Showing posts with label nghệ thuật. Show all posts
Showing posts with label nghệ thuật. Show all posts

4/11/22

Vì sao bức chân dung Marilyn Monroe được coi là tranh vẽ đắt nhất thế kỷ 20, giá lên tới 4,5 nghìn tỷ?

"Shot Sage Blue Marilyn" rộng 40 inch vuông là một trong hàng chục bức tranh mà nghệ sĩ huyền thoại Andy Warhol đã thực hiện về Marilyn Monroe vào những năm 1960.

Được giới chuyên gia mô tả là một trong những tác phẩm nghệ thuật hiếm nhất và siêu việt nhất còn tồn tại, bức chân dung "Shot Sage Blue Marilyn" đã từng được trưng bày tại Bảo tàng Guggenheim ở New York, Trung tâm Pompidou ở Paris và Tate Modern ở London. Bức tranh dự kiến sẽ được bán đấu giá ở New York vào tháng 5 này.

Cùng với bức "Sự ra đời của thần Vệ nữ" của Botticelli, bức "Mona Lisa" của Da Vinci và "Les Demoiselles d'Avignon" của Picasso, bức "Shot Sage Blue Marilyn" của Warhol được coi là một trong những bức tranh vĩ đại nhất mọi thời đại và trở thành bức tranh giá trị nhất còn lại được đấu giá trong thế kỷ 20.

Bức tranh sẽ được bán đấu giá vào tháng 5 năm 2022.

"Shot Sage Blue Marilyn" là bản sao đầy màu sắc của họa sĩ Andy Warhol về chân dung của ngôi sao Hollywood Marilyn Monroe. Bức tranh cũng là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng cho thành công của Andy Warhol.

Sử dụng một kỹ thuật được gọi là in lụa, sao chép hình ảnh trên giấy hoặc canvas bằng cách sử dụng một lớp lụa lưới mịn giống như giấy nến, Warhol bắt đầu sản xuất ra các bức tranh vào năm 1962, ngay sau khi Monroe qua đời.

Cũng như những bức vẽ các nhân vật nổi tiếng khác như Elvis Presley, người nghệ sĩ đã tạo ra nhiều phiên bản chân dung của Monroe với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau.

Năm 1964, Warhol đã phát triển một quy trình mới tinh tế hơn và tốn nhiều thời gian hơn, trái ngược với quy trình sản xuất tranh hàng loạt trước đây. Năm đó, ông đã sử dụng quy trình mới để tạo ra một số lượng hạn chế các bức chân dung, biến chúng trở thành các bản sao vô cùng hiếm hoi.

Kỷ lục đấu giá hiện tại cho một tác phẩm của Warhol được nắm giữ bởi "Silver Car Crash (Double Disaster)", bức tranh mô tả hậu quả của một vụ va chạm trên đường, sau khi nó được bán với giá hơn 105 triệu USD ở thời điểm gần một thập kỷ trước.

Nghệ sĩ Andy Warhol cùng các tác phẩm về Marilyn Monroe.

Một số tác phẩm khác về Marilyn của Warhol cũng thu hút được số tiền lớn trong các cuộc đấu giá trong những năm gần đây, với bức "White Marilyn" năm 1962 được bán với giá 41 triệu USD tại New York vào năm 2014.

Một số ít các bức tranh từng đạt được mức giá vượt quá 200 triệu USD. Kỳ tích nhất phải nhắc tới tác phẩm "Salvator Mundi" của Leonardo da Vinci, được bán vào năm 2017 với giá bán cuối cùng lên đến hơn 450 triệu USD (hơn 10 nghìn tỉ tiền Việt Nam).

Kỷ lục đấu giá hiện tại cho một bức tranh thuộc thế kỷ 20 là 179,4 triệu USD được trả cho tác phẩm "Les Femmes d'Alger (Version O)" của Pablo Picasso vào năm 2015.

Mức kỳ vọng dành cho bức "Shot Sage Blue Marilyn" của Andy Warhol sẽ lên mức ít nhất là 200 triệu USD (4568 nghìn tỉ tiền Việt Nam). Số tiền thu được sẽ dùng để tài trợ cho các chương trình giáo dục và sức khỏe cho trẻ em trên toàn thế giới.

