7/30/11

ĐỊNH LÝ SAU CÙNG FERMAT

A) MỞ ĐẦU
Kính thưa quý Giáo sư Tiến sĩ, quý anh chị cùng các bạn trẻ
Tuổi tác càng cao sức khỏe, trí nhớ càng kém, một ngày không xa, trí nhớ cuả mình sẽ trở về con số không, như một đứa trẻ, không ai tránh khỏi đều nầy, ông bà ta có câu “một già một trẻ bằng nhau”, chẳng nhẻ ở tuổi xế chiều chúng ta cứ im lặng, ngồi chờ đến ngày đoàn tụ với ông bà là xong chuyện? Thời gian qua tôi đã bỏ ra nhiều công sức, giải quyết những vấn đề tồn đọng hàng trăm năm, như Định sau cùng cuả Pierre de Fermat, thậm chí hàng ngàn năm, như những Diophantinne Equations từ 500 năm trước Công nguyên đến nay, các nhà toán học chưa tìm ra phương pháp chung nào để giải quyết, bỏ qua thì uổng quá, chia xẽ thì mang tiếng là khoe khoan, khoác lác, nhưng tôi không nghỉ như vậy phải chạy đua với thời gian, gôm góp những bài viết, có thể nói là một vài thành quả, lưu lại cho con cháu mai sau, thành quả nầy không phải là tiền tài, vật chất, mà là thành quả về khoa học toán, nói đến toán thì vô cùng rộng lớn, mà sự hiểu biết của tôi mới chỉ là hạt cát trong sa mạc, do vậy có gì không đúng, không ổn mong quý vị rộng lượng tha thứ cho.
Thành quả thứ nhất: FERMAT’S LAST THEOREM (FLT), còn gọi là ĐỊNH LÝ LỚN, Pierre de Fermat còn một định lý khác dể hơn đã được chứng minh gọi là ĐỊNH LÝ NHỎ, Định lý nhỏ của Fermat được phát biểu như sau: “nếu p là một số nguyên tố, thì với số nguyên a bất kỳ, a^p a sẽ chia hết cho p”. Riêng Định lý Lớn nói là khó, thì ai cũng biết nó rất khó, nhưng không cảm nhận được cái khó như thế nào, nếu như chưa cầm bút để giải, từ ngày nầy qua ngày khác, từ tháng nầy qua tháng khác, …. Nó đã làm nhức nhối, đau khổ, thân bại danh liệt, nó đã làm tiêu hao biết bao chất xám cuả các nhà toán học trên thế giới suốt 360 năm qua, mà không tìm ra chứng minh cuả nhà toán học Pierre de Fermat.
Thành quả thứ hai: tôi đã tìm ra một số phương pháp chung cho các phương trình đa ẩn số mà ta thường gọi DIOPHANTINE EQUATION, một loại phương trình có từ 2 ẩn số trở lên, số mũ từ 1, 2, 3 … đến vô cực, nghiệm cuả phương trình phải là số nguyên, thông thường mỗi ẩn số phải có 1 phương trình ta mới giải được. DIOPHANTINE EQUATION cũng đã làm nhức nhối các nhà toán học trên 2000 năm nay, nhà toán học Hy lạp Diophantus of Alexandria (sinh trong khoảng 200 – 284 hay 214-289 sau Công nguyên) Ông đã dành cả cuộc đời nghiên cứu về loại phương trình đa ẩn số, từ 500 năm trước Công nguyên, ông viết được 13 quyển sách, nghe đâu đến nay còn 5 hay 6 quyển gì đó, các nhà toán học thời bấy giờ gọi ông là Cha đẻ của Đại sô.
B) NGUYÊN NHÂN (đưa tôi đến 2 vấn đế khó khăn nầy)
Nguyên nhân 1: Kính thưa quý vị, sau 1975 mất Miền nam, tôi cũng như bao nhiêu người khác thuộc Quân, Cán, Chính VNCH phải vào tù cải tạo, khi ra tù gia đình tôi về lại Quảng ngãi nuôi mẹ già trên 80 tuổi, bà không chịu vào Nam, sống chết tại Quê hương. Về quê với 2 bàn tay trắng, nhà cửa không còn, ruộng đất nhà nước quản lý, vườn thì chia năm, xẻ bảy cho bà con trong xóm làm nhà ở, chỉ còn lại một vài sào, tôi trồng rau và dạy toán cho học sinh luyện thi các cấp, có gì thì các cháu cho nấy, tạm sống qua ngày.
Có đứa cháu là Sinh viên Y khoa ở Huế về thăm, thấy tôi dạy toán, nó bảo có bài toán trên 300 năm không ai giải được, bác giải thử, lẻ ra tôi không nên hỏi mới đúng, vì các nhà toán học không giải được, thì tôi sức đâu để giải, nhưng vì lịch sự nên phải hỏi cho qua chuyện, tôi biết phương trình sau đây chính là Định lý sau cùng cuả Fermat, hồi còn đi học có nghe nói không ai giải được, nên không bao giờ tôi để tâm đến.
x^n + y^n = z^n (n > 2)
Sống ở nhà quê chuyện phải không với bà con làng xóm, như hỏi cưới, cúng giỗ v.v…,tháng nào cũng có , nhà nghèo không lấy đâu ra tiền để trang trãi, có lần lo quá mất ngủ, tôi lại trực nhớ đến Định lý sau cùng của Fermat, suy nghỉ tìm xem bài toán khó như thế nào ? Tìm ra chổ khó để hoá giải, may ra có thể giải được. Nghỉ đến bài toán không ngoài mục đích tìm giấc ngủ, nhưng không ngờ tôi lại tìm ra phương pháp để giải, lúc đó ngồi dậy thắp đèn lên, ghi lại những yếu tố chính
Nguyên nhân 2: Năm 1990 gia đình tôi được định cư tại Hoa kỳ theo diện HO (HO3) dịp may bằng vàng, Tôi có tham vọng lớn, phải làm một cái gì đó cho Hoa kỳ thấy người Việt nam mình có khả năng không kém họ, đồng thời đền đáp phần nào công ơn mà người Mỹ đã mở rộng vòng tay đón nhận người Việt nam đến tỵ nạn. Do quyết tâm, vài năm sau tôi đã hoàn tất chứng minh Định lý sau cùng cuả Fermat. giải xong tôi gỏ cửa nhiều Giáo sư Toán ở Hoa kỳ, hỏi xem đúng sai thế nào, nhưng nghe nói đến FLT họ trả lời không ai giải được đâu! … Mãi đến năm 1995 tôi gởi sang Hàn Lâm Viện Khoa Học Đức, hỏi xem chứng minh tôi đúng hay sai, họ có trả lời cho tôi bằng thư bưu điện, nếu tôi Publish chứng minh nầy, thì phần thưởng 70,000 Đức mã sẽ đến với tôi sớm hơn 2 năm, họ cũng giải thích trước đây là 100,000 GM do nhà toán học P. Wolfskehl …
“mathematician Paul Wolfskehl, a banker's son, offered in his will (1908) a prize of 100,000 German marks for the solution of the Fermat problem”…
Với thơ trả lời bằng bưu điện của Hàn Lâm Viện Khoa Học Đức, chứng tỏ tôi đã giải xong trước 1995, còn đúng sai vẫn chưa biết
Nguyên nhân 3: Các nhà toán học không tin Pierre de Fermat đã có chứng minh, hoặc có chứng minh, nhưng sai nên huỷ bỏ, chả nhẻ ông nói dối sao! Ông đã chết trên 300 năm rồi, ai nói sao ông chịu vậy, tôi không giám bảo vệ cho ông thì quá yếu, không muốn nói là có tội với ông, nên tôi quyết định nhờ Luật sư giúp về mặc pháp lý, để tôi bảo vệ Luận án cho Pierre de Fermat. Ở Hoa kỳ có được việc làm, thì đời sống mới ổn định, mất việc có thể đi đến dổ vở gia đình, nhưng năm 2000 tôi quyết định thôi việc, để hoàn tất Luận án bảo vệ cho ông, phải nói Luận án mới cần bảo vệ.
