Showing posts with label Pháp. Show all posts
Showing posts with label Pháp. Show all posts

9/23/20

Công nghệ cao : ARM vũ khí mới của Hoa Kỳ

Kiểm soát công nghệ của thế kỷ 21 để triệt hạ Trung Quốc, đặt châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc vào thế “chư hầu” : Phải chăng Washington đang đạt gần đến đích sau vụ một công ty Mỹ thâu tóm một tập đoàn của Anh từ tay một nhà đầu tư Nhật Bản ?

Ngày 13/09/2020 Nvidia thông báo chi ra 40 tỷ đô la để mua lại ARM từ tay chủ nhân là Softbank. ARM, Nvidia hay Softbank là ba cái tên xa lạ với hầu hết người tiêu dùng trên thế giới nhưng lại không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Mẫu số chung của ba tập đoàn nói trên là những con bọ chíp và họa đồ GPU đã trở thành “con tim và khối óc” của điện thoại di động, máy vi tính, máy chơi game và tất cả dụng cụ kết nối.

Một vụ Big Bang trong thế giới công nghệ

Có ít nhất ba yếu tố để quan tâm tới vụ công ty ARM của Anh một lần nữa đổi chủ.

Nhà đầu tư Softbank năm 2016 mua lại công ty thiết kế bọ chíp này của Anh với giá 32 tỷ đô la và có lãi 8 tỷ khi bán lại cho tập đoàn Mỹ Nvidia bốn năm sau. Lý do ARM, trụ sở đặt tại Cambridge nơi được mệnh danh là thung lũng công nghệ của nước Anh, trong năm 2019 đã thiết kế 22,8 tỷ con bọ cho khách hàng ở khắp 5 châu trong đó có những tên tuổi lớn của Mỹ như chính bản thân Nvidia, hay Apple, Qualcomm, và các hãng khác trên thế giới như Hoa Vi, Samsung, Nokia …

Bọ của ARMS nổi tiếng là hiệu quả và ít hao tốn năng lượng. Một lợi thế khác của tập đoàn Anh giúp cho Softbank lời 8 tỷ đô la trong 4 năm là “thế trung lập” của ARM nhờ vậy mà công ty này vẫn thịnh vượng trong cuộc chiến công nghệ giữa hai ông khổng lồ thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Nghe Phần Âm Thanh:

9/19/20

Giải nhân quyền Vaclav Havel về tay một họa sĩ ly khai Trung Quốc

Trọng Nghĩa (RFI)

Giải nhân quyền quốc tế Vaclav Havel 2020 được trao tặng cho một họa sĩ ly khai Trung Quốc, chiến dịch tấn công quá lố của báo chí Nhà Nước Trung Quốc vào một sinh viên Úc, tình trạng các nước giàu thâu tóm vac-xin ngừa Covid-19 bị tố cáo: Đây là một số đề tài đáng chú ý trong tuần mà tạp chí Thế Giới Đó Đây xin được gởi đến quý vị.


Trong bản thông cáo công bố giải thưởng mang tên Giải Quốc Tế Vaclav Hacel về Ly Khai Sáng Tạo (Václav Havel International Prize for Creative Dissent), hiệp hội Human Rights Foundation HRF trong ban tổ chức giải ghi nhận như sau về nghệ sĩ Trung Quốc:

Ba Đâu Thảo là một nghệ sĩ bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang sống lưu vong ở Úc. Tác phẩm nghệ thuật chính trị của ông đã vạch trần sự dối trá của chế độ Trung Quốc, nâng cao nhận thức về các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông và vạch trần hành vi kiểm duyệt của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với đại dịch do virus corona gây ra. Ba Đâu Thảo là người sáng tạo ra Cờ Lennon, biểu tượng phản đối mạnh mẽ đã truyền cảm hứng và huy động cộng đồng toàn cầu đoàn kết với phong trào ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông. Chính quyền Trung Quốc đã cố gắng bịt miệng Ba Đâu Thảo bằng cách đe dọa gia đình anh ở Trung Quốc”.

