LÊ ĐÌNH THÔNG
Trong thư chúc Tết Mậu Tý (2008), Giáo sư Niên trưởng Vũ Quốc Thúc viết như sau : ‘‘Nhân dịp Tết Nguyên đán, anh chị em đã cộng tác mật thiết để xuất bản một đặc san, với những đóng góp đa diện và đặc sắc : đây quả là một công trình đóng góp rất đáng kể vào nền văn học nước nhà, khiến cho hậu thế sẽ nhớ mãi định chế lịch sử được gọi là Viện Đại Học Đà Lạt’’. Nhận định của Giáo sư Niên trưởng nói đến (1) đặc san ; (2) văn học nước nhà ; (3) Viện Đại Học Đà Lạt.
Trong bài viết này, ba yếu tố được quy lại là ‘‘Văn học Thụ Nhân’’. Giáo sư Vũ Quốc Thúc nói đến ‘‘đặc san’’ là công trình cuối cùng được ghi nhận vào thời điểm Tết Mậu Tý (2008). Trong bài chuyên khảo này, ‘‘đặc san’’ được viết ở số nhiều và được mở rộng đến tất cả các ấn bản bao gồm bản tin, đặc san, tuyển tập và một số thư điện tử (courriels hoặc e-mails). Giáo sư Niên trưởng đánh giá các đóng góp này là ‘‘đa diện và đặc sắc’’ :
* Đa diện vì gồm văn vần và văn xuôi. Văn vần gồm cước vận (gieo vần cuối câu) : thơ Đường ; yêu vận (gieo vần giữa câu) : lục bát và song thất lục bát. Ngoài ra là thơ mới, thơ tự do. Văn xuôi gồm truyện ngắn, ký sự, biên khảo.
* Đặc sắc vì các sáng tác đều thể hiện một tinh thần chung là Thụ Nhân.
Trong bài này, tác giả lần lượt nói về (1) sự hình thành và phát triển của văn học Thụ Nhân ; (2) các bản tin ; (3) các đặc san (4) các ấn bản đặc biệt.
I - SỰ HÌNH THÀNH VĂN HỌC THỤ NHÂN :
1.1. Nguồn gốc ‘‘Thụ Nhân’’ : Quản Trọng (管 仲), sinh vào thời Đông Chu (khoảng năm 725 tr. C.N., mất năm 645 tr. C.N.), đã trình bày chủ trương ‘‘Thụ Nhân’’ trong tác phẩm Quản Tử. Tác phẩm này gồm 70 thiên đề cập đến các vấn đề triết học, giáo dục, chính trị, pháp luật, kinh tế, tài chính, canh nông v.v. Trong thiên thứ 3 : Quyền tu 權修 (Sửa sang chính quyền), Quản Trọng đề ra biện pháp Quyền tu (Sửa sang chính quyền) một cách triệt để trong câu 10.5 :
‘‘Nhất niên chi kế mạc như Thụ Cốc
一 年 之 計 莫 如 樹 穀
Thập niên chi kế mạc như Thụ Mộc
十 年 之 計 莫 如 樹 木
Bách niên chi kế mạc như THỤ NHÂN.
百 年 之 計 莫 如 樹 人 (1)
Nhất thụ nhất hoạch giả cốc dã
一 樹 一 穫 者 穀 也
Nhất thụ thập hoạch giả mộc dã
一 樹 十 穫 者 木 也
Nhất thụ bách hoạch giả nhân dã.
一 樹 百 穫 者 人 也
(1) Dị bản :
Chung thân chi kế mạc như Thụ Nhân.
終 身 之 計 莫 如 樹 人
Chúng tôi tạm dịch tam đoạn luận THỤ NHÂN (và đoạn kế tiếp) như sau :
‘‘Kế một năm không gì bằng trồng lúa,
Kế mười năm không gì bằng trồng cây,
Kế trăm năm không gì bằng TRỒNG NGƯỜI
Lúa trồng một lần, thu hoạch một mùa.
Cây trồng một lần có thể thu hoạch mười lần.
Người trồng một lần có thể thu hoạch suốt trăm năm,
Một khi trồng người rồi
Ta có thể dùng con người
Để đáp ứng kỳ vọng của trăm họ
Đó là cánh cửa mở vào vương triều.’’ [1]
THỤ NHÂN : trồng người
* THỤ (樹) : bộ Mộc (木) : trồng (cây)
* NHÂN (人) : bộ Nhân (人) : người
1.2. Đà Lạt : Đại Học ‘‘Thụ Nhân’’ : Linh mục Nguyễn Văn Lập, Viện trưởng Đại Học Đà Lạt có công áp dụng giáo dục Thụ Nhân tại Đại Học Đà Lạt. Trong diễn văn ngày 28-4-1965, linh mục Viện trưởng tuyên bố :
‘‘Ý thức trách nhiệm của mình trong phạm vi giáo dục và để khắc phục mọi khó khăn, chúng tôi thường tâm niệm lời giáo huấn của cổ nhân :
Kế một năm không gì bằng trồng lúa
Kế mười năm không gì bằng trồng cây
Kế trăm năm không gì bằng trồng người
Bách niên chi kế mạc như Thụ Nhân’’
Nhưng, trồng lúa, trồng cây mà muốn lúa được mùa, cây sai trái, cần phải lưu ý đến điều kiện khí hậu và đất đai. Trồng người mà muốn đáp ứng nhu cầu của đất nước thì cũng cần phải biết đem con người thanh niên vào thực tại của đất nước.
‘‘Trong chương trình ấy - đem con người thanh niên vào thực tại đất nước -, sinh viên Đà Lạt, ngoài công việc học hành, nghiên cứu và thi cử, xưa nay đã cố gắng rất nhiều trong mọi công tác xã hội để được sống gần với đồng bào, để được hiểu thấu nhu cầu của đất nước.’’ [2]
Diễn văn ngày 28-4-1965 chính là Tuyên ngôn Giáo dục Thụ Nhân, trong đó việc học ở trường và hành ngoài đời chỉ là một. Học trình 4 năm (cử nhân) hoặc 6 năm (cao học) là để chuẩn bị làm Người. Ngày nay, mỗi cựu môn sinh là một Thụ Nhân.
Cha Lập bắt đầu việc Trồng Người từ những năm 60. Phải đợi nhiều thập niên, cây nhân sinh mới đâm chồi nẩy lộc, phát huy được tinh hoa của giáo dục Thụ Nhân.
1.3. Hình thành Homo Thunhanus :
Nhà khoa học Thụy Điển Carl von Linné (1707-1778) đặt tên loài người là Homo sapiens (con người suy tưởng).
Cuối thế kỷ XIX, các nhà kinh tế tân cổ điển đưa ra khái niệm Homo œconomicus (kinh tế nhân). Vào đầu bán thế kỷ XX, triết gia Martin Buber (1878-1965) nghĩ ra thuật từ Homo dialogus (đối thoại nhân) hoặc Homo religiosus (tôn giáo nhân) : con người có khả năng đối thoại với Thiên Chúa. Vào nửa cuối thế kỷ XX, linh mục Nguyễn Văn Lập (1911-2001) đã hình thành Homo Thunhanus (con người Thụ Nhân) tại Viện Đại Học Đà Lạt.
Con người Thụ Nhân có một số đặc diểm như sau :
� Cùng nhau học tập ở Đà Lạt, thành phố cao nguyên. Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (智 者 樂 水, 仁 者 樂 山), Luận Ngữ, Ung Dã Thiên (論 語·雍也篇). Homo Thunhanus là hợp đề giữa :
Nhân + Trí (nhân) = 仁 智 人
* Trí ( 智 ) khiến ta quyết tâm vun trồng chữ Thụ (樹) trong những ngày đi học.
* Nhân ( 仁 ) là tiếp tục hành trình Thụ Nhân ( 樹 人 ) trọn một kiếp người.
‚ Giáo dục Thụ Nhân chủ yếu là ngụ văn ư nhân ( 寓 文 於 人 ) (giao cho sinh viên viết văn viết báo). Nền giáo dục Thụ Nhân góp phần đào tạo nhiều cây bút xuất phát từ các phân khoa khác nhau, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.[3]
ƒ Homo Thunhanus chỉ tương đồng với Thụ Nhân của Quản Trọng ở kỹ thuật (Trồng Người), nhưng khác biệt về nội dung. Có thể coi linh mục Nguyễn Văn Lập là người khai sáng Thụ Nhân được áp dụng trong lãnh vực đại học. Homo Thunhanus có khả năng thích ứng với mọi không gian và thời gian :
Về không gian : Ngoài Đà Lạt là cái nôi cưu mang, dưỡng dục, ngày nay Homo Thunhanus triển nở trong nước và hải ngoại. Chân trời góc biển nào cũng có Homo Thunhanus. Tất cả là anh chị em một nhà.
Về thời gian : Thời gian của Homo Thunhanus là trăm năm. Tuổi đời càng từng trải, Homo Thunhanus càng phát huy tinh hoa của giáo dục Thụ Nhân : Học phải gắn liền với hành : Học nhi thời tập chi (學 而 時 習 之). Học là để làm minh đức thêm rạng ngời và để phục vụ nhân quần xã hội : Kim chi học giả vị nhân (今 之 學 者 為 人). Vì vậy, Thụ Nhân trong khuôn viên Đại học Đà Lạt kết hợp với Hòa Lạc (和 樂), Hội Hữu (會 友), Thượng Hiền (上 賢) v.v.
