3/25/15

CHỨNG RỐI LOẠN TÂM THẦN OBAMA

Thi Phương HNN

Image result for stupid Rudolf Giuliani120727_SCI_BobbyJindalEX

scottwalker

Cách đây hơn 25 năm, nhà bình luận chính trị E. J. Dionne, một tiến sĩ chính trị học và giáo sư đại học, lâu nay vẫn viết thường trực trên tờ The Washington Post, đã xuất bản một tác phẩm ông ưng ý bởi vì rất nhiều độc giả đồng ý: “Tại sao người Mỹ ghét chính trị” (Why do Americans hate politics).

Từ đó, nhiều người trong giới truyền thông, báo chí cũng nêu câu hỏi tương tự, bởi vì ác cảm của người dân đối với chính trị dường như đã tăng lên chứ không giảm. Bằng chứng là nhiều người đã nêu lên câu hỏi phài chăng nền dân chủ của Mỹ đã hỏng, đã cùng đường. Câu hỏi được đặt ra là bởi vì dân chủ (democracy) tuy là một quá trình tìm kiếm sự đồng thuận (consensus) gìữa các thành phần dân chúng khác nhau trong xã hội, nhưng cuối cùng sức mạnh của đa số phải được thể hiện. Đàng này, trong chính trị Mỹ hiện nay, đảng Cộng Hòa chỉ đặt nặng giá trị “tự do”, (liberty), theo định nghĩa của họ. Đó là tự do cá nhân đã dẫn đến cuộc cách mạng của những người dân thuộc địa của đế quốc Anh giành “độc lập” năm 1776. Trong khi người ta vẫn nghĩ tự do phải nằm trong khuôn khổ dân chủ như một hệ lụy, thì nhiều người Cộng Hoa vẫn dứt khoát cho rằng tự do phải đặt trên dân chủ, hay muốn có dân chủ phải có tự do!

Theo nhà báo Dan Balz, cũng là người của tờ The Washington Post, “Vào một thời phân cực chính trị, vẫn có một điều đã kết hợp những người tả, hữu, và giữa lại với nhau: sự miệt thị người dân dành cho Washington, những người lãnh đạo dân cử và cả hệ thống chính trị”. Theo ông, nơi nào người ta nhìn, người ta cũng thấy có những lý do để cảm thấy bị ngăn cản, che dấu, lưòng gạt. Tiền bạc của giới tài phiệt chủ trương thu nhỏ chính quyền để khỏi phải đóng thuế nhiều đã trải đầy trên đường vận động chính trị để mua lấy “tự do”. Các luận điệu chính trị thường là công cụ cho sự thật nửa vời và toàn là dối trá. Những thành viên Quốc Hội thường chỉ làm vì hơn làm luật”.

Theo thăm dò của Washington Post phối hợp với ABC News, có đến ba trong số bốn người dân bất đồng với cách hoạt động của hệ thống chính trị hiện nay, hơn tám trong mười người nói họ tin chính phủ thỉnh thoảng mới làm chuyện đúng! Người ta cho rằng Quốc Hội hiện nay chẳng làm được trò trống gì cả. Lý do theo họ thấy là vì những người được bầu lên chẳng phải vì tài đức, hay thành tích, mà toàn là tiền bạc, và khi nói đến tiền bạc trong chính trị, người ta lại phải kể đến sự ngu xuẩn của năm ông chánh án Tối cao Pháp viện khi phán quyết bầu cử thì phải có tự do, mà trong những quyền tự do được sử dụng trong bầu cử có tự do của những đồng tiền dơ bẩn tham dự cuộc chơi để quyết định lá phiếu!

