Showing posts with label Tạp lục. Show all posts
Showing posts with label Tạp lục. Show all posts

9/29/19

TẢN MẠN VỀ 4 TỪ "NAM KỲ LỤC TỈNH"

Đối với người Việt miền Nam sinh vào nửa đầu thế kỷ 20, bốn từ Nam Kỳ Lục Tỉnh có một ý nghĩa máu thịt, với những ký ức về một thời kỳ đầy gian khó của cha ông. Chúng gợi lên hình ảnh những đồng lúa bạt ngàn, những chiếc ghe thương hồ chở theo những phận người lênh đênh sông nước, có khi kéo dài suốt cả một đời.



So với đất nước bốn ngàn năm, Nam Kỳ Lục Tỉnh còn trẻ quá, từ thời Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được cử đi kinh lược đất Sài Gòn năm 1698, đến nay chỉ mới hơn 300 năm. Vùng đất này được nhắc đến nhiều qua các du ký, bút ký của người phương Tây, tưởng cũng cần nói một chút về chuyện ngôn ngữ. Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 200 năm, đất nước chia ra hai vùng: Đàng Ngoài và Đàng Trong chia cách nhau bởi con sông Gianh thuộc địa hạt Quảng Bình. Người phương Tây (chủ yếu là người Pháp) gọi Đàng Ngoài là Tonkin, âm từ chữ “Đông Kinh”, vốn là một tên cũ của Hà Nội, còn Đàng Trong thì gọi là Cochinchine. Từ này được hiểu là cả vùng Đàng Trong, từ Quảng Bình vào đến địa giới cuối cùng về phía Nam.

8/6/18

Nổ Như Tạc Đạn!

Thạch Đạt Lang

Ban Tu Thư |

Nổ Như Tạc Đạn! – Thạch Đạt Lang

Trước hết, xin mượn tên quyển tiểu thuyết của nhà văn Hoàng Hải Thủy để làm tựa đề cho bài phiếm này. Chỉ mượn tên thôi, còn nội dung hoàn toàn không dính dáng, liên hệ gì đến cuốn tiểu thuyết mà ông Thủy đã dịch ra từ nguyên bản Après moi, le déluge. Việc mượn tên quyển tiểu thuyết của ông Hoàng Hải Thủy cũng có lý do.

Tôi đã “động não” mấy ngày liền để tìm ra một câu chữ diễn tả căn bệnh thủ dâm bằng ngôn ngữ mà các nhà lãnh đạo chế độ CSVN đang mắc phải một cách trầm kha, không có thuốc nào chữa cho nổi, nhưng không cách gì nghĩ ra nên đành phải phạm thượng, cuỗm cái tựa đề quyển truyện của ông.

5/22/18

Buổi điểm danh cuối cùng

Tạp ghi Huy Phương

Ngày mới bước chân đến Mỹ, với tuổi mới trên 50, lo chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái, tham gia niềm vui của con cháu mình và con cháu bạn bè, tháng nào chúng tôi cũng phải tham dự một hai tiệc cưới. Bây giờ suýt soát tuổi 80, sắp lên chức “cố,” cả năm không còn khăn áo chỉnh tề, lên xe “phó hội” ký tên vào sổ vàng, tươi cười đóng hụi chết, mà áo trắng, cà vạt đen, mặt mày buồn thảm đi viếng tang cũng khá nhiều.

Bạn bè, đơn vị cũ, một thời chinh chiến hay là long nhong thời thơ ấu, ông thì nằm trong nhà hưu dưỡng đã hơn năm, ông thì đi gậy chống, walker hay ngồi xe lăn, ông thì đã thành tro bụi chứa trong cái hũ có khắc tên để trên chùa, hay ra nằm ngoài nghĩa địa với bia mộ đề tên!

Bây giờ không còn vào nhà hộ sinh để thăm cháu ra đời, hay chúc mừng hôn lễ của ai nữa, mà toàn đi nhà dưỡng lão, bệnh viện hay tang nghi quán!

2/10/18

Paris tráng lệ trong đợt tuyết rơi kỷ lục trong ba thập kỷ

Lớp tuyết gần 16 cm đổ xuống Paris kìm chân du khách, làm đình trệ hệ thống xe bus, trì hoãn các chuyến tàu và chuyến bay, nhưng lại là dịp vui hiếm có cho người ưa trượt tuyết.

Paris tráng lệ trong đợt tuyết rơi kỷ lục trong ba thập kỷ - Ảnh 1

Cảnh tượng thủ đô nước Pháp tuyệt đẹp trong tuyết phủ khiến nhiều khách du lịch tới Paris thời điểm này hài lòng nhưng cũng chỉ an ủi phần nào hàng triệu người vật lộn trong vài ngày qua để tới được cơ quan, trường học hay bắt chuyến bay từ các sân bay trong thành phố. Lượng tuyết kỷ lục từ năm 1987 bắt đầu rơi xuống Paris và phần lớn phía Bắc nước Pháp từ chiều 6/2 và tiếp tục cho đến sáng 7/2. Ảnh: AFP/Getty.

Paris tráng lệ trong đợt tuyết rơi kỷ lục trong ba thập kỷ - Ảnh 2

Vùng thủ đô Paris ghi nhận ùn tắc giao thông kỷ lục với độ dài tổng cộng hơn 740 km, khiến người đi làm trở về nhà trong mệt mỏi. Những con đường băng giá sau đó gần như không bóng người, khi giới chức Paris kêu gọi người dân bỏ xe cộ, ở trong nhà để tránh tuyết rơi quá dày. Nhiều người đã phải ngủ lại trong ôtô, trong khi nhiều người khác bỏ phương tiện để đi bộ về nhà. Ảnh: Reuters.