„ Tinh thần Thụ Nhân : Homo Thunhanus không phải là cây thông của Nguyễn Công Trứ, mọc trên vách đá cheo leo, chơ vơ một mình. Homo Thunhanus có gốc rễ bám chặt mảnh đất quê hương. Thân cây ngay thẳng nối kết giữa trời và đất. Cành lá nhân sinh nằm ngang thắt chặt tình cha con, tình thầy trò, tình bạn, mở rộng là nhân quần xã hội. Homo Thunhanus không héo hon dù tuổi đời đã từng trải là nhờ chiều dọc siêu nhiên, chiều ngang nhân sinh. Cả hai mưa thuận gió hòa. Homo Thunhanus còn là Homo litteratus (văn nhân, tao nhân mặc khách). Homo Thunhanus viết văn, làm thơ nói về cỗi rễ dân tộc, về chiều dọc siêu nhiên và chiều ngang nhân sinh : thương cha, kính thầy, yêu bạn. Mỗi Homo Thunhanus có trái tim rộng mở, giang cánh tay đón nhận tình thân hữu. Ngoài ra, mỗi Homo Thunhanus còn là một Homo litteratus : một số cặm cụi viết văn, làm thơ. Những người khác quan tâm đọc sách báo Thụ Nhân. Từ khoảng hai thập niên nay, nhờ sự đóng góp chung này mà Văn học Thụ nhân được hình thành.
1.4. Văn học Thụ Nhân :
Trong chữ Hán, Văn là vẻ đẹp (文). Văn học (文 學) : tìm hiểu các công trình sáng tác văn thơ. Trong các ngôn ngữ tây phương, littérature do tiếng La tinh littera : chữ, biến thể thành litterature : chữ viết. Năm 1527, nghĩa từ nguyên được mở rộng ra các công trình văn tự hoặc truyền khẩu nhằm diễn tả vẻ đẹp. Cả đông lẫn tây đều nói đến cái đẹp. Đối tượng nghiên cứu của văn học có thể bao quát (văn học thế giới, văn học quốc ngữ v.v.), hoặc giới hạn trong một phạm vi chuyên biệt (văn học Thụ Nhân).
Tuy Tuyên ngôn Thụ Nhân ra đời năm 1965 nhưng các nhóm Thụ Nhân chỉ bắt đầu hình thành sau năm 1975. Trong hai thập niên 80 và 90 lần lượt xuất hiện các nhóm Thụ Nhân cho từng khu vực địa lý : Việt Nam, Nam California, Bắc Cali, Houston, Georgia (Atlanta), Virginia (Washington), Canada (Toronto), Âu châu (Paris), Úc châu v.v. Ngoài các nhóm Thụ Nhân, còn phải kể đến các diễn đàn Thụ Nhân trên internet. Nhiều nhóm Thụ Nhân ra bản tin, xuất bản đặc san và tuyển tập, hình thành Văn học Thụ Nhân. Các ấn bản đều lấy tên là Thụ Nhân, đều dùng huy hiệu Thụ Nhân (cây thông). Điều này chứng tỏ sự bất khả phân ly (indivisibilité) của tập thể Thụ Nhân.
Trong phần II, chúng ta sẽ lần lượt bàn đến các bản tin, các ấn bản (không phải là đặc san), các đặc san, các diễn đàn internet.
II - CÁC BẢN TIN :
2.1. Bản tin ‘‘THỤ NHÂN’’ (Washington) :
- TN 5-1992 : ‘‘Cha nghe tôi nói về ước vọng của anh chị em bên Mỹ được có ngày đóng góp xây dựng lại nơi đào tạo chuyên gia, doanh gia và giới trẻ lãnh đạo phục vụ đất nước, cha bình thản gật đầu và chỉ nói ngắn ngủi :Thì đương nhiên là phải thế rồi !’’ (Đức Anh LND)
- TN 3-1995 :1) ‘‘Đối với chúng tôi, nghề dạy học không phải chỉ là một nghề cho được sống hay có sống rồi thôi, không phải như vậy. Chúng tôi đi vào trong đó như đi vào trong một gia đình, nếu bây giờ không gặp, không dạy, không có viện nữa chúng tôi cũng vẫn cầu nguyện, cũng vẫn nhớ đến luôn, nhớ đến để cầu chúc tất cả cho được Chúa thương để có công ăn việc làm, dạy dỗ con cái, cho gia đình được hạnh phúc, rồi biết đâu được, một ngày nào, về lại phục vụ đất nước, bởi vì chúng ta đừng bao giờ quên đất nước của chúng ta.’’ (LM Nguyễn Văn Lập)
2) Cha Viện trưởng trước hết là một nhà giáo dục. Trong những năm đảm trách trọng trách Viện trưởng Viện Đại học Đà Lạt, Cha đã để lại hai công trình lớn lao : biểu tượng cây thông cho toàn viện với châm ngôn ‘‘Thụ Nhân’’ và Trường Chánh trị Kinh doanh. Cây thông Thụ Nhân đã trở thành muc tiêu đào tạo của Viện Đại học thân yêu : cây xanh tươi suốt bốn mùa, tấm thân ngay thẳng liên kết giữa học và hành, giữa tri thức và đạo đức. Ngày nay, những người con của Viện Đại học Đà Lạt dù ở lại quê nhà hay đã tản mát khắp nơi nhưng vẫn gặp nhau ở một mục đích chung : một tâm hồn trong sáng, sẵn sàng phục vụ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.’’ (Lê Đình Thông)
3) ‘‘Gọi Viện Đại học Đà Lạt là Thụ Nhân, đó là hai chữ lấy trong câu của Quản Trọng : Bách niên chi kế mạc như Thụ Nhân : 百 年 之 計 莫 如 樹 人. Anh muốn nhìn xa trông rộng làm kế hoạch cho trăm năm, nghĩa là cho tương lai, thì không gì bằng trồng người. Vì thế tôi có ý nói lên cho sinh viên mục tiêu cuộc sống của mình là phải làm cho mình có tư cách để sau này trở nên cây cổ thụ giúp ích cho đời, cả về phương diện học thức, cả về phương diện đạo đức, cả về phương diện thể chất và tôi vui mừng bởi vì các anh các chị cựu sinh viên dù ở bất cứ chỗ nào, dưới chân trời nào cũng làm gương, cũng đoàn kết, cũng thương yêu, cũng cộng tác, cũng hoạt động hết mình, và bao giờ cũng thiết tha đến vận mệnh đất nước.’’ (LM Nguyễn Văn Lập trả lời phỏng vấn do LĐT thực hiện tại Paris ngày 11-11-1994)
4) ‘‘Tình cảm và ảnh hưởng của Cha ăn sâu vào trong mỗi người chúng ta đến độ nó biến thành một sức mạnh vô hình mà mình thường gọi là tinh thần Đà Lạt. Nó là một loại tình bằng hữu keo sơn gắn bó với các thành viên đã từng xuất thân hay phục vụ tai Viện Đại học Đà Lạt thành một thực thể độc đáo trong hàng ngũ trí thức. Tinh thần Đà Lạt có lúc còn vững mạnh hơn cả tình anh em ruột thịt nữa.’’ (Nguyễn Huỳnh Tân)
5) Những năm đầu quãng đời học tập của chúng tôi tại Viện Đại học Đà Lạt dưới quyền viện trưởng của linh mục Nguyễn Văn Lập và tiếp đó là cha Lê Văn Lý. Tên của hai vị viện trưởng có tính cách định mệnh, gắn liền với lịch sử của Viện Đại học và của mỗi người chúng ta, vì Lập 立 (bộ Lập 立) là sự thành lập, trong khi Lý 里 (bộ Lý 里) nhắc nhở cuộc hành trình thiên lý. (Hoa ngữ phát âm Lập : Lì; Lý : Li) Trong cuộc hành trình đó, chúng tôi luôn noi gương những vị thầy để thể hiện trong cuộc sống tinh thần Thụ Nhân (樹 人) theo chiều dọc, đồng thời nối kết tinh thần Hội Hữu (會 友), theo chiều ngang giữa các bạn đồng học, vừa hội hữu, lại vừa hội tụ (convergence), không phân biệt tôn giáo. (Lê Đình Thông)
2.2. Bản tin ‘‘THỤ NHÂN’’ (Nam Cali) :
Bản tin Thụ Nhân Nam Cali (phụ bản đặc biệt tháng 9-1998), lời tòa soạn viết : ‘‘Từ mười mấy năm qua, Bản tin Thụ Nhân là sợi dây liên lạc cho tất cả Thụ Nhân hải ngoại.’’ (tr. 2). Anh Trần Văn Lương, Hội trưởng Thụ Nhân Nam Cali không ghi năm Bản tin Thụ Nhân Nam Cali phát hành số 1, nhưng nếu tính ‘‘hơn 10 năm’’ về trước , thời gian đó phải là tháng 9, 1988. Bản tin Thụ Nhân (Nam Cali) kỳ cựu nhất trong số các Bản tin Thụ Nhân ở hải ngoại.
Về hình thức : Bản tin Thụ Nhân Nam Cali khổ A4, phía trái có huy hiệu Thụ Nhân và hàng chữ ‘‘Dalat University Alumni Association’’. Tên ấn bản là THỤ NHÂN, phía dưới ghi châm ngôn :‘‘Kế 100 năm là giáo dục con người thành NGƯỜI ’’.
