(07/06/2013)
Tác giả : Mạch Sống
Ngày Vận Động Cho Việt Nam 4 tháng 6 với sự tham gia của 800 đồng hương đổ về Hoa Thịnh Đốn từ 30 tiểu bang đã gặt hái được nhiều thành quả, kể cả một số tác động ngay ngày hôm sau. Do đã được cập nhật thông tin chính xác từ các nhà vận động Mỹ gốc Việt, các vị dân tiểu tham dự buổi điều trần về “Quan Hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam” vào ngày hôm sau, 5 tháng 6, đã đặt các câu hỏi rất rốt ráo và cặn kẽ làm cho hai giới chức Bộ Ngoại Giao nhiều phen bị lúng túng.
Đáng kể nhất là hết vị dân biểu này đến vị dân biểu khác, kể cả bên Cộng Hoà lẫn Dân Chủ, đã cảnh cáo rằng họ sẽ loại Việt Nam ra khỏi thương ước mậu dịch Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi được Tổng Thống Obama đưa để lấy biểu quyết của lưỡng viện Quốc Hội nếu như không có những cải thiện đáng kể và thực sự về nhân quyền. Ông Joseph Yun, Quyền Phụ Tá Thứ Trưởng Đặc Trách Đông Á và Thái Bình, và Ts. Daniel Baer, Quyền Phụ Tá Thứ Trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, đại diện Bộ Ngoại Giao tại buổi điều trần. Ngay phần mở đầu, vị chủ toạ buổi điều trần là DB biểu Steve Chabot, Chủ Tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương của Hạ Viện, cho biết là ngày hôm trước Ông và nhiều đồng viện đã lắng nghe tiếng nói của 800 công dân Mỹ gốc Việt về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. DB Chabot là một diễn giả tại buổi họp khoáng đại của Ngày Vận Động Cho Việt Nam . DB Chabot cho biết là có mời vị Quyền Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ nhưng vị này đã từ chối không ra điều trần. Sau phần điều trần của hai giới chức Bộ Ngoại Giao, trên một chục vị dân biểu thuộc cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ luân phiên chỉ trích Hành Pháp đã nói nhiều hơn là hành động và cho biết rằng tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn sẽ là chướng ngại vật ngăn không cho Việt Nam tham gia TPP. DB Christopher Smith (Cộng Hoà, CA), người chủ toạ buổi điều trần của ngày hôm trước với đề tài “Cuộc Đàn Áp Tiếp Diễn Bởi Chính Quyền Việt Nam”, liệt kê những vụ đàn áp vừa mới xẩy ra và trưng hình của sinh viên Nguyễn Phương Uyên. DB Ed Royce (Cộng Hoà , CA ) cũng đã nêu. Chướng ngại vật thứ hai là tình trạng chính quyền Việt Nam cướp trắng tài sản của cơ man công dân Hoa Kỳ. DB Smith và DB Chabot cùng nêu lên vấn đề tài sản của người Mỹ gốc Việt đã bị chính quyền Việt Nam tước đoạt và chỉ trích Bộ Ngoại Giao đã không can thiệp cho quyền lợi công dân mà lại bảo họ mướn luật sư ở Việt Nam để giải quyết theo luật Việt Nam, điều mà Ông cho là không thể chấp nhận được. Trích dẫn bản điều trần của Ts Nguyễn Đình Thắng ngày hôm trước, cả hai vị dân biểu giải thích rằng năm 2003 Quốc Hội Việt Nam đã thông qua nghị định không hoàn trả các tài sản của người bỏ nước ra đi mà họ đang nắm giữ; do đó mướn luật sư chỉ là việc phí tiền vô ích. Trước câu hỏi bất ngờ này, cả hai giới chức Bộ Ngoại Giao không có câu trả lời và hứa sẽ phải quay về hội ý với Bộ Ngoại Giao để sẽ có văn thư trả lời sau. Chướng ngại vật thứ ba là sự thiếu vắng cơ chế để bảo đảm cho sự công bằng trong mậu dịch. Ba vị dân biểu cùng nêu lên vấn đề này ở ba khía cạnh khác nhau. DB Sherman (Dân Chủ, CA) cho biết là theo nghiên cứu cứ mỗi 1 tỉ Mỹ kim thâm thủng mậu dịch sẽ dẫn đến 10,000 công dân Hoa Kỳ bị mất công ăn việc làm; theo Bộ Ngoạig Giao, hiện nay thâm thủng mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là 10 tỉ Mỹ kim. DB Sherman cho biết là nới rộng mậu dịch với Việt Nam sẽ chỉ làm tăng thêm thâm thủng mậu dịch. DB Doug Collins (Cộng Hoà, GA) xoáy vào sự cạnh tranh bất công của Việt Nam về các mặt hàng may mặc xuất cảng vào Hoa Kỳ. Hiện nay Việt Nam xuất cảng 7 tỉ Mỹ kim hàng may mặc hàng năm vào Hoa Kỳ. Theo một cuộc nghiên cứu, cho Việt Nam vào TPP trong tình trạng hiện nay sẽ dẫn đến thâm thủng mậu dịch thêm 4 tỉ Mỹ kim trong 8 năm và sẽ mất nửa triệu công ăn việc làm mỗi năm. Nhắc lại lời phát biểu của Ts. Baer rằng Việt Nam áp dụng luật pháp một cách tuỳ tiện và ngành tư pháp không độc lập như là hai yếu tố góp phần vào tình trạng vi phạm nhân quyền, DB Dana Rohrabacher (Cộng Hoà, CA) chỉ ra rằng các công ty Hoa Kỳ không thể nào đầu tư an toàn vào một quốc gia điều bị hành bởi những “tay anh chị” (gangsters). Song song với mục đích ngăn chặn không cho Việt Nam vào TPP và thúc đẩy Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, một mục tiêu nữa của Ngày Vận Động Cho Việt Nam là áp lực Bộ Ngoại Giao chấp hành các điều luật chế tài hiện hành Trích dẫn Cô Danh Hui và Ts. Nguyễn Đình Thắng tại hai buổi điều trần trong tháng 4, DB Smith kêu gọi Bộ Ngoại Giao xếp Việt Nam vào Hạng 3 về buôn người và đưa Việt Nam vào danh sách CPC vì đàn áp tôn giáo một cách trầm trọng. Đại biểu cho American Samoa, Ông Eni Faleomavaega là người duy nhất bênh vực cho Việt Nam nhưng cuối cùng cũng kêu gọi Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền. DB Chabot, chủ toạ buổi điều trần, kêu gọi Bộ Ngoại Giao tiếp xúc với các nạn nhân của đàn áp tôn giáo đã định cư ở Hoa Kỳ và các đại diện của những giáo hội bị đàn áp để nắm được thông tin chính xác cho các bản phúc trình trong tương lai. Quyền Phụ tá Ngoại Trưởng Daniel Baer hứa sẽ thực hiện điều này. Có mặt tại buổi điều trần, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, sau đó đã giới thiệu với Ts. Baer một phái đoàn của Liên Hiệp Ban Trị Sự Cao Đài với với Ts. Baer và nhận giúp sắp xếp buổi họp trong tương lai gần. Theo Ts. Thắng, Ngày Vận Động Cho Việt Nam đạt nhiều thành quả và thành quả ngay tức thì là sự lên tiếng rất mạnh mẽ và dứt khoát của các vị dân biểu có ảnh hưởng trực tiếp đến số phận của thương ước TPP vào cuối năm nay. Theo dõi video toàn bộ cuộc điều trần ngày 4 tháng 6:
Mạch Sống, ngày 06/06/2013
No comments:
Post a Comment