Nêu lại câu hỏi này vào lúc này, đương nhiên chúng ta phải có lý do của mình: Hiện nay chính trị đảo điên quá. Và cố tránh bị ảnh hưởng của những người đã tìm cách nêu lên và trả lời câu hỏi này, chúng ta cũng có thề có kết luận riêng cho mình. Những nhà chính trị thời nay nói tầm bậy, làm tầm bạ nhiều quá. Họ lạm dụng, lợi dụng, và ngày càng phơi bày mặt vô đạo của chính trị, hơn là mặt tốt đẹp của nó, là làm cho xã hội dân chủ phát huy, tự do hợp lý được bảo đảm, thêm kỷ cương, thêm hiệu quả. Điều này đang rõ vào mùa này. Tối cao Pháp viện đang mất thì giờ làm chuyện vô ích nhưng lại có thể vô cùng tai hại, là xét lại luật cải cách bảo hiểm y tế hiện nay, chúng ta quen miệng gọi là Obamacare. Đảng Cộng Hòa thì nay nắm đa số tại cả hai viện, tức có đủ quyển hạn và trách nhiệm góp phần điều hành việc nước, nhưng vẫn không làm gì cả, ngay cả chuyện phải thông qua ngân sách cho Bộ Nôì An chỉ vì người Cộng Hòa không chịu “hành động đặc quyền hành pháp” của ông Obama trong vấn đề di dân. Và họ vẫn điên rồ tìm cách phá Tồng thống Obama, cụ thề là làm chuyện vô tư cách, đi mời người ngoài (Thủ tướng Do Thái Benjamin “Bibi” Netanyahu) vào để bôi xấu, bài xích tổng thống của mình mà vỗ tay rào rào. Sau đó họ lại còn làm chuyện ngu xuẩn hơn: 47 thượng nghị sĩ Cộng Hòa, trong đó có cả ông John McCain của tiểu bang Arizona, đã ký vào một thơ gởi đến Tổng thống Iran, đe dọa rằng cho dù họ có đạt được một thỏa hiệp hạt nhân với chính quyền Barack Obama, đừng hòng Thượng Viện hiện nay đang do Cộng Hòa kiểm soát sẽ thông qua hiệp định này. Làm như đảng Cộng Hòa là do giới tàì phiệt Do Thái nắm, mà đứng đầu là ông trùm Las Vegas Sheldon Adelson, không phải từ dân Mỹ mà ra! (Bảy thượng nghị sĩ không ký tên vào bức thơ Cộng Hòa: Lamar Alexander, Tennessee; Susan Collins, Maine; Bob Corker, Tennessee; Dan Coats, Indiana; Thad Cochran, Missourri; Jeff Flake, Arizona; Lisa Murkowski, Arkansas).

Đó thực ra là những chuyện chúng ta đã biết hay đều có thể hình dung từ mấy tuần qua. Chuyện nghe chướng tai mới đây là chuyện của ông Rudolf Giuliani, cựu thị trưởng thành phố New York, người từng mang những ảo tưởng rùng rợn về mình đến độ cứ đứng ngồì không yên vào mỗi mùa bầu cử. Hay chuyện ông thống đốc Bobby Jindal gốc Ấn Độ của tiểu bang Louisiana làm như ông là “người Mỹ hơn cả ông Obama” cho dù nhìn ông, người ta lại sợ hãi cứ nghĩ đến những vụ án xảy ra cơm bữa ở “quê nhà” của ông - gần đây là vụ sáu người đàn ông khỏe mạnh, cỡ ông Bobby, đi hiếp một bà nữ tu 70 tuổi trong tinh thần làm chủ tập thể. Và chuyện ông Scott Walker, thống đốc tiểu bang Wisconsin, một người tự hào nói rằng mình là một người hiếm hoi, “exceptional” theo ý ông Giuliani, không cần học đại học vì giáo dục là điều không cần thiết, con người chỉ có giá trị khi  có tinh thần thu nhỏ lại chính quyền (tức dám mạnh dạn buông tay trước việc nhà nước phải làm), và nay ông đang dốc sức tranh cử vì nhiều lý do, trong đó lý do mạnh nhất là ông nghĩ rằng đảng của ông hết người!

Ông Giuliani, gần đây có dịp nói chuyện trước một nhóm đại gia bảo thủ Cộng Hòa, và khi ông nói chuyện như thế, chúng ta đều có thể ngầm hiểu ông muốn xin tiền. Và đề xin tiền, thì đương nhiên ông phải nói những gì cho người nghe ưng ý, đắc chí. Mà người Cộng Hòa muốn nghe gì? Hỏi tức là trả lời! Cho nên, ông Giuliani có lời nhận định sau đây về ông Obama cho mọi người vui lòng, và đúng là sau khi ông nói xong, người ta vỗ tay rầm rầm khiến ông tưởng mình nói hay lắm: “Tôi không tin, và tôi biết điều này thật ghê gớm, nhưng tôi vẫn phải nói, tôi không nghĩ Tổng thống yêu nước Mỹ. Ông không yêu quí vị. Ông không yêu tôi. Ông không được nuôi dạy lớn lên theo cách quí vị được nuôi dạy, theo cách tôi được nuôi dạy, bằng tình yêu dành cho đất nước này”. Ngẫm nghĩ thì ông Guiliani nói cũng đúng. Nếu ông Obama yêu mến những người này, ông sẽ cắt giảm hết thuế tài sản, lợi tức cho thành phần 1% ở trên, đương nhiên ông phải bỏ rơi đại chúng, tức con số 99% trong xã hội!