Nguồn: Khoahoc.tv. Cập nhật: 05/04/2022 

11/27/21

Lily Harvest - Thu hái hoa súng ở đồng bằng sông Cửu Long

Hoa loa kèn thân dài được thu hoạch hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây Nam bộ Việt Nam. Đó là một cảnh tượng đẹp đến khó tin, được nhiếp ảnh gia Việt Nam Trung Hải Phạm ghi lại bằng những hình ảnh tuyệt đẹp trong bộ ảnh mang tên "Lily Harvest".


Những cây thủy sinh tuyệt đẹp này luôn là biểu tượng đặc trưng của đất nước và phát triển mạnh trong những trận lũ lụt ở các cánh đồng lúa. Sự kiện này thu hút nông dân địa phương với một vụ mùa bội thu. Bản thân quá trình thu thập bắt chước điệu nhảy, sự kết hợp hài hòa của những chuyển động mềm mại và uốn lượn, một trong những nghi lễ lãng mạn nhất trên thế giới.

Từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 11, Đồng bằng sông Cửu Long được bao phủ bởi một lớp áo trắng hồng và hoa bằng lăng trên những thân cây có thể cao đến vài mét, tùy thuộc vào mực nước. . Nhiệm vụ của những người phụ nữ là làm sạch bụi bẩn của hoa loa kèn và thu gom chúng thành từng bó thanh lịch, sau đó họ cẩn thận xếp lên những chiếc thuyền gỗ nhỏ truyền thống của Việt Nam để mang đến các chợ gần đó.


Hoa lily ngoài công dụng trang trí còn được dùng để chế biến nhiều món ăn địa phương. Thân cây bông súng là nguyên liệu chính trong món canh chua bông súng nổi tiếng.


Thu hái hoa súng ở Đồng bằng sông Cửu Long là một trong nhiều kỳ quan của Việt Nam. Cộng đồng này phát triển mạnh trên mặt nước trong một mạng lưới các hòn đảo và kênh đào, từ đó nổi bật lên các ngôi làng, chợ nổi và chùa chiền duyên dáng. Địa điểm truyền thống được bao quanh bởi thiên nhiên tươi tốt này không bao giờ ngừng thu hút sự tò mò của du khách từ khắp nơi trên hành tinh.

11/12/21

Nhiếp ảnh gia Việt thắng giải Bạc quốc tế

Cuộc thi ảnh quốc tế First Half of 2021 Smile World đã khép lại và tìm ra những người thắng cuộc. Một số nhiếp ảnh gia Việt đã đoạt giải cao trong cuộc thi này.

 

Cuộc thi có 4 hạng mục gồm Happy Time (Thời gian hạnh phúc), Beauty of Nature (Vẻ đẹp Thiên nhiên), Documentary and Travel (Tư liệu và Du lịch), Open (Mở rộng). Trong ảnh, tác phẩm "Trung du thức giấc" của nhiếp ảnh gia Bùi Việt Đức đoạt giải Bạc hạng mục Vẻ đẹp Thiên nhiên. Bức ảnh ghi lại cảnh sớm mai tại đồi chè Long Cốc (Phú Thọ). Tác giả chia sẻ: "Đây là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam. Vào thời điểm cuối thu, đầu đông, đồi chè được bao phủ bởi lớp sương mù huyền ảo. Có những buổi sớm mai, sương, mây bồng bềnh tạo nên bức tranh đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh".















Nữ nhiếp ảnh gia Khánh Phan đoạt giải Đồng hạng mục Tư liệu và Du lịch. Bức ảnh của cô chụp người đánh cá giữa rừng dừa nước ở Quảng Ngãi. Khoảng trống hiếm hoi giữa bức ảnh là dấu tích của chiến tranh. Khu rừng có diện tích khoảng 10 ha, được xem là "lá phổi xanh" của Quảng Ngãi. Nơi đây cũng thu hút du khách bởi sự đa dạng sinh học với đủ loài vật như cá, tôm cua, chim, cò hoang dã. Du khách tới khu rừng này thường thích chèo xuồng dưới những tán lá dừa để tận hưởng không khí trong lành.













TTác phẩm "Vẻ đẹp của lưới đánh cá" do nhiếp ảnh gia Nguyễn Phước Hoài thực hiện. Ảnh chụp tại Phú Yên - nơi thường được các "tay máy" tới săn ảnh thả lưới đánh cá nhiều bậc nhất Việt Nam.
