Pierre de Fermat bảo rằng lề cuốn sách hẹp quá không đủ viết chứng minh “I have discovered a truly marvelous demonstration of this proposition that this margin is too narrow to contain” có lẽ nhà Toán học Pierre de Fermat muốn thử thách các nhà toán học sau nầy, vậy mà trên 360 năm đã làm đau đầu các nhà toán học, không tìm ra chứng minh cuả ông, hoặc bằng cách chứng minh nào khác, ngay cả con trai ông cũng không tìm ra, chỉ thấy Pierre de Fermat chứng minh n = 4 là vô nghiệm, ngoài ra không còn chứng minh nào khác.
Luận Án năm 2002 cuả tôi lấy n = 4 làm chuẩn chứng minh, khó nhất ở đây là n = 2 có vô số nghiệm, nên ta không áp dụng quy nạp để chứng minh n = 5, n = 6, n = 7 vô nghiệm, rồi kết luận n tiến đến vô cực cũng vô nghiệm. Tôi có 2 cách giải trái ngược nhau, rất ngắn gọn
Cách giải 1: lấy n=4 làm chuẩn, tôi chứng minh tiếp n=3, n=5, n=6, n=7 …đến vô cực có gốc n=4 không loại trừ được, mà n=4 vô nghiệm, nên n tiến đến vô cực cũng vô nghiệm theo, để các bạn trẻ dể hiểu hơn, tôi tỷ dụ trong y khoa người nào bị nhiễm virus HIV sẽ bị bệnh Aid, ta ví n=4 là loại virus gây bệnh không nguyên (vô nghiệm) trong toán học, tôi chứng minh n từ 3 đến vô cực điều nhiễm virus n=4 nên phải vô nghiệm
Cách giải 2: lấy n=2 có vô số nghiệm, buộc n>2 phải vô nghiệm
Nói nghe dể, nhưng chứng minh cũng nhiêu khê lắm
Chắc quý vị sẽ đặt câu hỏi, Ai công nhận tôi chứng minh đúng, câu hỏi rất hay, xin thưa các nhà toán học trên thế giới, hay bất cứ ai có quan tâm đến toán đều có quyền phản bác, nếu tìm thấy chổ sai, sau 2 năm publish không ai phản bác thì chứng minh tôi đã đúng. Từ 2002 đến 2011 không nhà toán học nào phản bác, còn được các trường Đại học ở Anh quốc, Israel viết lại thành sách Giáo khoa, vẫn để tôi là tác giả bán cho sinh viên, có nơi bán tới £37 (Anh kim), như vậy phần chứng minh cuả tôi đã đúng, hay nói cách khác tôi đã bảo vệ thành công Định lý sau cùng cuả Fermat.
Cũng nhờ Luận án trên, tôi đã trở thành người Việt nam duy nhất Trong webside cuả Nhựt bản “洋書 - Pure Mathematics - Number Theory” từ năn 1904 đến 2010, tính ra hơn 100 năm, Ran Van Vo (3-2002) là người Việt Nam duy nhất, được đứng chung với các nhà Toán học tầm vóc trên thế giới, có sách Toán với những phương pháp mới để Cộng đồng toán học cùng học hỏi. Không biết còn người VN nào khác mà tôi tìm không ra (?), mời quý vị vào địa chỉ http://mathematics.web.infoseek.co.jp/book/99405011.html để xem lại
Đây là vinh dự chung cho người Việt nam chúng ta, chứ không riêng cho cá nhân tôi
C) CHIA XẺ
Phần quan trọng ở đây là tôi muốn chia xẻ cách chứng minh Fermat’s Last Theorem cùng quý vị và các bạn trẻ VN trong cũng như ngoài nước, mong rằng ai trong chúng ta cũng giải được
Nhờ cái đêm không ngủ tôi đã phát hiện ra một phương pháp rất quan trọng, có thể nói phương pháp chỉ nằm gọn trong tầm tay, vì nó được giới hạn giữa 0 và 1, Phương pháp mới có thể phát biểu như sau:
Tất cả các số HỮU TỶ và VÔ TỶ lớn hơn 0 nhỏ thua 1, giúp ta tìm gia trị nguyên x, y, z nguyên cuả phương trình Diophantus có dạng: ax^n + by^n = cz^n ( n tiến đến vô cực)
------------------------0|/////////// < a, b< //////////|1----------------------------|2---->
Phương pháp trên giải được phương trình Diophantus có dạng ax^n + by^n = cz^n với mọi giá trị cuả n. Trường hợp đặt biệt abc = 1 phương trình Diophantus trên còn lại x^n + y^n = z^n đây chính là dạng cuả phương trình Farmat’s Last Theorem. Tôi phải tìm cách viết phương pháp trên, thành công thức để khi gặp loại phương trình Diophantus như trên hay đồng dạng, ta ứng dụng công thức vào giải ngay, không cần suy nghỉ chi cả.
CÔNG THỨC VIẾT TỪ ĐỊNH LÝ PYTHAGO
Đối với Hình học: ở bậc Trung học chúng ta rất thành thạo việc xử dụng Định lý Pythago trong tam giác vuông, “a^2 + b^2 = c^2”, ta phải biết 2 cạnh để tìm giá trị cạnh thứ 3
Đối với Đại số: làm thế nào áp dụng định lý Pythago để giải các phương trình đa ẩn số, còn gọi là Diophantine Equation có dạng ax^2 + by^2 = cz^2 hoặc có nhiều ẩn số hơn. Nói đến đại số nhất là Diophantine Equation ta cần phải có công thức, chúng ta đã bước sang đầu Thiên Niên Kỷ thứ 3 mà các nhà toán vẫn chưa tìm ra phương pháp chung nào, vậy chúng ta phải chờ đến bao lâu?, mười năm, trăm năm hay phải thêm một ngàn năm nửa!
Từ suy nghỉ thô thiển đó, hơn 10 năm (2000 đến nay) thôi việc, để chuyên về nghiên cứu Toán, tôi đã viết được 3 quyển bằng tiếng Anh, quyển đầu tay FLT chỉ dày có 120 trang, lúc đó tôi thấy rất hay, bây giờ xem lại thấy còn quá đơn sơ, nhưng đã được Cộng đồng toán học đón nhận rất nhiệt tình, tạo niềm tin, tôi viết tiếp 2 quyển khác đã lên khuôn, có ám số (ISBN) nhưng tôi không cho xuất bản, vì nghỉ rằng Sinh viên Việt nam chưa có sách cuả mình để đọc
Tôi bắt đầu viết bằng tiếng Việt, viết được 6 quyển dày gần 300 trang, giá trị hơn nhiều, so với quyển đầu tay FLT. Thú thật với quý vị, từ ngày đến Hoa kỳ tôi chưa bao giờ nghỉ đến chuyện viết sách, thậm chí viết nhật ký cũng không, vì tiếng Anh rất kém, tiếng Việt thì viết sai chính tả tùm lum, nhưng nhờ những nhà in tại New York, và nhiều tiểu bang ở Hoa kỳ động viên bằng cách quảng cáo, bỏ tiền ra in ấn, phân phối trên mạng amazon.com, buy.com, Barnes Noble v.v. Nên tôi nhắm mắt viết thử, 6 quyển bằng tiếng Việt nầy là món quà cho Quê hương, một khi Việt nam có tự do thật sự.
Nhiều bạn trẻ trong và ngoài nước email hỏi tôi về cách chứng minh FLT, tôi xin khấc nợ, hứa lúc nào về VN hay có dịp sẽ chứng minh, nó không khó như người ta tưởng đâu. Lần nầy tôi tính trình bày luôn, chứ để lâu thời gian không cho phép, biết đâu bạn già Alzheimer ghé thăm, thì tôi nợ các bạn trẻ suốt đời, tôi đã viết 2 cách chứng minh rất ngắn gọn rồi, nhưng các báo không post lên được vì có quá nhiều ký hiệu toán, đành chịu thôi.
