Showing posts with label Bình luận. Show all posts
Showing posts with label Bình luận. Show all posts

9/12/22

Thủ tướng kiêm bộ trưởng của năm bộ - Dân chủ Úc có vấn đề?

Nguyễn Quang Duy

Thủ tướng Úc Anthony Albanese
Ngày 26/8/2022, Thủ tướng Úc Anthony Albanese (Đảng Lao động) cho biết đã bắt đầu cuộc điều tra việc cựu Thủ tướng Scott Morrison (Đảng Tự do) từng giữ chức bộ trưởng của năm bộ trong nội các tiền nhiệm.

Đó là Bộ Y tế, Bộ Tài chánh, Bộ Kỹ nghệ, Khoa học, Năng lượng và Nguồn lực, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chánh. Lạ hơn, khi ông Morrison nắm cả một loạt 5 bộ như vậy mà Quốc hội Úc không hề hay biết.

Việc này đã trở thành một đề tài được báo chí Úc đưa tin và bình luận suốt mấy tuần qua, một số người cho rằng cựu Thủ tướng Scott Morrison làm vậy để thâu tóm quyền lực và như thế ông không khác gì tổng thống Mỹ.

Thủ tướng Albanese đã bổ nhiệm một luật sư kỳ cựu, bà Virginia Bell để điều tra hoạt động kiêm các chức của ông Morrison.

Cùng lúc, theo ý kiến của riêng tôi, chủ đề này cũng khiến người Úc nhận ra rằng hiến pháp và nền dân chủ Úc được thiết lập từ năm 1900 đã có những điểm không còn thích hợp. Phải chăng, đã đến lúc quốc gia này cần có một hiến pháp và một thể chế mới?

Hợp hiến hợp pháp…

Xin nhắc lại Úc là một quốc gia vẫn theo thể chế quân chủ lập hiến, đứng đầu là Nữ hoàng Anh, Elizabeth II, người làm nguyên thủ quốc gia (Head of state), như một di sản thời thuộc địa Anh.

Vị tổng toàn quyền Úc chỉ là người đại diện cho Nữ hoàng và theo Hiến pháp, tổng toàn quyền bổ nhiệm các chức vụ trong chính phủ.

Thủ tướng Scott Morrison đã được Tổng Toàn Quyền David Hurley ký văn bản bổ nhiệm và chính ông Hurley xác nhận việc bổ nhiệm là hợp hiến và hợp pháp.

Các cuộc bổ nhiệm cũng đều được công bố trên Công báo Chính Phủ (Gazette) đã được phổ biến rất rộng rãi, theo đúng thủ tục hành chính liên quan đến việc bổ nhiệm các giới chức chính phủ.

Trong dư luận có các ý kiến cho rằng Tổng Toàn Quyền cần có trách nhiệm thông báo cho Quốc Hội và truyền thông biết việc bổ nhiệm, nhưng ông Hurley lại nghĩ việc thông báo cho Quốc Hội và truyền thông không phải là nhiệm vụ của ông.

Các vụ bổ nhiệm có phù hợp với nền dân chủ hiện hành hay không?

Nước Úc theo dân chủ đại nghị, mọi việc làm của chính phủ đều phải đưa ra trước quốc hội và đều bị phe đối lập giám sát và liên tục chất vấn.

Ông Scott Morrison đã không cho Quốc Hội biết và ngay cả trong nội bộ đảng cầm quyền chỉ có bộ trưởng Bộ Y tế là biết được vai trò đồng bộ trưởng của ông Scott Morrison, còn 4 bộ trưởng khác mặc dùng cùng đảng nhưng không hề được ông Morrison cho biết.

Lý lẽ của Thủ tướng Scott Morrison

Ngày 17/8/2022, ngay sau khi sự việc bị phát hiện, ông Morrison mở cuộc họp báo, ông cho biết đã làm vậy để đề phòng trường hợp có bộ trưởng bị mắc COVID-19 và ông có thể nhận trách nhiệm thay họ, ông gởi lời xin lỗi các đồng nghiệp và công chúng vì đã không cho họ biết việc làm của ông.