Về nội dung :
Trang 1 : Lá thư của Hội
Các mục thường xuyên : Tin Tây Bắc, Tin Texas, Tin Châu Âu, Tin Úc châu, Nói Với Bạn (Hộp thư), Tin…Bạn Bè (cưới hỏi, nhà cửa, sinh con), Thơ từ Việt Nam.
Từ số 14 (3, 1998) thêm mục Quán Chè Xanh. Chủ quán : Hàn Sĩ Tây Bắc.
Giá trị tài liệu:
- TN số 4 (12-5-1995) : ‘‘Hội đã nối kết lại được hơn 300 hội viên khắp thế giới (trừ Việt Nam). Ảnh : Lễ đặt viên đá đầu tiên xây nhà cho Cha Lập.’’
- TN số 6 (4-5-1996) : Thư bên Tây : Chi hội Pháp đã chuyển về cho cha thêm 2000 USD để góp phần vào căn nhà đang xây dựng.’’
- TN số 6 : Sư huynh Nguyễn Văn Kế căn dặn : ‘‘Làm gì thì làm, nói gì thì nói. Mình phải là một NGƯỜI cái đã.’’
- TN số 7 (6-5-1996) : Bài nói chuyện của Cha Lập trong ngày lễ tân gia tại Bình Triệu : ‘‘…Câu chuyện giữa tôi và các sinh viên của tôi là một câu chuyên dài. Nó kéo dài từ mấy mươi năm nay. Nguyên là tôi có ý đi ngoại quốc học hành, nhưng tôi có ý đi ngoại quốc theo ý bề trên tôi để về điều khiển một trường trung học. Nhưng rồi khi về tôi chỉ làm việc ở trường trung học có mấy năm, rồi được lệnh của Tòa Thánh đi vào Saigon làm Giám đốc Công giáo Tiến hành Việt Nam ; rồi từ đó Hội đồng Giám mục xin Tòa Thánh cho tôi thôi làm Giám đốc Công giáo Tiến hành để lên Đà Lạt điều khiển Viện Đại Học Đà Lạt. Tôi lấy làm bỡ ngỡ, bởi vì tôi không bao giờ được chuẩn bị vào chức vụ này. đặc biệt tôi không có đủ văn bằng để làm Viện trưởng. Những người làm việc dưới quyền tôi có bằng tiến sĩ : Cha Lê Văn Lý, Cha Hoàng Quốc Trương và những linh mục khác và giáo sư khác nữa ; nhưng tôi không có bằng tiến sĩ, thì tôi phải cúi đầu tuân phục lệnh bề trên.
Nhưng tôi tìm ra một giải pháp như thế này : thế thì tôi điều khiển Viện Đại Học Đà Lạt của tôi không phải bằng lý trí, cũng không phải bằng luật pháp, cũng không phải bằng sự hiểu biết ở đời. Tôi sẽ điều khiến Viện của tôi bằng trái tim tôi : thương yêu tận tình, tranh đấu tận tình cho sinh viên cả về tinh thần lẫn vật chất, làm cho sinh viên có thể học hành.
Không có một em nào xã hội gởi đến cho tôi mà phải bỏ học vì thiếu tiền. Rồi về phương diện sống, ăn uống trên Đà Lạt cần phải có ăn uống nhiều hơn chỗ khác, tôi cũng kiếm cách để lo cho được, làm đời sống của sinh viên có thoải mái mới có thể sống được. Và nhờ đó nên giữa tôi và sinh viên tôi có một tình nghĩa cha con đặc biệt và tình nghĩa ấy còn kéo dài cho đến ngày hôm nay.
Và tôi tin rằng sứ mạng của một người làm công tác giáo dục không phải chỉ là thời gian ở trường, không phải chỉ là thời gian năm ba năm khi em học sinh này còn đến với mình, nhưng là một công tác cả một đời người. Đây là truyền thống của cha ông chúng ta. Ngày trước, các vị thầy lo cho tương lai của học trò mình để học trò mình tiến thân và có thể cộng tác với cha mẹ hay là thay thế cho cha mẹ lo vợ con cho cả học trò mình nữa. Đây là công việc của các cụ làm ngày trước thì chúng ta ở trong truyến thống ‘‘tôn sư trọng đạo’’ là ở đó.
Tôi muốn nói cho các em học sinh, sinh viên biết tôn sư thì giáo dục phải là một đạo lý thực sự, chứ không phải là một cách nhồi sọ các em biết điều này điều kia. May mắn cho tôi vô cùng vì Chúa đã thương, Đức Mẹ đã thương và tôi đã gây được tình cảm giữa tôi và các sinh viên của tôi cho tới ngày hôm nay.
Ngày hôm nay, có người nói với tôi là cái ngôi nhà nhỏ bé này cha phải biến nó thành một Thiền Viện. Thiền Viện là một nơi cầu nguyện. Tôi không biến nó thành một Thiền Viện. Nhưng tôi sẽ nhớ đến sinh viên tôi trọn đời vì cái tình nghĩa cha con này sẽ không bao giờ phai nhạt được cả. Và tôi tin như vua David đã nói ở trong Thánh Kinh, từ khi tôi hãy còn là thanh niên, Chúa đã thương tôi, Chúa đã dạy dỗ tôi, Chúa đã chỉ cho tôi con đường phải đi, thì bây giờ trong tuổi già của tôi thế nào Thiên Chúa cũng vẫn thương tôi.
Và tôi sẽ nhớ cầu nguyện cho tất cả những con của tôi ở trong nước, ngoài nước để Chúa đem lại cho họ muôn ngàn ơn thánh của Chúa. (Fatima Bình Triệu, ngày 2-12-1995).
- TN số 9 (12-1996) : Tin Châu Âu : Bài giới thiệu của anh Phạm Ngọc Quỳnh : ‘‘Bản tin TN vừa nhận được tập sách nói về cuộc hội luận của GS Vũ Quốc Thúc tại Paris về đề tài : ‘‘Thuyết toàn dụng của John Maynard Keynes có thể đem thi hành ở Việt Nam hiện thời hay không ?’’ Sách trình bầy đơn giản, khổ sách là 8.5x5.5 inches, gồm 85 trang do Thụ Nhân Âu Châu ấn hành. Tập sách gồm 3 phần. Phần I là bài thuyết trình của GS Vũ Quốc Thúc gồm 14 trang. Phần II là thảo luận gồm 24 trang với các GS Trần Thanh Hiệp, Vương Văn Bắc, Nguyễn Phú Đức và các Ông Nguyễn Đức Long, Nguyễn Văn Thơm. Phần III gồm : Tóm tắt bài thuyết trình của GS Vũ Quốc Thúc, bài phỏng vấn trên đài RFI ngày 10-5-1996 và chót là bài của anh Lê Đình Thông.’’
- TN số 9 : Kỷ niệm 2 năm Bản tin TN : ‘‘…Bản tin TN đã sống liên tục mạnh mẽ, đều đặn 10 số trong 2 năm vừa qua. Tới nay có trên 500 hội viên (kể cả anh chị ở VN).
- TN số 10 (3-1997) : Tin Châu Âu : Bản tin TN nhận được giấy mời và dự án tổ chức ‘‘Đại hội TN Thế giới 97’’. Dự án quy mô và sửa soạn kỹ lưỡng.’’
- TN số 11 (6-1997) mục ‘‘Nói với bạn ’’ : Linh mục Nguyễn Văn Lập : ‘‘Tôi vui mừng bởi vì các anh chị cựu sinh viên dù ở bất cứ chỗ nào, dưới chân trời nào cũng làm gương, cũng đoàn kết, cũng yêu thương, cũng cộng tác, cũng hoạt động hết mình, và bao giờ cũng thiết tha đến vận mệnh đất nước. (Bài phỏng vấn của anh LĐ Thông nhân Linh mục qua Pháp tháng 10-1994).
- TN số 12 (9-1997) Tin Châu Âu : Theo truyền thống cố hữu trao đổi kiến thức của TN Âu Châu, cuộc hội luận lần thứ hai đã đươc tổ chức tại Paris ngày 29-12-1996. Đề tài : Hiện tình Việt Nam : Xây dựng Dân chủ, Phát triển và Đối ngoại. Thực hiện và điều khiến chương trình : anh LĐ Thông. Thuyết trình đề tài : GS Nguyễn Phú Đức. Tham dự thảo luận : GS Vũ Quốc Thúc, GS Phạm Xuân Tích, KS Huỳnh Hùng, các Ông Vũ Giản, Đặng Vũ Khuê. Theo anh LĐ Thông, một buổi hội luận thứ ba sẽ được tổ chức vào cuối năm nay về vấn đề ngoại giao do GS Vương Văn Bắc thuyết trình.’’ ‘‘Xây dựng tình bằng hữu để cùng nhau xây dựng canh tân đất nước, phục vụ dân tộc.’’
- TN số 16 (9-1998) : Lá thư Bản tin (Phạm Ngọc Quỳnh) : ‘‘… Trong bốn năm qua, trên con đường dốc xa vời vợi, chỉ có tự mình đặt chân lên đi mới biết càng lên cao càng nặng nhọc. Tôi như con ngựa già, chỉ có một chút lòng, cố gắng kéo chiếc xe được đến đâu hay tới đó thôi. Hôm nay quả thực sức đã tận, tâm đã khô rồi. Tôi phải đặt vấn đề trách nhiệm, đường lối của bản tin và sự góp tay của các bạn.
