Luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Ðịnh bị bắt từ tháng 6 năm 2009 và bị tuyên án hồi tháng 1 năm 2010.
Tin liên hệ
- Blogger Lê Anh Hùng được cho về nhà
- Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt đầu tiên kêu gọi dấn thân chính trị
- Ủy ban Bảo vệ Ký giả lên án vụ bắt giữ blogger Lê Anh Hùng
- Việt Nam tuyên án 22 người về tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền'
- HRW: Việt Nam leo thang đàn áp nhân quyền
- Blogger Tạ Phong Tần được đề cử Giải thưởng Báo chí 2013 của 'Index on Censorship'
- Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân nói về vụ Việt Nam bắt giữ và phóng thích ông
06.02.2013
Luật sư bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến, ông Lê Công Định, vừa được phóng thích sáng ngày 6/2.
Chị dâu của Luật sư Định, bà Đặng Ngọc Ánh, xác nhận với VOA Việt ngữ:
“Định về rồi, 10 giờ sáng hôm nay 6/2.”
Luật sư Định được trả tự do sau hơn 3 năm thi hành bản án tù 5 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Ông Lê Công Ðịnh bị bắt từ tháng 6 năm 2009 và bị tuyên án hồi tháng 1 năm 2010 cùng với ba nhà hoạt động cổ xúy dân chủ tại Việt Nam là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long.
Tại tòa phúc thẩm tháng 5 năm 2010, luật sư Lê Công Ðịnh và ông Trần Huỳnh Duy Thức bị giữ y án lần lượt là 5 năm và 16 năm tù, ông Lê Thăng Long được giảm án từ 5 năm còn 3 năm rưỡi tù giam nhưng đã được phóng thích sớm hơn thời hạn nửa năm hồi giữa năm ngoái. Riêng Nguyễn Tiến Trung không kháng án.
Sau khi ra tù hôm nay, ông Định bắt đầu thi hành lệnh quản chế trong 3 năm.
Vụ án của luật sư Định và các đồng sự đã khiến Việt Nam bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ Mỹ, và Liên hiệp Châu Âu mạnh mẽ chỉ trích là vi phạm nhân quyền khi tống giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, những tiếng nói ôn hòa chỉ trích và bất đồng quan điểm với nhà nước.
Luật sư Lê Công Định từng du học ở Pháp và Hoa Kỳ, từng là Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố HCM và là thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ. Ông cũng từng là đại diện pháp lý bảo vệ cho các nhà hoạt động dân chủ bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
Ông Định bị cáo buộc có liên hệ với đảng Nhân dân Hành động ở Mỹ và Đảng Dân chủ Việt Nam thế kỷ 21, cổ võ đa nguyên-đa đảng tại Việt Nam
No comments:
Post a Comment