Ông Morrison cho các phóng viên biết trong thời kỳ đại dịch Covid-19 tấn công Úc vào năm 2020: “Tôi đang chèo lái con thuyền giữa dông bão, và chỉ với tư cách thủ tướng, tôi mới hiểu rõ sức nặng do trách nhiệm đang đè trên vai, và tôi chứ không phải ai khác”.

Thủ tướng Morrison không hề nhận bất cứ quyền lợi vật chất nào khi nắm giữ thêm một lúc 5 bộ, ông cũng không cản trở công việc của các bộ trưởng, trừ một lần ông dừng phê duyệt một dự án thăm dò khí đốt ngoài khơi bờ biển Úc vốn bị cộng đồng địa phương phản đối.

Thực tế chính trị ở Úc…

Dưới thể chế cộng hòa tổng thống chế như ở Mỹ, tổng thống giữ quyền hành pháp, các tổng trưởng hay bộ trưởng chỉ giữ vai trò phụ tá cho tổng thống. Nên trong trường hợp khẩn cấp như đại dịch hay chiến tranh, vị tổng thống có thể nhanh chóng ra quyết định và dễ dàng được quốc hội đồng ý thông qua.

Còn ở Úc, thủ tướng và các bộ trưởng chịu trách nhiệm cả hành pháp lẫn tư pháp, họ phải soạn các đạo luật mới hay chỉnh sửa các đạo luật cũ để đưa ra lưỡng viện quốc hội bàn thảo.

Nhiều đạo luật chỉ có bộ trưởng mới có quyền soạn thảo để đưa ra quốc hội, nhưng muốn thế trước tiên thủ tướng hay bộ trưởng phải được các phe phái trong đảng cầm quyền đồng ý với đạo luật đó hay ít ra không phản đối đạo luật này.

Nền dân chủ nghị viện Úc được định hình từ cuối thế kỷ thứ 19, khi vẫn thuộc Anh, và tới nay đã trên một trăm năm. Trong khi đó tình hình chính trị tại Úc và của thế giới đã khác xa thời kỳ lập quốc.

Trong lần tranh cử vừa qua đảng Lao Động mặc dù thắng cử nhưng chỉ được 77/151 ghế ở Hạ Viện, chỉ còn 32.5% cử tri Úc ủng hộ và so với lần bầu cử năm 2019 họ đã mất 0.76% cử tri ủng hộ.

Ở Thượng Viện, đảng Lao Động chỉ nắm 26/76 ghế, bởi thế thật khó để đảng cầm quyền thông qua bất cứ đạo luật nào.

Ở Úc bầu cử là bắt buộc không đi sẽ bị phạt tiền nhưng có đến 12% cử tri không đi bầu và 5.2% phiếu bất hợp lệ, điều này chứng tỏ người Úc đã quá chán ngán nền dân chủ hiện hành.

Các chính đảng chính trị mất dần sự ủng hộ của cử tri vì hầu hết các chính trị gia không còn tin vào lý tưởng và các giá trị nguyên thủy, họ tham gia chính trị theo kiểu bè phái vì lợi ích nhóm hơn vì lợi ích quốc gia.

Tình trạng bè phái đưa người xâm nhập lũng đoạn các chi bộ đảng (branch stacking) để đưa “phe ta” ra tranh cử đã đến mức khó có thể chấp nhận được, nó khiến những người còn lý tưởng và có đạo đức phải xa dần nền dân chủ bè phái này. (https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53119999)

Tình trạng Trung Ương Đảng "thả dù" những người không một chút gì gắn bó với các đảng bộ và cử tri địa phương ra tranh cử đã gây nhiều bất mãn và phản kháng, vì những người này khi thắng cử, họ chỉ lo việc đảng, việc phe nhóm, thay vì phải quan tâm đến nguyện vọng của cư dân địa phương.

Vị thủ tướng lại do các phe nhóm trong đảng chọn ra, nên thủ tướng phải chia sẻ quyền lực với các bộ trưởng thuộc các phe nhóm khác trong đảng cầm quyền, mà làm vui lòng các nhóm có lợi ích khác nhau không phải là một chuyện dễ dàng.

