BBC tiếng Việt ngày 24.03.2022
Bà Albright trở thành nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ vào năm 1997 dưới thời chính phủ Bill Clinton.
Thường được ca ngợi là "một nhà đấu tranh cho nền dân chủ", Albright đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chấm dứt thanh lọc sắc tộc ở Kosovo.
Cựu Tổng thống Mỹ George W Bush nói rằng bà Albright "hiểu tầm quan trọng của các xã hội tự do đối với hòa bình trong thế giới của chúng ta".
Bà Albright là con gái của một nhà ngoại giao Tiệp Khắc, người bị buộc phải lưu vong sau khi Đức Quốc xã chiếm đóng đất nước vào năm 1939.
Bà chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 1948, và trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 1957.
Albright tiếp tục làm việc tại Nhà Trắng dưới thời chính quyền Jimmy Carter và sau đó là cố vấn chính sách đối ngoại cho một số ứng cử viên phó tổng thống và tổng thống.
Ngay sau khi Bill Clinton nhậm chức tổng thống Mỹ vào năm 1993, bà Albright được bổ nhiệm làm đại sứ tại Liên Hợp Quốc.
Năm 1997, bà trở thành ngoại trưởng, và trở nên nổi tiếng nhất trong thời gian này vì nỗ lực thúc đẩy chính quyền Clinton can thiệp để ngăn chặn cuộc thanh trừng sắc tộc ở Kosovo do chế độ Slobodan Milosevic của Serbia thực hiện.
Một số nhà phê bình gọi chiến dịch ném bom tiếp theo của Nato là "Cuộc chiến của Albright".
Năm 2012, Tổng thống Barack Obama khi đó đã trao tặng cho bà Huân chương Tự do của Tổng thống - phần thưởng cao quý nhất dành cho một công dân.
Chỉ một tháng trước, trước thềm cuộc xâm lược Ukraine, bà Albright có một bài báo trên tờ New York Times nhắm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, người mà bà gặp lần đầu tiên ngay sau khi ông nhậm chức vào năm 2000.
Bà viết: "Ukraine có chủ quyền của mình, bất kể láng giềng của họ là ai. Trong thời kỳ hiện đại, các nước lớn đều chấp nhận điều đó, và ông Putin cũng phải vậy."
Cuối tháng Sáu 1997 trong vai trò ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Albright có chuyến thăm Hà Nội.
Trong chuyến thăm này, hai phía đã ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả ngày 27/6/1997.
Hiệp định có hiệu lực từ ngày 23/12/1998, bảo hộ mọi loại tác phẩm và bản ghi âm có thể được bảo hộ quyền tác giả, bất kể hình thức định hình của chúng, bao gồm cả hình thức điện tử.
Trong chuyến thăm khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright cũng kêu gọi trả tự do cho ba tù nhân chính trị: Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế và Thích Quảng Độ.
Tháng Chín năm 1999, bà lại thăm Hà Nội, nói rằng bà hy vọng hai nước sẽ sớm ký hiệp định thương mại.
Hiệp định thương mại Viêt Nam - Hoa Kỳ sau này sẽ được ký ngày 13/7/2000 tại Washington, có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2001.
Sau quá trình đàm phán và kí kết, thời gian phê chuẩn Hiệp định tiếp tục diễn ra trong vòng hơn một năm nữa.
Hiệp định được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua vào ngày 06/9/2001, Thượng viện thông qua ngày 03/10/2001.
Bà Madeleine Jana Korbel Albright (tên khai sinh là Marie Jana Korbelová, 1937-2022), là Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 64 từ năm 1997 đến năm 2001 dưới thời Tổng thống Bill Clinton.
Bà là nữ ngoại trưởng đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment