7/24/11

THẾ SỰ THĂNG TRẦM - “SAN SẺ HY SINH”LÀ GÌ?

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image002

Thứ ba 2-8 là kỳ hạn mà mức nợ tối đa được phép của chính phủ phải gia tăng, nếu không, sau ngày đó chính phủ sẽ chẳng vay mượn gì thêm được để chi tiêu, và chẳng những thế những cái hóa đơn nợ nần tới hạn phải thanh toán sẽ không trả được, đưa đến tình trạng tuyên bố vỡ nợ.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Ngân khố Timohy Geithner, kỳ hạn thực tế là ngày hôm nay, thứ sáu 22-7, bởi vì có đạt được thỏa thuận giữa lập pháp và hành pháp, hay giữa hai đảng trong ngày hôm nay thì những người có trách nhiệm viết thỏa thuận thành luật, và triển khai luật thành những biện pháp thực hiện cụ thể theo hướng dẫn của Văn phòng Ngân sách Quốc Hội (Congressional Budget Office) mới có đủ thì giờ làm công việc của mình. Nếu đến thứ bảy hay chủ nhật, một giải pháp nào đó đôi bên đã đồng ý mới được thông qua, trước tiên ở Hạ Viện, sau đó lên Thượng viện, và cuối cùng là Nhà Trắng ký ban hành – trong giả thiết hoàn toàn thuận buồm xuôi gió – thì có thể sau đó những chuyên viên luật học và ngân sách phải làm việc đến 12-15 giờ một ngày để cho tất cả mọi chuyện sẵn sàng vào ngày 2-8. Nếu thỏa thuận phải chờ đến thứ hai hay thứ ba tuần tới mới qua được hết các cửa ải, người ta nói rằng những chuyên viên sẽ phải làm việc tới 24 giờ một ngày không ăn không ngủ. Và nếu thỏa thuận trễ hơn nữa, sau ngày thứ ba 26-7 chẳng hạn, có thể người ta phải tăng tốc đến 48 tiếng một ngày.

Bởi vì thứ sáu là kỳ hạn, cho nên mọi cặp mắt đều nhìn vào một hướng trong ngày thứ năm 21-7 – cho dù những người này không có quan hệ luyến ái gì với nhau mà có khi còn là “đồng sàng dị mộng”. Theo những tin tức đầu ngày, người ta kết luận tình hình bằng một câu tối nghĩa, hay đa nghĩa: No news is good news. Nói theo tiếng Việt, nghĩa rõ ràng hơn: chằng có tin gì hay ho. Toàn là tin xấu. Trong cuộc thương lượng về mức nợ trần này, cả hai đảng và cả hai ngành lập pháp và hành pháp đều theo đuổi đường lối NATO (North Atlantic Treaty Organization: Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương). Có nghĩa là chẳng thực sự làm gì cả, chỉ nói (dóc) mà thôi. Cũng là NATO: No Action, Talking Only! Tuy nhiên, chiều thủ đô đến sáu giờ vẫn tràn ngập nắng vàng rực rỡ và hy vọng đang dâng lên ở Washington. Có thể cái kỳ hạn thưc tế này đạt được vào hôm thứ sáu vì trong chiều thứ năm, Tổng thống Obama dường như đã đạt được thỏa hiệp nguyên tắc với phía Cộng Hòa tại Hạ Viện mà ông John Boehner, chủ tịch Hạ Viện, là người đại diện. Người ta lạc quan đến mức họ nói rằng hai bên đống ý là ông Boehner sẽ có trách nhiệm bảo những người Cộng Hòa hãy bớt hung hăng, mà tỏ ra thực tế hơn trong mục tiêu, còn bà Nancy Pelosi, chủ tịch phe thiểu số tại Hạ Viện (bà vốn là chu tịch Hạ Viện trong nhiệm kỳ trước), một người “quán quân” về xu hướng tự do trong đảng Dân Chủ, sẽ phải bảo những người đồng hội đồng thuyền của mình rằng đây là giải pháp tốt nhất mà người Dân Chủ có thề có được trong tình hình thất thế hiện nay.

Trong xã hội tiền bạc ngày nay, người ta nói thật thà nhất, ruột ngựa nhất là anh chàng thị trường chứng khoán - một người ít được ai tin. Nhân vật này phản ứng bao giờ cũng nhanh, và không bao giờ che dấu hay để trong bụng tâm sự của mình buồn hay vui, mừng hay lo. Hôm thứ năm, khi người ta nghe tin chính thức những lãnh đạo của châu Âu đạt được một thỏa hiệp để kềm chế cuộc khùng hoảng nợ của Hy Lạp, đồng thời cũng có tin đồn râm ran là Nhà Trắng và những người Cộng Hòa tại Hạ Viện có thề đã đạt được một thỏa thuận liên quan đến vấn đế thiếu hụt của quốc gia cùng mức nợ trần, chứng khoán đã lập tức tăng giá ngay - mặc dù cả ông Obama lẫn ông Boehner vội đính chính: Chưa xong gì cả. Chỉ số kỹ nghệ trung bình Dow Jones đã kết thúc phiên giao dịch trong ngày thêm được 153 điềm, đứng ở 12.724 điềm; chỉ số S&P 500 cho 500 kỹ nghệ hàng đầu thêm được 18 điểm , hay 1.4%, và đóng ở 1.344 điềm. Cuối cùng lá chỉ số tổng hợp Nasdaq tăng 20 điểm, đóng ở mức 2.834 điểm.