“Nghệ thuật là hình thức phản kháng bất bạo động nhất”

Theo thông tín viên RFI Grégory Plesse tại Úc, họa sĩ ly khai Trung Quốc luôn dùng nghệ thuật của mình để tố cáo các hành vi đàn áp của chế độ Trung Quốc, đặc biệt dấn thân vào phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, tham gia từ xa bằng cách đăng các tác phẩm nghệ thuật chính trị lên Internet.

Trả lời RFI, nghệ sĩ Trung Quốc cho rằng trong những cuộc biểu tình vì dân chủ tại Hồng Kông, nghệ thuật đóng một vai trò rất quan trọng....

Nghe Phần Âm Thanh:

Màu đen kiêu hãnh trong ca khúc Say It Loud, I’m Black and I’m Proud

 Thanh Hà (RFI)


Dư âm vẫn còn sau cái chết của George Floyd, một người Mỹ da đen ở Minneapolis từ cuối tháng 5/2020. Trên các sân vận động hay đường phố tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới, hầu như mỗi ngày vẫn vang lên khẩu hiệu chống kỳ thị màu da. Hơn 50 năm trước phong trào Black Lives Matter, nhạc sĩ da đen James Brown từng hô vang niềm tự hào của người Mỹ gốc Phi làm nên lịch sử Hoa Kỳ với Say It Loud, I’m Black and I’m Proud.

Trên sân khấu nhà hát thành phố Dallas, bang Texas ngày 26/08/1968, chót vót trên đỉnh cao danh vọng, nhạc sĩ kiêm ca sĩ James Brown lần đầu tiên thể hiện ca khúc ông vừa hoàn tất trước đó hai tuần trong một phòng thu ở thành phố thiên thần, Los Angeles- California. Để ghi âm tác phẩm được mệnh danh là « bản tuyên ngôn không chính thức của người Mỹ da đen » này, một đêm thanh vắng, Brown xuất thần đòi cho bằng được một dàn đồng ca thiếu nhi để hét thật to niềm tự hào của những người Da Đen - I’m Black and I’m Proud
.
Biến uất hận thành khúc hoan ca

Với khoảng 30 giọng ca còn non trẻ mà ông bầu của James Brown đã vội vã tập hợp được cho kịp buổi thu âm, tác giả đã chủ ý biến uất hận của những người nô lệ đem mồ hôi và nước mắt làm giàu cho những kẻ khác thành một khúc hoan ca, thành một khẩu hiệu đấu tranh, tiếp bước trên con đường từng được mục sư Martin Luther King khai mở :

« Chúng ta sẽ không ngừng đấu tranh cho đến khi giành được những gì thuộc về ta ».


Nghe Phần Âm Thanh:

8/19/20

Paris Saint-Germain lần đầu tiên trong lịch sử vào chung kết Cúp C1 châu Âu




Các cầu thủ Paris St Germain hân hoan với bàn thắng trong trận bán kết Cúp bóng đá châu Âu Champions League, hạ đội RB Leipzig 3-0, trên sân Estádio da Luz, Bồ Đào Nha, tối ngày 18/08/2020. Reuters

Hôm qua, 18/08/2020, trên sân vận động Luz ở Lisboa, đại diện bóng đá Pháp, câu lạc bộ Paris Saint-Germain lập thêm kỳ tích, giành chiến thắng 3-0 trước RB Leipzig, đại diện bóng đá Đức, lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm của mình bước vào trận chung kết cúp bóng đá châu Âu Champions League.

Trong một trận bán kết với khuôn khổ giải đấu chưa từng có vì dịch Covid-19 : Trở lại sau 5 tháng nghỉ thi đấu, các đội gặp nhau 1 lượt , chơi trên sân trung lập không khán giả, đội bóng đến từ Paris đã có chiến thắng khá dễ dàng trước RB Leipzig, câu lạc bộ non trẻ, thành lập năm 2009 nhưng được đánh giá là một thế lực đang nổi lên của làng bóng Đức, Bundesliga.

Ba bàn thắng ghi được từ Marquinhos (13’), Di María (42’), Bernat (56’) đã đưa PSG đến rất gần với giấc mơ lớn giành danh hiệu vô địch Cúp C1 châu Âu mà cho đến giờ bóng đá Pháp mới chỉ có duy nhất Olympique Marseille giành được vào năm 1993.

