Showing posts with label phim ảnh. Show all posts
Showing posts with label phim ảnh. Show all posts

11/20/23

TRƯƠNG NGHỆ MƯU NHẬN GIẢI THÀNH TỰU TRỌN ĐỜI TẠI LHP TOKYO 2023

Trong Lễ Khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Tokyo lần thứ 36 (TIFF 2023) diễn ra tại Nhà hát Takarazuka ở Thủ đô Tokyo, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã vinh dự được nhận giải thưởng Thành tựu trọn đời.

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu. (Nguồn: Hollywoodreporter)

Tối 23/10, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã vinh dự được nhận giải thưởng Thành tựu trọn đời trong Lễ Khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Tokyo lần thứ 36 (*TIFF 2023) diễn ra tại Nhà hát Takarazuka ở trung tâm Thủ đô Tokyo (Nhật Bản).

*Toronto International Film Festival: TIFF


Đạo diễn người Trung Quốc chia sẻ ông rất vinh dự khi nhận giải thưởng này từ Chủ tịch TIFF - ông Hiroyasu Ando.

Trương Nghệ Mưu nói: "Điện ảnh có thể trở thành nhịp cầu kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giới và thúc đẩy sự trao đổi và hiểu biết vượt qua chủng tộc và văn hóa. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn với Liên hoan phim Quốc tế Tokyo vì trao tặng giải thưởng này cho tôi. Tôi cũng muốn cảm ơn mọi người vì sự khích lệ và ủng hộ. Xem đây như một điểm khởi đầu, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để hiểu bản chất của điện ảnh và làm ra những bộ phim tuyệt vời."

Ông cũng "báo tin vui" rằng mình vẫn gắn bó với điện ảnh, tiếp tục làm phim và mong khán giả đón nhận những tác phẩm mới.


Bắt đầu sự nghiệp cách đây 45 năm, Trương Nghệ Mưu tạo dựng tên tuổi với nhiều bộ phim nổi tiếng như "Cao lương đỏ," "Cúc Đậu," "Thu Cúc đi kiện," "Phải sống," "Đèn lồng đỏ treo cao," "Đường về nhà," "Anh hùng" hay "Thập diện mai phục"… Ở tuổi 73, ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm điện ảnh có doanh thu hàng trăm triệu USD.

Cao Lương Đỏ- Đóng vai chính : Củng Lợi và Khương Văn

Bộ phim "Mãn giang hồng" là phim giữ kỷ lục doanh thu phòng vé tại Trung Quốc năm 2023, với hơn 670 triệu USD. Trong khi đó, bộ phim "Vững như bàn thạch" vừa khởi chiếu hồi đầu tháng này đã đạt doanh thu thị trường nội địa trên 170 triệu USD.

Tại TIFF 2023, đạo diễn Trương Nghệ Mưu sẽ có buổi giao lưu, gặp gỡ trực tiếp khán giả khi bộ phim "Mãn giang hồng" được chiếu giới thiệu tại Tokyo ngày 24/10.

TIFF 2023 diễn ra từ ngày 23/10 đến 1/11 tại các cụm rạp, nhà hát trung tâm thủ đô Tokyo, với 219 phim được trình chiếu.

Đạo diễn Wim Wenders (người Đức) là Chủ tịch Ban giám khảo của TIFF năm nay, bên cạnh các thành viên Albert Serra, Triệu Đào, Kunizane Mizue và nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc của Việt Nam.
Mãn Giang Hồng

Trung Nghĩa / Theo: TTXVN/Vietnam+

http://luukhamhung.blogspot.com/2023/11/truong-nghe-muu-nhan-giai-thanh-tuu.html
https://hoainiemtayninh.blogspot.com/2023/11/truong-nghe-muu-nhan-giai-thanh-tuu

Bài đọc thêm:

