2/9/19

nhìn đời bằng một con mắt!

Đời sống là một chuỗi dài thay đổi liên tục. Từ nhỏ cho đến cách nay hai tuần, tôi nổi tiếng có hai mắt 'sáng như sao' nhưng từ cuối tháng January cho đến nay, tôi thay đổi, nhìn mọi người mọi vật bằng một con mắt - không phải vì khinh bạc mà vì con mắt trái bị chứng bệnh thoái-hóa-đốm-vàng-do-lớn-tuổi (age-related macular degeneration, viết tắt là AMD). Đốm vàng/macula/hoàng ban (黃斑) là một phần của võng mạc, nơi xảy ra tầm-nhìn-thẳng/trung tâm của thị lực/ central vision.

Mắt nhận và chế biến (process) ánh sáng, giúp cho người ta nhìn thấy. AMD tác động đến tầm-nhìn-thẳng (trung tâm của thị lực: central vision) khi nhìn thẳng về phía trước, khác với tầm-nhìn-qua-khóe-mắt (peripheral vision/side vision, or "seeing out of the corner of your eye.")

Ánh sáng đi vào mắt qua lỗ con ngươi/đồng tử/pupil/đồng khổng (瞳孔). Võng mạc/retina/視網膜 (bên trong mắt) biến ánh sáng thành các dấu hiệu (signals). Bộ não biến các dấu hiệu thành hình ảnh trực quan/được nhìn thấy/visual images - tức là những gì mà người ta nhìn thấy.



Hiện nay AMD được xem là loại bệnh không-thể-chữa-lành được (incurable eye disease), những nguyên nhân nào gây ra AMD vẫn chưa thể kết luận được, và AMD thường là nguyên nhân làm mất thị lực ở những người trên 60 tuổi. Mặc dù AMD có thể dẫn đến mất thị lực (vision loss) từ nhẹ đến nặng nhưng hiếm khi nào gây ra mù (blindness).

Có hai loại thoái-hóa-đốm-vàng-do-lớn-tuổi: khô và ướt (dry and wet AMD). AMD khô phổ biến, thường không gây mất thị lực nghiêm trọng, có thể giảm dần thị lực qua thời gian. AMD ướt hiếm hoi nhưng hầu chắc gây mất thị lực nghiêm trọng. Tôi 'xui' nên dính AMD ướt.

AMD ướt có thể gây mất tầm-nhìn-thẳng/trung tâm của thị lực/central vision một cách đột ngột do sự phát triển của các mạch máu mới, yếu (growth of new, weak blood vessels). Các mạch máu này có thể làm cho đốm vàng /macula/hoàng ban phình lên (bulge), làm lệch lạc tầm nhìn. Chất lỏng (fluid) tiết ra từ các mạch máu mới, yếu hoặc lớp sẹo đóng trên bề mặt của võng mạc có thể tạo ra những đốm đen hoặc nhòa trong vùng nhìn (field of vision).

Nếu bạn không thay đổi thị lực, vẫn nên đi khám mắt định kỳ hàng năm, nhất là những ai trên 60 tuổi. You are at risk for AMD, hay nói trắng ra là bạn có thể có rủi ro bị mù. Nếu biết có thay đổi thị lực, hãy đi khám ngay lập tức.

Bạn có thể theo dõi thị lực của chính bạn tại nhà bằng cách dùng Amsler chart, tức là tấm hình có nhiều ô vuông và một điểm đen ở trung tâm. Xin hạ tải Amsler chart đính kèm (link cuối bài) , trong đó có chỉ dẫn cách dùng




Khi khám mắt, bác sĩ sẽ dùng loại dụng cụ gọi là slit lamp để khám từng con mắt, xem xét phía trước của con mắt và võng mạc, tầm nhìn phía trước, nhìn lên, nhìn xuống, liếc phải, và liếc trái. Con ngươi /pupil sẽ được dilated (enlarged: giãn ra, nở ra, rộng ra). Hình một slit lamp:


Tôi được chẩn bệnh AMD ướt tại Kaiser Permanente, một tổ chức y tế mà tôi trân trọng đề nghị các bạn gia nhập bởi vì nó lớn, phạm vi hoạt động toàn quốc, có nghĩa là nó phải tuân thủ luật một cách nghiêm chỉnh. Và trong trường hợp của tôi, việc định bệnh cũng như chữa trị được dàn xếp qua nhiều bác sĩ: một bác sĩ định bệnh và ba lần chích thuốc thẳng vào con ngươi sẽ được ba bác sĩ khác nhau thực hiện - việc này giúp cho tôi yên tâm hơn do sự tiêu chuẩn hóa phương pháp chữa trị, bất chấp tài khéo hay bất cẩn của một bác sĩ riêng lẻ.

