Hoàng Ngọc Nguyên
Người ta chẳng biết bình thường trong ngày thứ sáu 13 thì cuộc sống của con người trở nên khốn nạn đến như thế nào, nhưng đúng là thứ bảy 23 thì chẳng khá chút nào. Chẳng ai muốn ra đường trong thời tiết này, nhưng chắc chắn ở nhà ai cũng bức rức, muốn phát điên và đều có cảm tưởng cứ cái đà này, ai cũng có thề bị migraine cả như bà dân biểu đáng thương của chúng ta từ tiểu bang Minnesota (Michele Bachmann).
Đúng là nước Mỹ có số con rệp. Và những kẻ được hình thành trong một cơ chế “của dân, do dân và vì dân” là thứ hại dân hại nước. Người ta nghĩ rằng trong ngày thứ sáu này, cuộc thương lượng giữa Nhà Trắng và phía Lập Pháp, giữa đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ , về việc nâng cao giới hạn nợ, cắt giảm thiếu hụt, sẽ đến hồi kết cuộc, để cho người dân có thể “tìm lại được mùa xuân” trong thời tiết này, có được một niềm an ủi khi nghĩ rằng ít ra người ta cũng nghĩ đến sự mong đợi, mòn mỏi của người dân. Đã bao nhiêu ngày cuối tuần trôi qua mà tin vui từ chính trường tồi tệ ở Washington vẫn chưa bay về, và chẳng còn gì cuộc sống hạnh phúc của người dân, được định nghĩa là một cuộc sống “stress-free” (chẳng có lo phiền). Hết tuần này đến tuần khác, hết chuyện này đến chuyện khác, những người có quyền cứ đổ stress lên đầu người dân - những thứ rác rưởi của chính những người dân cử tuôn vào cuộc đời nguời dân, làm cho người ta cứ bị lúng túng, đi tới đâu cũng thấy rào cản. Có đạt được thỏa hiệp hôm nay, người ta mới có đủ thời giờ để soạn thảo văn bản luật, cùng những biện pháp thưc hiện trong tuần tới để kịp ban hành trước ngày kỳ hạn hết tiền trong quỹ là 2-8. Nay người ta cứ nhẩn nha đến tuần tới, what a hellish frame of mind, như lời thốt bực dọc của ký mục gia Holden Caulfield trên tờ New York Times. Từ lâu, người ta đã đặt nghi vấn về cái đầu của những nhà dân cử của chúng ta. Nghĩ đến sự to lớn của nước Mỹ, người ta cứ nghĩ rằng những cái đầu này phải to lắm. Hóa ra rất nhiều người cái đầu cũng chằng lớn hơn đầu ông Đỗ Mười là bao nhiêu, và tình tình thì cũng y chang “anh Mười”: chỉ nhớ toàn những khẩu hiệu mà chẳng biết mình đang lảm nhảm nói cái gì. Không có cái đầu mà cũng không có con tim hiểu được người dân nói chung, người Mỹ gốc Việt nói riêng, lo thế nào vì những chuyện Medicare, Medicaid, Social Security… đó là vấn đề “Xuân Tóc Đỏ” của Hạ Viện và Thượng Viện Mỹ của chúng ta. Cái tin cuối cùng trong ngày thứ sáu là ngay cả tuần tới triển vọng cũng rất mù mờ, vì vào chiều thứ sáu, ông John Boehner, chủ tich Hạ Viện, người đại diện Cộng Hòa tại Hạ Viện trong cuộc thương lượng này, đã “bước ra khỏi phòng họp” trong cuộc thương lượng “tay đôi” với ông Obama. Hòa đàm như vậy là đổ vỡ - cho dù thứ bảy có cuộc họp giữa ông Obama và lãnh đạo của cả hai viện tại Nhà Trắng.
Khắp cả nước Mỹ đang chìm trong “mùa hè đỏ lửa”. Cái mùa hè đỏ lửa này nó đúng khi người ta nhìn đến nhiệt độ nơi nơi. Ít nhất là 140 triệu người đang sống dưới nhiệt độ không dưới 100 độ F, tức khoàng 37.5 độ C. Cái nóng này còn hơn xa cái nóng của quê nhà miền nam chúng ta, trong mùa hè, thường chỉ là 35 độ. Ngay cả trong Mùa hè đỏ lửa 1972, hay Mùa hè Khê Sanh Quảng Trị 1967 ở vủng Cam Lộ, cái nóng có lẽ cũng chỉ đến mức đó. Nóng như thế này rất dễ xảy ra những vụ “lạm dụng” phơi bày thân thể. Mà các cô phơi bày quá là có chuyện cho những sex offenders, có đăng ký hay không có đăng ký, nhan nhãn ngoài đường phố. Những người này, trẻ còn không tha, làm sao chẳng thương những người hăm mấy ba mươi mấy ngoài đường phố, ngoài bãi biển. Nhưng nếu cứ xem các chương trình “by night” có tính cách “bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc” của một “giáo sư triết” chẳng có lý luận gì, chúng ta cũng có cảm tưởng đang có mùa hè đỏ lửa trên sân khấu, hoặc là các rạp hát máy lạnh đều hỏng hết, quạt máy cũng không chạy, cho nên từ nữ MC thiểu não sống trong hoang tưởng thanh xuân đến các nữ ca sĩ đều thiếu mặc như kiểu nhiệt độ trong rạp đã lên đến cả 150 độ F.