Điều đáng nói thêm là sau khi có những phản ứng mạnh mẽ ngay cả trong số những người Cộng Hòa trước thái độ điên loạn và thiếu văn minh của mình, ông Giuliani vẫn viết trên tờ Wall Street Journal một bài ý kiến, nói ông không rút lời, vì ông đã nói những gì ông nghĩ. Giuliani nêu hai điểm: giáo dục thời niên thiếu (không đúng đắn, đầy đủ?) của ông Obama, và quan điểm của ông Obama không nhìn nhận sự “ngoại lệ” (exceptionalism) của nước Mỹ - tức không nhìn nhận nước Mỹ là ngoại hạng, có sức mạnh bao trùm, phi thường, không có niềm tự hào của một người Mỹ đích thực, ái quốc. Về vấn đề giáo dục của ông Obama, Giuliani rõ rệt là kỳ thị cho dù ông cứ nói ông không có ý kỳ thị gì cả  “vì mẹ của tổng thống là người da trắng”. Về tính ưu việt, ngoại lệ của nước Mỹ, đó là sự xuyên tạc trắng trợn, vì ông Obama vẫn khôn khéo thường nói nước Mỹ vốn là “exceptional”,  cho nên cần có cách bảo tồn những đặc tính, giá trị truyền thống đó trong tình hình mới của thế giới ngày nay. Gần đây, trong bài một diễn văn, ông Obama nhấn mạnh: “Tôi tự hào vô bờ bến về đất nước của mình, về vai trò và về lịch sử trong thế giới” (I’m enormously proud of my country and its role and history in the world). Ông còn nói rõ thêm vì sợ ông Giuliani bịt tai: “Nếu quí vị nhìn đến hiện tình của chúng ta, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất hoàn cầu. Chúng ta có sức mạnh quân sự chẳng ai bằng. Và tôi nghĩ rằng chúng ta có một hệ thống giá trị hun đúc nơi Hiến pháp của chúng ta, nơi cơ chế luật pháp, nơi thể chế hoạt động chính trị, và nơi niềm tin của chúng ta vào quyền tự do ngôn luận và bình đẳng – dù chưa toàn hảo – là ngoại hạng”. Niềm tin của ông về sự “phi thường” (exceptionalism) của nước Mỹ đến thế, mấy ông Cộng Hòa còn đòi hỏi gì nữa?

Đáng buồn cười chính là ông Bobby Jindal. Ông Jindal, còn được gọi là Jindian (vì gốc Indian của ông), cũng được xem là đang toan tính chuyện ra tranh cử tổng thống năm 2016, cho dù ông là người gốc Ân Độ, dễ làm người Việt chúng ta liên tưởng đến một số chủ tiệm bán vải trên đường Lê Lợi hay bên hông chợ Bến Thành trước năm 1975 ở Saigon. Một số nhà phân tích chính trị nói “còn lâu” mới đến phiên ông Jindal, lý do đơn giản người ta không nói ra là người Cộng Hòa chưa đủ rộng lòng để chọn một người gốc Chà Và đại diện cho đảng. Bởi vậy, từ năm ngoái, người ta đã cảnh giác “ông Jindal lớn lên theo Ấn Độ giáo, nhưng chuyển qua Tin Lành đề kiếm phiếu Cộng Hòa khi ra tranh cử năm 2016”. Trong tháng ba, người ta nói ông đang thử muôn mặt đề xem mặt nào người ta ưa nhất (Southerner. Wonk. Immigrants’ son. Can Bobby Jindal win at every role?).