Ví lý do không post được nên chỉ giới thiệu sơ qua 2 công thức, nói công thức tôi đã lạm dụng danh từ, vì muốn được gọi là công thức phải được chứng minh (có chứng minh), phải được Patient, để xem tôi có “cầm nhầm” của ai không?, sau khi được Patient thì không ai cầm nhầm cuả mình được, đó là chưa kể sẽ được bằng phát minh, đôi khi có tiền thương, nói đến bằng cấp và tiền bạc ai lại không ham, nhưng nếu sống mà chỉ nói đến tiền, bằng cấp sẽ không đi xa được, nên tôi chia xẽ với quý vị có quan tâm về toán trên các báo 5, 6 năm nay, nếu tôi có cầm nhầm thì quý vị sẽ phát hiện ra ngay. Trong chứng minh The Birch and Swinneton - Dyer Conjecture cộng với phương pháp riêng cuả tôi, viết thành 2 công thức cho Phương trình Diophantus như sau:
CÔNG THỨC 1
ζ(s) = α^2 + β^2 = 1
β = (1 - α^2)^1/2
ζ(s) = 1 & ζ(1) = 0
x = α ∙ z
y = β ∙ z = (1 - α^2)^1/2 ∙ z
0 < α < 1

CÔNG THỨC 2

ζ(s) = α^n + β^n = 1
β = (1 - α^n)^1/n
ζ(s) = 1 & ζ(1) ≠ 0
x = α ∙ z
y = β ∙ z = (1 - α^n)^1/n ∙ z
0 < α < 1; n → ∞
ÁP DỤNG
Các bạn trẻ áp dụng để giải thử các phương trình Diophantus, ta thường gặp trên internet:
ax^3 + by^3 + cz^3 = 0
Ax^4 + By^4 + Cz^4 = 0
Và các phương trình Diophantus khác mở rộng ra nhiều ẩn số, tôi có trình bày cách giải trên khoahoc.net, vietthuc.org
Ví dụ:
*) Giải phương trình Diophantus có dạng sau:
                       a∙A^4 + b∙B^4 +  c∙C^4 +  d∙D^4 + e∙E^4 +  f∙F^4   =  g∙G^4      
Tìm giá trị A, B, C, D, E, F, G  nguyên
Cho biết  α = 5/6, gcd(A, B, C, D, E, F) = δ (δ > 1)
Giải
Muốn giải phương trình ta phải tìm giá trị a, b, c, d, e, f, g cuả phương trình trước.
Theo phương pháp của tôi, có rất nhiều giá trị cuả a, b, c, ...
Như phương trình sau đây
    5∙A^4 + 11∙B^4 +  230∙C^4 +  6∙D^4 + 7∙E^4 +  73∙F^4   =  16∙G^4    
Sau khi giải ta cũng có rất nhiều đáp số, đơn cử 1 đáp số dưới đây                           
Đáp số:
A = 120,       B =  90,      C  = 30, D = 126, E =  84,       F  = 42, G  = 126
Muốn thử lại cho chắc, ta thay thế các giá trị cuả A, B, C, D, E, F, G vào phương trình
    5∙A^4 + 11∙B^4 +  230∙C^4 +  6∙D^4 + 7∙E^4 +  73∙F^4   =  16∙G^4    
Ta có
  5∙1204 + 11∙904 +  230∙304 +  6∙1264 + 7∙844 +  73∙424   =  16∙1264 =     4032758016 
Như vậy ta phải tìm 7 hệ số gốc và 7 ẩn số trong cùng một phương trình, vị chi là 14
Tóm lại: bao nhiêu ẩn số, và số mũ nào ta cũng giải được, áp dụng công thức trên

TRỞ LẠI BÀI TOÁN: “FERMAT-WILES EQUATION” dưới đây
XUÂN VỀ

Xuân về qùa cáp cho nhau
Dân tình bất kể sang giàu, sắm mua
Nghèo thì heo đất chẳng thua
Đem ra trút ống, nghe khua rộn rang

Tiền kênh vương vải đầy sàn
Năm cent cùng những mười cent, qua-đờ (25cent)
Lũy thừa hai loại lên năm
Cộng chung hai thứ kênh năm,kênh mười

Tương đương mũ sáu qua-đờ (*)
Tìm xem mỗi loại tiền kênh mấy đồng
Bao nhiêu u-ếch Đô-la
Tính sao cho lẹ, kẽo mà hết xeo

1. (*) Cho biết có 4149 đồng qua-đờ
2. (*) Cho biết có 7777 đồng qua-đờ
Bài toán “xuân về” thuộc FERMAT-WILES EQUATION, ta không thể áp dụng 2 công thức trên, nên tôi viết công thức riêng cho Fermat-Wiles Equations, mặc dù nó cũng chính là những bài toán thuộc Diophantine Equation.