10/21/20

Tuổi Dại

Anh chị nào hết chuyện chơi, ngồi ở nhà không có chuyện gì làm xin vào xem phim Tuổi Dại ở cái link sau:https://www.youtube.com/watch?v=fTjYXTjrUIE  Một người bạn thân là đạo diễn gởi nhờ giới thiệu với bà con, bạn bè. Phim này do hãng Alpha Film (trước 75) sản xuất, quay tại Việt Nam khoảng năm 73-74, có vài cảnh Sài Gòn, Đà Lạt, Vũng Tầu và chưa bao giờ được chiếu ra. Khi quay xong, phim được gởi sang hãng Kodak ở Hồng Kông để rửa nên mãi sau này người bạn sang Hồng Kông chuộc lại và bây giờ về hưu mới có thì giờ để xem lại và gởi cho bạn bè coi chơi. Đây là 1 phim về giới trẻ con nhà giàu ăn chơi thời đó, với sự hợp tác của vài tài tử có chút tên tuổi như Đoàn Châu Mậu, Tùng Lâm, Trường Kỳ,.... Nhưng với kỹ thuật, phương tiện, hoàn cảnh xã hội, cũng như trình độ điện ảnh của Việt Nam thời đó thì chỉ tới đó thôi. Đương nhiên anh chị em Thụ Nhân toàn là "con nhà lành" chỉ biết cắp sách đến trường nên đâu có biết ba cái chuyện ăn chơi trác táng như thế này, nhưng rảnh thì xem cho biết, nhất là vài cảnh xưa. Còn anh chị nào thuở xưa trong nhóm ham vui thì xem để nhớ lại một thời "oanh liệt" nay còn đâu. PS. 

Hình như bên Á Châu và Âu Châu thì OK, còn Mỹ Châu có thể chưa coi được vì Youtube còn đang review copyright của mấy bản nhạc.

3/31/19

The third wife

''The third wife'': Bức tranh đẹp về phụ nữ Việt Nam thế kỷ XIX

''The third wife'': Bức tranh đẹp về phụ nữ Việt Nam thế kỷ XIX

Một cảnh quay trong phim The Third Wife/Vợ ba của nữ đạo diễn Ash Mayfair trên màn ảnh giới thiệu Liên Hoan Quốc Tế Films des Femmes, Créteil, Pháp ngày 22/03/2019.RFI Tiếng Việt

Phim Việt Nam « The Third Wife » của nữ đạo diễn Ash Mayfair được khán giả Pháp khen ngợi .

Ngày thứ Sáu 22/03/2019, Liên hoan Phim Quốc tế dành cho các nữ đạo diễn (Festival Film des Femmes) lần thứ 41 chính thức khai mạc tại Creteil, ngoại ô phía đông Paris. « The Third Wife » (Cô vợ ba) của nữ đạo diễn người Việt Ash Mayfair đã được chọn mở màn cho cuộc tranh tài. Một bộ phim đẹp như bức tranh thêu là đánh giá chung của ban tổ chức và khán giả Pháp.

2/9/19

Diên Hy Công Lược: Vì sao TQ quay lưng lại với phim cổ trang ăn khách nhất?


BBC News


Từng là một trong những phim ăn khách nhất năm 2018 - nhưng mới đây Diên Hy Công Lược bị ngừng chiếu trên truyền hình khắp cả nước Trung Quốc.

Diên Hy Công Lược, bộ phim cổ trang về cuộc sống trong hoàng cung, đã phá kỷ lục khi được trình chiếu năm ngoái.
Phim được stream hơn 15 tỷ lượt trên mạng iQiyi, hay Netflix của Trung Quốc, và trở thành một trong những phim được xem nhiều nhất trên mạng trong 39 ngày liền.

Nhưng tất cả đã thay đổi vào cuối tháng Một khi một bài báo trên truyền thông nhà nước chỉ trích "ảnh hưởng tiêu cực" của các bộ phim về hoàng cung. Và không lâu sau, phim Diên Hy Công Lược đã bị dừng chiếu.