Gặp gỡ báo chí vào chiều thứ năm, Thư ký Báo chí của Nhà Trắng, ông Jay Carney, nói Tổng thống Obama “vẫn đang tiếp tục tìm kiếm giải pháp giàm thiếu hụt nào hiệu quả nhất và khả thi – trong khi vẫn để ngõ những giải pháp đã được bàn đến trong những ngày qua. Mới nhất, sau khi người ta đã bác bỏ giải pháp Joe Biden, Obama, Cộng Hòa Hạ Viện và để lơ lửng giải pháp của Thượng Viện cùng giải pháp “back-up” (phòng hờ) của ông Mitch McConnell - là một giải pháp cắt ba ngàn tỷ thiếu hụt liên bang trong mười năm tới đi kèm với việc gia tăng mức trần của nợ chính phủ. Trở ngại duy nhất là việc người ta chưa đồng ý được với nhau là có nên gia hạn những khoản giảm thuế được áp dụng dưới thời của ông Bush cho những gia đình kiếm được hơn $250.000 hay không. Theo nguồn tin này, môt giải pháp có thể sẽ bao gồm những khoản cắt giảm chi tiêu được tính sẽ tồng cộng đến 1.000 tỷ hay hơn nữa được thỏa thuận trong những cuộc thương lượng trước đó mà đại diện cho Nhà Trắng chính là Phó Tổng thống Joe Biden. Cũng có tin từ đầu ngày cho rằng ông Obama sẵn sàng ký một thỏa thuận gia hạn giới hạn nợ ngắn hạn nếu những người lãnh đạo của cả hai đảng đến gần một thỏa thuận vế một giài pháp giảm thiếu hụt bao gồm cả tăng thuế và cài cách chi tiêu ngân sách.

Mặc dù có tin những người Dân Chủ vẫn đòi lợi tức thuế phải gia tăng cho chính phủ trong thỏa thuận hai bên có thế đạt này, ông Boehner hôm thứ năm đã tiên đoán đa số ngưòi Cộng Hòa tại Hạ Viện cuối cùng sẽ ủng hộ một sự thỏa hiệp nào đó đế tránh tình trạng chính phủ phải vỡ nợ. Tại một cuộc họp báo, Boehner nói rằng : “Nói thực tình, tôi nghĩ rằng đó là điều vô trách nhiệm cho cả Quốc Hội và Tổng thống nếu họ không nhìn đến những chiến lược phòng hờ đề giài quyết vấn đế này… Cuối cùng, chúng ta có trách nhiệm phải hành động”. Ông nhìn nhận một số thành viên Cộng Hòa tại Hạ Viện đã ủng hộ biện pháp giới hạn nợ “cut, cap and balance” (cắt chi tiêu, giới hạn kinh phí và thăng bằng ngân sách) sẽ từ chối việc thỏa hiệp, nhưng ông cho rằng họ không phải là đa số trong đảng của ông”.

Đến tối thứ năm, tình hình còn rất mù mờ, người ta chưa thể mạnh dạn đoán được chuyện gì sẽ xảy ra hôm thứ sáu, và nếu có một thỏa thuân ngày này, thì nội dung của nó là gì. Cho đến khi có tin bà đã trở lại. Trên tờ Los Angeles Times, người ta reo lên: “She’s b-a-a-a-c-k!”

Từ lâu Nancy Pelosi đã chìm vào bóng tối. Khóa trước bà là chủ tich Hạ Viện, người đứng đầu Dân Chủ tại Hạ Viện. Nhưng Dân Chủ đã thất thủ trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái. Cánh Dân Chủ Tự Do thảm bại. Và bà Pelosi vẫn được xem là thủ lĩnh của cánh này. Người ta cho rằng bà phải chịu trách nhiệm về sự thất bại đó. May mà Obama còn ủng hộ bà nên bà còn bám được ghế lãnh tụ thiều số Dân Chủ tại Hạ Viện. Nhưng trong các cuộc thương lượng vừa qua, Pelosi không có tiếng nói. Người Liberal không có tiếng nói. Người ta sợ những người này làm hư bột hư đường. Nay, xem như giải pháp sắp thành tựu. Và ông Obama sợ rằng những người này vẫn là một mối đe dọa làm hư bột hư đường. Cho nên ông cần bà trong vai trò sứ giả. Who can be a better choice?

Bởi vậy mà có sự suy đoán rằng giải pháp có thể là giảm cắt nhưng không tăng thuế. Thay vì cắt 4.000 tỉ, ngườì ta có thể cắt 3.000 tỉ. Trước đây, ông Obama đồng ý cắt 4.000 tỷ nhưng đòi tăng thuế 1.000 tỷ. Ông chỉ mất 3.000 tỷ. Trong giải pháp mới này ông cũng chỉ mất có 3.000 tỷ. Đảng Dân Chủ có thể đau vì không ép được người Cộng Hòa tăng thuế. Nhưng đảng Cộng Hòa cũng nói họ không đưa mức cắt lên đến 4.000 tỷ như họ muốn. Và có thể họ tạm thời phải quên đi chuyện giới hạn ngân sách ở mức 19% GDP hay đưa ngân sách thăng bằng như một tu chính mới cho Hiến Pháp. Và điều quan trọng nhất là Dân Chủ hay Cộng Hòa đều có thể khoe với cử tri mình đã giữ lời hứa hay làm được việc cho họ.

`Đó là ý nghĩa của điếu mà ông obama nói là “san sẻ hy sinh” (shared sacrifice( – một cach dung chữ mới cho chữ thỏa hiệp (compromise).

No comments:

Post a Comment