ζ(s) = r^n + s^n = c
s = (c - r^n)^1/n
ζ(s) = c & ζ(c) = 0
x = r ∙ z
y = s ∙ z = (c - r^n)^1/n ∙ z
n → ∞
Áp dụng công thức ta có
Loại 5 cent = 16596 đồng
Loại 10 cent = 20745 -
Loại 25 cent = 4149 =
Thử lại
16596^5 + 20745^5 = 4149^6 = 5101062080473384562601
Tính ra USD
16596 x 5 = 82980 = $829.80
20745 x 10 = 207450 = $2074.50
4149 x 25 = 103725 =$1037.25
USD = $829.80 + $2074.50 + $1037.25 = $3941.55
Tiền nhân đã để lại quá ít, những bài toán Diophantine Equation như “trăm trâu ăn trăm cỏ” hay “đi chợ phiên” nên tôi mạo mụôi dựa vào những bài toán đó, để viết ra các bài toán khác có nhiều ẩn số, số mũ cũng tăng lên, kèm theo phương pháp riêng, cho các loại phương trình Diophantus, không ngoài mục đích làm cho toán học Bình dân thêm phong phú, các bạn trẻ làm thử
Bái toán dưới đây 25 ẩn số, chứ không phải 2 ẩn số trong một phương trình, như bài toán “trâu và cỏ” mà các bạn Học sinh, Sinh viên đã thấy khó rồi
*) 25 toán Nông dân cày ruộng
Toán thứ 1        8   người cày, cày  9 công đất
Toán thứ 2      33      -       -     -  39  -    -    
Toán thứ 3      27     -       -     -    30 -    -      
Toán thứ 4      17     -       -     -   20 -    -    
Toán thứ 5       19     -       -     -   23 -    -     
Toán thứ 6      21     -       -     -   26 -    -     
Toán thứ 7        4     -       -     -      3 -    -     
Toán thứ 8      10     -       -     -    11 -    -     
Toán thứ 9      23     -       -     -    25 -    -     
Toán thứ 10    25     -       -     -    27 -    -      
Toán thứ 11    23     -       -     -    26 -    -      
Toán thứ 12    15     -       -     -    17 -    -
Toán thứ 13    29     -       -     -    32 -    -      
Toán thứ 14    31     -       -     -     35 -    -      
Toán thứ 15      3     -       -     -       7 -    -      
Toán thứ 16      7     -       -     -     11 -    -      
Toán thứ 17      9     -       -     -     14 -    -      
Toán thứ 18    17     -       -     -     22 -    -      
Toán thứ 19    19     -       -     -     24 -    -      
Toán thứ 20    23     -       -     -     28 -    -      
Toán thứ 21    27     -       -     -     32 -    -      
Toán thứ 22     29     -       -     -     35 -    -      
Toán thứ 23    31     -       -     -     37 -    -      
Toán thứ 24      7     -       -     -       8 -    -      
Toán thứ 25    27     -       -     -     28 -    -      
Tìm xem mỗi toán Nông dân có bao nhiêu người để số người cày và số công đất bằng nhau
Cho biết số công đất là 1001 công