Ở hạng mục Thời gian Hạnh phúc, Babak Mehrafshar giành giải Vàng với tác phẩm "Trái tim ấm áp". Bức ảnh chụp một cậu bé người Anh tại Thổ Nhĩ Kỳ.














Pedro Luis Ajuriaguerra Saiz thắng giải Vàng hạng mục Vẻ đẹp Thiên nhiên bằng tác phẩm chụp con muỗi vằn Buzzer Midge. Loài này chủ yếu sống ở khu vực Bắc Bán Cầu. Qua ống kính macro, Pedro đem đến cái nhìn cận cảnh về những cái chân thanh mảnh màu nâu của con muỗi và những chiếc lông giúp nó sở hữu khứu giác tuyệt vời. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất vẫn là đôi mắt.
































Hành tinh hồng" của Yevhen Samuchenko chiến thắng hạng mục Tư liệu và Du lịch. Khung cảnh trông siêu thực này là những hồ muối hồng vùng Kherson ở Ukraine. Trong những tháng hè, loại tảo siêu nhỏ khiến nước chuyển sang màu hồng, đỏ lạ mắt. "Quang cảnh nhìn từ trên cao thực sự không còn giống thế giới chúng ta từng biết. Đó là lý do tôi dùng flycam để tái hiện trọn vẹn bầu không khí của nơi kỳ lạ này", Samuchenko nói.
































Bức ảnh này có tên "Cuộc chơi kết thúc nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục" do tác giả Budiman Hardijanto chụp. Nó giúp ông nhận giải Vàng hạng mục Mở rộng. Bức ảnh là cách ẩn dụ về phản ứng của một người khi thua cuộc trong trò chơi. Một số vượt qua nhưng số khác lại tuyệt vọng. "Chủ nghĩa siêu thực giúp tôi xóa nhòa ranh giới giữa tưởng tượng và thực tế", tác giả chia sẻ.

Nguồn: ZingNews.

11/7/21

Hoa Lan Hiếm

Có thể xem bản phóng đại:1)-bấm vào Play 2)- Bấm full screen ở góc phải phía dưới.


Mời đọc thêm Mạn đàm : Hoa Lan hiếm (LT Trường)

11/1/21

Tác phẩm nghệ thuật bằng giấy

Patty và Allen Eckman ở Nam Dakota đã biến những trang giấy trắng thành những tác phẩm điêu khắc có tính nghệ thuật rất cao.

Có thể xem bản phóng đại:1)-bấm vào Play 2)- Bấm full screen ở góc phải phía dưới.

11/19/20

Xem lại những hí họa của Chóe

Viết về hội họa có lẽ không ai có đủ “thẩm quyền” hơn các họa sĩ. Họ là những người trong nghề nên có những nhận xét chuyên môn mà những người “ngoại đạo” như tôi không thể nào có được. Muốn làm nhà phê bình hội họa lại càng khó hơn vì chưa chắc một họa sĩ tài hoa đã là một nhà phê bình xuất sắc.

Thế cho nên, bài viết này chỉ là một cái nhìn của người thưởng ngoạn những bức hí họa của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (*) mà lâu nay ta biết đến qua cái tên Chóe trên báo chí.

Sự nghiệp hí họa của Chóe kéo dài qua hai thời kỳ, từ năm 1969 dưới thời VNCH và chấm dứt vào năm 2003 trong thời CHXHCN. 2003 là năm ông qua đời vì biến chứng của bệnh tiểu đường sau một thời gian bị lòa con mắt, đành phải “bó tay” xếp cọ. Họa sĩ mà mắt bị lòa thì cũng chẳng khác nào ca sĩ bị mất giọng.



Họa sĩ Chóe
(Ảnh Nguyễn Phong Quang)

9/11/20

"HỌA SỈ MAY" Duy Nhất Trên Thế Giới




Ngoài sức tưởng tượng !

Anh Arun Kumar Bajaj ở Ấn Độ có một kỹ năng rất đặc biệt – anh có thể vẽ tranh bằng máy may.Về lý mà nói, đó là thêu, không phải vẽ, nhưng những tác phẩm nghệ thuật của anh quá chi tiết đến nỗi chúng trông tựa như những bức vẽ siêu thực trong con mắt của các khán giả nghiệp dư. Và việc anh làm ra toàn bộ các tác phẩm bằng máy may chỉ khiến nó càng trở nên ấn tượng hơn mà thôi.


