6/16/16

WHERE HAVE ALL THE LEADERS GONE?

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image001
Ban tam ca Peter, Paul and Mary

clip_image003

Bernie Sanders, khi còn là “ca sĩ”

clip_image005

Trong những năm chiến tranh Việt Nam trở nên cực kỳ quyết liệt, vào khoảng 1965-67, trong nước giới trẻ chúng ta cực kỳ giao động vì thấy lãnh đạo đất nước, cả quân sự lẫn dân sự, “Khi Đồng Minh nhảy vào” thì quá yên tâm cho nên chỉ dành thì giờ âm mưu đảo chánh để tranh giành quyền lực mà không nhận thức được nhu cầu cấp thiết phải giành thế chủ động trên chiến trường và có chiến lược đánh thắng một kẻ thù nham hiểm và cuồng bạo. Bên nước Mỹ, giới trẻ phần lớn là sinh viên đại học vừa không hiểu được ý nghĩa cuộc chiến tranh bên kia bờ Thái Bình Dương (Chiến tranh Lạnh và lý thuyết domino), vừa lo sợ phải đi lính tức mắc vào “vũng lầy của chúng ta”, cho nên dấy lên phong trào phản chiến. Chẳng hiểu bằng cách nào những bài nhạc phản chiến từ Mỹ lại đến với Miền Nam, có lẽ cùng thời với những bài hoang tưởng “Tâm Ca” của Phạm Duy hay “Ca khúc Da vàng” của Trịnh Công Sơn.

Tuy nhiên, phải nói rằng trong thời đó, những bài Giọt mưa trên lá, Tiếng hát to, Trả lại cho em… trong mười bài tâm ca đã làm cho tuổỉ trẻ thời đó cảm thấy gần hơn với cuộc chiến, với xã hội với tất cả sự đau buồn, bi đát của thời đại. Một trong những bài hát phản chiến của Mỹ, chắc nhiều người Việt trong “Thế hệ Thầm lặng” (bây giờ phải trên 71) hay thế hệ “Bộc phát Sơ sinh” (baby boom) (bây giờ phải dưới 70) còn nhớ, là “Where have all the flowers gone”, bên cạnh những bài “folk songs” có tính cách “country music” khác cũng từng vang vang một thời như Blowing in the wind, We shall overcome, This land is your land, Those were the days… Bài hát “Những cành hoa đã đi về đâu” đã đưa bộ ba Peter, Paul & Mary cũng như Joan Baez lên đỉnh cao. Bắt đầu bằng câu hỏi dịu dàng “Where have all the flowers gone?” câu chuyện dẫn người nghe đến với các thiếu nữ ngắt nhánh hoa, sau đó nàng đi lấy chồng, rồi chàng ra trận, và chiến tranh tước đoạt quyền sống của người cầm súng, người ta đến nghĩa địa, từ những nơi này lại mọc lên những cành hoa cho các thiếu nữ đến ngắt… Câu chuyện làm người ta nghĩ đến vòng luân hồi trong đạo Phật hay câu chuyện “cát bụi” của Cơ Đốc giáo. Ít nhất đã có 30 ca sĩ hát bài này, trong đó có Bob Dylan, Mary Hopkins, và đã được chuyển ngữ ít nhất 20 thứ tiếng – ca sĩ người Nhật hát rất xúc động. Cách đây 30 năm, ông Bernie Sanders, ứng cử viên tổng thống hiện nay, lúc đó mới chi là một dân biểu liên bang, cùng với 30 nghệ sĩ khác của Vermont, đã xướng xuất một chương trình dân ca năm bài, trong đó có những bài hát này. Ông Sanders là một ca sĩ chính. “Where have all the flowers gone” đã được tạp chí New Statesman năm 2010 chọn là một trong 20 bài ca chính trị hàng đầu của nưóc Mỹ.

Where have all the flowers gone, long time passing?
Where have all the flowers gone, long time ago?
Where have all the flowers gone?
Young girls have picked them everyone.
Oh, when will they ever learn?
Oh, when will they ever learn?