Bài toán bậc 2 với 4 ẩn số dưới đây
Gia cầm
Vịt gà, ngang ngỗng đầy sân
Chạy qua chạy lại cũng ngần ấy con
Ước chừng trên dưới vài ngàn
Chủ nhà đố bạn, sẳn sàng tìm chơi
Giấy tờ, bút mực, xin mời
Bình phương ba loại xong thời cộng chung
Tương đương tích số sau cùng
Hâm hai với ngỗng bình phương vừa tròn
Tìm xem mỗi loại mấy con
Gia cầm nhiều nhất bạn còn tính luôn
Đáp số:
vịt: 444, gà 666, ngang 666, ngỗng 222
Thử lại
4442 + 6662 + 6662 = 22 x 2222
197136 + 443556 + 443556 = 22 x 49284 = 1084248

444 + 666 + 666 + 222 = 1998 (gần 2000)
Giá trị nhận được
Tổng cộng: 1998 (thiếu 2 con đủ 2000 con)
Tất cả các dạng phương trình Diophantus và cách giải tôi đã gôm thành 6 quyển sách, mỗi quyển gần 300 trang, nhiều nhà in tại Hoa kỳ họ sẳng sàng in ấn và phân phối khắp nơi, trên các mạng amazon.com, Bookstores Worldwide … nhưng tôi vẫn để dành cho các bạn trẻ VN khi có điều kiện …
D) KẾT LUẬN
Toán học là nền tảng cho mọi phát triển trong xã hội, ngày nay khoa học thực dụng phát triển quá nhanh, nhanh đến chống mặt, ngược lại Toán học thuần tuý có khuynh hướng đi xuống, so với các nhà toán học trước đây, tạo nên khoảng cách rất nguy hiểm, không điểm tựa, không có nền móng vững chắc chống đở, sẽ có nguy cơ sụp đổ, gây huỷ diệt môi trường, đời sống, vì Toán học không theo kịp để kiềm chế (control) các phát minh cuả khoa học thực dụng, đơn cử như các nhà máy diện nguyên tử bị nổ ở Chernobyl tại Nga 1986, hay gần đây Fukushima tại Nhật bản đã gây ô nhiểm môi trường rộng lớn, thiệt hại nhân mạng, sức khỏe cho người dân, chưa kể những hậu quả về lâu về dài, nguyên nhân các khoa học gia chưa tính toán đầy đủ những bất trắc có thể xảy ra, như động đất, song thần, hoả hoạn, phát nổ v.v…và các biện pháp bảo vệ sự an toàn cho nhân viên, cho người dân sống gần nhà máy. Đức là nước công nghiệp hàng đầu, trình độ khoa học kỷ thuật cao vậy mà họ tính đến năm 2022 sẽ đóng cửa hết những nhà máy điện hạt nhân, Chính phủ Nhật bản đóng cửa hơn phân nửa các nhà máy Diện hạt nhân sau tai họa Fukushima. Việt nam ta chưa có nhà máy điện hạt nhân là một hạnh phúc lớn, cớ gì lại muốn mang lấy họa vào thân !
TOÁN HỌC, KHOA HỌC THỰC DỤNG và ĐẠO ĐỨC 3vấn đề cần phát triển đồng loạt, mới tạo cho con NGƯỜI có cuộc sống VĂN MINH, AN BÌNH và HẠNH PHÚC, đó là những ý nghỉ thô thiển cuả tôi.
Kính chúc quý vị cùng các bạn trẻ sức khỏe, niềm tin: tất cả cho một Việt nam Tự do, Dân chủ Giàu mạnh, không bị đồng hoá bởi ngoại xâm Phương bắc, để xứng đáng là con Rồng cháu Tiên
Võ Văn Rân

No comments:

Post a Comment