3/25/15

NHỮNG PHỤ NỮ HƠN NGƯỜI

Thi Phương HNN

clip_image002

clip_image004

Đầu tháng ba, tôi có dịp đến Phoenix, và có dịp đọc lại câu chuyện của bà Giffords để thương cảm, nghe câu chuyện cô Kayla Mueller đề đau lòng chua xót, và nhìn những cô giáo ở các trường dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, tiếp xúc với bà trị liệu chuyên ngành âm nhạc để khâm phục cho tấm lòng và sự kiên nhẫn vô bờ bến của họ. Bài viết sau này bằng Anh ngữ một phần gởi đến chọ những người đó, sau là một dịp để nhớ lại những ngày với tờ The Saigon Post, 339 Trần Hưng Đạo Saigon, bên cạnh Nha Cảnh sát Công lộ, trước Sở Cứu hỏa và “ngôi trường mẹ” Tiểu học Cầu Kho. Phần chuyển ngữ đi sau bài này!

We are celebrating the International Women’s Day this month, so it is simply timely to pronounce that Arizona is a land of great women, especially after we have learned the story of Kayla Mueller, the 26-year-old graduate from the University of Arizona, Flagstaff, who early last month died in the hands of the Islamic State of Iraq and Syria (ISIS). One can argue on whether this Grand Canyon State could be called the land of opportunities, in view of the high rate of unemployment Arizona is still struggling with. But it is beyond dispute that in Arizona women outrank men in providing opportunities for those in need – young or old, male or female, white or black, desperate or hopeful.

The present governor of this state is Mr. Doug Ducey, his administration being only a couple of months old. Three governors preceding him are all female: Jane Dee Hull (September 1997- January 2003), Janet Politano (January 2003- January 2009), and Jan Brewer (January 2009-January 2014) – all of them serving six years for different reasons. Ms. Hull was the state’s secretary of state when then Governor Fife Symington had to resign due to a felony conviction, and she constitutionally replaced him for the rest of his term, which was also considered her first term. Each governor can serve only two terms. Her six years were unfortunately tarnished with scandals and crises. She was a staunch disciple of the late Senator Barry Goldwater, moving to this state in 1962 because of him and fervently campaigning for him against President Lyndon Johnson in 1964. When we look back the years of 60’s historically, we inevitably come up with some self-questions: what ifs. Which one was a better choice for the American people, and for the Vietnamese, in 1964? Could Mr. Goldwater have been worse?

Her successor, Ms. Politano, however, is an outstanding politician as a Democrat (“liberal” as tagged by her foes, “moderate” as described by her friends) running an administration besieged by a Republican-controlled Legislature. She’s known to have vetoed 180 times during her six year tenure of office. Before becoming a governor, she had been a state attorney general, in defense of justice. In 2009, President Barack Obama recruited her to be his Homeland Security Secretary. In 2013, she resigned to become the president of the University of California. To understand how great she is, we only need to point out that she has been considered both as a strong candidate for the Supreme Court justice and the presidential elections of 2016.

Ms. Jan Brewer, a secretary of state, became governor when Ms. Politano resigned. As a Republican governor, she fought against the Obama administration over the border and immigration issue. As the head of a government “of the people, for the people, by the people”, she resisted the pressure from his Republican colleagues in order to make sure that her uninsured people can take advantage of the Obamacare and the students can benefit from education reforms under the Common Core program. She has successfully convinced us that woman politicians, rather than man ones, have the guts to rescue our democracy which seems to be lost in the menacing face of interminable bipartisanship.

A good woman actually is there to find. Gabrielle Giffords is one that should be extolled on the International women’s Day. Before the shooting on 8 January, 2011, she had been a respectable figure in the House of Representatives, known for her taking side with the underprivileged. After the shooting, markedly incapacitated by the event, Ms. Giffords has launched a vigorous and sustained campaign against gun rights. Until now, many people still fail to see that stupid and crazy shootings should stop even if we have to rewrite the Second Amendment to curtail the abusive power of the NRA. Gun violence is the most unfortunate thing for this country, and one keeps wondering how we can call ourselves a civilized society while tolerating such a “right”.