Arun rất giỏi vẽ và mơ ước sẽ trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Nhưng cái chết bất ngờ của cha anh 15 năm trước đây đã làm tan nát giấc mơ này và buộc anh phải bỏ học để phụ giúp gia đình kiếm sống. Cha của anh là một thợ may và anh nối nghiệp cha, nhưng anh đã không để cho chất nghệ sĩ trong mình mai một. Thay vào đó, anh bắt đầu “vẽ tranh” bằng đường kim mũi chỉ. Nhưng thay vì dùng tay, anh quyết định dùng một phương tiện thêu khá đặc biệt – chính là máy may. Phải mất một đoạn thời gian anh mới có thể làm chủ được loại hình nghệ thuật độc đáo này, hiện nay anh được xem là nghệ sĩ sử dụng máy may duy nhất trên thế giới.

2/9/19

Diên Hy Công Lược: Vì sao TQ quay lưng lại với phim cổ trang ăn khách nhất?


BBC News


Từng là một trong những phim ăn khách nhất năm 2018 - nhưng mới đây Diên Hy Công Lược bị ngừng chiếu trên truyền hình khắp cả nước Trung Quốc.

Diên Hy Công Lược, bộ phim cổ trang về cuộc sống trong hoàng cung, đã phá kỷ lục khi được trình chiếu năm ngoái.
Phim được stream hơn 15 tỷ lượt trên mạng iQiyi, hay Netflix của Trung Quốc, và trở thành một trong những phim được xem nhiều nhất trên mạng trong 39 ngày liền.

Nhưng tất cả đã thay đổi vào cuối tháng Một khi một bài báo trên truyền thông nhà nước chỉ trích "ảnh hưởng tiêu cực" của các bộ phim về hoàng cung. Và không lâu sau, phim Diên Hy Công Lược đã bị dừng chiếu.

5/4/16

Bài viết về TRẦN ĐỨC THẢO

Trần Đức Thảo tiến sĩ triết học, khi còn ở bên Pháp, danh tiếng đã một thời ngang ngửa với J.Paul Sartre.  Vậy mà, khi về Việt Nam, đã bị Hồ Chí Minh ghen tị, loại ra bên lề xã hội. Gần   40 năm gian khổ, sống dở chết dở, ông đã phải đi chăn bò để kiếm sống và sau cùng đã phải nhường cả người vợ yêu qúy cho một người bạn vì không có khả năng nuôi dưỡng. Ông không bị chết đói nhưng đã trở thành nửa điên nửa khùng như chúng ta đều biết.

Tuy nhiên trong những năm dài khốn khổ dù sao ông cũng giữ lại được một kỷ niệm khó quên về một thú vui lén lút mà ông kể lại như sau.  Xin qúy độc giả đọc tiếp.

Một chầu hát ả đào giữa cánh đồng

Ông Thảo kể : một lần ông được nhà văn Nguyễn Tuân mời đi ăn cơm Tây và sau đó dẫn ông đi hát ả đào.  Dưới thời Hồ Chí Minh thì dĩ nhiên đây phải là một phiên hát chui hát lậu.

11/22/15

Các họa sĩ thế giới chung tay vẽ tranh về Paris

Các họa sĩ trên khắp thế giới đã và đang vẽ tranh để cổ vũ Paris đứng lên sau thảm kịch ngày 13/11 vừa qua.

Sau sự kiện khủng bố Pháp 13/11 làm 128 người chết và hàng trăm người khác bị thương, nước Pháp- kinh đô ánh sáng, thành phố của tình yêu nay phủ đầy tang tóc. Cả thế giới đều chấn động trước tin một thành phố giữa lòng Châu Âu lại bị tấn công thảm khốc như vậy, đồng thời gửi lời chia buồn tới thân quyến các nạn nhân.

Instagram, Twitter, Facebook khắp nơi đều ngập tràn những bức tranh vẽ động viên Paris sớm vượt qua sự việc tang thương lần này.
6-9856c

Cận cảnh tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam

Ngọc Tú 

Sau hơn 3 tháng thi công, tượng Đại thi hào Nguyễn Du được tạc từ khúc gỗ gù hương nguyên khối nặng 4,8 tấn đã được hoàn thành.