5/3/18

Du khách đổ bộ "Bàn Môn Điếm", thử bắt tay xuyên biên giới như hai ông Kim - Moon

Hồng Anh (Soha/Thời Đại) | 03/05/2018 13:15

Du khách đổ bộ "Bàn Môn Điếm", thử bắt tay xuyên biên giới như hai ông Kim - Moon

Ảnh: Yonhap.

Do Khu vực An ninh chung (JSA) rất hạn chế cho người ngoài tiếp cận nên du khách đã lựa chọn phim trường Namyanju để trải nghiệm bắt tay như hai ông Kim Jong-un và Moon Jae-in.

Cuộc gặp gỡ lịch sử của lãnh đạo hai nước Hàn-Triều hôm 27/4 vừa qua đã thu hút sự quan tâm rất lớn của đông đảo dư luận hai nước và trên thế giới. Sự kiện này không chỉ tạo ra những biến chuyển tích cực về chính trị trên bán đảo Triều Tiên, mà còn tạo ra những 'cơn sốt' mới trong xã hội Hàn Quốc.

11/13/14

Người Việt ở Đức và sự sụp đổ của Bức tường Berlin

Phát ngày Thứ tư, ngày 12 tháng mười một năm 2014 (RFI)

Người Việt ở Đức và sự sụp đổ của Bức tường Berlin

Những quả bóng được thả lên trời tại cổng Brandenburg lịch sử ở Berlin ngày 09/11/2014 trong lễ kỷ niệm 25 Bức tường Berlin sụp đổ.REUTERS/Fabrizio Bensch

    Bên cạnh những mảnh vỡ của Bức tường Berlin ngày hôm đó, 09/11/1989, đám đông hân hoan cùng nhảy với nhau trên nền nhạc Lambada, bản nhạc trong đĩa đơn đầu tiên của nhóm Kaoma, Pháp theo giai điệu Brazil. Bức tường chia cắt nước Đức suốt 28 năm đã sụp đổ. Dòng người đông đảo từ Đông Đức đổ sang, đã được người dân Tây Đức mở rộng vòng tay đón chào.

    Là một trong những người Việt hiếm hoi tại Đức hiện diện từ khi Bức tường Berlin được dựng lên và cả khi Bức tường bị sụp đổ, ông Lê Đức Dương ở cho biết hôm đó do một sự tình cờ, ông có mặt tại thành phố này.

    9/16/14

    Cuộc đời của Sylvie Vartan

    Đối với một người mà ban đầu không muốn chọn nghề ca hát, Sylvie Vartan lại là một trong những ca sĩ Pháp có sự nghiệp bền vững nhất. Bóng thời gian mới đó mà đã vụt bay. Từ cái ngày cô bước vào nghề ca hát một cách bất đắc dĩ vào năm 1961, tính đến nay đã là 50 năm. Nửa thế kỷ hát cho người, nửa thế kỷ tạ ơn đời.

    Sinh năm 1944 tại Iskrets, Sylvie Vartan là người gốc Bulgary. Bố cô là tùy viên sứ quán Pháp tại Sofia, còn ông nội là giám đốc công ty điện lực quốc gia. Gia đình cô chạy trốn chế độ cs sang Pháp định cư năm 1952, Sylvie lúc đó mới lên 8. Mãi đến năm 1990, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Sylvie Vartna mới được dịp về thăm quê cha lần đầu tiên. Thời còn nhỏ, cô bé chăm chỉ học giỏi, nhưng thật ra lại nuôi mộng trở thành diễn viên điện ảnh, chứ không phải là ca sĩ.

    Năm lên 6, cô đã từng đóng trong một bộ phim lịch sử cổ trang kể lại thời kỳ Bulgary bị đế chế Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục xâm chiếm. Vì thế mà nhiều lần, Sylvie ngỏ ý xin mẹ cho cô theo học lớp đào tạo diễn xuất. Sợ con mình xao lãng việc học, bà mẹ mới bảo : đậu bằng tú tài cho xong, rồi lúc đó hãy tính. Trong gia đình, Sylvie có một người anh trai tên là Eddie Vartan, có khiếu chơi đàn nên thường tham gia vào các ban nhạc nghiệp dư, cũng từ đó mà anh quen biết thêm nhiều giới nghệ sĩ.

