9/30/15

NHỮNG HÌNH ẢNH NGOÀI ĐỜI được kể trong truyện chưởng của Kim Dung

Nhạn Môn Quan, Nga Mi, Võ Đang vốn rất quen thuộc với tín đồ tiểu thuyết Kim Dung. Ngoài đời thật, đây là những địa danh nổi tiếng và có nhiều cảnh quan đẹp như trang vẽ.
Nhạn Môn Quan, Nga Mi, Võ Đang vốn rất quen thuộc với tín đồ tiểu thuyết Kim Dung. Ngoài đời thật, đây là những địa danh nổi tiếng và có nhiều cảnh quan đẹp như trang vẽ.
1. Nga Mi
Núi Nga Mi còn gọi là “Đại quang Minh sơn” nằm ở Trung Nam tỉnh Tứ Xuyên, thuộc miền Tây Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099 m.

Hàng ngàn người Việt chết dần, chết mòn vì nhiệt điện chạy than

Tuesday, September 29, 2015 2:47:50 PM

HÀ NỘI (NV) - Ðó là kết quả nghiên cứu của nhóm mô hình hóa học khí quyển thuộc Ðại học Harvard về “các tác động tới sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” ở Ðông Nam Á và Việt Nam.

Tại hội thảo về “than và nhiệt điện dùng than” do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tổ chức, GreenID dẫn nghiên cứu vừa kể để cảnh báo, hiện nay, mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 4,300 người Việt thiệt mạng do sức khỏe suy giảm, bởi tình trạng ô nhiễm từ nhiệt điện dùng than.


Một nhà máy nhiệt điện dùng than tại Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)

9/29/15

CÁ KHO

Tổng hợp cách kho 10 món cá ngon không bị tanh

msohtmlclipclip_image001

Cá kho là món ăn dân dã rất bắt cơm. Tuy nhiên, để có được một nồi cá kho ngon không phải ai cũng biết cách. Trong khuôn khổ bài viết này, bạn sẽ được hướng dẫn cách kho cá rô, cá lóc, cáthu, cá ngừ, cá kèo ngon…

Trước đây, người nội trợ biết kho một nồi cá có màu vàng đẹp mắt và thịt cá săn mềm được coi là người đảm đang. Nay bạn cũng có những cách riêng để làm nàng chủ bếp tài hoa theo cách của bạn.

9/28/15

Toàn cảnh hiện tượng “trăng máu” hiếm thấy trên thế giới

Ngày 27/9 (rằm Trung thu), người dân khắp thế giới đã có cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng "trăng máu" hiếm thấy trên thế giới.

Thiên An (Theo DM)

Siêu nguyệt thực – “ trăng máu” xuất hiện trên bầu trời ở Whitley Bay, North Tyneside, Anh.

GIÁO HOÀNG GIÚP ĐẢNG CỘNG HÒA NHÌN THẤY NGHIỆP CHƯỚNG

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image002

clip_image004

Cuộc du hành viếng thăm nước Mỹ trong sáu ngày (22-27 tháng chín) của Giáo Hoàng Francis là một sự kiện lịch sử lớn, và chắc chắn rằng vào tháng 12 tới, khi tổng kết năm 2015 này, những nhà quan sát và phân tích chính trị quốc tế phải kể chuyến đi này trong danh sách 10 sự kiện tiêu biểu trong năm. Không thể dùng những từ như “thành công” hay “thắng lợi” để mô tả kết quả của một chuyến đi có tính hành hương, nhưng bởi vì ông đến Mỹ với một sứ mạng, cho nên chẳng có thể dùng danh từ nào khác để kết luận tóm gọn về chuyến đi nức lòng người này. Và sự thành công hay thắng lợi đó thể hiện rất rõ trong tâm cảm của mọi người, trong đạo cũng như ngoài đạo, với ý nghĩ rằng với chuyến Mỹ du này, Giáo Hoàng đã đến gần với con người – “chúng sinh” - hơn bao giờ hết, và theo một nghĩa nào đó, người ta cũng có dịp đến gần với Giáo Hoàng hơn bao giờ hết trong niềm tin nơi một vị chân tu. Hình ảnh một quảng trường có đến cả triệu người tham dự Thánh lễ ngoài trời của Giáo Hoàng vào ngày chủ nhật 27-9 chắc chắn phải khắc sâu vào tâm khảm của những người cảm thấy đang tìm lại được niềm tin vào tôn giáo và niềm tin vào đất nước này.