Chủ nhân                                                           của bức                                                           tượng Đại                                                           thi hào                                                           Nguyễn Du                                                           “khủng” là                                                           anh Lê Văn Huy                                                           (SN 1971, TP.                                                           Vinh, Nghệ                                                           An). Khoảng                                                           tháng 4/2014,                                                           anh Huy tình                                                           cờ biết                                                           người dân                                                           tộc ở huyện                                                           miền núi                                                           Nghệ An đào                                                           được gốc cây                                                           gù hương                                                           khủng nên                                                           quyết mua                                                           về.

Chủ nhân của bức tượng Đại thi hào Nguyễn Du “khủng” là anh Lê Văn Huy (SN 1971, TP. Vinh, Nghệ An). Khoảng tháng 4/2014, anh Huy tình cờ biết người dân tộc ở huyện miền núi Nghệ An đào được gốc cây gù hương khủng nên quyết mua về.

5/31/15

Gạch 3D lát nền ‘biến’ sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật

 
Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Gạch 3D lát nền đang là xu hướng trang trí mới để giúp không gian nhà có những cảnh quan tuyệt vời.
Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật 13
Gạch 3D lát nền với lớp phủ trong suốt cho phép chủ nhà có để biến các căn phòng của mình trở nên tuyệt vời hơn khi có thể ngắm đáy đại dương hoặc bãi biển thơ mộng…

9/16/14

Cuộc đời của Sylvie Vartan

Đối với một người mà ban đầu không muốn chọn nghề ca hát, Sylvie Vartan lại là một trong những ca sĩ Pháp có sự nghiệp bền vững nhất. Bóng thời gian mới đó mà đã vụt bay. Từ cái ngày cô bước vào nghề ca hát một cách bất đắc dĩ vào năm 1961, tính đến nay đã là 50 năm. Nửa thế kỷ hát cho người, nửa thế kỷ tạ ơn đời.

Sinh năm 1944 tại Iskrets, Sylvie Vartan là người gốc Bulgary. Bố cô là tùy viên sứ quán Pháp tại Sofia, còn ông nội là giám đốc công ty điện lực quốc gia. Gia đình cô chạy trốn chế độ cs sang Pháp định cư năm 1952, Sylvie lúc đó mới lên 8. Mãi đến năm 1990, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Sylvie Vartna mới được dịp về thăm quê cha lần đầu tiên. Thời còn nhỏ, cô bé chăm chỉ học giỏi, nhưng thật ra lại nuôi mộng trở thành diễn viên điện ảnh, chứ không phải là ca sĩ.

Năm lên 6, cô đã từng đóng trong một bộ phim lịch sử cổ trang kể lại thời kỳ Bulgary bị đế chế Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục xâm chiếm. Vì thế mà nhiều lần, Sylvie ngỏ ý xin mẹ cho cô theo học lớp đào tạo diễn xuất. Sợ con mình xao lãng việc học, bà mẹ mới bảo : đậu bằng tú tài cho xong, rồi lúc đó hãy tính. Trong gia đình, Sylvie có một người anh trai tên là Eddie Vartan, có khiếu chơi đàn nên thường tham gia vào các ban nhạc nghiệp dư, cũng từ đó mà anh quen biết thêm nhiều giới nghệ sĩ.

Sylvie Vartan ngẫu nhiên thành ca sĩ

Cho đến một ngày kia, bạn của Eddie là nam ca sĩ Frankie Jordan chuẩn bị vào phòng thu để ghi âm một bản song ca (bài Panne d’essence), thì vào giờ chót cô ca sĩ hát chung lại không đến. Không còn ai khác để thay thế, Eddy Vartan mới cấp tốc kéo cô em gái Sylvie từ nhà đến phòng ghi âm. Tưởng chừng hát thử cho vui, nào ngờ lại thành đĩa thật. Nhờ ca khúc này mà tên tuổi của Sylvie được lăng xê vào năm 1961. Vài năm sau đó, tên tuổi của Frankie Jordan chìm hẳn, còn Sylvie thì lại nổi đình nổi đám.

Từ năm 1963, thời kỳ phát hành nhạc phẩm En écoutant la pluie (Nghe nhịp mưa rơi - nguyên tác là ca khúc Rythm of the rain), Sylvie Vartan cùng với France Gall và Françoise Hardy trở thành những gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc trẻ những năm 60 tại Pháp. Phong trào này được gọi là yé yé phiên âm từ chữ yeah yeah của Mỹ, trong thời gian đầu chuyên chuyển dịch phóng tác các ca khúc ăn khách của làng nhạc Anh Mỹ. Gương mặt tiên phong của phong trào này là ca sĩ Pháp Richard Anthony.