Bốn năm qua, bản tin này tồn tại và hiện hữu là do sự tự nguyện của cá nhân tôi. Nó gọi là bản tin của Nam Cali nhưng thực sự đóng góp hầu hết là của các anh chị em trên toàn thế giới. (…) Tôi nghĩ bản tin này ít ra cũng đã tạo được bước đầu khá dài. (…) Bản tin chủ trương gầy dựng lại tinh thần Thụ Nhân thực sự giữa anh chị em, từ đó chúng ta có thể ngồi lại với nhau phát huy tinh thần tương thân tương ái, tương trợ rồi mai này ‘‘biết đâu’’ (danh từ của cha Lập) nếu thời thế thuận tiện thì tùy khả năng, tùy thiện tâm, chúng ta có thể cùng nhau làm được những chuyện ích lợi. Nhỏ thì cho người, lớn thì cho dân cho nước. Tôi tin tưởng rằng giáo dục con người sẽ mang lại mọi việc tốt đẹp. Tuy nhiên, vấn đề là giáo dục thế nào ? Tôi nghĩ ‘‘Thụ Nhân là giáo dục con người cho ra NGƯỜI.
NGƯỜI là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ;
NGƯỜI là giúp ích nhân quần và xã hội ;
NGƯỜI là chống áp bức người dưới mọi hình thức, tổ chức, chủ thuyết và giáo điều.’’
- TN số 18 (4-1999) :’’Quây quần bên Đức Ông Nguyễn Văn Lập’’ (Đặng Thị Hải, K4) : ‘‘…Cha cho biết tước vị Đức Ông là một tước vị danh dự của Tòa Thánh Vatican danh phong tặng cho những vị có dày công đức. Cha được vinh dự này là do các sinh viên thương yêu Cha kiên trì xin Tòa Thánh cho cha. (…) Sự vinh dự này Cha đã được biết ngay từ tháng 11, nhưng phải đợi đến khi Đức TGM Thể về đến Saigon, anh em mới có thể vui mừng tổ chức buổi lễ chính thức để hai Đức Tổng Giám Mục cùng đến công bố sắc phong tước vị Đức Ông cho Cha vào ngày 31/12/1998. (…) Cha cũng nhắc lại lời khen ngợi của hai Đức TGM Giáo phận Saigon và Huế dịp Lễ mừng 60 năm tác vụ Linh mục của Cha : ‘‘Tôi tưởng chưa có vị Viện trưởng nào được các sinh viên thương yêu, quý mến như Cha…’’
- TN số 17 (1-1999) : ‘‘Ở đâu, lúc nào, cha Lập cũng cần mẫn, quên mình để thi hành sứ mạng tông đồ và giáo dục, tận tụy vì hiện tại và tương lai của tha nhân. Trong Cha là một tâm hồn thánh thiện, lúc nào cũng an nhiên tự tại, vững vàng đức tin. Ngài gắn bó với đời sống thực tế, lo trước cái lo của thiên hạ, nhìn xa thấy rộng, hết lòng tin yêu con người. Ngài cho đi mà không đòi đổi lại. Chính đức độ cao quý và cuộc sống trong suốt của ngài đã cảm hóa được những học trò ngỗ nghịch, hòa giải với anh em hẹp lượng, nâng đỡ được những người yếu đuối. Ngài là một nhà hiền triết xông xáo, một nhà giáo nghiêm nghị mà bao dung. Thuở còn ngồi ghế nhà trường và cả đến hôm nay, học trò chúng tôi, lúc ốm đau hay thiếu thốn, đau khổ hay vấp ngã, ai chạy đến ngài xin một lời khuyên, một món tiền, chưa bao giờ về tay không. Cái ơn đã lớn, cái đức giáo hóa lại càng sâu xa không sao nói hết.
‘‘Riêng với Viện Đại Học Đà Lạt, công nghiệp của ngài là phát triển quy mô và xây dựng truyền thống một nền đại học nhân bản và khai phóng, vừa thấm đượm tinh thần khoa học Tây phương và đạo học Đông phương. Các phân khoa sẵn có trước khi ngài về làm đã được tăng cường thêm môn học và phương tiện học tập. Trường Chánh trị Kinh doanh chủ yếu là tác phẩm của Cha, có sự hợp tác của các nhà lãnh đạo Giáo hội và quý vị Giáo sư, đến nay đã được xã hội thừa nhận là một bước tiên phong, một đóng góp có giá trị cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Phong cách của Ngài trong tổ chức điều hành Viện Đại Học Đà Lạt đã khiến cả Giáo sư lẫn sinh viên, 30 năm sau vẫn quý trọng. Thầy và bạn như ruột thịt, coi bốn năm sống dưới mái trường là kỷ niệm đầm ấm nhất trong đời.’’ (Phạm Chí Thành nhân lễ Thượng thọ 87 tuổi của Linh mục Simon Nguyễn Văn Lập (18-10-1998) (Anh Phạm Chí Thành, khóa I là trưởng nam sử gia Phạm Văn Sơn).
- ‘‘Ôi ba mươi năm qua nếu trường còn tồn tại và phát triển được thì chúng ta sợ gì các Đại học Thamasat, Chulalangkom hay AIT của Thái Lan, thậm chí kể cả các trường Đại học Penang Singapore hay Phi Luật Tân ? ’’ Hoàng Ngọc Nguyên, K1
2.3. Bản tin ‘‘THỤ NHÂN’’ (Paris) :
- TN số 16 (5-2002) : ‘‘Lễ giỗ 100 ngày của Đức Ông Nguyễn Văn Lập đã được Hội Ái hữu Đại học Đà lạt tại Âu châu tổ chức 18 giớ chủ nhật 7-4-2002 tại Giáo Xứ Việt Nam với sự chủ lễ của Đức Ông Mai Đức Vinh và Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách giảng lễ và năm vị linh mục, trong số có LM Jean Maïs, LM Claude Lange, cựu giáo sư Đại học Văn khoa Đà Lạt. GS Vũ Quốc Thúc phát biểu : Hôm nay, tôi xin phép nói lên vài câu để tỏ lòng tri ân đối với Đức Ông cố Viện trưởng Viện Đại Học Đà Lạt Nguyễn Văn Lập, người đã để lại cho chúng ta một di sản rất quý báu : tinh thần và lý tưởng Thụ Nhân. Về mặt tinh thần, chính nhờ cách xử sự của ngài ngay từ lúc sáng lập Viện Đại học Đà Lạt mà cơ quan giáo dục này đã biến thành một đại gia đình, trong đó các giáo sư và sinh viên đã coi nhau như người trong gia đình, như chú bác đối với con cháu, như anh chị em trong nhà.
Về mặt lý tưởng, khái niệm Thụ Nhân đã biến thành một muc tiêu đem lại ý nghĩa cao cả cho cuộc sống của mỗi người. Với ý tưởng vun trồng con người, những thành viên của đại gia đình Thụ Nhân tự trao cho mình nhiệm vụ duy trì, phát huy và phổ biến những giá trị nhân bản được lấy làm cơ sở cho văn minh nhân loại. Chính với ý tưởng đó mà bạn Lê Đình Thông đã viết cuốn ‘‘Cây Thụ Nhân bên Cổng Thiên Đường’’ để kính dâng lên anh linh Đức Ông cố Viện trưởng.’’ (GS Niên trưởng Vũ Quốc Thúc).
III - CÁC ĐẶC SAN :
3.1. Đặc san ‘‘THỤ NHÂN’’ (Houston) :
3.1.1. Đặc san Thu Nhân (Houston) số đặc biệt 1995. (218 trang).
- Nội dung : Thư Chủ tịch (La Ngọc Mai). Lịch sử Thụ Nhân Viện Đại học Đà Lạt (Tạ Duy Phong). Việt Nam qua thế kỷ 21 (Hoàng Kim Thế). Đại học Kỹ thuật Việt Nam trước tình thế mới (Nguyên Lương). Khởi đi từ ngây thơ đến gần sự thật (Lê Thị Huệ). Bút vấn : Linh mục Ngô Duy Linh, Phó Viện trưởng Viện Đại học Đà Lạt (Tạ Duy Phong). Bút vấn : LM Vũ Minh Thái, Khoa trưởng Đại học Sư phạm (Tạ Duy Phong). Bút vấn : GS Trần Long, Khoa trưởng Trường Chánh trị Kinh doanh (Tạ Duy Phong). Bút vấn : Sư huynh Nguyễn Văn Kế, Quản lý Viện Đại học Đà Lạt (Tạ Duy Phong). Đại học Đà Lạt Thụ Nhân Ca khúc (SH Nguyễn Văn Kế). Ra đại học, vào học lại đời sống (Tân Sĩ). Tại sao phải học tiếng Việt ? (Hoàng Vũ). Làm sao giúp con em học giỏi (Phạm Ngọc Phước. Cậu Simon Lập (Tạ Duy Phong). Thơ : Phong Châu, Băng Huyền, Nguyễn Đằng, Hoàng Vũ. Đà Lạt khi tôi vừa mới lớn (Nguyễn Xuân Hoàng). Ký ức Đà Lạt (Phạm Hoàng). Đôi chim Mai hoa (Ngọc Hiền). Bích Đào và giá đắt của tự do (Tống Nữ Mộng Hoa). Độc thoại trên đồi thông ( Lê Uyên Phương). Cánh hoa phù dung (Mặc Bích). Quê hương và nỗi nhớ (TTH). Quẩn quanh Viện Đại Học Đà Lạt (Ảnh chụp : Nguyên Lương). Thơ : Nguyễn Từ Lương, Trầm Tử, Ngu Yên, Hoàng Lãng. Món nợ cuối năm (Huỳnh Thanh Việt). Những kế hoạch giảm thuế hữu hiệu và hợp pháp (Hoàng Vũ). Sinh hoạt và Tin tức.