Four years ago, it was Giffords’ shots that shook us. This year, the stun of Kayla Mueller’s murder is even more disturbing. She is no longer with us, though she has always stood out in our minds, in our hearts. We do not need to waste time scrutinizing the inhuman sins of the murderous Islamic State, which has been acting in the most anti-religious way in the name of a religion. There is simply no sense in the act of taking prisoner a young girl who was so harmless and indefensible. Especially that girl was trying to reach uncountable homeless, starving, sick and desperate Islamic refugees in most horribly endangered mountainous camps in Syria and Iraq? Instead of a grateful nod in appreciation of what she had done for Islamic followers, these Islamic insurgents held her as a hostage!

Certainly, we have been trying to understand how Kayla was so “stubbornly” committed to the humanitarian mission she had pursued ever since she graduated from the university with a degree in political science. One obvious reason was that she was too human. She simply could not feel at peace when humanity was still suffering. She reportedly told her family that when she saw the plight of children flee the strife in war-torn Syria, she saw God in their eyes and knew she had to help”. Not being a Buddhist, she might have anyway believed that “life is a sea of sufferings” – like the teaching of Buddha. But she might also have been victimized by the learning of political science. It’s a karma which overwhelmed her nights and days with unanswerable questions about the devastating effects of politics on human life everywhere, from free and democratic countries to despotic regimes as well as from states where poverty and war deprive humanity the sense of existence. The desperate search for the answers which she could not find during those years at school has finally led her to this tragic end!

To those bringing their children with special needs to the Phoenix-based Head to Toe (H2T) Therapy (5314N, 7th Street), Carolyn Estrada is more than a musician or an artist. She’s their hope! These parents owe her not only the happiness of their children but also a reason for a positive attitude. Carolyn is a Board-Certified Music Therapist, and a Neurologic Music Therapy Fellow. She holds a Master of Arts in Counseling Services degree. Also known as Carolyn Karnes, this Phoenix native has made music her lifelong study. For Carolyn, through the ups and downs of life, there was always music. Music was the constant beauty that could lift her beyond the mundane. So when offered the opportunity to become a music therapist, and be able to share the power of music with others, Carolyn said yes! In her own account, after 20 years of trying to explain to employers and clients why and how music was good for them, Carolyn found Neurologic Music Therapy, a research / evidence – based form of Music Therapy that was so solid, so understandable, even insurance companies liked it. More importantly, as she applied it, successes multiplied, and clients made visible improvements that were undeniable if not amazing! For Carolyn, the greatest love is in the moment of music creation. That is when all the doors to Heaven are flung open and true Unity is found. Her records could be more enhanced once we have a chance to see her at work!

Music therapy is a way to help children improve their communication skills and focus abilities, but an important byproduct is to help the kids love music and spend time enjoyably with it. To deal with children with special needs, the therapist should be extremely patient, words should be sweet, voice should be gentle… Witnessing her patience, her sweetness, her gentleness, one can feel certain about her success, meaning also the success of the children who are coming to her. Or we just look at the face of the kid, sitting beside her, or walking following her steps walking backward from one room to another, her holding a drum beating on its surface to arouse in him or her the attention… A face beaming with pleasure, or highly attentive to make sure he or she won’t miss anything or making any mistakes. And eventually, a smile of confidence, of pride, and in appreciation of what the therapist has done for him/her.

Ms. Estrada is an artist, and I suppose that as an artist she must live much in imaginations. In dreams. She may have imagined, or she may have dreamt, that God comes to her, reminding her of what she can do with her music talent for our kids with some problems. She simply stated :”I am here only to be truly helpful. I seek to use the gifts that God has given me to help others wherever possible”. To help people in need is a great thing, to help children with special needs is a greater thing, if you understand what I mean. Or if you come to this institution at anytime during a working day and look at anxious-looking parents taking their children there desperately looking for a remedy to what nobody can be sure they have found one.

On this Women’s Day, we can see that a good woman is not hard to find, and one does not even need to be prominent to be one!