Sau khi cất cánh, sự nghịêp của cô đạt đến tột đỉnh vào những năm 68, 69 và vẫn tiếp tục sáng chói qua bao thập niên nhờ biết đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người nghe và nhất là thích nghi với các phong trào âm nhạc thời thượng từ nhạc kích động disco cho đến nhạc pop những năm 80 và 90. Mãi đến những năm sau này, Sylvie mới dần dần chuyển qua hát nhạc ‘‘nghiêm túc’’, chú trọng nhiều hơn đến ca từ ý tứ của bài hát, chứ không còn chạy theo những giai điệu dễ nghe, dễ nhớ nhưng với lời ca vô thưởng vô phạt : nghe cũng được mà không nghe thì cũng chẳng sao.

Sau hơn 40 năm thành công trong sự nghiệp ca hát, Sylvie Vartan vẫn trụ lại trong làng nhạc nhờ một lượng fan hâm mộ đông đảo thuộc vào nhiều thành phần và lứa tuổi, nhưng chủ yếu cũng vì cô làm việc không ngơi nghỉ, ghi âm đến 3 album chỉ trong 4 năm vừa qua. Tập nhạc gần đây nhất của cô mang tựa đề Soleil bleu (Mặt trời màu xanh) vừa được trình làng vào tháng 12 vừa qua, hầu như cùng một lúc với đĩa đơn mới của Johnny Hallyday (nhạc phẩm Jamais seul tạm dịch là Không bao giờ cô đơn do Mathieu Chedid sáng tác).

Đi tìm những cảm hứng mới

Lần này, Sylvie Vartan triệu tập các tác giả thuộc thế hệ mới như Julien Doré, Arthur H, Keren Ann để soạn cho cô một album mang đậm sắc thái của nhạc pop kết hợp với nhạc folk. Họp tác với các ngòi bút trẻ là một cách để cho cô đi tìm những cảm hứng mới. Sở trường của Sylvie Vartan không phải là lối hát mộc, nên lần này cô được trợ bởi một lối hoà âm đa tầng, cuồn cuộn lớp lớp, khác với những gì cô thường hát nhưng chưa chắc gì sắc sảo bằng các tập nhạc trước.

Bên cạnh những sáng tác mới, Sylvie Vartan còn ghi âm lại (cover) một số ca khúc quen thuộc, trong đó có tập nhạc Nouvelle Vague Làn sóng mới bao gồm những ca khúc bất hủ thập niên 60 của các nghệ sĩ ăn khách cùng thời. Lối hoà âm phối khí khi thì phá cách, lúc thì rất gần giống với nguyên tác nhưng nhìn chung vẫn ngợi lại cho người nghe cả một khung trời kỷ niệm, nhất là đối với tất cả những ai đã lớn lên trong giai đoạn này.

Thời còn trẻ, Sylvie Vartan đã tạng cho làng nhạc Pháp nhiều ca khúc bất hủ : Dòng sông tuổi nhỏ, Anh thì không, Em đẹp nhất đêm nay đều đã từng được chuyển dịch sang lời Việt. Trên cuộn CD Làn sóng mới, Sylvie Vartan ghi âm trong tiếng Anh lẫn tiếng Pháp toàn là những ca khúc để đời. Trong tiếng Pháp thì có các bài như Souvenir Souvenir (Kỷ niệm) của Johnny Hallyday, Il est 5h Paris s’éveille (5 giờ sáng Paris thức giấc) của Jacques Dutronc, Le temps de l’amour (Một thời để yêu) của Françoise Hardy. Trong tiếng Anh thì có các sáng tác của Bob Dylan. Leonard Cohen và ban nhạc The Mamas and the Papas (Dream a little dream of me).

Khoác áo mới cho những tình khúc vang bóng một thời. Sân chơi của Sylvie Vartan tựa như một cái nháy mắt đối với tất cả những người mến mộ, trung thành với cô ca sĩ tóc vàng từ bao thập niên qua. Vào lúc mà tại Pháp đang có xu hướng hoài niệm, ôn lại những hình ảnh xinh đẹp giai điệu êm đềm của cái thuở xa xưa, tiêu biểu qua các đợt lưu diễn tập hợp trên cùng một sân khấu hàng chục nghệ sĩ nổi danh vào thời này.