    Sylvie Vartan ngẫu nhiên thành ca sĩ

    Cho đến một ngày kia, bạn của Eddie là nam ca sĩ Frankie Jordan chuẩn bị vào phòng thu để ghi âm một bản song ca (bài Panne d’essence), thì vào giờ chót cô ca sĩ hát chung lại không đến. Không còn ai khác để thay thế, Eddy Vartan mới cấp tốc kéo cô em gái Sylvie từ nhà đến phòng ghi âm. Tưởng chừng hát thử cho vui, nào ngờ lại thành đĩa thật. Nhờ ca khúc này mà tên tuổi của Sylvie được lăng xê vào năm 1961. Vài năm sau đó, tên tuổi của Frankie Jordan chìm hẳn, còn Sylvie thì lại nổi đình nổi đám.

    Từ năm 1963, thời kỳ phát hành nhạc phẩm En écoutant la pluie (Nghe nhịp mưa rơi - nguyên tác là ca khúc Rythm of the rain), Sylvie Vartan cùng với France Gall và Françoise Hardy trở thành những gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc trẻ những năm 60 tại Pháp. Phong trào này được gọi là yé yé phiên âm từ chữ yeah yeah của Mỹ, trong thời gian đầu chuyên chuyển dịch phóng tác các ca khúc ăn khách của làng nhạc Anh Mỹ. Gương mặt tiên phong của phong trào này là ca sĩ Pháp Richard Anthony.

    Sau khi cất cánh, sự nghịêp của cô đạt đến tột đỉnh vào những năm 68, 69 và vẫn tiếp tục sáng chói qua bao thập niên nhờ biết đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người nghe và nhất là thích nghi với các phong trào âm nhạc thời thượng từ nhạc kích động disco cho đến nhạc pop những năm 80 và 90. Mãi đến những năm sau này, Sylvie mới dần dần chuyển qua hát nhạc ‘‘nghiêm túc’’, chú trọng nhiều hơn đến ca từ ý tứ của bài hát, chứ không còn chạy theo những giai điệu dễ nghe, dễ nhớ nhưng với lời ca vô thưởng vô phạt : nghe cũng được mà không nghe thì cũng chẳng sao.

    Sau hơn 40 năm thành công trong sự nghiệp ca hát, Sylvie Vartan vẫn trụ lại trong làng nhạc nhờ một lượng fan hâm mộ đông đảo thuộc vào nhiều thành phần và lứa tuổi, nhưng chủ yếu cũng vì cô làm việc không ngơi nghỉ, ghi âm đến 3 album chỉ trong 4 năm vừa qua. Tập nhạc gần đây nhất của cô mang tựa đề Soleil bleu (Mặt trời màu xanh) vừa được trình làng vào tháng 12 vừa qua, hầu như cùng một lúc với đĩa đơn mới của Johnny Hallyday (nhạc phẩm Jamais seul tạm dịch là Không bao giờ cô đơn do Mathieu Chedid sáng tác).

    Đi tìm những cảm hứng mới

    Lần này, Sylvie Vartan triệu tập các tác giả thuộc thế hệ mới như Julien Doré, Arthur H, Keren Ann để soạn cho cô một album mang đậm sắc thái của nhạc pop kết hợp với nhạc folk. Họp tác với các ngòi bút trẻ là một cách để cho cô đi tìm những cảm hứng mới. Sở trường của Sylvie Vartan không phải là lối hát mộc, nên lần này cô được trợ bởi một lối hoà âm đa tầng, cuồn cuộn lớp lớp, khác với những gì cô thường hát nhưng chưa chắc gì sắc sảo bằng các tập nhạc trước.