Vì thế, chỉ trong vòng 15 năm từ 2007 đến nay nước Úc đã có đến 8 lần thay đổi thủ tướng và chỉ có cựu Thủ tướng Scott Morrison là đã làm đủ nhiệm kỳ 3 năm.

Một nền dân chủ nghị viện lỗi thời và phe nhóm như thế, trong trường hợp khẩn cấp như đại dịch và chiến tranh, vị thủ tướng không thể nhanh chóng đưa ra quyết định và cũng không thể dễ dàng được chính phủ và quốc hội đồng ý thông qua.

Trưng cầu dân ý tiến đến Cộng Hòa

Ngày 1/6/2022, trong lễ tuyên thệ nhậm chức Tân Chính phủ Lao Động do ông Anthony Albanese lãnh đạo đã gây không ít ngạc nhiên và tranh cãi khi “trình làng” dân biểu Matt Thistlethwaite Thứ trưởng chuyên trách về Cộng Hòa (Assistant Minister for the Republic) một chức vụ hoàn toàn mới.

Điều này cho thấy đảng cầm quyền Lao Động đã công khai ủng hộ nước Úc chuyển đổi sang mô hình cộng hòa, nhưng cuộc trưng cầu dân ý tiến đến cộng hòa có thể không diễn ra ngay mà sẽ được tiến hành trong các nhiệm kỳ kế tiếp nếu họ tiếp tục thắng cử.

Kết quả của các cuộc thăm dò dư luận thì mỗi lần mỗi khác tùy theo cách đặt câu hỏi về cộng hòa đại nghị hay cộng hòa tổng thống chế. Vào năm 1999 trong cuộc trưng cầu dân ý nước Úc Cộng Hòa có đến 55% dân Úc từ chối mô hình cộng hòa đại nghị. (https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45930787)

Riêng những đề tài liên quan đến cộng hòa như cuộc thăm dò do Essential Media công bố ngày 9/8/2022 thì lên đến 75% người Úc tin rằng các thành viên của Quốc hội Úc nên cam kết trung thành với nước Úc và người dân Úc, trong khi chỉ có 15% cho biết các thành viên quốc hội nên cam kết trung thành với Nữ hoàng Elizabeth đệ II.

Xét cho cùng, vụ cựu Thủ tướng Scott Morrison làm đồng bộ trưởng cho năm bộ đã xảy ra và có thể được xem là cú hích, khiến Úc tiến gần hơn tới thể chế cộng hòa tổng thống chế.

9/10/22

Những thách thức phía trước đối với Trung Quốc

Wendy Wu
Chủ biên, Kinh tế Chính trị SCMP



Khi đập Baihetan, nhà
máy thủy điện lớn thứ hai thế giới , nằm ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, đi vào hoạt động hoàn toàn vào tháng 7 và bắt đầu đưa điện đi qua Trung Quốc hơn 2.000 km - về phía đông đến tỉnh Giang Tô thông qua một đường mới được thành lập lưới điện siêu cao áp - ít ai có thể lường trước rằng một cuộc khủng hoảng điện do hạn hán đang rình rập.
Các đợt nắng nóng gay gắt từ tháng 7 đến tháng 8 - chưa từng thấy trong sáu thập kỷ - cùng với lượng mưa giảm mạnh xuống khoảng 60% so với mức trước đó, đã làm giảm lượng nước đổ vào các hồ chứa, làm khô một số hồ và cản trở việc vận chuyển quanh lưu vực sông Dương Tử, nơi nhiều trung tâm kinh tế của đất nước.

Kết quả là, Trung Quốc đã phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng điện năng khác trong vòng một năm, sau khi tình trạng thiếu điện xảy ra tại hơn 20 tỉnh trong quý 3 năm 2021, một phần do quản lý yếu kém trong việc thúc đẩy phát thải các-bon thấp của Bắc Kinh.

