Showing posts with label rfi. Show all posts
Showing posts with label rfi. Show all posts

1/4/22

Đồng Euro 20 tuổi: Biểu tượng cho sự ổn định và hòa bình châu Âu

Minh Anh RFI - ngày 03/01/2022
Ngày 01/01/2022 là đúng 20 năm đồng euro được lưu hành trên thị trường. © AFP - DANIEL ROLAND
Vào thời khắc thế giới bước sang năm mới 2022, khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng thổi 20 ngọn nến mừng ngày đồng Euro chính thức được lưu hành trên thị trường, thay thế đồng franc và 11 đồng tiền quốc gia khác. Hai mươi năm sau, trải qua bao cuộc khủng hoảng, đồng tiền chung duy nhất vẫn còn đang trong giai đoạn tăng trưởng.

Ngược dòng thời gian, ngày 01/01/2002, người dân tại một số nước châu Âu nói lời giã biệt với đồng franc của Pháp, peseta của Tây Ban Nha, hay đồng Mác của Đức… Tổng cộng khoảng 15 tỷ tờ giấy bạc, hơn 50 tỷ đồng kẽm đã được đưa vào thị trường. Sự xuất hiện của đồng Euro đã làm xáo trộn cuộc sống thường nhật của khoảng 304 triệu người dân châu Âu.

Đồng Euro : Nền tảng bảo đảm hòa bình

Nhà kinh tế học Edwin Le Heron, giáo sư trường đại học Khoa học Chính trị Sciences Po tại Bordeaux trong một chuyên mục video của Le Monde nhận định : « Đây cũng là lần đầu tiên các nước có chủ quyền quyết định từ bỏ đồng tiền của mình và cùng viết nên một lịch sử mới về đồng tiền chung châu Âu ». Vào thời điểm đó, năm 2002, Liên Hiệp Châu Âu bao gồm 15 nước, nhưng chỉ có 12 nước là lao vào một cuộc phiêu lưu đầy « táo bạo », chấp nhận đồng tiền chung châu Âu (Ailen, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Luxembourg, Phần Lan, Pháp, Tây Ban Nha và Ý).

12/19/21

“CẨM NANG XANH” : Sự dũng cảm thay đổi trái tim

RFI- Lệ Thu  Đăng ngày: 18/12/2021

Ê-kíp làm phim Greenbook "Cẩm nang xanh” trên sân khấu Lễ trao giải Oscar 24/02/2019. AFP
Nghe: Phần âm thanh:


Vượt lên trên khá nhiều tranh luận xung quanh việc có xứng đáng được danh hiệu cao quý nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 91 hay không, “Cẩm nang xanh” vẫn là một bộ phim chất chứa nhiều cảm xúc, mà trong đó người ta tìm thấy những nụ cười, những chân thành và cả những xót xa.

Truyện phim kể về câu chuyện có thật giữa một nghệ sĩ dương cầm da màu chơi nhạc Jazz - Don Shirley - và người vệ sĩ kiêm quản lí tour diễn của ông, Tony Lip Vallelonga, cùng tình bạn của họ trong suốt chuyến lưu diễn dài hai tháng xuôi theo miền Nam nước Mỹ đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Ai cũng biết, thời điểm đó, đạo luật Jim Crow với đầy những quy tắc hà khắc nhắm vào người da màu vẫn đang rất thịnh hành ở nơi đây. Bởi vậy, nhắc tới “Cẩm nang xanh”, người ta nghĩ ngay tới một bộ phim với nội dung phân biệt chủng tộc, đặc biệt, phim lại lấy cảm hứng từ cuốn sách “The Megro Motorist Green Book”, cuốn sách được coi là Cẩm nang du lịch dành cho người da màu.

11/27/21

Đường lối cứng rắn của Đức thời hậu Merkel khiến Trung Quốc lo ngại

RFI - Trọng Nghĩa ngày 26.11.2021

Ba nhân vật sắp lãnh đạo nước Đức loan báo thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh tại Berlin (Đức) ngày 24/11/2021. Từ trái sang phải: Christian Lindner, đảng Dân Chủ Tự Do FDP, Olaf Scholz đảng Dân Chủ Xã Hội SPD, bà Annalena Baerbock, đảng Xanh. Odd Andersen AFP

Sau gần 2 tháng thương thuyết kể từ khi cuộc tổng tuyển cử tại Đức kết thúc, ba đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân Chủ Tự Do (FDP)* ngày 24/11/2021 đã thông báo thỏa thuận về việc thành lập chính phủ liên minh mới. Dù chưa được chính thức hình thành và đi vào hoạt đông, nhưng tân chính phủ Đức đã làm dấy lên nhiều mối lo ngại tại Trung Quốc do quan điểm cứng rắn đối với Bắc Kinh được nêu lên trong bản thỏa thuận cầm quyền vừa công bố.