Chúng ta đang chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ trong tháng này, cho nên đúng là lúc có thể nói rõ Arizona là vùng đất của những phụ nữ vĩ đại, nhất là sau câu chuyện của Kayla Mueller, cô gái 26 tuổi tốt nghiệp Đại học Arizona ở Flagstaff, đầu tháng qua đã chết trong tay của Nhà nước Hồi giáo. Người ta có thể tranh cãi tiểu bang Grand Canyon có đáng được gọi là vùng đất của cơ hội hay chăng, khi nhìn đến tỷ lệ thất nghiệp còn cao mà Arizona vẫn chật vật đối phó. Nhưng ta chẳng thể phủ nhận nữ giới Arizona đã vượt qua nam giới trong việc tạo cơ hội cho những người cần đến - trẻ hay già, nam hay nữ, trắng hay đen, tuyệt vọng hay hy vọng.

Thống đốc hiện nay của tiểu bang là ông Doug Ducey, chính quyền của ông chỉ mới hoạt động được hai tháng. Ba thống đốc trước đó đều là phụ nữ: bà Jane Dee Hull (1997- 2003), Janet Politano (2003- 2009), và Jan Brewer (2009-2014). Cả ba đều làm thống đốc chỉ trong sáu năm thay vì tám năm vì những lý do khác nhau. Bà Hull là bộ trưởng bang vụ khi Thống đốc Fife Symongton phải rút lui vì bị truy tố, và bà thay ông trong phần còn lại của nhiệm kỳ, được xem là nhiệm kỳ đầu của bà. Sáu năm của bà chẳng may bị dính với những vụ tai tiếng và khủng hoàng. Bà vốn là môn đồ trung kiên của Thượng nghị sĩ Barry Goldwater, bà dọn đến tiểu bang này vào năm 1962 vì ông, và hăng hái đi vận động cho ông tranh cử với Tồng thống Lyndon Johnson vào năm 1964. Khi nhìn lại lịch sử những năm 60 đó, chúng ta khó tranh những câu tự vấn: giả sử mà. Ai là lựa chọn tốt hơn cho người Mỹ, cho người Việt, trong năm 1964? Phải chăng ông Goldwater không thể tệ hơn (ông Johnson)?

Tuy thế, người kế nhiệm, bà Politano, là một nhà chính trị lỗi lạc, với tính cách là một nhân vật Dân Chủ (“tự do” như kẻ thù mô tả, “ôn hòa” như bạn hữu gọi bà) điều hành một chính quyền bị vây hãm bởi một Quốc Hội tiểu bang do Cộng Hòa kiểm soát. Người ta nói bà đã phủ quyết đến 180 lần trong sáu năm tại chức. Trước khi là thống đốc, bà là bộ trưởng tư pháp tiểu bang, bảo vệ công lý. Năm 2009, Tổng thống Barack Obama chiêu mộ bà làm Bộ trưởng Nội An. Năm 2013, bà từ chức để nhận làm viện trưởng Viện Đại học California. Để hiểu được uy tín to lớn của bà, chúng ta chỉ cần nêu rõ bà được xem là một người có thể được cử vào Tối cao Pháp viện cũng như có thể là ứng cử viên của đảng Dân Chủ trong bầu cử tổng thống năm tới.

Bà Jan Brewer, cũng là bộ trưởng bang vụ, được lên chức thống đốc khi bà Politano từ chức. Là thống đốc Cộng Hòa, bà chống chính quyền Obama trong vấn đề biên giới và di dân. Là người cầm đầu một chính quyền “của dân, vì dân, do dân”, bà chống sức ép từ những người Cộng Hòa để bảo đảm người dân không có bảo hiểm y tế có thể có Obamacare, và học sinh được hưởng cải tổ giáo dục qua chương trình Giáo trình Chung. Bà đã thuyết phục chúng ta tin rằng các chính khách phụ nữ, hơn là nam giới, mới có đủ đảm lược để cứu vãn nền dân chủ của chúng ta trông như đang lạc lối trước sự đe dọa của sự phân hóa không ngừng giữa hai đảng.