3.1.2. Đặc san Thu Nhân (Houston) 1996. (220 trang).
- Nội dung : Lời nói đầu (La Ngọc Mai). Thư chủ nhiệm (Tạ Duy Phong). Vài suy nghĩ về tương lai đất nước (GS Vương Văn Bắc). Nói chuyện về ba phép lạ (Nguyễn Huỳnh Tân). Trở về trường cũ (Nguyễn Hoài Nam An). Thương tiếc bạn (GS Trần Long). Thơ (Thanh Nguyên). Kinh tế không có chính trị là chuyện cười ra nước mắt (Từ Nguyên). Thơ (Thanh Nguyễn). Tuổi trẻ Việt Nam và định hướng giáo dục tái thiết đất nước (Phạm Văn Lưu). Thơ : Phong Châu, GS Lê Hữu Mục. Nhạc : Mơ về Đà Lạt (Nguyễn Văn Năm). Hồi ký: Bách niên chi kế mạc như Thụ Nhân (Hoàng Quốc Cung). Bút Vấn : Sư Huynh Trần Văn Nghiêm, Khoa trưởng Trường Đại học Sư phạm (Tạ Duy Phong). Chuyện tình Lan và Điệp (Nguyễn Anh Ngọc). Bút vấn GS Ngô Đình Long, Phó Khoa trưởng Trường CTKD (Tạ Duy Phong). Những mảnh vụn của ký ức (Huỳnh Nguyễn Xuân Diệu). Thơ : Nguyễn Thị Thành. Thử tổ chức một trung tâm dịch thuật tại Việt Nam (Nguyễn Ngoc Thiên Thơ). Dịch thơ : GS Trần Long. Mười việc nhỏ góp thành một việc lớn (Thái Văn Lành). Nhạc : Đà Lạt 1 (Thơ : Phong Châu. Nhạc : SH Nguyễn Văn Kế). Hai mươi năm nhìn lại tuổi trẻ tại Việt Nam (Hoàng Kim Thế). Thơ : Nguyễn Thị Thành, Thanh Nguyên. Một kỷ niệm thuộc về thiêng liêng (Tạ Duy Phong). Một câu chuyện tình (SH Nguyễn Văn Kế). Trước thềm thế kỷ 21 : nhìn lại lịch sử Việt Nam thế kỷ XV (GS Phạm Cao Dương). Quan điểm (Huỳnh Nhân Khiêm, Lê Minh Hiếu). Con cái học đức yêu thương như thế nào (Hoàng Vũ). Chuyên gia Việt Nam hải ngoại và công cuộc phát triển bền vững tại Việt Nam (GS Lê Xuân Khoa). Thử tìm một chiến lược kinh tế cho Việt Nam ngày nay (GS Vũ Quốc Thúc). Thơ : Nguyễn Thị Thành. Đời mất vui (Hà Mai Kim). Choosing a financing strategy (Hoàng Vũ). Thơ : Tăng Hoàng Thời. Một vài cảm nghĩ chung quanh tập san Thụ Nhân số đặc biệt 1995 (GS Trần Xuân Tiên). Thơ : Thanh Nguyên. Trong nỗi nhớ muộn màng (Kê Xích). Còn một chút gì để nhớ (Trần Thị Diệu Tâm). Nhân xét và đề nghị Đặc san Thụ Nhân (GS Trần Long).
3.1.3 Đặc san Thu Nhân (Houston) 1998. (276 trang).
- Nội dung : Vài ý nghĩ nhỏ về một thay đổi lớn (GS Vương Văn Bắc). Về một bài thơ (Võ Doãn Nhân). Vai trò của phụ huynh trong vấn đề giáo dục con cái (Trương Toàn). Bài thơ cuối cùng cho Đà Lạt (GS Ngô Tằng Giao). Thơ : Phạm Bá Đức. Bách niên chi kế mạc như Thụ Nhân (LM Vũ Minh Thái). Vệ đường hoa (Nguyễn Văn Ánh). Tưởng niệm LM Ngô Duy Linh. Vĩnh biệt Cha Linh (Trần Văn Lược). Viết về Cha Linh (LM Vũ Hân, Phạm Ngọc Quỳnh, LM Trần Cao Tường, Lê Đình Thông, LM Vũ Hân, Trần Bá Lộc, Hoàng Kim Châu, Nguyễn Sỹ Đẩu, Trần Đức, GS Trần Văn Khê, Phạm Duy). Khó tin nhưng có thật (Xuân Nam). Bốn năm lẻ một ngày (Huỳnh Nhân Khiêm). Thiền quán và giải thoát (Chân Như). Khung cửa nhỏ (Mặc Bích). Thơ (GS Trần Xuân Tiên). Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà (Xuân Nam). Dễ thương (Lưu Văn Dân). Nói với bạn (Trần Thị Diệu Tâm). Hoài niệm (GS Trần Trọng San). Một vài suy tư (Kim Đăng). Trở thành triệu phú khi về hưu chỉ với 1 dollar mỗi ngày (Trần Văn Lược). Thơ : GS Trần Trọng San, Tuyền Sơn, Tâm Minh. Đà Lạt Mỵ Nương sầu (Lê Thị Huệ). Peter Trần Long’s memoir. Thơ : Minh Hân. Nhân sinh quan qua tác phẩm Ngư ông và Biển cả của Ernest Hemingway (Hoàng Quốc Cung). Tóc trôi vào chợ (Ngu Yên). Hang động Sarawak (Xuân Nam). Những luống đất mới (Nguyễn Hiền Vian, Mickey Dương Cảnh Lê, Nguyễn Hoàng Bảo Trân). Thương về qua khứ (SH Nguyễn Văn Kế). Thử trí nhớ các bạn Thơ: Phùng Minh Tiến. Nhu cầu dân chủ hóa Việt Nam trước thềm thế kỷ 21 (Hoàng Kim Thế). Thơ : Ngọc Yến. Viết về bạn bè : Kha Tư Giáo, Trần Đại, Nguyễn Viết Trung, Nguyễn Đức Quang (Dương Tấn Hải, Châu Tuấn Xuyên, Hoàng Kim Châu). Nhạc : Bên kia sông. Thơ : Nguyễn Ngọc Thạch. Nhạc : Nguyễn Đức Quang. Phỏng vấn GS Lê Hữu Mục (Tống Nữ Mộng Hoa). Tìm lại nhau (Nguyễn Tường Cẩm). Một lần đi hoang (Xuân Nam). Thơ : Ngu Yên, Song Nghi (Phong Châu). Phỏng vấn anh Trần Văn Lược (Tạ Duy Phong). Thơ : Hoàng Dương. Sinh hoạt Thụ Nhân Texas. Thụ Nhân Houston tâm sự.
3.1.4. Đặc san Thu Nhân (Houston) 2000. (328 trang).