* Liên Minh Đèn Giao Thông: Đỏ (SPD), vàng(FDP), xanh (Bündnis 90/Die Grünen)


Đức sẽ không còn nhìn Trung Quốc qua lăng kính "trọng thương"

Nhận định của giới phân tích về chính quyền mới tại cường quốc kinh tế hàng đầu Châu Âu, môt trong hai đầu tầu của Liên Hiệp Châu Âu, đều thống nhất trên một điểm: Đức sẽ không còn nhìn Trung Quốc qua lăng kính “trọng thương” như trong 16 năm qua dưới thời bà Angela Merkel.

Thỏa thuận cầm quyền dài 178 trang của liên minh được báo giới gọi nôm na là liên minh “đèn hiệu giao thông” - bao gồm ba màu đỏ, biểu tượng của đảng SPD, xanh lá cây, biểu tượng của đảng Xanh và vàng, biểu tượng của đảng FDP - đã 12 lần nhắc đến Trung Quốc, trong đó có rất nhiều điểm chắc chắn làm cho Bắc Kinh tức tối vì nói đến các vấn đề như Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương, thậm chí cả Biển Đông.

Bắc Kinh được cho là cũng sẽ không hài lòng chút nào với chủ trương được chính quyền Đức thời hậu Merkel nêu bật là phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ, tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Úc, hai trong số những đối thủ chính của Trung Quốc trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Điểm điển hình nhất về khác biệt giữa hai chính quyền “mới” và “cũ” tại Đức là việc liên minh sắp lên cầm quyền tại Đức không ủng hộ Thỏa Thuân Đầu Tư Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc mà cựu thủ tướng Merkel đã hết sức thúc đẩy.

Đài Loan lần đầu tiên được nêu lên trong một thỏa thuận cầm quyền

Quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc của chính quyền Đức thời hâu Merkel được đã nêu lên bằng giấy trắng mực đen trong thỏa thuận liên minh. Theo giới quan sát, lập trường cứng rắn này xuất phát từ hai đảng nhỏ trong liên minh là đảng Xanh và đảng Dân Chủ Tự Do.

Thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh của chính quyền mới tại Đức được thể hiện trong quan điểm về Đài Loan. Theo ban biên tập Châu Âu tạp chí Mỹ Politico ngày 25/11, đây là lần đầu tiên mà một liên minh cầm quyền tại Đức đề cập đến Đài Loan.

Thỏa thuận công bố hôm 24/11 xác nhận là nước Đức vẫn tôn trọng nguyên tắc “Một Nước Trung Hoa Duy Nhất”, nhưng cho rằng: “Bất kỳ sự thay đổi hiện trạng nào ở eo biển Đài Loan đều phải diễn ra trong hòa bình và được cả hai bên đồng ý. Trong khuôn khổ chính sách Một Nước Trung Hoa của Liên Hiệp Châu Âu, chúng tôi ủng hộ sự tham gia của Đài Loan dân chủ vào các tổ chức quốc tế.”

Đây quả là một cú đánh mạnh vào Bắc Kinh, vốn luôn luôn tìm cách loại Đài Loan ra khỏi các tổ chức quốc tế.

Đức quan tâm đến nhân quyền tại Tân Cương, Hồng Kông

Lập trường quan tâm đến nhân quyền của liên minh cầm quyền mới tại Đức cũng là nguyên nhân khiến Trung Quốc bất bình. Thỏa thuận của Đức nhấn mạnh: “Chúng tôi rất quan tâm đến các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là ở Tân Cương. Nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ ở Hồng Kông phải được tái khẳng định”.

Vấn đề lao động cưỡng bức ở vùng Tân Cương cũng được ghi nhận trong thỏa thuận: “Chúng tôi ủng hộ đề xuất của Liên Âu cấm nhập khẩu các sản phẩm từ lao động cưỡng bức”.

Riêng về hiệp định đầu tư EU-Trung Quốc, thỏa thuận của ba đảng sắp cầm quyền ở Đức ghi nhận thực tế: “Việc Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn Hiệp Định Đầu Tư EU-Trung Quốc trong không thể diễn ra vào lúc này vì nhiều lý do khác nhau”. Nói cách khác, tân chính quyền Đức cho rằng chừng nào mà các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các thành viên của Nghị Viện Châu Âu còn tồn tại, thì hiệp định đầu tư  sẽ không được thông qua.

Kêu gọi tôn trọng luật quốc tế tại Biển Đông và Biển Hoa Đông

Một trong những điểm nhức nhối khác đối với Trung Quốc là việc chính quyền sắp nhậm chức tại Đức không ngần ngại phê phán đường lối bành trướng của Bắc Kinh, đặc biệt là tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Trong phần liên quan đến lãnh vực đối ngoại, thỏa thuân liên minh giữa ba đảng cầm quyền tại Đức nói rõ: “Kỳ vọng của chúng tôi đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc là nước này đóng một vai trò có trách nhiệm đối với hòa bình và ổn định ở khu vực lân cận”.

Một cách cụ thể hơn, thỏa thuận xác định rằng “các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông phải được giải quyết trên cơ sở luật biển quốc tế”.

Vấn đề kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cũng được nhắc đến với chủ trương “hôi nhập mạnh mẽ hơn các quốc gia có vũ khí hạt nhân như Trung Quốc vào việc giải trừ hạt nhân và kiểm soát vũ khí”.