Tứ Xuyên, nhà sản xuất và cung cấp thủy điện lớn nhất ở Trung Quốc, bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cùng với thành phố Trùng Khánh lân cận. Việc phân chia quyền lực và đóng cửa nhà máy đã được thực thi , đồng thời các sự kiện công cộng và các chuyến công tác đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại để ưu tiên nguồn điện cho khu dân cư.

Tình trạng thiếu điện, sự kiểm soát cứng nhắc của zero-Covid và cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài đang đặt ra những thách thức đối với sự ổn định kinh tế và xã hội trước thềm đại hội đảng lần thứ 20 trong khi kiểm tra khả năng của Bắc Kinh để đối phó với những hậu quả không mong muốn trong bối cảnh triển vọng kinh tế vốn đã ảm đạm.

Mặc dù các đợt nắng nóng đã giảm bớt, nhưng hạn hán vẫn chưa rút hoàn toàn dọc theo sông Dương Tử, gây rủi ro cho vụ thu hoạch mùa thu , vốn chiếm khoảng 75% sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc.

Và tình hình có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn khi mùa mưa năm nay đã kết thúc. Trung tâm thời tiết của bang đã cảnh báo rằng hạn hán có thể kéo sang mùa thu, trong khi lo ngại vẫn tồn tại rằng việc vận chuyển đường thủy sẽ bị ảnh hưởng cho đến mùa xuân năm sau, và nguồn cung cấp nước cho các nhà sản xuất cũng có thể bị thiếu hụt.

Việc xây dựng một cụm siêu đô thị đã bắt đầu ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh để tiếp thêm sức mạnh cho tăng trưởng ở phía tây nam và dự kiến ​​sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu điện trong khu vực và làm giảm khả năng cung cấp của Tứ Xuyên cho miền đông Trung Quốc.

Vì vậy, những gì tiếp theo? Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang phải đối mặt với một bản chất khó đoán hơn. Năng lượng sạch, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, vẫn chưa trở thành một giải pháp thay thế bền vững cho nhiên liệu hóa thạch.

Những đột phá về công nghệ về lưu trữ năng lượng tái tạo, cùng với khả năng duy trì nguồn cung cấp điện ổn định trong điều kiện bất lợi, vẫn chưa nằm trong tầm tay đối với Bắc Kinh, mặc dù họ đã kiên định với mục tiêu khử cacbon vào năm 2060, điều này có thể dẫn đến một cuộc chiến giữa an ninh năng lượng. và năng lượng sạch.

Bắc Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng an ninh năng lượng và lương thực là trụ cột cho chiến lược an ninh rộng rãi của họ, sau khi căng thẳng và cạnh tranh với các quốc gia phương Tây do Mỹ dẫn đầu leo ​​thang trong những năm gần đây.

Vấn đề càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh thị trường toàn cầu hỗn loạn do việc Nga xâm lược Ukraine và suy thoái kinh tế toàn cầu đang rình rập.

Cuộc khủng hoảng cũng thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc giảm đầu tư vào các mạng lưới điện cao áp, cung cấp điện từ phía tây giàu tài nguyên sang phía đông sử dụng nhiều năng lượng. Một hỗn hợp năng lượng hiệu quả hơn và cơ cấu quyền lực phi tập trung có thể là một trong những lựa chọn, cho phép chính quyền địa phương linh hoạt hơn và tự túc hơn trong việc sử dụng điện trong các trường hợp khẩn cấp.

Nó cũng có nghĩa là một thách thức mới đối với cải cách ngành điện theo hướng thị trường của Trung Quốc đã bắt đầu cách đây 20 năm, nhưng vẫn chưa thiết lập một thị trường điện chức năng.

8/12/22

Nancy Pelosi đi Đài Loan hay sự « lộn xộn » về chiến lược của Mỹ ?


