‘‘Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu xuân phong.’’
Thôi Hộ
Sáng nay, nhận được lá thư dài của chị Bùi Thị Ngọc Nga qua CTKD1-2. Chị Nga viết rằng :‘‘Chúng tôi đang ở đây với bao kỷ niệm thời niên thiếu, nhìn cảnh vật cỏ cây hai bên đường lên Đà Lạt mà bùi ngùi khôn tả’’. Anh Hồ Quang Nhật không bỏ phí ngày giờ cận lễ, cũng viết rằng : ‘‘Sự hào phóng nóng này tất nhiên có sự báo cáo với Tòa Tổng Giám Mục Saigon
và ở đâu cũng vậy, cũng có những người ganh tị, tranh dành dù là ngoài đời hay trong giáo hội.’’
Cả hai đều nói rất thật, đưa ra những kỷ niệm riêng tư, nếu không nói ra cũng chẳng ai hay.
Chị Nga nói đến hàng cây bên đường lên Đà Lạt. Câu nói này làm tôi nhớ lại con đường sau
tòa nhà viện trưởng, trước cây hồng kiều cong cong dẫn vào tòa nhà văn khoa.
Trong khuôn viên đại học Đà Lạt, về thảo mộc có cây thông trước cổng Hòa Lạc, là biểu
tượng Thụ Nhân, và hoa đào sau tòa nhà viện trưởng.
Chị Nga gợi ý cho tôi nhớ lại một kỷ niệm xa xưa với cha Lập trong những ngày còn đi học.
Một hôm, cha gọi tôi lên phòng riêng của ngài để nói chuyện. Tầng trệt là phòng khách rộng
thênh thang để tiếp các giáo sư, nơi cha cho tôi tổ chức hội thảo bỏ túi. Đi hết phòng khách có
cầu thang dẫn lên lầu 1 (và cũng là tầng duy nhất). Phòng cha ở cuối hành lang. Căn phòng
nhỏ hẹp chỉ kê được một giường nhỏ đơn chiếc và một chiếc bàn cũng nhỏ, gọi là table de
nuit. Ngoài ra không còn gì khác nữa.
Tôi ngồi ở đầu giường, còn cha ngổi trên chiếc ghế đẩu, câu chuyện vừa xong rồi tôi xuống
lầu. Cuộc sống của cha thật quá giản dị. Tôi thiết nghĩ khi ra đi, hành lý của cha chỉ là y phục
và tu phục, ngoài ra không còn gì khác nữa.
Cha lấy các tên Thụ Nhân, Hòa Lạc và nhiều tên khác nữa đều lấy từ cổ văn : Năng Tĩnh,
Minh Thành, Đạt Nhân, Tri Nhất, Thượng Hiền, Hội Hữu. Linh mục Nguyễn Văn Lập là một
nhà tu thấm nhuần tư tưởng nho giáo. Khi có người nói về học vị tiến sĩ và việc giúp đỡ các
sinh viên, ngài không ngần ngại từ bỏ chức vụ, rũ áo ra đi với hai bàn tay trắng.
Căn phòng đơn chiếc (chambre simple) của cha là một minh chứng cụ thể, ít ai hay biết. Nhớ
đến cha trong ngày giỗ 21 năm (19/12/2001 – 19/12/2022), tôi chợt nhớ bài tứ tuyệt của Thôi
Hiệu, thời Trung Đường, cũng có hoa đào đằng sau nhà cha ở, nhân vật vẫn là cha. Bài thơ
như sau :
去年今日此門中 ,
人面桃花相映紅 。
人面不知何處去 ?
桃花依舊笑春風 。
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu xuân phong.
人面桃花相映紅 。
人面不知何處去 ?
桃花依舊笑春風 。
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu xuân phong.
Với tấm lòng thành nhớ đến cha, tôi mạo muội chuyển ngữ như sau :
Chính trị Kinh doanh một cánh đào
Cha tôi sắc mặt vẫn hồng hào
Nay cha vĩnh biệt về tiên cảnh
Nhợt nhạt đào hoa nhớ cánh hoa.
Paris, ngày 18/12/2022
Lê Đình Thông
Chính trị Kinh doanh một cánh đào
Cha tôi sắc mặt vẫn hồng hào
Nay cha vĩnh biệt về tiên cảnh
Nhợt nhạt đào hoa nhớ cánh hoa.
Paris, ngày 18/12/2022
Lê Đình Thông
Tôi cũng có kỷ niệm với Cha Lập. Đúng ra không được gọi là kỷ niệm nữa. Mà là một hình ảnh thì đúng hơn. Hình ảnh của một người Cha già với một gương mặt đẹp hồng hào, phúc hậu, luôn luôn vui vẻ, tươi cười, đứng trước cửa nhà Cha, đón chào tôi mỗi lần tôi đi đến trường hoặc tan học ra về.
ReplyDeleteHình ảnh đó tôi vẫn còn trân quý cho đến ngày hôm nay. Gần 60 năm sau.
Tình Cha
Deletetặng bạn Nguyễn Thành Đức
Cha tôi hay đứng trước sân
Nắng mai soi nhẹ bóng hình thân thương
Cây thông lấm tấm giọt sương
Chiều về cha vẫn một lòng cười vui
Năm tàn tháng tận cuốn trôi
Bóng hình cha mãi sáng ngời tình thương.
LĐT
Bạn hiền Thành Đức của tui ơi , đọc lại mấy câu bạn chia sẻ về hình ảnh Vị Cha già Viện Trưởng của tụi mình làm chạnh lòng...nhớ Cha qúa đi thôi.
DeletePhụ họa với Anh LĐT, tặng bạn thêm mấy câu :
Tình Cha
Kỷ niệm xưa sống mãi trong tôi,
Gần sáu mươi năm đã qua rồi.
Nhưng ngày tháng cũ còn lưu dấu :
Hình bóng Cha già " thương qúa thôi ".
Tay chắp sau lưng,miệng mỉm cười,
Điếu thuốc nhỏ dài...ngậm bờ môi
Gương mặt tươi hồng đầy phúc hậu
Càng thương, càng nhớ qúa Cha ơ!
Cha luôn nhắc nhở chữ Thụ Nhân,
Cuộc đời trôi nỗi kiếp phù vân,
Sau nầy ly tán... còn gặp lại :
"Chúng con hảy giữ vững tình thân"
HSP