Phối hợp chặt chẽ với Mỹ và các nước đồng chí hướng

Chủ trương đoàn kết để tìm cách đối phó với Trung Quốc dù không được nói trắng ra, nhưng có thể được cảm nhận qua một số đề nghị như: “Chúng tôi tìm kiếm một sự phối hợp xuyên Đại Tây Dương - tức là với Hoa Kỳ - chặt chẽ hơn về chính sách đối với Trung Quốc và một sự hợp tác với các nước cùng chí hướng để giảm bớt sự phụ thuộc chiến lược”. Thỏa thuận đã nhắc tới các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ.

Dĩ nhiên, chính quyền Đức vẫn sẽ duy trì các cuộc tham vấn liên chính phủ với Trung Quốc, nhưng theo dân biểu Nils Schmid, người phụ trách chính sách đối ngoại của SPD, đảng của thủ tướng Đức tương lai Olaf Scholz, thì “sẽ có nhiều cuộc tham vấn trước với EU và các quan chức từ Ủy Ban Châu Âu”. Các cơ chế tham vấn tương tự cũng có thể được hình thành với Nhật Bản.

Lập trường cứng rắn của chính phủ sắp lên nắm quyền tại Berlin đã lập tức gióng lên những hồi chuông báo động tại Bắc Kinh, với lời cảnh cáo được chính thức đưa ra ngay từ hôm qua, 25/11, theo đó Đức không nên xen vào những vấn đề “nội bộ” của Trung Quốc.

Bắc Kinh cảnh cáo Berlin

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, trong một cuộc họp thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đặc biệt đả kích quan điểm mới của Đức về Đài Loan: “Các chính quyền trước đây của Đức đều ủng hộ chính sáNgoajch một nước Trung Hoa, và chúng tôi hy vọng chính quyền mới sẽ tuân thủ chính sách này, tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và bảo vệ nền tảng chính trị cho quan hệ song phương”.

Như thông lệ, theo Bloomberg, Bắc Kinh còn ám chỉ tới nguy cơ vấn đề Đài Loan gây tổn hại cho quan hệ Đức-Trung khi kêu gọi Berlin làm việc với Bắc Kinh để phát triển quan hệ “và tập trung vào hợp tác thiết thực, thay vì ngược lại”.

Như để khẳng định lập trường của Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên không ngần ngại nhắc lại: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Biển Đông, Hồng Kông và Tân Cương đều là công việc nội bộ của Trung Quốc”.

11/23/21

GS Vũ Quốc Thúc: " Phải chọn con đường vì dân tộc"

Bài đăng lại (Bài đã đăng ngày 16.12.2014) RFI  Phát ngày Thứ hai, ngày 15 tháng mười hai năm 2014
Nghe lại Giáo sư Vũ Quôc Thúc trả lời phỏng vấn RFI tại nhà riêng ở Nanterre, ngoại ô Paris, ngày 08/12/2014. RFI

Nghe phần âm thanh:

    Tập hồi ký của Giáo sư Vũ Quốc Thúc có tựa đề “Thời đại của tôi” ( gồm 2 cuốn “ Nhìn lại 100 năm lịch sử “ ( xuất bản năm 2009 ) và “Đời tôi trải qua các thời biến” ( xuất bản năm 2010) đã được sang tiếng Anh và vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ.
    Đây là một sự kiện đáng chú ý bởi vì Giáo sư Vũ Quốc Thúc không những có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975, mà còn từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm : Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Quốc vụ khanh đặc trách Tái thiết và Phát triển...

    11/14/21

    “NGƯỜI TIỄN ĐƯA”: Cái Chết là khởi đầu của một chuyến đi đẹp đẽ

    Lệ Thu - RFI ngày 13.11.2021

    Nghe phần âm:


    Phim « Người tiễn đưa » (Departures) của đạo diễn Takita Yõjirõ, dựa theo cuốn hồi kí của Aoki Shinmon, là bộ phim Nhật đầu tiên gặt hái danh hiệu cao quý “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” trên thảm đỏ Oscar 2009. Gabriel BOUYS AFP/File

    Có một sự thật đáng ngạc nhiên về “Người tiễn đưa” là tác phẩm này đã phải đi đường vòng để đến được với công chúng Nhật dù đây là một bộ phim của Nhật Bản. Phim của đạo diễn Takita Yõjirõ, dựa theo cuốn hồi kí của Aoki Shinmon, được ra mắt tại Liên hoan phim thế giới Montreal vào tháng 08/2008, đạt được giải thưởng lớn và một tháng sau đó mới có cơ hội ra mắt bản tiếng Nhật ở trong nước.

    Ngay lập tức, “Người tiễn đưa” (tên tiếng Anh là Departures) đã gây tiếng vang lớn, nhận được giải thưởng của Viện Hàn Lâm Nhật Bản, trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất năm, đồng thời, là bộ phim Nhật đầu tiên gặt hái danh hiệu cao quý “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” trên thảm đỏ Oscar vào năm 2009.