- Nội dung : Thụ Nhân Houston tâm sự. Thụ Nhân còn, nước Việt còn (Lê Đình Thông). Hội đồng Đại học tư lập Việt Nam. Ghi danh (Quản Mỹ Lan). Những bậc thầy đáng kính : Thầy Lê Văn Lý (Trần Trung Lương), GS Bùi Xuân Bào (Võ Long Tê). ‘‘Aliis Leatitiam Aliis Temperiem Dat’’ (SH Nguyễn Văn Kế). Còn một chút gì (Tâm Vũ). Tình đồng môn & Tình bằng hữu Thụ Nhân (Nguyễn Văn Tâm). Paris có gì lạ không ông ? (Vũ Văn Thượng). Thơ : Tuyền Sơn, Duy Việt, Phạm Bá Đức. Overpopulation ? Not really a problem (Hoàng Vũ). Văn chương nữ giới Hoa Kỳ (Nguyễn Quí Nhơn). Những vần thơ của Minh Hân. Phỏng vấn GS Trần Long (Hoàng Kim Châu). Quê tôi (Trần Thanh Yến). Vài điều về tâm lý giáo dục trẻ em (Trương Toàn). Thơ : Lê Nhựt Thắng. Những tháng ngày khó quên : Đoàn Sinh viên Phật tử Đại học Đà Lạt (Xuân Phương). Tráng đoàn Hùng Vương Viện Đại học Đà Lạt (Nhữ Văn Trí). Hoạt động Xã hội Thanh niên Thiện chí (Nguyễn Tường Cẩm), Từ Trầm ca đến Du ca (Phạm Hoàng). Thụ Nhân Houston đánh với bọ Y2K (Đặc phái viên Houston). Đề tài và bố cục của Hồn Bướm Mơ Tiên (GS Bùi Xuân Bào). Viện Đại học Đà Lạt của tôi (Phạm Thị Hồng Loan). Thơ : Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Nhự Thắng, Viết về bạn bè : Thụ Nhân Nguyễn Đức Nam (Phạm Ngọc Lâm), Nhạc : Mưa trên Thung lũng hồng (Nguyễn Đức Nam). Cười ra nước mặt (Yến Phương Bùi Đình Phùng). 6 bài thơ của Ngu Yên. Ly dị (Trần Thị Diệu Tâm). Tam nhân đồng hành (Hoàng Ngọc Nguyên). Một thoáng Đà Lạt (Nguyễn Văn Khoát). Về một chốn xưa (Phỏng vấn : Nguyễn Sỹ Đẩu, Thái Văn Lành, Quản Mỹ Lan, Châu Tuấn Xuyên, Hoàng Thịnh, Lê Văn Hải, P.T.H., Quỳnh Mai. Thách đố (GS Trần Long). Tú tài ba (Võ Tê Tê). GS Vũ Quốc Thúc viết về Thụ Nhân. Trả lại nhân gian (Mặc Bích). Mất gốc (Thương Nặng), Tâm tình từ Đà Lạt (Trương Quý Định). Tình bạn cao quý (Nguyễn Huỳnh Tân). Năm Thìn kể chuyện rồng (Nguyễn Sỹ Đẩu). Thư gửi bạn (Mỹ Lan). Oái ăm cuộc đời (Hoàng Quốc Cung). Đà Lạt : Lạnh - Mưa - Sương (Phan Yến). Câu chuyện nàng Késones (Nhữ Văn Trí). Kể chuyện ma trong Viện (Phạm Thị Hồng Loan). Thơ : Phong Châu. Tiểu đoàn Nguyễn Huệ sống mạnh, sống hùng (Lưu Văn Dân). México en mi carézoné (Nguyễn Quí Nhơn). Người đến Houston (P.C.). Tiếng Việt mùa xuân tương lai (Lê Mộng Hoàng). Vịt mồng năm (Lê Phong Châu). Thơ : Nhớ Đàlạt (SH Nguyễn Văn Kế). Thông non & Hạnh phúc (L. và P.). Lão tướng sữa. Thơ : GS Ngô Tằng Giao. Tự do và Dân chủ cho Việt Nam (Phạm Ngọc Quỳnh). Những kẻ vác ngà voi : Trần Quý Bằng, Lê Cảnh Thạnh. La Ngọc Mai, Trần Văn Lược, Nguyễn Quốc Thắng. Ban chấp hành cựu sinh viên Đại học Đà Lạt Houston - Texas.
3.1.5. Đặc san Thu Nhân (Houston). 2002. (448 trang). Chủ đề: Niềm Nhớ Mù Sương
- Nội dung : Thư ngỏ (Tiêu Sa). Phần I : Viết về nhau. Viết cho nhau. Những niềm còn nhớ (Ngụy Trung Nghĩa). Frère Kế và kẻ hèn (Nguyễn Thành Đức. Thơ gởi Frère (Trực Nguyễn). Kỷ niệm ‘‘Nuôi thỏ’’ với Frère Kế (Phạm Văn Bân). Lan ngón hồng (Nguyễn Hoàng Uyên. Thơ : Chân Tâm Nguyên. Một câu chuyên tình (SH Nguyễn Văn Kế). Thơ gởi Frère (Trần Bá Lộc). Bút vấn SH Nguyễn Văn Kế (Tạ Duy Phong). Thế có lạ không ? (Ai Cơ). Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò (Dương Hiệp Nghĩa). Frère Kế (Trần Thanh Yến). Thơ gởi Frère (Miên Du). Vài hàng về Frère Kế (Châu Tuấn Xuyên). Christian Brothers (GS Trần Long). Sư huynh La San (GS Trần Long). Thơ : Tiêu Sa. Thầy tôi (Tiểu Sa). Thơ : Trần Văn Lương. Nhớ thương Đà Lạt mù sương (GS Ngô Tằng Giao). Thơ : SMC. Nhìn… Đà Lạt mù sương (Tâm Hí). Thơ : Nguyễn Đức Cường. Tâm sự người về (Đạo Xiêm). Thơ : Nguyễn Anh Điện. Đà lạt xưa đã xa (Nguyễn). Thơ : TS & NC. Sương Đà Lạt (Lê Đình Thông). Thơ : Miên Du, Ai Cơ : Lão tùng hà xứ lai (Tâm Hỉ). Thơ : Trần Văn Lương. Vui buồn đời sinh viện Đà Lạt (Tâm Vũ). Đà Lạt niềm nhớ (Vi Khải Đức). Một mảnh đồi thông ( Khánh Huy). Thơ (Trần Bá Lộc). Giấc mộng trên Keyboard (Nguyễn Thành Đức). Thơ : Chung Bích Phượng. Những dấu chân (Phạm Thị Phong Nhã). Thơ : Xuân Nhàn. Thơ Điểu tích (Trần Văn Lương). Cây trứng cá (Tâm Vũ). Thơ : Nguyễn Phi Tiến, Nguyễn Hoàng Uyên. Bụt (Nguyễn Hoàng Quân). Thơ : Hoàng Minh Châu. Nhạc : Nhạt nhòa (Trần Văn Lương). Trong cơn say tình Thụ Nhân (Nguyễn Quang Vinh). Thơ : Một ngày Đà Lạt (Tiểu Sa). Căn nhà dân tộc (Nông Bích Định). Thơ : Miên Du, Tiêu Sa, SMC, MD, Ai Cơ, Trần Văn Lương, Nhật Chi, Miên Du. Nhặt những mảng rời (Tâm Hĩ). Đà lạt bây giờ (Phan Bá Phi). Chiếc lá cuối cùng qua ngòi bút của O’Henry và Nguyễn Bính (Hứa Hữu Phước). Thơ : GS Ngô Tằng Giao. Mùa thu nào đưa người tình đi biền biệt (Nguyễn Minh Tâm). Thơ : SH Nguyễn Văn Kế. Cánh đồng mù sương (Nguyễn Ngọc Lang). Bi tình thán (Phạm Văn Bân). Nhạc : Tàn phai (Trần Văn Lương). Flashback (Trần Liên Khương). Thơ : Trần Văn Lương, Miên Du, Xuân Nhan, TS, Cố nhân (Ngọc Mai), Tục tị húy trong sinh hoạt của người Việt Nam (Phạm Văn Bân). Thơ : SMC. Đà Lạt nhớ (Song Thao). Thơ : Nguyễn Đức Cường. Đà Lạt mù sương (Phan Bá Phi). Thơ : Trọng Thùy Sơn. Một thoáng suy tư (Tiến Phạm). Thơ : Chung Bích Phượng, Trần Văn Lương, Những hạt mưa bay ngang (Nguyễn Đức Cường). Nhạc : Đợi chờ (Thơ : Miên Du. Nhạc : Võ Tá Hân). Nhạc : Nhớ về phố cũ (Trần Văn Lương). Tiếng khóc trong rừng (Trần Bá Lộc, Nguyễn Thị Lân). Cây Thụ Nhân Bên Cổng Thiên Đường (thơ) (Lê Đình Thông). Thơ : Nhật Chi. Lối xưa xe ngựa (Lâm Nương). Thơ : GS Nguyễn Sỹ Tế. Dallas đất lành (Nguyễn Sỹ Đẩu).
3.1.6. Đặc san Thu Nhân (Houston). 2004 (434 trang).Chủ đề : Bên này nỗi nhớ
- Nội dung : Dù áo thư sinh đã bạc màu (Nhóm thực hiện). Thư ngỏ (Nhóm thực hiện). Đà Lạt nguồn thơ (GS Ngô Tằng Giao). Bút vấn Thầy Trần Long (Nguyễn Thành Đức). Sứ mạng đã hoàn tất : Thầy Cô Ngô Đình Long - Trâm Anh (Tạ Duy Phong). Thơ : Ave Maria (GS Nguyễn Khắc Dương). Chúng ta mất hết chỉ còn nhau (Lê Đình Thông). Một bài giảng Chính trị học (1984) (GS Vương Văn Bắc). En ton nom (Lê Đình Thông). Vinh danh GS Trần Long (Phạm Văn Bân). Chào đón thầy (Bích Định). Giấy mơ cho tròn với Thánh ca của Chim Thăng ca Ngô Duy Linh (LM Cao Tường). Những dòng nhạc của cố SH Nguyễn Văn Kế (Trần Đại Phước. Nhạc : Thêm một lần khóc bạn (Thơ : Tiêu Sa. Nhạc : SH Nguyễn Văn Kế). Áo dài Việt Nam (Thơ : Nguyễn Hùng Sơn. Nhạc : SH Nguyễn Văn kế). Thư cho Tiêu Sa (Cô Trâm Anh). Thơ : Niềm đau một nỗi (Tiêu Sa). Thơ : NDC, Ai Cơ, Phạm Như Lộc. Sivida Bắc Mỹ (Thượng Vũ). Như sao hôm và sao mai (Lâm Tuyết Nhung). Thơ : Trần Bá Lộc, PTD, SMC, Nàng, Phong Châu, Y Nguyên. Tình bạn (Thiện). Tập khảo luận dang dở (Nguyễn Đức Trọng). Biển Tây (Khánh Huy). Nhạc : Dốc sỏi và mắt em (Thơ : Trần Bá Lộc. Nhạc : Huy Văn). Thơ : Lê Huyền Thơ Anh. Một lần về thăm Đà Lạt (Nguyễn Đình Cận). Thơ : Sơn Lê. Cội đào năm cũ (Tiên Chu). Thơ : Huy Văn. Ma Đại học xá Đà Lạt (Nguyễn Khắc Kình). Câu chuyện ga lăng (Võ Văn Rân). Thơ : Nguyễn Đức Cường, Ai Cơ, Huy Văn. Chuồng khỉ (MH). Thơ : SMC. Nguyễn Hùng Sơn. Một chút gì còn lại trong tôi (Linh Chi). Hỗn danh khóa I (Lưu Văn Dân). Nhạc : Đà Lạt Thông reo (Phạm Ngọc Lân). Một thoáng Nha Trang (Bùi Thị Anh Thơ). Nhạc : Mưa đêm (Thơ : Ai Cơ. Nhạc : Nguyễn Năng Tế). Còn đây nỗi nhớ (Huỳnh Văn Của). Khả Cà (Nguyễn Quí Nhơn).Thơ : Lâm Nhật Trinh. TN. Thụnhânship (Lê Đình Thông). Tại sao tôi học tiếng Việt (Nguyễn Hoàng Quân). Bạn cũ và khung trời thân yêu (Trí Dũng). Thơ : PTD, Thiên Hương. Vẫn còn gặp lại (Nguyễn Sĩ Đẩu). Thơ : Xuân Nhan. Một lần về thăm (Huy Văn). Nhạc : Đà Lạt : Mùa xuân và nỗi nhớ (Thơ : Nguyễn Anh Điện. Nhạc : Huy Văn). Những mảnh đời nhỏ bé (Thiện Vũ). Thơ : Phong Châu. Môi sinh : vấn đề sống còn của người dân Cam Ranh (Nguyễn Công Huy). Mưa phùn phố núi (Trần Bá Lộc). Thơ : Đà Lạt tình sầu (An Trinh). Khúc rẽ đầu đời (Phạm Thị Dịu). Thơ : Linh Đắc. Thương về xứ Anh Đào (Tô Ngọc Châu). Thơ : Tiêu Sa. Phút đầu gặp gỡ (Nguyễn Đình Cận). Thơ : Trần Bá Lộc. Bên lề nỗi nhớ (Nguyễn Anh Điện & Nguyễn Khanh).