Nghe phần âm thanh: 




Chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Mỹ hồi đầu tháng 8/2022 đã khiến Bắc Kinh tức giận và tiến hành một cuộc tập trận không – hải quân hùng hậu chưa từng có. Nhiều nhà quan sát cho rằng sự việc còn làm lộ rõ những hạn chế, hay đúng hơn là một sự « lộn xộn » về chiến lược của Mỹ trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

Tuy ngắn, nhưng chuyến thăm Đài Loan của Nancy Pelosi mang tính biểu tượng cao : Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ là nhân vật quan trọng thứ ba của Nhà nước Mỹ. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên một nhân vật cao cấp như thế đến thăm Đài Loan. Năm 1997, chủ tịch Hạ Viện là Newt Gingrich cũng có chuyến thăm Đài Bắc, gặp tổng thống Đài Loan thời đó là ông Lý Đăng Huy (Lee Teng Hui).

Nhưng Trung Quốc của năm 1997 yếu thế hơn nhiều, nên đành phải « nuốt giận », dung thứ cho chuyến đi của Gingrich. Giờ đây, Bắc Kinh chỉ trích bà Pelosi đang mang lại hy vọng về quyền tự trị cho Đài Loan khi đến Đài Bắc và tuyên bố « sát cánh cùng nền dân chủ » của hòn đảo. Nhìn từ Bắc Kinh, đây không phải là chuyện bảo vệ « nền dân chủ » mà đúng hơn là một sự vi phạm quyền chủ quyền quốc gia và bản sắc lịch sử Trung Hoa. Để trả đũa, Trung Quốc tổ chức rầm rộ một loạt các cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng thấy, bao vây đảo và thông báo một loạt các trừng phạt thương mại nhắm vào Đài Bắc.

Theo chuyên gia về an ninh Trung Quốc, Michael Swaine, giám đốc chương trình Đông Á, Viện Quincy của Mỹ, sự giận dữ này của Trung Quốc cũng là một điều dễ hiểu. Chuyến thăm này của chủ tịch Hạ Viện Mỹ đã vượt quá khuôn khổ những hiểu biết, quy định và quy trình, vốn là nền tảng cơ bản cho chính sách « Một nước Trung Hoa duy nhất » mà Mỹ đeo đuổi từ nhiều năm qua. Ông giải thích :

« Bà Nancy Pelosi bay đến Đài Loan trên một chiếc máy bay phản lực quân sự chính thức của Hoa Kỳ, trông giống chiếc Air Force One. Bà ấy mô tả chuyến đi Đài Loan của mình như là một chuyến thăm chính thức. Bà công khai chuyến đi này theo cách rất quan trọng, không giống như ông Newt Gingrich, người đã từng đến Đài Loan cách nay 25 năm cũng với tư cách là chủ tịch Hạ Viện.
Nhưng ông Newt Gingrich đến Bắc Kinh trước, và ông ấy chỉ dừng ở Đài Loan một thời gian rất ngắn và sau đó đi tiếp. Vào thời kỳ đó, Trung Quốc đã tỏ ra bực bội. Nhưng bây giờ bà Pelosi thực hiện điều này trên một quy mô lớn hơn rất nhiều, mức độ công khai cao hơn cả dấu hiệu của một chuyến thăm chính thức. Và điều này là một sự vi phạm thật sự nền tảng cơ bản của thỏa thuận mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được vào thời điểm bình thường hóa quan hệ. » (DemocracyNow ngày 03/08/2022)

Chiến lược « dân chủ chống chuyên quyền » và những hạn chế

Trên trang mạng của Viện Quincy, hai nhà nghiên cứu Sina Azodi1 và Christopher England2 cho rằng phản ứng mạnh mẽ của Bắc Kinh có một ý nghĩa quan trọng. Trung Quốc muốn chứng tỏ là một đối thủ ngang hàng với Mỹ và có khả năng trả đũa trên nhiều mặt. GDP của Trung Quốc giờ cao gấp 17 lần so với năm 1997. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc cũng tăng gấp 15 lần, từ 15 tỷ trong năm 1997 lên 230 tỷ cho năm 2022, trong khi vẫn tăng đều đặn kho vũ khí hạt nhân để đạt mức 350 đầu đạn như hiện nay.