Điệu nhạc nghe buồn và ray rứt, như bài “Blowing in the wind”, cũng rất quen thuộc.

Yes, how many times must a man look up
Before he can see the sky?
Yes, how many ears must one man have
Before he can hear people cry?
Yes, how many deaths will it take till he knows
That too many people have died?
The answer my friend is blowin' in the wind
The answer is blowin' in the wind.…

Một người phải ngước mắt lên bao nhiêu lần để có thể thấy được bầu trời? Phải có bao nhiêu tai để có thể nghe được tiếng than khóc của đồng loại? Và bao nhiêu người phải nằm xuống để ta có thể hiểu rằng quá nhiều người đã chết? Bạn ơi, câu trả lời đang cuốn theo chiều gió.

Tại sao chúng ta lại nhắc đến bài hát đó vào lúc này? Thời thế đang làm cho chúng ta chạnh lòng nhớ đến bài hát đó.

Tổng thống Barack Obama đi thăm Việt Nam vào ngày 22-5 vừa qua, một tuần trước ngày lễ Memorial của nước Mỹ, và ông cũng có dịp làm lễ tưởng niệm những người đã bỏ mình vì Đệ nhị Thế chiến tại Hiroshima. Tuy nhiên, là người lãnh đạo nước Mỹ, khi đến Việt Nam, ông lại quên nghĩ đến câu hỏi hay bài hát rất thịnh hành khi ông vừa mở mắt chào đời: “Where have all the young boys gone?” hay “Where have all the soldiers gone” - lẽ ra phải là một ám ảnh lương tri của một ngưòi Mỹ chân chính.

Tại Hiroshima, ông có một phát biểu rất “chính trị”, nghĩ đến người dân Nhật hiện nay cùng vai trò nước Nhật là đồng minh chiến lược của Mỹ ở vùng Đông Á - Thái Bình Dương: “The memory of Hiroshima must never fade”. Ký ức Hiroshima không bao giờ được phai nhạt trong tâm trí của chúng ta. Đúng là ta không thể quên được khoảng 200.000-300.000 người Nhật, vừa là quân nhân vừa là thường dân, đã chết vì hai trái bom nguyên tử của Mỹ trên hai đảo Hiroshima và Nagasaki. Nhưng ta cũng không thể nào quên và người Nhật cũng phải nhớ hàng triệu người đã chết vì tham vọng ngông cuồng của quân phiệt Nhật xâm lăng muốn thống trị cả châu Á trong cả nửa thế kỷ! Người Việt chúng ta lẽ nào quên được nạn đói năm Ất Dậu mà quân phiệt Nhật gây ra? Bởi vậy, ông Obama đừng cho người ta ngộ nhân vụ thả bom nguyên tử là một “tội ác” của “Đế quốc Mỹ”. Và ông cũng nên hiểu một điều: let bygones be bygones chỉ là một cách nói. Để có thể tiến về phía trước, không thể để bygones là bygones được. Đó là một cách nói thực dụng hạ cấp.