Chẩn bệnh: bác sĩ dùng kỹ thuật sóng ánh sáng (light waves) gọi là OCT, viết tắt của optical coherence tomography, để đo độ dầy của võng mạc tôi. Võng mạc dầy hay mỏng so với bình thường chứng tỏ đó là dấu hiệu của AMD. OTC cũng cho thấy các mạch máu bất bình thường và chất lỏng tiết ra. Tôi chụp hình và thấy rõ ràng mạch máu phình lên cùng chất lỏng ở mắt trái; vậy là yên tâm mình dính AMD ướt, nay chỉ cần chích ba mũi thuốc trong ba tháng để xem kết quả thế nào. Nếu sau ba tháng, con mắt trái ổn định thì có thể nhìn đời bằng hai mắt, còn không thì cứ nhìn bằng một con mắt phải vẫn còn rất tốt (thể theo kết quả khám mắt)- không ai biết, kể cả tôi.

Chích thuốc: Ngày Wednesday, Jan. 6, 2019, tôi đã lãnh mũi chích thứ nhất. Theo luật, bác sĩ và y tá giải thích cặn kẽ những gì họ sẽ làm, kể cả ký giấy cho thực hiện vụ chích, dùng thuốc tê (anesthetics). Đồng ý rằng các thủ tục như vậy là a must nhưng về tâm lý bệnh nhân thì bị gây thêm phần hãi sợ ngấm ngầm! Một nghịch lý. Tôi chỉ đơn giản chờ chích cho xong nhưng họ cứ nhẩn nha tiến hành các việc cần thiết trước khi chích: khám mắt, nhỏ thuốc cho con ngươi giãn ra, bỏ thuốc tê vào, chờ cho thuốc ngấm, v.v. trong khoảng 30 phút và trong 30 phút đó, tôi sợ hãi khi nghĩ đến một mũi kim đâm vào mắt. Cuối cùng, một bác sĩ người Ấn Độ, sau khi khám rất kỹ và thọc kim vào mắt tôi. Anh ta chích một chất hóa học cho tôi, gọi là vascular endothelial growth factor (VEGF). Đây là loại thuốc ngăn chặn (block) VEGF và hạn chế sự phát triển của các mạch máu bất bình thường, giúp làm khô chỗ chất lỏng tiết ra và ngăn ngừa bị mất thêm thị lực. Khi chích, tôi thấy nhói một chút nhưng chịu đựng được, tôi nói với bác sĩ sau khi chích: You know what, you did a great job injecting medication into my eye, thanks but no thanks, you know what I've meant" và cả hai chúng tôi phá lên cười sảng khoái. Tuy nhiên, tôi cảm thấy một cái gì đó lợn cợn trong mắt trái suốt cả ngày, tối bị mất ngủ có lẽ do căng thẳng chăng?

Nếu sau ba mũi chích mà mắt vẫn không cải thiện, họ sẽ dùng đến cách chữa gọi là laser treatment. Đó là cuộc giải phẫu mắt bằng tia laser: dùng tia laser bắn hết sức chính xác vào con ngươi/pupil, bắn vào võng mạc/retina. Tại đó, tia laser lấp các mạch máu tiết chất lỏng ra và làm khô chất lỏng. Tia laser cũng kiềm chế sự phát triển các mạch máu bất thường. Nhưng đó là chuyện "hạ hồi phân giải," không cần nghĩ đến vào lúc này.

Bây giờ mạnh giỏi, tôi viết email này để kêu gọi các bạn chú ý đến vấn đề sức khỏe của con mắt - trên 60 tuổi, sớm muộn gì bạn cũng có thể có rủi ro về mắt.

BP

No comments:

Post a Comment