Trời nóng hừng hực đến mức người ta chẳng muốn ra khỏi nhà, trừ phi nhà không có A/C (máy lạnh=air-conditioned) nên phải nghe theo lời khuyên của chính phủ hãy đến mấy trung tâm mua sắm shopping mall mà chơi, trước là nhìn người ta cũng như mình dạo chơi mà chằng mua sắm gì, và sau là trốn cái nóng. Thế nhưng ở trong nhà mà chẳng biết làm gì cũng có những cái bực. Vì không làm gì và không muốn đi đâu cả thì người ta phải đi ra xa lộ thông tin, và trong đó toàn gặp những chuyện bực mình.
Cả mấy tháng qua, ngườì ta cứ nói nay Osama Bin Laden chết rồi, tổ chức Al Qaeda kể như “quê xệ”, hết thời, chẳng còn làm gì được, và lực lượng Taliban nay đã hiểu “gió đã đổi chiểu” nên muốn bắt chước Việt Nam hồi 1973 cũng “hòa giải, hòa hợp dân tộc” với chế độ Kabul, và Mỹ cũng mở lượng hải hà, chẳng những khuyến khích cho anh em trong một nhà ngồi lại với nhau, mà sẽ còn đích thân mang cái ghế của mình đến ngồi chung ở cuộc họp ba phe hai bên này (so với hội nghi hòa bình hai bên bốn phe ở Paris năm 1969). Taliban đã nhiều lần nói không dễ thế đâu, nhưng Mỹ và Kabul chẳng ai hiểu gì cả – ngay cả sau khi khủng bố Taliban tấn công mấy lần vào các khách sạn và giết hàng trăm người và al Qaeda thực hiện mấy vụ khủng bố trả thù. Vào xế trưa thứ sáu, bọn khủng bố quốc tế đã đính chính về sự ngây thơ của những nhà chính trị phương tây, quan sát phương tây, phân tích chính trị quốc tế phương tây đối với sự phúc tạp của người Hồi giáo nói chung. Na Uy là một nước rất nhỏ, hiền hòa, vô tội ở Bắc Âu, dân số có chưa đến 5 triệu người. Thế mà bọn khủng bố đã ra tay vào chiều thứ sáu, đánh bom phá tan hoang khu công thự chính phủ ở ngay trung tâm thù đô Oslo, và làm bảy người tử nạn, đồng thời một tên mang súng xâm nhập vào một trại hội thảo của thanh niên của đảng Lao Động cầm quyền được tổ chức trên hòn đảo Utoeya phía tây bắc Oslo, bắn bừa bãi vào đám đông giết chết ít nhất 10 nguòi. Có thề còn chưa đúng lúc đề nói bàn tay al Qaeda đã vấy máu trở lại, nhưng có thể hơi trễ để khằng định khủng bố quốc tế vẫn là một đe dọa thường trực cho loài người trong thời nay.
Sống trong thời nay, loài người bởi thế cần báo chí, cần truyền thông. Vai trò của báo chí và đệ tứ quyền của nó còn gần gũi, thiết thân, nổi bật hơn cả vai trò của những nhà chính trị đang chia chác lợi lộc từ ba quyển. Báo chí, truyền thông đến với chúng ta hàng giờ hàng phút. Báo chí ở cạnh người dân hàng ngày, còn chính quyến coi vậy nhưng ở xa lắm. Nhưng liệu người dân còn tin được báo chí hay truyền thông chăng trong thời buổi suy thoái lương tâm và đạo đức con người này – như xe đạp xuống dốc không phanh. Làm sao tin được báo chí khi cơ quan báo chí lớn nhất là tồ chức đồi trụy nhất mà vụ án của tờ the News of the World đang làm cho nguòi ta chán ngán. Những tờ báo lá cải đang thao túng thị trường báo chí đã đành. Nhiều hãng tin lớn cũng đề ra khơng ít phương tiện khả năng của mình để chạy theo những nhân vật nổi danh như Nadya Suleman, Bristol Palin, Casey Anthony, Lindsay Lohan, Britney Spears, Paris Hilton…
Nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường, nếu một món hàng chẳng ra gì lại thịnh hành, phải chăng là vì có sức cấu, và có người mua. Và cuối cùng, đúng là tiên trách bỉ, hậu trách kỷ.
No comments:
Post a Comment