Nhưng tiếc thay trước đó khi đến Việt Nam, ông Obama đã không nhớ được gần 60.000 lính Mỹ đã bỏ mình trong cuộc chiến Việt Nam. Không nhớ được gần 60.000 lính Mỹ đã hy sinh, làm sao ông biết được hàng triệu người Việt đã chết trong cuộc chiến sát nhân đó. Có lẽ ít nhất cũng phải 2 triệu người trên cả hai miền. Không nhớ đến hàng trăm ngàn, hàng triệu người đã bỏ mình vì cuộc chiến đó, làm sao ông thấy được cái đau của một dân tộc, sự bạo tàn, phi nhân của kẻ xâm lăng, và quan trọng nhất, cuộc chiến này rốt cuộc chẳng có ý nghĩa gì cả khi chúng ta nhìn vào chế độ Hà Nội và đất nước, xã hội Việt Nam hiện nay. Khi Obama vào chùa Dakao, ông đã làm một động tác rất chính trị: cởi giày trước khi vào chánh điện. Đó là việc quá dễ. Điều khó hơn, ông đã không làm: thắp hương và nói lên lòng tưởng niệm những người đã nằm xuống. Và thẳng thắn đặt câu hỏi sự kết thúc của cuộc chiến này có làm cho người dân Việt hạnh phúc hơn, có phẩm giá hơn, xã hội có bình đẳng hơn, có văn hóa hơn, chính trị có dân chủ hơn, tự do hơn hay chăng. Let bygones be bygones không đơn giản như thế. Khi Obama muốn “làm lịch sử”, tạo thành tích đối ngoại cho mình bằng cách mở ra một chương mới trong quan hệ Việt Mỹ mà ông không cần biết gì quá khứ, ông đã quên đi một vế rất quan trọng của lãnh đạo: ông chỉ nhìn trước mà quên nhìn sau thế nào cũng vấp.

Ông là lãnh đạo nước Mỹ. Hiện nay cũng có ít nhất hai người đang mơ cái ghế của ông. Donald Trump, tỷ phú chuyên nghề làm ăn lọc lừa, chụp giựt, đại diện cho đảng Cộng Hòa, bà Hillary Clinton, đại diện cho đảng Dân Chủ, bất kể kết quả của Super Tuesday cuối cùng ngày 7-6 là thế nào. Bà là một phụ nữ ngoại hạng, nói về tham vọng, thủ đoạn, chai lì và thiếu ngay thực. Bởi thế từ bài hát “Bông hoa đã đi đâu cả”, người ta nhớ đến câu hỏi “Lãnh đạo đã biến đâu cả” – where have all the leaders gone – mà nhà tư tưởng quản trị lỗi lạc Lee Iacocca từng nêu lên từ năm 2007. Đó là năm nước Mỹ rơi vào “Đại suy thoái” do sự lãnh đạo què quặt của Tổng thống George W. Bush, từ cuộc chiến tranh Iraq, Afghanistan… đến sự dung túng cho ngành ngân hàng, tài chánh phá hoại kinh tế Mỹ - bắt đầu bằng cuộc khủng hoảng thị trường địa ốc. Và đó cũng là năm hai đảng chuẩn bị đưa người ra tranh cử tổng thống năm 2008. Từ chín năm trước đây, chẳng phải chờ đợi đến năm 2015 hay 2016 khi hai đảng chỉ đưa ra những ứng cử viên ăn hại, ông Iacocca đã bi quan, cho rằng cả đám người đang muốn thay thế ông Bush tại Tòa Bạch Ốc, chẳng ai đáng mặt anh tài.

Ông đã đặt câu hỏi: “Như thế đã đủ chưa? Đâu là tiếng nói của những người lãnh đạo có thể tạo cảm hứng cho chúng ta hành động và làm cho thế đứng chúng ta hiên ngang hơn? Chuyện gì đã xảy ra cho đảng của ông Lincoln vốn mạnh dạn và quyết tâm. Chuyện gì đã xảy ra cho đảng của FDR (Franklin Delanoe Roosevelt) và Truman vốn dũng cảm và đi sát quần chúng? Có một thời ở đất nước này tiếng nói của người lãnh đạo vĩ đại đã nâng chúng ta dậy và làm cho chúng ta muốn làm tốt hơn mọi việc. Như thế, tất cà những người lãnh đạo như thế đã đi đâu cả rồi?”

Trong chương I, ông mở đầu: “Phải chăng tôi là người duy nhất trong nước này đang cảm thấy ngấy tận cổ trước những gì đang xảy ra. Sự phẫn nộ của chúng ta là do đâu? Chúng ta hẳn phải la lên “Bọn sát nhân đẫm máu”. Chúng ta có một băng đảng tay mơ khờ khạo đang lèo lái con thuyền quốc gia đến ngay trước vực thẳm, chúng ta có một đám tài phiệt cướp bóc ngay giữa ban ngày ban mặt, và chúng ta không thể thu dọn sạch sẽ sau khi cơn bão tàn phá. Nhưng thay vì phát điên, mọi người bình tâm ngồi quanh và gục gặc khi các nhà chính trị nói “Cứ tiếp tục”. Ông Iacocca nhấn mạnh rằng thay vì “stay the course”, là chuyện điên rồ, người dân phải “throw the bums out” – tống cổ đi những đồ ăn hại!