Có lẽ cũng vì thế trong số các dự án sắp tới của mình, Sylvie Vartan dự trù cho ra mắt các tuyển tập bao gồm các bản ít được phổ biến của mình. Đó thường là những bài song ca hay các phần biểu diễn mà cô thâu cho đài truyền hình, chưa từng được phổ biến qua băng đĩa. Những ca khúc hiếm thấy này hẳn chắc sẽ làm hài lòng giới hâm mộ chuyên sưu tầm ca khúc và âm nhạc trên mạng.

Chê của nào trời cho của nấy

Trong suốt sự nghiệp Sylvie Vartan đã ghi âm đến 38 tập nhạc, bán hơn 60 triệu album trên thế giới. Bộ toàn tập gần đây nhất của cô bao gồm ít nhất là 500 bài hát tập hợp trên 21 cuộn CD. Nhưng bộ sưu tập này chỉ bao gồm những ca khúc thâu trong giai đoạn từ 1961 – 1986, tức là trong 25 năm đầu sự nghiệp của cô. Sylvie Vartan cũng là một trong những gương mặt hiếm thấy có đến gần 10 quyển tiểu sử viết về mình lúc sinh thời, giới hâm mộ thì lại dành cho cô nguyên một quyển tự diển dày 400 trang để tập hợp lại tất cả những ca khúc mà cô đã thâu trong sự nghiệp và nhất là những giai thoại lý thú xung quanh nguồn gốc và tình huống ra đời của bài hát.

Nhìn lại, số thần tượng nhạc trẻ những năm 60 còn sót lại thời nay có thể được đếm trên đầu ngón tay. Đối với một người mà ban đầu muốn chọn nghề diễn viên, Sylvie Vartan rốt cuộc lại rơi vào nghiệp hát. Chính bản thân cô cũng không ngờ là sự nghiệp sân khấu của mình lại trường kỳ đến như vậy, có lúc chìm lúc nổi, nhưng nhìn chung vẫn là một sự thành tựu hiếm thấy. Sylvie Vartan càng chê của nào, trời lại càng cho của nấy.

(Source: RFI)

1/21/14

Quả dưa hấu hình trái tim


Ðể tạo ra được quả dưa hấu hình trái tim, lão nông Hiroichi Kimura đã trải qua vô số đêm không ngủ, dành thời gian nghiên cứu các tài liệu cấy ghép cây trồng. Chắc hẳn những quả dưa hấu tròn hay vuông có xuất xứ từ Nhật Bản đã không quá xa lạ với chúng ta nhưng quả dưa hấu hình trái tim có lẽ là một trong những thực phẩm độc đáo nhất, một lần nữa đánh dấu thương hiệu của xứ phù tang.

Quả dưa hấu hình trái tim tuyệt đẹp đầu tiên trên thế giới 1

Mẻ dưa hấu hình trái tim đầu tiên trên thế giới.

Chạm khắc ngựa từ gỗ trôi trên biển để mừng năm mới

- Những thanh gỗ trôi dạt trên bãi biển đã biến thành những chú ngựa sống động dưới bàn tay của nghệ nhân người Anh - James Doran Webb.

Tận dụng những khúc gỗ trôi nổi trên biển, nghệ nhân người Anh - James Doran Webb đã chạm khắc thành những chú ngựa với hình dáng cực kỳ sống động nhằm mục đích mừng Tết âm lịch cho các nước châu Á. Những tác phẩm này được James Doran thực hiện trong vòng 6 tháng. Mỗi chú ngựa đều được làm khung bằng thép, sau đó, được đắp gỗ hoặc các thanh củi trôi nổi trên biển để hoàn thiện phần hình dáng bên ngoài. Được biết, mỗi chú ngựa này trung bình đều nặng 500kg với chiều cao 1,8m. Đây được xem là món quà ý nghĩa cho năm Ngọ sắp tới của các nước châu Á.

Chạm khắc ngựa từ gỗ trôi trên biển để mừng năm mới | Kỳ quặc bốn phương,ngựa gỗ,năm mới Giáp Ngọ,chuyện lạ bốn phương