Hơn nữa, chuyến đi này của bà Pelosi càng củng cố hơn niềm tin của người dân Trung Quốc, nhất là phe « diều hâu » trong nội bộ đảng Cộng Sản, rằng Mỹ và phương Tây đang nỗ lực « kềm chế » sự trỗi dậy của Trung Quốc, ngăn cản nước này trở lại trường quốc tế, và việc kêu gọi bảo vệ dân chủ đơn giản chỉ là một cách nói uyển chuyển để thay đổi chế độ.

Vẫn theo hai nhà nghiên cứu của Viện Quincy, chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi đã làm lộ rõ những hạn chế trong chiến lược « dân chủ chống chuyên quyền », mà ông Biden xem như là một cột trụ trong chính sách đối ngoại nhằm khôi phục lại uy tín của nước Mỹ. Một mặt, sự việc diễn ra vào lúc nội tình nước Mỹ rối ren và bị chia rẽ sâu sắc vì hậu quả của cuộc tấn công đồi Capitole ngày 06/01/2021 và những tranh cãi gay gắt cho cuộc bầu cử giữa kỳ mùa thu năm nay.

Mặt khác, chuyến thăm này đã không giải đáp được thắc mắc về thực lực của Mỹ khi đối mặt với những thách thức mới do những quốc gia muốn xem xét lại trật tự thế giới đặt ra, và điều đó có nguy cơ làm gia tăng các biến động toàn cầu qua việc đe dọa các lợi ích chiến lược của các đối thủ như Nga và Trung Quốc tại những khu vực mà những nước này có một số lợi thế quân sự. Việc thúc đẩy trở lại nền dân chủ cũng có nguy cơ gây phản cảm ở chính các nước đồng minh của Mỹ từ Ả Rập Xê Út đến Thổ Nhĩ Kỳ, những nước mà Mỹ rất cần đến sự ủng hộ trong tương lai.


Tập trận quy mô lớn : Một chuẩn mới cho Đài Loan ?

Nhưng nhà chính trị học, Dominique Moisi, cây bút bình luận của Les Echos có cái nhìn khắt khe hơn khi tự hỏi : Trong chính sách đối với Trung Quốc, phải chăng Hoa Kỳ dường như đang chuyển từ « mập mờ » sang « lộn xộn » về chiến lược ? Việc chủ tịch Hạ Viện Mỹ đến Đài Bắc không xóa tan được những nghi vấn trước khả năng Mỹ từ bỏ « chiến lược mập mờ, mơ hồ » sau những phát ngôn của Joe Biden thời gian gần đây liên quan đến Đài Loan.

Rồi bởi vì, chuyến đi Đài Loan của Nancy Pelosi diễn ra vào một thời điểm khá đặc biệt. Hoa Kỳ và phương Tây đang nỗ lực cung cấp vũ khí cho Ukraina chống lại cuộc chiến xâm lược do Nga tiến hành từ nhiều tháng qua, nên việc khiêu khích Trung Quốc của Tập Cận Bình lúc này là không cần thiết.

Thứ nhất, điều đó còn tạo thêm cớ cho Trung Quốc « bình thường hóa » các hành động hung hăng mới đối với Đài Loan. Chuyên gia về hải quân Collin Koh, thuộc S. Rajaratnam School of International Studies tại Singapore, trả lời AFP dự báo, Đài Loan kể từ giờ sẽ phải quen thuộc với việc Trung Quốc thường xuyên tổ chức những cuộc tập trận lớn như vậy. « Những bài tập gần đảo chính của Đài Loan sẽ trở thành một chuẩn mực » và việc « quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận lớn như thế đã tạo thành một tiền lệ ».

Cũng theo vị chuyên gia này, mức thang tập trận sẽ còn được nâng cao hơn cả trên quy mô lẫn cường độ. Khi có căng thẳng, Trung Quốc cũng sẽ thường xuyên đưa tầu chiến hay chiến đấu cơ vượt qua bên kia đường trung tuyến, đường biên giới không chính thức giữa hai bên ở eo biển Đài Loan. Chuyến thăm của bà Pelosi đã mang lại cho Bắc Kinh « một cái cớ hay lời biện minh để nói rằng trong tương lai, Trung Quốc có thể tiến hành một cách hợp pháp các bài tập trận ở phía đông đường trung tuyến mà không phải bận tâm ».