Ông Robert L. Funseth, ân nhân của HO vừa qua đời

Ngoc Lan/Nguoi Viet - September 25, 2015

Di ảnh ông Robert L. Funseth

AUDIO

“Ông Robert L. Funseth, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và được xem như là một ân nhân của chương trình H.O vừa mất sáng nay, Thứ Sáu ngày 25 Tháng Chín, 2015 lúc 10 giờ 20 tại bệnh viện ở Arlington, Virginia. Hưởng thọ 89 tuổi”.

Bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, nói với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, sau khi chứng kiến linh mục làm lễ và thi hài ông Robert Funseth được đưa đến nhà quàn.

Ông Robert Funseth, từng là phát ngôn nhân cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thời gian cuộc chiến Việt Nam diễn ra. Đặc biệt, khi đang làm Phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, ông là người “được trao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư, cũng như cho những người thuộc diện con lai và thân nhân của những người Việt đang sinh sống tại Mỹ được rời Việt Nam theo chương trình Ra Ði Có Trật Tự (ODP),” theo lời ông nói với đài RFA vào năm 2005.

                           Ông Robert Funseth (ngồi), phó phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, và các nhân viên tại Việt Nam,

                          vận động thả tù nhân chính trị. (Hình: vietnam.ttu.edu)

Với nỗ lực không ngừng của ông Funseth, sau bảy năm, kể từ năm 1982, chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã ký xong bản thỏa hiệp vào ngày 30 Tháng Bảy năm 1989 đồng ý đưa 300,000 tù nhân chính trị, những cựu quân nhân VNCH cùng gia đình họ, đến định cư tại Hoa Kỳ theo Chương trình H.O (Humanitarian Operation).

***

Nói về nguyên nhân cái chết của ông Funseth, bà Khúc Minh Thơ cho biết: “Ông mất chính là vì bệnh già. Khi vợ ông qua đời hồi đầu năm 2015, thì ông cũng yếu dần, chứ không bệnh gì. Vợ chồng ông Funseth chỉ có một con trai nhưng đã mất lâu rồi.”

“Nơi ông Funseth ở có những người hàng xóm rất tốt. Hai, ba ngày họ không thấy ông ra lấy báo trước cửa, nên gọi cảnh sát và báo cho người em trai ông ở New York biết. Khi cảnh sát đến nhà mới biết ông té nằm trên sàn cả ba ngày rồi, vậy mà ông vẫn sống. Người ta mang ông vô nhà thương,” bà Thơ cho biết.

Cũng theo lời bà, "tôi có hứa với ông bà Funseth là tôi sẽ thay mặt cho tất cả tù nhân chính trị chăm sóc ông bà khi họ đau ốm.”

Thế nên ngay sau khi từ Việt Nam trở về, được em trai ông Funseth báo tin cho biết, bà Khúc Minh Thơ đã có mặt mỗi ngày tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị.

Bà cũng cho biết, hôm Thứ Ba vừa qua, ông Funseth đã yêu cầu bệnh viện tháo ống trợ thở để ông được “ra đi tự nhiên.”

Nói về ông Funseth, bà Khúc Minh Thơ cho rằng, “Tất cả tù nhân chính trị và cả bản thân tôi đều coi ông Funseth như một người ơn mà không cách gì trả ơn nổi. Đó là người đã cứu rỗi linh hồn những người tù nhân chính trị, những người HO.”

