trung Quốc có thể khiến ta có suy nghĩ ngây thơ rằng, Bắc Kinh đang tìm cách trở thành một thành viên yêu hòa bình, có trách nhiệm trong trật tự toàn cầu. Bên cạnh sự quan tâm làm sâu sắc thêm mối quan hệ quân đội với quân đội hiện có, các định hướng chiến lược mới cho thấy rõ các tham vọng của Trung Quốc biến thành một cường quốc hải quân hiện đại, có khả năng thách thức Mỹ tại chiến trường châu Á-Thái Bình Dương và các nơi khác trên thế giới.
Sách trắng còn báo hiệu rằng, quân đội Trung Quốc có ý định tung sức mạnh ra bên ngoài đường ngoại vi trực tiếp của nó, tiến vào đại dương, để theo đuổi “việc trẻ hóa quốc gia” nhằm chống lại những gì mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi là các nỗ lực của Mỹ ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Văn kiện này không chỉ đánh dấu một sự chuyển dịch đáng chú ý từ sự tập trung của Trung Quốc vào phát triển kinh tế và cách tiếp cận hạn chế đối với các công việc toàn cầu sang một sự định hướng lại không chỉ khẳng định phạm vi lợi ích toàn cầu của Trung Quốc, mà còn cho thấy sự kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc thông qua sử dụng vũ lực.
Sách trắng của Trung Quốc sẽ gửi một số thông điệp đáng lo ngại rằng, Trung Quốc quyết “từ từ giành được vị thế bá chủ khu vực”. Dường như Trung Quốc có cả một tầm nhìn và một kế hoạch để mở rộng tầm với toàn cầu của quân đội Trung Quốc. - nay đến lượt Mỹ và các đồng minh và bạn bè của Mỹ ở Thái Bình Dương phải can dự với Trung Quốc khi làm việc để đưa ra sự phản ứng phù hợp.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
3 điều Trung Quốc có thể làm để “hạ nhiệt” căng thẳng Biển Đông
Infonet - 01/06/2015
Việc Trung Quốc xây dựng trên các đảo ở Biển Đông đã khiến tình hình căng thẳng hơn. Động thái có phần khiêu khích này của Mỹ cho thấy Washington sẽ không tiếp tục ngồi yên trước những hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang dần đạt đến đỉnh điểm căng thẳng, giống như nhiều chuyên gia về Trung Quốc nhận định. Dường như trong nội bộ chính phủ Washington đã đưa ra một kết luận rằng họ phải ngăn chặn những lối hành xử mang tính bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách nào đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Mỹ không còn tin Trung Quốc sẽ nghe theo yêu cầu của họ và trở nên có trách nhiệm hơn. Như vậy, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang có vấn đề. Vấn đề mấu chốt ở đây là chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Cả hai nước vẫn có thể tiếp tục đi tìm những hướng đi nhằm tránh chiến tranh và khôi phục quan hệ ngoại giao. Trong khi đó, tại Mỹ, các luồng tư tưởng bài Trung Quốc đang ngay một nhiều hơn trong giới nghiên cứu chính trị, cụ thể là mối đe dọa đến từ Trung Quốc đang lớn lên và nước này sẵn sàng lật đổ vai trò bá chủ của Mỹ ở châu Á. Còn tại Trung Quốc, tư tưởng bài Mỹ cũng có rất nhiều, cụ thể là các học giả coi mọi hành động của Mỹ là nhằm cản trở sự phát triển của Trung Quốc. Những người hiểu rõ tình thế của hai phía đều tin rằng những luồng suy nghĩ đó cần phải bị loại trừ. Theo tờ The Diplomat nhận định, vì vậy, vào thời điểm nhạy cảm này, không nên đổ lỗi cho bất kỳ bên nào khi đã gây nên căng thẳng. Điều đó cũng có nghĩa là cả hai bên đều có trách nhiệm nhằm giảm bớt những căng thẳng. Họ nên áp dụng một phương pháp mới có tên là “vòng xoáy hợp tác” do giáo sư Mỹ Lyle Goldstein thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Biển Trung Quốc (CMSI), theo đó, Trung Quốc có thể làm ba điều dưới đây để chứng tỏ mong muốn hợp tác của mình. Trung Quốc có nhiều phương pháp để xoa dịu căng thẳng hiện nay. Thứ nhất: Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn nữa để trấn an Mỹ và họ cần phải thực tế hơn về sức mạnh và khả năng của mình. Có vẻ những tín hiệu mà Trung Quốc đã làm nhằm xoa dịu Mỹ đã không đến nơi đến chốn, do đó Trung Quốc cần phải đẩy mạnh nỗ lực của mạnh lên gấp đôi. Cho đến giờ, luận điểm Trung Quốc sẽ thách thức thế độc tôn của Mỹ vẫn còn thiếu nhiều bằng chứng. Đương nhiên, trong lúc Trung Quốc phát triển, tầm ảnh hưởng trong khu vực của họ cũng sẽ tăng lên. Sự thật là, Châu Á cần cả Mỹ và Trung Quốc đề cao hòa bình và ổn định khu vực. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể nhân chuyến thăm tới Mỹ vào tháng 9 sắp tới để nhấn mạnh điều quan trọng này, đó là Trung Quốc tôn trọng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á. Thứ hai: Trung Quốc cần phải nỗ lực hơn nữa để trấn an các nước láng giềng châu Á. Điều quan trọng là Trung Quốc phải thấy rằng để có thể thực sự là thế lực hàng đầu, nước này cần một châu Á hòa bình và ổn định. Những tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước là một vấn đề phức tạp, nhưng vẫn có thể giải quyết trong hòa bình. Trung Quốc nên bắt đầu đàm phán song phương hoặc đa phương với các nước có liên quan, và những cường quốc ngoài khu vực nên đứng vị trí trung lập và không được đứng về bên nào. Thứ ba: do mối lo chính là Trung Quốc sẽ ngày nào đó chiếm lĩnh toàn bộ Biển Đông và biến nó thành “ao làng”, Trung Quốc cần phải cởi mở và rõ ràng hơn khi thực hiện những hoạt động của mình trong khu vực. Có thể thấy rằng, Trung Quốc và Mỹ có thể thực hiện những bước đi nhằm xoa dịu căng thẳng trong khu vực Biển Đông. Đã đến lúc hai đất nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới có tinh thần trách nhiệm trong việc này. Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Anh Tuấn (lược dịch) Sau khi một máy bay do thám P-8A Poseidon của Mỹ bay qua các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào việc Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo.
No comments:
Post a Comment