Showing posts with label Thi Phương. Show all posts
Showing posts with label Thi Phương. Show all posts

4/29/18

NỖI ĐAU KHÔN NGUÔI

Thi Phương

Ngày thứ hai này, những  người Việt tha hương mất nước lại sẽ có dịp kỷ niệm Ngày Quốc Hận 30-4. Lần thứ 43.

Nhắc đến Ngày Quốc Hận này chúng ta cũng cần nhớ tới Ngày Quốc Hận trước đó, 20-7-1954, sau khi Pháp thất trận trước Việt Minh tại Điện Biên Phủ (Lai Châu), Hội nghị Genève đạt đến hiệp định chấm dứt chế độ thực dân của Pháp tại Việt Nam bằng sự chia cắt đất nước tại vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, Quảng Trị). Trong hiệp định này, người dân Việt Nam, chính phủ của Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Ngô Đình Diệm hầu như không có tiếng nói. Chỉ cứ thế chấp hành. Gần một triệu người miền bắc thoát được vào miền nam cho dù những người cộng sản ở Hà Nội đã tìm đủ cách ngăn chận quyền di cư của người dân theo hiệp định này. Bài hát “Về Miền Nam” của Trọng Khương nay nghe lại vẫn ngập tràn nỗi niềm xúc động khi nhớ lại một thời những chiếc tàu há mõm đưa lên bờ hàng ngàn người di cư. Tiếc thay sau đó bài hát này tuy không hẳn đi vào quên lãng của người Miền Nam, của di dân từ Miền Bắc, nhưng lại không đủ mạnh để làm thành một mặt trận đoàn kết dân tộc quyết tử với địch trong những thời điểm thử thách nhất. Sự thật, trong động thái của chúng ta trong những năm 1973-75 hầu như phần lớn đã không thấy trước một Ngày Quốc Hận nữa đang đến!

2/21/18

8/4/17

NHÌN LẠI NỬA THẾ KỶ

Thi Phương

clip_image001

Nhớ lại một thời khi chúng ta còn đất nước, còn quê hương. Ông bà hay cả cha mẹ, khi đã vào tuổi cổ lai hy, thường sống an nhàn với con, với cháu, không hề nghĩ đến một ngày mai ở nursing home hay hospice. Thời giờ của họ là đến với con cháu khi có thể, với những chuyện xưa tích cũ của đất nước, của quê hương, của gia đình, để cho con cháu dù bận rộn với cuộc sống hàng ngày cùng hiểu và nhớ được nguồn gốc của mình. Nay chúng ta là những người tha hương, mất nước. Chẳng phải ai cũng có thể nhớ được những câu chuyện ngày xưa để trước cho mình nhớ được những gì đã mất, sau là cho con cháu hiểu được “ai đưa ta đến chốn này”. Hiện nay là năm 2017, chúng ta chẳng làm sao có thể quên được 50 năm trước, không chỉ vì đúng nửa thế kỷ đã trôi qua, mà còn vì năm 1967 là một năm rất đặc biệt trong lịch sử cuộc chiến đấu của ngưòi dân Miền Nam chống sự xâm lăng của Miền Bắc. Nhắc lại chuyện ngày xưa chủ yếu là để cho trí nhớ của chúng ta không yên tĩnh, tức chống lại những đe dọa của dementia hay alzheimer, mà còn đề cho thế hệ baby boom người Việt có chuyện để nói với nhau. Descartes nói: “Ta suy nghĩ, nên ta hiện hữu”. Je pense, donc je suis. Chúng ta nói: “Chúng ta nói, chúng ta hiện hữu” (nous parlons, donc nous somme). Miễn là nói chuyện xứng đáng. Bởi thế, trên mục này, thỉnh thoảng chúng ta sẽ ngoái đầu nhìn lại họa may có thể tìm thấy những gì đã mất!