3.2.1. Đặc san Thụ Nhân (Paris) 1999 (338 trang).
- Nội dung : Lá thư chủ nhiệm (Lưu Văn Dân). Đức Ông Nguyễn Văn Lập (Đặc San). Bảo tồn bản sắc Việt Nam hay bảo tồn chủ nghĩa Mác-Lênin (GS Vũ Quốc Thúc). Khơi giòng kỷ niệm (GS Nguyễn Như Cương). Tam Long (GS Trần Long). Thơ: Lê Kim Lợi. Tại sao khoa học không phát triển tại Trung Quốc ? (Huỳnh Hùng). Thơ : GS Trần Thanh Hiệp. Nhớ quê (GS Vương Văn Bắc). Kỷ niệm Đà Lạt (Từ Dung). Điệp ngữ tinh yêu (Trần Thị Diệu Tâm). Mớ tóc Nga My (GS Nguyễn Sỹ Tế). E-mail trong những năm đầu tại Pháp (GS Trần Văn Ngô). Dân Vệ (Lưu Văn Dân). Việt Nam đi về đâu ? (GS Vũ Quốc Thúc). Bên thác Datanla (Nguyễn Quí Nhơn). Mạn đàm với các bạn Thụ Nhân Đà Lạt (LS Nguyễn Thị Hồng). Xã xệ (Lưu Văn Dân). Đà Lạt : 100 năm sau nhìn lại (Nguyễn Văn Huy). Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu (Lê Đình Thông). Sivida & Đà Lạt (Vê Tê Tê). Tình đồng môn của một người bạn đã khuất (Dương Tấn Hải). Thơ : Thụy Khanh. Trăm năm bia đá, ngàn năm bia miệng (Độc Thủ). Thụ cốc, Thụ mộc, Thụ Nhân (Thương Nặng). Thơ : Nguyễn H. Sơn, Phong Châu. Quan niệm về không gian sinh tồn và lãnh thổ của người Việt xưa (Nguyễn Văn Huy). Vấn đề các đảo Hoàng Sa và Trường Sa (GS Nguyễn Phú Đức). Phía bên trong tấm lòng của vị linh mục (Vũ Văn Thượng). Chỉ còn cách thay đổi chế độ (GS Trần Thanh Hiệp). Thơ : GS Trần Thanh Hiệp. Nước lã khuấy nên hồ (Lưu Văn Dân). Lịch sử Trường CTKD Viện Đại học Đà Lạt (Tạ Duy Phong). Thơ :GS Nguyễn Khắc Dương. Thơ tín.
3.2.2. Đặc san Thụ Nhân (Paris) 2001 (288 trang). Tranh bìa : Chốn xưa (Tranh thủy mặc của Ngụy Trung Nghĩa)
- Nội dung : Lá thơ Thụ Nhân (Nguyễn Ngọc Thương). Hoa mimosa (Nguyễn Đức Quang). Sông Seine và đảo thị trấn (Nguyễn Văn Huy). Trực đãi ưng lai sư tử thượng (GS Vũ Quốc Thúc). Niệm khúc (Châu Tuấn Xuyên). Bút vấn GS Nguyễn Cao Hách (Tạ Duy Phong). Biện chứng nhân quyền (Lê Đình Thông). Đà Lạt ngày ấy (Phan Thạnh). Những mảnh vụn (Trần Thị Diệu Tâm). Việt Nam trong thôn làng thế giới (Lê Đình Thông). Vui buồn Đà Lạt (Khouane Netthavongs). Chuyện vui một vần (Lưu Văn Dân). Về quê (Trần Văn Lương). Đêm đông (Lưu Văn Dân). Ma đi qua đời tôi (Dương Tấn Hải). Một vài nét chấm phá về tranh thủy mặc (Ngụy Trung Nghĩa). Vẫn như thuở nào (Lâm Tuyết Nhung). Vô đề (Nhữ Đình Hùng). Nhạc : Khách tha hương (Trần Lãng Minh). Một chuyến ra khơi (Nguyễn Trọng). Điểm mặt khóa 3 (Quách Ngọc Vương). Lá thơ trễ gởi bạn (Nguyễn Sỹ Đẩu). Vụ nổi dậy của đồng bào Thượng (Nguyễn Văn Huy). Nhìn lại vấn đề người Thượng (Nguyễn Văn Huy). Tiến tới nền kinh tế hỗn hợp (Lâm Thanh Liêm). Cá mắm miền Nam (Phạm Bân). Mừng sinh nhật Frère Kế (Tiêu Sa). Phần thưởng vô giá (Ai Cơ Hoàng Thịnh). Nhạc : Đà Lạt sương mờ (Phạm Ngọc Lân). Ngàn năm bia miệng (Độc Thủ). Về thăm trường xưa (Trương Thị Ngọc Mai). Làm dáng (Hoàng Linh). Nhịp cầu yêu thương (Nguyễn Hoàng Uyên).Tây du ký (Nhữ Đình Hùng). Linh lệ, lính làng (Lưu Văn Dân). Bà ba béo bán bánh bò (Lưu Văn Dân). Nhạc : Chiều thu Bergen (Trần Văn Nho). Cô xưa (Quản Mỹ Lan). Tâm thư Tết. Kiếp lưu vong (Dương Tấn Hải). Bạn tôi (Hồng Loan). Cánh cửa thời gian (Phạm Trường Sơn). Đôi lời gởi người bạn trẻ (Trần Văn Ngô). Anh tôi và những ngày ấu thơ (Nông Bích Định). Một góc Saigon (Thương Nặng). Gương mặt đặc biệt (Vê Tê Tê). Vọng cổ : Ngọc Nữ Ngọc Nam (Lưu Văn Dân). Gãy cánh (Trần Văn Lương). Khóc chị (Lưu Văn Dân). Thơ tín.