Ông Jindal nói đỡ lời cho ông Giuliani: “Thực chất” những gì ông người Mỹ gốc Ý này, tức là đồng chủng với các băng đảng mafia ở New York, nói là “đúng”. Sau đó, ông Jindal sợ tiếng Anh giọng Ấn của mình nặng quá, nói người ta không hiểu, nên còn nói thêm: “Tôi chẳng muốn nói điều này, nhưng chúng ta có một tồng thống hiện nay chẳng đủ năng lực làm tổng tư lệnh của chúng ta”. Ông nghĩ sao, nói sao, nếu nhớ lại người dân Mỹ đã hai lần bỏ phiếu tín nhiệm ông Obama? Và chẳng lẽ ông không thấy tình hình kinh tế đã cải thiện trong sáu năm qua dưới thời ông Obama sau khi rơi vào suy thoái dưới thời một tổng thống Cộng Hòa?

Một nhân vật cũng cần được nói đến, vì cũng đã lên tiếng ở đại hội bảo thủ chạy tiền này của hai anh em nhà ông Koch, là ông Scott Walker, thống đốc của tiểu bang Wisconsin, được xem là “rising star” trong đảng Cộng Hòa và gần đây trong thăm dò cử tri Cộng Hòa, ông được xem là một đối thủ đáng kể của ông Jeb Bush, cựu thống đốc Florida, và con của ông Bush cha, em của ông Bush anh. Ông Walker, nổi tiếng về sự thù ghét nhà trường và ngành giáo dục (vì không chịu cấp cho ông bằng tiến sĩ danh dự để ông thay chứng chỉ tốt nghiệp trung học ông đạt được cách đây 20 năm),  cũng có mặt khi ông Giuliani xuất khẩu, và ông Walker bình luận như sau: Ông thị trưởng có quyền nói cho chính mình. Tôi chẳng biết ông tổng thống có nghĩ thế hay không… Tôi sẽ chỉ nói với quí vị về phần tôi, tôi yêu mến nước Mỹ, và tôi nghĩ rằng có nhiều người, Dân Chủ, Cộng Hòa, độc lập và tất cà những người không dứt khoát, họ đều yêu mến nước này”. Khi được hỏi ông có tin ông Obama theo Kitô giáo hay không, ông Walker trả lời: “Tôi không biết”.

Nhà báo Eugene Robinson của tờ The Washington Post vạch ra rằng nhiều người Cộng Hòa đang mắc phải chứng tâm bệnh có tính trầm uất, một căn bệnh được định là “Hội chứng Loạn thần vì Obama” (Obama Derangement syndrome). Tức là ông Obama làm cho người ta phát điên lên mà người ta ăn không được, ngủ không được, không làm gì được. Đương nhiên, lý do có nhiều. Ông Obama làm tổng thống như cái gai trước mắt. Lại làm đến hai nhiệm kỳ, tức là dân chúng đã “sai lầm” hai lần bầu ông. Ông là người Dân Chủ. Ông là người da đen, thời xưa chỉ là dân nô lệ, không được coi là con người đầy đủ, chẳng đáng được hưởng “liberty” và “democracy”. Ông chẳng phải là tay vừa. Ông đáo để. Ông có nhiều mặt người ta không bì được. Đúng ông là “exceptional”. Cho nên nỗi uất hận đó gây ra hội chứng hỗn loạn ở nơi những người ganh tỵ, đố kỵ, thường thấy nơi những người mặc cảm, tuyệt vọng.

Chúng ta nên nhớ rằng đảng Cộng Hòa không thiếu những ngưòi tử tế, có tư cách. Như bảy thượng nghị sĩ đã không ký vào bức thơ gởi cho Iran. Một số người có thề ra tranh cử trong năm 2016 đã có một thái độ tế nhị hơn. Thượng nghị sĩ Rand Paul của tiểu bang Kentucky và ông Jeb Bush đã phê phán sự sai lầm khi đặt câu hỏi về “động lực chính trị” của ông Obama. Thống đốc New Jersey Chris Christie và cựu thống đốc Arkansas Mike Huckabee giữ im lặng. Thượng nghị sĩ Maco Rubio của tiểu bang Florida khẳng định “Tổng thống Obama là người yêu nước”.

Vấn đề những người này không phải sợ bị hỏi lại “Thế quí vị thì sao? Đông lực nào quí vị ra tranh cử”. Nhưng giáo dục và văn hóa chính trị không cho phép những lối nói như thế vể người nguyên thủ quốc gia!

No comments:

Post a Comment