Sau gần một thập kỷ, từ khi được giao vào tay các ông chủ giầu có đến từ Qatar, đội bóng thành Paris nuôi tham vọng lớn trên đấu trường châu Âu nhưng vẫn chỉ sống trong ảo tưởng, thất vọng dù đã được đầu tư hàng trăm triệu euro cho mỗi mùa bóng để có đủ các tên tuổi lớn nhất của bóng đá thế giới.

Paris Saint-Germain chưa bao giờ vào đến được bán kết của giải đấu lớn nhất bóng đá châu Âu. Lần duy nhất PSG vào tới bán kết Cúp C1 là vào năm 1995.

Lần này, trong một mùa bóng đặc biệt, bị đảo lộn vì dịch virus corona, Paris Saint-Germain cuối cùng đã đi đến trận cuối cùng vào ngày 23/08 tới đây, hoặc gặp Bayern Munich, một đại diện khác của bóng đá Đức, hoặc Olympique Lyonnais, một đối thủ qua quen thuộc của PSG ở giải vô địch quốc gia Pháp Ligue 1. Hai đội này sẽ gặp nhau tối 19/08 tại Lisboa để phân định chiếc vé vào chung kết. Đây cũng là giải đấu thành công nhất của bóng đá Pháp, khi mà có tới hai đội bóng có mặt ở bán kết, và cơ hội một trận chung kết 100% Pháp hoàn toàn có thể.
Anh Vũ RFI

3/29/20

Pháp : Tương ái với những "chiến sĩ" tuyến đầu chống dịch Covid-19



Một đại lộ Champs-Elysée vắng lặng, một Tháp Eiffel không bóng người, một Nhà Thờ Đức Bà Paris chỉ còn lại những đàn chim bồ câu. Chưa bao giờ Paris và nước Pháp nói riêng, cũng như những thành phố lớn trên thế giới nói chung lại im lặng một cách đáng sợ như vậy. Im lặng trước một kẻ thù vô hình !

Virus corona làm đảo lộn tất cả, tác động đến mọi lĩnh vực, tấn công bất kỳ ai mà không phân biệt mầu da, quốc tịch, giầu-nghèo. Sau thời gian đầu xem nhẹ virus corona như một loại virus cúm mùa, chính quyền, rồi người dân Pháp bắt đầu hiểu và bất ngờ trước độ nguy hiểm của dịch Covid-19 : lây lan nhanh hơn và gây chết người hơn. Trong thời gian gấp rút chống dịch, mà đội ngũ y bác sĩ trên tuyến đầu, người dân Pháp có những cách thể hiện lòng biết ơn và tình liên đới rất riêng.

Những tràng pháo tay cổ vũ nhân viên y tế
Trước cả khi biện pháp phong tỏa được triển khai, cứ đúng 20 giờ hàng ngày, mọi người bỏ ngang công việc để ra ngoài ban công vỗ tay, hô vang những lời cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế, xen lẫn trong tiếng gõ xoong nồi và tiếng còi xe hiếm hoi. Vài phút cũng là khoảnh khắc giúp tìm lại một chút dư vị của cuộc sống trong thời gian phong tỏa.
Bé Sophie, sống ở Joinville-le-Pont (ngoại ô Paris), cũng vậy. Tối nào bé cũng chờ đúng 20 giờ, để mở cửa sổ và vỗ tay :
« Tại vì con muốn cảm ơn và cổ vũ các y tá, bác sĩ và phần nào cũng để tưởng nhớ những bác sĩ đã qua đời. Chúng con cổ vũ họ bằng cách gõ xoong nồi, vỗ tay. Ngoài ra còn có nhiều người, như những người bán bánh mỳ, họ gửi bánh mỳ kẹp, bánh pizza đến bệnh viện để động viên các y bác sĩ. Bởi vì, nhờ họ mà chúng ta có thể khỏi bệnh Covid-19. Nếu như không có các y tá, không có các bác sĩ, thì những người cần được chăm sóc, có lẽ đã qua đời hết rồi. Vì thế, chúng ta phải động viên họ ».....
Nghe nội dung tiếp theo trong Video bên trên