3.2.3. Đặc san Thụ Nhân (Paris) 2008 (390 trang). Chủ đề + Ảnh bìa : Ngày Xưa Hội Hữu
- Nội dung : Lời ngỏ (Lê Đình Thông). Lời tựa (GS Vũ Quốc Thúc). Pháp luân (Lê Đình Thông). Đường về (GS Trần Thanh Hiệp). Câu chuyện cuối đòi của LM Nguyễn Văn Lập (Vũ Sinh Hiên). Vài hàng thân thế LM Lê Văn Lý (Đỗ Hữu Nghiêm). Paradis au-delà (Nguyễn Thế Hoàng). Cõi thiên đường (Lê Đình Thông). Cái nốt ruồi (Trần văn Lương). Một mùa trọ học (Huy Văn). Một thời rất xưa (GS Vương Văn Bắc). Sợ (Trần Thị Diệu Tâm). Sống với ma (Trần Văn Bảng). Qua khung cửa sổ (Phạm Phong Nhã). Hoa và nhạc (Nguyễn Anh Điện). Nhạc : Đôi bạn (Phạm Ngọc Lân). Trở về (Anh Thư). Đôi dòng hồi ký (GS Vũ Quốc Thúc). Ông thầy tài tử (GS Nguyễn Khắc Dương). Nhớ về viện cũ năm xưa (Nguyễn Minh Kính). Sao vàng bảng đỏ (Thái Nguyên). Giọt nắng cuối ngày (Linh Đắc). Những cao thủ Đại học Đà Lạt (Nguyễn Đức Trọng). Thiên đường Hội Hữu (Nguyễn Thiên Nhiên). Kỷ niệm về Viện Đại học Đà Lạt (Mai Thái Lĩnh). Karaoké đi về đâu ? (Lưu Văn Dân). Dưới cội sung già (Tiểu Thu). Con vích (Lê Bá Dũng). Trong câu thơ cũ (Ác Thiện). Khai tử (GS Trần Thanh Hiệp). Bài học thầy (Phan văn Song). Cái duyên với Đà Lạt (GS Tôn Thất Duyên). Pháp Luân (Thạch Lai Kim, Quản Mỹ Lan, Lê Đình Thông). Hoàng Hạc Lâu (Thạch Lai Kim, Lê Đình Thông). Hòa đàm Paris, niềm đau nhược tiểu (GS Nguyễn Như Cương). Mùa đông tới (Thụy Khanh). Lịch sử đang rảo bước trong vùng Đông Nam Á (GS Vương Văn Bắc). Xã hội Dân sự Việt Nam và quốc tế (GS Trần Thanh Hiệp & Lê Đình Thông). Từ Thụ Nhân đến trị quốc (Phạm Văn Bân). Đại học Đà Lạt trong sương mù kỷ niệm (Phạm Văn Lưu). Vài ý kiến về việc xây dựng đại học tại Việt Nam (GS Tôn Thất Thiện). Rèn luyện tính cương nghị (Ai Cơ Hoàng Thịnh). Vịnh Viện Đại học ĐàLạt : Ai Cơ, Quản Mỹ Lan, Tiêu Sa, Trà Sinh, Hoàng Lan, Quỳnh Mai, Mộng trở về & Nhớ quê (GS Vương Văn Bắc). Bài thu ca cuối cùng (Trần Văn Lương). Sống đẹp (Ai Cơ). How to live your dash (Vô danh). Mực tím (Linh Đắc). Một ngày Đà Lạt (Tiêu Sa). Ba mẹ con, Đưa chị, Quỳnh yêu (An Trinh). Mạn đàm ngày Tết (Lê Đình Thông). Đoàn quân yêu thương (Thụ Nhân Texas). Vancouver thành phố tôi thương (Hoàng Thịnh). Thụ Nhân Paris đón bình minh (Lê Thị Hảo). Hội ngộ về nguồn (Quản Mỹ Lan). Sinh hoạt Thụ Nhân (Dương Tấn Hải & Lê Đình Thông). Thay lời cuối (Dương Tấn Hải).
3.3. Đặc san Thụ Nhân (Nam Cali) 2001 (148 trang). Tranh bìa : Nhìn những mùa thu đi (Nguyễn Hùng Sơn). Khổ : 21 x 27 cm.
- Nội dung : Lá thư ban chấp hành (Nguyễn Mạnh Tùng). Lá thư mùa thu (Nguyễn Đức Cường). Mùa thu trong thơ văn cổ điển Trung Hoa (Trần Văn Lương). Lịch sử Thụ Nhân (Tạ Duy Phong). Mùa thu trong Đường thi (Lê Đình Thông). Sức mạnh của văn hóa. Văn hóa của sức mạnh (GS Lâm Lễ Trinh). Vài chứng liệu về một cựu tổng thống (GS Vũ Quốc Thúc). Nhớ lại lứa trái đầu (GS Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh). Mỹ du ký sự (Lâm Nhật Trinh). Một lần giới thiệu sách (Trần Thị Diệu Tâm). Thụ Nhân 2000. Chuyện bên lề (Hứa Hữu Phước). Cúc hoa tán (Phạm Văn Bân). Phương pháp học nhạc mau chóng nhất (Trần Lãng Minh). Vài nét về những khuôn mặt âm nhạc Thụ Nhân Nam Cali (Nguyễn Đức Cường). Vài kinh nghiệm về việc dạy tiếng Việt (Hoàng Thịnh). Phỏng vấn cháu Nguyễn Hoàng Uyên (BBT). Lễ thượng thọ bát tuần GS Phó Bá Long (Nguyễn Tường Cẩm). Thụ Mộc (Trần Văn Chang). Lộ trình đi tới Thụ Nhân (Bùi Mạnh Cường). Sinh hoạt Quỹ Tương trợ Thụ Nhân năm 2000 (Nguyễn Đức Trọng). Những hình ảnh không bao giờ quên (Courtesy of Dacco, Tô Minh Toàn, Bùi Mạnh Cường, Nguyễn Quang, Nguyễn Viết Dũng, Phạm Mạnh Tiến, Ngọc Mai, Đỗ Phước, Nguyễn Trí Dũng). Đoản văn cho chủ đề (BBT). Tiếc thu (Nhữ Đình Hùng). Đà Lạt niềm nhớ (Tiểu Khuê). Khi mùa thu bắt đấu (Lâm Tuyết Nhung). Nhớ những mùa thu (Dương Tấn Hải). Niệm Thu (Hạ Đỏ Chung Bích Phượng). Thơ phổ nhạc (Tâm SiViDa). Tình muộn (Ngọc Mai). Chuyện Đà Lạt của tôi (Phan Bá Phi). Sương mù buổi sáng (Tâm Vũ). Làm biếng (Nguyễn Minh Tánh). Hoa vông vang (Trần Quân).
IV - ẤN BẢN ĐẶC BIỆT :
4.1. Đặc san Kỷ niệm 30 năm Khóa I CTKD Viện Đại học Đà Lạt (1968-1998) (641 trang). Chủ biên : Nguyễn Tường Cẩm. Khổ 21x27 cm. Tranh bìa : Viện Đại học Đà Lạt.
4.2. Tưởng Niệm Đức Ông Nguyễn Văn Lập (1911-2001) (440 trang). Chủ biên : Lê Đình Thông. Khổ : 14 x 21,50 cm. Bìa . Ngụy Trung Nghĩa. 440 trang.
4.3. Khóa 7 CTKD 35 năm sau nhìn lại (12-2005). (372 trang) Khổ 21 x 27 cm.
4.4. Frère Kế, Thụ Nhân và một đời hiến thân cho giáo dục. 2003. (188 trang). Chủ biên : Phạm Văn Bân. Khổ 21 x 27 cm,
KẾT LUẬN :
Như nói trong tựa đề, bài báo này nhằm gợi ý về văn học Thụ Nhân, trải dài trên 4729 trang đặc san và các ấn bản đặc biệt (không kể các bản tin). Trong bài này, chúng tôi trích dẫn một số bản tin Thụ Nhân vì các ấn phẩm này đã tuyệt bản. Đối với các đặc san, chúng tôi chỉ làm biểu nhất lãm (一 览 表) để giúp nhà nghiên cứu văn học Thụ Nhân dễ dàng tra cứu. Một công trinh biên khảo về văn học Thụ Nhân cần giới thiệu các chủ đề, các thể loại và các tác giả, giúp thế hệ mai sau nhận ra tính đa dạng và phong phú của văn học mới mẻ này.
Học thuật nào cũng biến đổi theo không gian và thời gian. Dhyana (tiếng Phạn) sang Trung Quốc trở thành Chan (禪 禅), đến Triều Tiên biến thành Son (선종신도), sang Nhật Bản là Zen (禅), đến Việt Nam trở thành Thiền tông. Thụ Nhân của Quản Trọng tuy giữ nguyên hình thức nhưng nội dung đã du nhập tình tự dân tộc, tình thầy, nghĩa bạn v.v. Ngày nay, Thụ Nhân tản mát khắp nơi, thu nhận tinh hoa bốn phương, để mai này trở về chốn cũ, tinh thần Thụ Nhân càng thêm khoáng đạt, phong phú. Thiết tưởng sau này, văn học Thụ Nhân phải trở thành một môn học chung cho các phân khoa của Đại học Đà Lạt trong tương lai. Giấc mơ của Quản Trọng là Thụ Nhân. Giấc mơ của Cha Lập là trồng Người, thấm nhuần đạo lý phương Đông và tình tự dân tộc. Giấc mơ của Martin Luther King là san bằng đồi núi ngăn cách nhân gian. Tác giả của các mơ ước tuy không còn nữa, nhưng giấc mơ vẫn còn nguyên vẹn. Ngày nay, mỗi Thụ Nhân đều chia sẻ trách nhiệm chung : biến giấc mơ của cha Lập thành hiện thực.
Tôi xin mượn đoạn cuối Tình Thụ Nhân của An Trinh thay cho lời kết luận bài viết này :
Xin gửi cho nhau Tình Thụ Nhân,
Chia sớt an vui phủ lấp sầu.
Có phải anh em một cơ thể,
Tay chân sây sứt trái tim đau.
[1] Lê Đình Thông, Cây Thụ Nhân Bên Cổng Thiên Đường, trong tập Tưởng Niệm Đức Ông Nguyễn Văn Lập (1911-2001), Paris, Đại Học Đà Lạt, 2002, tr.404-405.
[2] Kỷ yếu Viện Đại Học Dalat (1958-1968), chương Học Nhi ThờiTập, trang 35.
[3] Lê Đình Thông, sđd, tr.392.
Chúng tôi chân thành cám ơn quý anh Thạch Lai Kim, Nguyễn Minh Kính và chị An Trinh đã bỏ thì giờ đọc bản thảo và cho chúng tôi những góp ý quý giá (LĐT).
No comments:
Post a Comment