Hình ảnh đẹp đẽ của phụ nữ đúng là bao giờ cũng có. Chúng ta cần tuyên dương bà Gabrielle Giffords trong Ngày Quốc tế Phụ nữ. Trước vụ nổ súng ngày 8-11-2011, bà là một nhân vật đáng kính tại Hạ Viện, một người đứng về phía ngưòi dân lớp dưới. Sau vụ nổ súng, chịu phế tật, bà Giffords đã mở ra một cuộc vận động mạnh mẽ, bền vững chống quyền sở hữu súng. Cho đến nay, nhiều người vẫn chưa thấy phải chấm dứt những vụ nổ súng ngu xuẩn và điên rồ, cho dù phải viết lại Đệ nhị Tu chánh án để kềm chế sự lạm dụng của Hiệp hội Súng Quốc gia. Bạo lực súng đạn là bất hạnh lớn nhất cho đất nước này, và chúng ta phải cứ tự hỏi làm sao có thể xem mình là một xã hội văn minh khi tiếp tục dung chấp một quyền như vậy.

Cách đây bốn năm, những phát súng bắn vào đầu bà Giffords làm chúng ta bàng hoàng. Năm nay, nỗi bàng hoàng vì cái chết của cô Kayla Mueller còn bấn loạn hơn. Cô không còn với chúng ta nữa, nhưng cô vẫn luôn luôn ngự trị trong trí trong tim chúng ta. Chúng ta không mất thì giờ xét tội ác phi nhân của Nhà nước Hồi giáo sát nhân, những người đã hành động phỉ báng tôn giáo nhất nhưng lại nhân danh một tôn giáo. Chẳng làm sao chúng ta có thể hiểu được hành động bắt giam một thiếu nữ hiền lành, yếu đuối, nhất là khi cô gái đó đang tìm cách đến với biết bao người dân tỵ nạn Hồi giáo không nhà không cửa, đói khát, bệnh tật và tuyệt vọng ở những trại tỵ nạn trong vùng đồi núi hiểm nghèo, nguy nan Syria và Iraq. Thay vì cảm kích, biết ơn những gì cô đã làm cho người Hồi giáo, những phần tử phiến quân Hồi giáo này lại bắt giữ cô làm con tin!!

Đương nhiên, chúng ta cố hiểu vì sao Kayla cứ lao vào sứ mệnh nhân đạo cô đã theo đuổi từ khi tốt nghiệp đại học ngành chính trị. Một lý do rõ ràng là tính nhân bản nơi cô mạnh quá. Cô chẳng ngồi yên được khi nhân loại đang còn thống khổ. Theo lời kể lại, cô nói với gia đình khi nhìn sự hoảng loạn của những trẻ chen nhau thoát chạy khỏi vùng lửa đạn ở nước Syria giặc giã, cô thấy hình ảnh Thượng Đế trong mắt của chúng và hiểu rằng mình phải đến với chúng. Chẳng là Phật tử, cô có lẽ vẫn tin rằng “đời là bể khổ”. Khoa chính trị học đúng là một nghiệp chướng ngày đêm dằn vặt cô với bao câu hỏi không trả lời được về sự công phá tan hoang của chính trị trên đời sống con người khắp mọi nơi, từ những nước tự do và dân chủ cho đến những chế độ độc tài áp bức, cũng như những nước nghèo đói và chiến tranh cướp mất ý thức cuộc sống của con người. Sự tìm kiếm vô vọng lời giải đáp mà cô không kiếm ra trong những năm tại trường lớp cuối cùng đã dẫn cô đến kết thúc bi đát này.