Nổi tiếng vì ăn nói thẳng, ông Iacocca nêu ra những câu hỏi và yêu cầu những người lãnh đạo phải lương thiện trả lời cho người dân: Mọi chúng ta đã đền đáp được gì cho đất nước? Chúng ta có thực sự quan tâm đến dân chủ hay chăng? Phải chăng chúng ta chỉ biết có mình và chỉ lo hưởng thụ. Tại sao nước Mỹ quá lệ thuộc vào dầu hỏa. Chúng ta có thực sự quan tâm đến các thế hệ tương lai của con cái chúng ta? Ai đây sẽ cứu vãn giai cấp trung lưu của nước Mỹ.

Những câu hỏi đó, cho đến nay, các ứng cử viên tổng thống vẫn đang lẫn tránh.

Điều đáng nói là ông Iacocca trong sách đã có nhận xét các ứng cử viên tổng thống của cả hai đảng. Ông đã lướt qua các ông John McCain, Rudy Giuliani, Mitt Romney bên đảng Cộng Hòa và Hillary VClinton, Joe Biden, Barack Obama, John Edwards, và Bill Richardson bên đảng Dân Chủ. Cả đám người đó phần lớn đã “khuất bóng” hoặc sắp trở thành quá khứ - trừ bà Clinton. Hãy xem ông Iacocca viết thế nào về bà.

“Hillary Clinton là một phụ nữ thông minh, và ngay cả những người không ưa bà cũng phải nhìn nhận bà đã cho thấy là người có lý lẽ (common sense) và năng lực ở Thượng Viện. Tôi đương nhiên tin rằng chúng ta đã sẵn sàng có một tổng thống là phụ nữ. Nhưng phải chăng người đó là Hillary? Chúng ta vẫn luôn luôn thắc mắc về tư cách và lập trường của bà. Bà quá khéo tránh né và thực dụng, và việc bà di chuyển vào khoảng giữa trong chính trị làm cho người ta chẳng nhận ra được nhân dạng chính trị của bà. Cách bà thông đạt vẫn luôn luôn thận trọng, như thể bà cứ phải cân nhắc lợi hại của từng chữ một bà nói ra. Ngưòi ta vẫn thường tự hỏi Như thế Hillary thực sự tin điều gì. Tôi không nghĩ rằng câu hỏi này đã được trả lời.

“Hillary có một đội ngũ cố vấn hùng hậu, trong đó có những cộng sự trung kiên với bà trong 10-15 năm nay. Người số một là Bill Clinton, và có thể đó là vấn đề lớn nhất của bà. Liệu nước Mỹ đã sẵn sàng chưa để cho cả hai ông bà Clinton trở lai Nhà Trắng, hoán chuyển vị trí. Tôi cố gắng cởi mở trước câu hỏi này, nhưng thực ra cũng khó suy nghĩ khác đi được. Liệu một tổng thống Hillary Clinton có làm cho người ta phân tâm trước những vấn đề quan trọng đất nước đang đối mặt? Giới truyền thông phải buộc bà Hillary trả lời tại sao bà muốn làm tổng thống, và tại sao bà nghĩ bà là người tốt nhất cho nước Mỹ”.

Những câu hỏi đặt ra từ chín năm trước, giờ nghe vẫn thấm thia. Tiếc thay lãnh đạo và những người muốn làm lãnh đạo ít khi đọc. Và chúng ta vẫn thấy muốn hát lên:

Where have all the leaders gone

Money takes them everyone…

No comments:

Post a Comment