Và nhất là đây cũng là cơ hội để đảng Cộng Sản Trung Quốc còn có thể củng cố hơn nữa tính chính đáng của mình khi kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa như lưu ý của nhà chính trị học, Jean-Philippe Béja, chuyên gia về Trung Quốc, giám đốc nghiên cứu danh dự thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia.

« Đảng Cộng Sản Trung Quốc xây dựng tính chính đáng dựa trên tinh thần chủ nghĩa dân tộc, sự trở lại của Trung Quốc trên trường quốc tế. Họ muốn chứng tỏ chính sách bất di bất dịch trong các vấn đề về quyền chủ quyền như đã cho thấy ở Hồng Kông, đương nhiên là họ đã thành công nhưng không chiếm được trái tim cử tri đặc khu hành chính. Và dĩ nhiên, đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng chẳng bận tâm đến việc chinh phục tình cảm và trái tim người Đài Loan. Giờ chúng ta đang đối mặt với một đảng Cộng Sản Trung Quốc cực kỳ hung hăng, tìm cách áp đặt quan điểm của mình về quyền chủ quyền và cố kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc. » (France Culture ngày 03/08/2022)

Pelosi đi Đài Loan : Món quà tặng dành cho V. Putin và Tập Cận Bình

Thứ hai, sự « khiêu khích » này từ Mỹ có nguy cơ đẩy Trung Quốc của Tập Cận Bình ngày càng siết chặt hơn nữa mối liên minh với nước Nga của Vladimir Putin. Cho đến lúc này, Trung Quốc vẫn tìm cách tránh can dự trực tiếp và bắt đầu ngờ vực về sự thành công của chiến dịch quân sự của Nga.

Điều này giải thích vì sao bộ Quốc Phòng Mỹ ban đầu đã phản đối chuyến thăm, theo như nhận định của Pascal Boniface, chuyên gia về địa chính trị, Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược : « Bởi vì ông Biden cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, thúc đẩy hơn nữa mối liên minh giữa Bắc Kinh và Matxcơva là không đáng, rằng vấn đề Ukraina mới là khẩn cấp. Do vậy việc chọc giận Trung Quốc lúc này là chưa vội, vào thời điểm mà Hoa Kỳ đang nỗ lực chia rẽ Bắc Kinh và Matxcơva, càng xa càng tốt. » (LCI ngày 03/08/2022)

Món quà này không chỉ dành riêng cho Vladimir Putin mà cả cho Tập Cận Bình, ngay trước thềm Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trên nguyên tắc, kỳ Đại Hội thứ XX này sẽ cho phép ông Tập nắm quyền thêm một nhiệm kỳ thứ ba, nhưng điều đó vẫn không che giấu được ngày càng nhiều tiếng nói chỉ trích ông thâu tóm quyền lực.

Từ cách xử lý dịch bệnh, dẫn đến nhiều hệ quả kinh tế nghiêm trọng gây bất mãn trong dân chúng, cho đến việc danh sách các nước mắc nợ Trung Quốc với những khoản tiền vay lớn đến chóng mặt rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản ngày một thêm dài. Thế nhưng, theo nhà chính trị học, Jean-Philippe Béja, lịch trình chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi vô hình chung lại là một cơ hội để ông Tập Cận Bình củng cố thêm vị thế của mình.