Đối với những cha mẹ đưa con có “nhu cầu đặc biệt” đến Trung tâm Trị liệu Đầu đến Chân trụ sở tại Phoenix, Carolyn Estrada chẳng phải chỉ là một nhạc sĩ hay nghệ sĩ. Bà là hy vọng của họ. Những bậc cha mẹ này mang một niềm tri ân không chỉ vì hy vọng của con họ hay bà cho họ một lý do có thái độ tich cực. Carolyn là một chuyên viên nhạc pháp trị liệu có chứng chỉ. Bà tốt nghiệp cao học trong ngành Tư vấn Trị liệu. Còn được gọi là Carolyn Karnes, người phụ nữ quê quán Phoenix này đã xem âm nhạc là sở học suốt đời của mình. Đối với Carolyn, sống qua những thăng trầm, bà luôn luôn có âm nhạc bên mình. Âm nhạc là cái đẹp bền chặt đưa bà thoát khỏi cuộc đời trần tục. Cho nên khi người ta cho bà công việc của một chuyên viên nhạc pháp trị liệu để bà có thể chia sẻ sự kỳ diệu của âm nhạc, Carolyn nhận lời ngay. Theo lời bà, sau 20 năm tìm cách giải thích cho người lãnh đạo trung tâm cũng như thân chủ về cái lợi ích của âm nhạc như thế nào, Carolyn thấy rằng nhạc pháp trị liệu não tạng, một phương pháp trị liệu bằng âm nhạc dựa trên nghiên cứu/chứng liệu, vững vàng, dễ hiểu, và ngay cả các công ty bảo hiểm cũng ưa thích. Quan trọng hơn nữa, khi ứng dụng, bà được nhiều thành công, khách của bà tiến bộ thấy rõ, không thể phủ nhận nếu không là đáng ngạc nhiên. Đối với Carolyn, tình yêu lớn nhất là giây phút sáng tạo âm nhạc. Đó là lúc mọi cánh cửa cho cõi trên mở toang và người ta tìm thấy sự Hợp nhất. Những thành tích này có thể càng thêm mạnh khi chúng ta có dịp nhìn bà làm việc.

Nhạc pháp trị liệu là một phương cách giúp trẻ em cải thiện khả năng giao tiếp và tập trung, nhưng một hiệu quả phụ quan trọng là giúp trẻ yêu thích âm nhạc và dành thì giờ vui chơi với âm nhạc. Để giao tiếp với trẻ có vấn đề, người trị liệu phải hết sức kiên nhẫn, nói phải ngọt ngào, giọng phải dịu dàng… Nhìn sự kiên nhẫn của bà, ngọt ngào, dịu dàng, chúng ta có thể biết bà sẽ thành công, có nghĩa là sự thành công của trẻ đến với bà. Chúng ta chỉ cần nhìn mặt của trẻ ngồì bên bà, hay bước theo bước chân đi lùi của bà từ phòng này qua phòng khác, tay bà cầm một cái trống đập vào mặt trống từng lúc để cho trẻ tập trung… Môt khuôn mặt sáng lên vì vui thú, hay hết sức theo dõi để chắc rằng mình không sót, không sai điều gì. Và cuốí cùng, dễ thương thay nụ cười tự tin, tự hào, biết ơn những gì bà đã làm cho mình.

Bà Estrada là một nghệ sĩ, và là nghệ sĩ bà hẳn phài sống nhiều trong tưởng tượng. Trong mơ mộng. Có thề bà đã tưởng tượng, hay có thể mơ rằng, Chúa đã đến với bà, nhắc nhở bà làm những gì có thể làm với tài năng âm nhạc của bà cho những trẻ có ít nhiều vấn đề. Bà chỉ nói: “Tôi ở đây chỉ để thực sự giúp người. Tôi tìm cách dùng năng khiếu Thượng Đế đã cho để giúp người khi hoàn cảnh cho phép”. Giúp người cần đến mình là chuyện hay, giúp trẻ có vấn đề đặc biệt là chuyện còn có ý nghĩa gấp mấy lần, nếu ta hiểu điều này. Hay nếu ta đến nơi này bất cứ lúc nào trong giờ làm việc và nhìn những bậc cha mẹ măt mày lo lắng đưa con đến đây mỏi mòn tìm một cách trị liệu mà không ai dám chắc mình đã tìm ra.

Vào Ngày Phụ Nữ này, chúng ta thấy một người phụ nữ hơn người chẳng gì khó kiếm, và chẳng phải là một phụ nữ tăm tiếng mới là hơn người!

No comments:

Post a Comment