    Bên cạnh những sáng tác mới, Sylvie Vartan còn ghi âm lại (cover) một số ca khúc quen thuộc, trong đó có tập nhạc Nouvelle Vague Làn sóng mới bao gồm những ca khúc bất hủ thập niên 60 của các nghệ sĩ ăn khách cùng thời. Lối hoà âm phối khí khi thì phá cách, lúc thì rất gần giống với nguyên tác nhưng nhìn chung vẫn ngợi lại cho người nghe cả một khung trời kỷ niệm, nhất là đối với tất cả những ai đã lớn lên trong giai đoạn này.

    Thời còn trẻ, Sylvie Vartan đã tạng cho làng nhạc Pháp nhiều ca khúc bất hủ : Dòng sông tuổi nhỏ, Anh thì không, Em đẹp nhất đêm nay đều đã từng được chuyển dịch sang lời Việt. Trên cuộn CD Làn sóng mới, Sylvie Vartan ghi âm trong tiếng Anh lẫn tiếng Pháp toàn là những ca khúc để đời. Trong tiếng Pháp thì có các bài như Souvenir Souvenir (Kỷ niệm) của Johnny Hallyday, Il est 5h Paris s’éveille (5 giờ sáng Paris thức giấc) của Jacques Dutronc, Le temps de l’amour (Một thời để yêu) của Françoise Hardy. Trong tiếng Anh thì có các sáng tác của Bob Dylan. Leonard Cohen và ban nhạc The Mamas and the Papas (Dream a little dream of me).

    Khoác áo mới cho những tình khúc vang bóng một thời. Sân chơi của Sylvie Vartan tựa như một cái nháy mắt đối với tất cả những người mến mộ, trung thành với cô ca sĩ tóc vàng từ bao thập niên qua. Vào lúc mà tại Pháp đang có xu hướng hoài niệm, ôn lại những hình ảnh xinh đẹp giai điệu êm đềm của cái thuở xa xưa, tiêu biểu qua các đợt lưu diễn tập hợp trên cùng một sân khấu hàng chục nghệ sĩ nổi danh vào thời này.

    Có lẽ cũng vì thế trong số các dự án sắp tới của mình, Sylvie Vartan dự trù cho ra mắt các tuyển tập bao gồm các bản ít được phổ biến của mình. Đó thường là những bài song ca hay các phần biểu diễn mà cô thâu cho đài truyền hình, chưa từng được phổ biến qua băng đĩa. Những ca khúc hiếm thấy này hẳn chắc sẽ làm hài lòng giới hâm mộ chuyên sưu tầm ca khúc và âm nhạc trên mạng.

    Chê của nào trời cho của nấy

    Trong suốt sự nghiệp Sylvie Vartan đã ghi âm đến 38 tập nhạc, bán hơn 60 triệu album trên thế giới. Bộ toàn tập gần đây nhất của cô bao gồm ít nhất là 500 bài hát tập hợp trên 21 cuộn CD. Nhưng bộ sưu tập này chỉ bao gồm những ca khúc thâu trong giai đoạn từ 1961 – 1986, tức là trong 25 năm đầu sự nghiệp của cô. Sylvie Vartan cũng là một trong những gương mặt hiếm thấy có đến gần 10 quyển tiểu sử viết về mình lúc sinh thời, giới hâm mộ thì lại dành cho cô nguyên một quyển tự diển dày 400 trang để tập hợp lại tất cả những ca khúc mà cô đã thâu trong sự nghiệp và nhất là những giai thoại lý thú xung quanh nguồn gốc và tình huống ra đời của bài hát.

    Nhìn lại, số thần tượng nhạc trẻ những năm 60 còn sót lại thời nay có thể được đếm trên đầu ngón tay. Đối với một người mà ban đầu muốn chọn nghề diễn viên, Sylvie Vartan rốt cuộc lại rơi vào nghiệp hát. Chính bản thân cô cũng không ngờ là sự nghiệp sân khấu của mình lại trường kỳ đến như vậy, có lúc chìm lúc nổi, nhưng nhìn chung vẫn là một sự thành tựu hiếm thấy. Sylvie Vartan càng chê của nào, trời lại càng cho của nấy.

    (Source: RFI)