Bà Thơ kể, “Tôi vẫn nhớ khi tôi vào nhà thương thăm ông, ông tỉnh lại nói chuyện với tôi suốt hai tiếng đồng hồ. Ông cứ sợ không gặp lại tôi. Tôi có nói ông không hề cô độc, dù vợ con ông đã mất, nhưng ông vẫn còn tụi tôi, tụi tôi hứa sẽ chăm sóc cho ông.”

“Ông nhắc, ông nhớ, ông nói thao thao về những kỷ niệm, về những người tù nhân chính trị. Ông thương họ lắm. Cho đến lúc gần chết mà ông còn nói với tôi câu như thế này: Nếu bà không để tâm, thì cho phép tôi để hình tôi trên bàn thờ của bà.”

“Vì sao biết không? Vì ông muốn khi nào những người tù chính trị ngày xưa có đến thăm tôi thì cũng sẽ gặp ông luôn. Vì ông đâu có gia đình. Ông chỉ có người em và hai người cháu lại không ở gần đây,” bà Khúc Minh Thơ giải thích tâm nguyện của ông.

Cũng theo bà Thơ, “Trong nhà ông Funseth, dưới tầng hầm, có một thư viện, nơi đó ông cất giữ rất nhiều món quà của những người tù nhân chính trị, của những hội đoàn tặng cho ông.”

Bà kể thêm, “Trong nhà thương, ông nhắc đủ thứ, nhớ kỹ đủ thứ. Nhớ lại những lúc tôi làm việc với ông. Nhắc lại lúc ông đi ký thỏa hiệp, ông về kể với tôi khi sang Việt Nam ký thì bên Việt Nam đâu có đồng ý tất cả các điều khoản đưa ra, vẫn còn một số điểm họ không chịu ký. Trong khi những người trong phái đoàn cảm thấy như vậy là cũng được, thì ông lại luôn nhớ câu tôi dặn trước khi ông rời khỏi Bộ Ngoại Giao để lên máy bay đi, là 'ông làm bằng cách nào tôi không biết, nhưng ông phải yêu cầu họ ký hết các thỏa hiệp đó mới được.' Tôi nói là nói vậy thôi chứ làm sao buộc ông như vậy được. Mọi chuyện khó khăn lắm chứ. Vậy mà đêm đó, ông kể, 1 giờ khuya ông ngồi dậy đọc kinh cầu nguyện cho Việt Cộng ký hết những điều khoản còn lại để cho gia đình tù nhân chính trị được yên lòng.”

“Sáng hôm sau, khi phái đoàn của ông đi ăn sáng trước khi chuẩn bị trở về Mỹ, thì ông Vũ Khoan là người đại diện phía Việt Nam ký thỏa hiệp đó tiến đến nơi ông Funseth, và nói phía Việt Nam đồng ý ký hết những điều khoản còn lại. Ông nói ông mừng hết lớn. Khi ông đến phi trường Bangkok gọi về cho bà Funseth, kêu bà báo tin cho tôi biết,” bà Thơ tiếp tục kể về người ơn của chương trình H.O.

Bà Khúc Minh Thơ còn cho biết, ông Funseth, trong những ngày nằm bệnh viện, đã nói nguyện vọng muốn được bà Thơ “làm cho ông một buổi Funseth's Day.”

“Tôi nói ông cố gắng khỏe lại thì sẽ tổ chức, dự định cũng đúng vào dịp 30 Tháng Bảy. Giờ ông đi rồi, nhưng tôi nghĩ tôi cũng sẽ làm ngày đó cho ông, trong một hình thức nào đó,” bà nói.

Chia sẻ về cảm xúc của một người thân thiết với ông từ 30 năm qua, bà Khúc Minh Thơ cho biết, “Ông ra đi tôi buồn nhưng cũng vui cho ông, vì ông vẫn thường nói ông nhớ vợ ông, con ông, ông cứ mơ thấy họ. Thì thôi coi như ông đã được đoàn tụ với vợ con mình. Nhớ về ông, điều cảm động nhất với tôi là việc ông cầu nguyện trong đêm để cho tất cả các điều khoản trong bản thỏa hiệp được ký hết.”