« Bởi vì vào lúc này, người ta nhận thấy Tập Cận Bình ngày càng trong thế thủ trước những bất bình được thể hiện. Có nhiều đồn đoán cho rằng có một sự phản đối mạnh mẽ trong hàng ngũ chóp bu đảng Cộng Sản. Đương nhiên những đồn đoán này là khó kiểm chứng nhưng người ta có thể nói rằng việc ông tái đắc cử tại Đại Hội Đảng lần thứ XX bắt đầu gây ra vấn đề. Nhưng rủi thay, chuyến thăm của bà Pelosi lại củng cố vị thế của ông ấy đối với xã hội Trung Quốc. Và cũng không may là vì những lý do chính trị nội bộ tại Mỹ, bà Pelosi đã thật sự không đặt ra câu hỏi về những gì chuyến đi của bà có thể gây ra cho khu vực, cũng như là cho (tổng thống)Thái Anh Văn và Đài Loan. » (France Culture ngày 03/08/2022)

ASEAN kẹt giữa đôi đàng

Cuối cùng, như nhận định của chuyên gia Pascal Boniface, sự việc cũng đặt các nước trong khu vực, các nước đồng minh, đặc biệt là khối ASEAN rơi vào thế khó xử. Trong bối cảnh, Hoa Kỳ đang tìm cách ve vãn tìm kiếm sự hậu thuẫn của các nước ASEAN cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, chuyến thăm Đài Loan của Pelosi làm thổi bùng lên những căng thẳng, có nguy cơ gây tổn hại cho các lợi ích của những nước này, vốn dĩ cũng đang gặp khó khăn vì tình trạng lạm phát do đại dịch Covid-19 và chiến tranh Ukraina gây ra.

« Các quốc gia ASEAN bị giằng xé và không muốn chọn phe giữa Bắc Kinh và Washington. Họ cần sự bảo hộ của Hoa Kỳ và cũng cần có các mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Thường các mối quan hệ thương mại của họ với Trung Quốc quan trọng hơn là với Mỹ như đã từng có cách nay 10 năm. Do vậy những nước này tự nhận mình như là những quốc gia thương mại, nên họ không thích có những căng thẳng chút nào đơn giản bởi vì điều đó chỉ bất lợi cho việc làm ăn và những nước đó biết rất rõ là họ cũng không thể tự mình bảo vệ cho an ninh đất nước nếu như căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington tăng thêm. Thế nên, tất cả những việc này chắc chắn là không làm cho các nước trong khu vực hài lòng và họ sẽ không phiêu lưu quy trách nhiệm cho bên này hay bên kia làm căng thẳng bùng lên. Họ muốn ở giữa hai phe và có những mối quan hệ với cả hai phía. Giờ thì những nước ASEAN đang trong một tình thế bất tiện nhất ». (LCI ngày 05/08/2022)


Nguyệt quế cho Pelosi, Đài Loan lãnh hậu quả

Tóm lại theo các nhà quan sát, bên lãnh hậu quả trước tiên của chuyến thăm « lịch sử » này không ai khác chính là Đài Loan. Trong một động thái mới nhất, Bắc Kinh hôm 10/8 công bố Sách Trắng mới, rút bỏ những lời hứa từng được đưa ra trong các phiên bản năm 1993 và năm 2000, theo đó, « sẽ không đưa quân đội hoặc nhân sự hành chính đến đóng tại Đài Loan » sau khi hoàn thành điều mà Bắc Kinh gọi là « thống nhất » Đài Loan, vốn bị Bắc Kinh coi là một vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.

Trong sách trắng 2022, Bắc Kinh còn xóa bỏ những bảo đảm cho Đài Loan được hưởng quyền tự chủ sau khi trở thành đặc khu hành chính của Trung Quốc, hoặc cụm từ « bất cứ điều gì cũng có thể thương lượng được » miễn là Đài Loan chấp nhận chỉ có một Trung Quốc và không đòi độc lập…

Thế nên, ông Dominique Moisi cho rằng, một đại cường phải biết sắp đặt thứ tự của những ưu tiên. Liệu rằng Hoa Kỳ có đủ phương tiện và mong muốn để xử lý cùng lúc ba cuộc khủng hoảng gay gắt : Nga, Trung Quốc và Iran hay không ?

**********

Ghi chú:

(1) - Sina Azodi là Học viên sau Tiến sĩ về Quan Hệ Quốc Tế tại Đại học Nam Florida. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông tập trung về an ninh quốc tế, không phổ biến vũ khí hạt nhân và quan hệ Mỹ-Iran.

(2) - Christopher England: Tiến sĩ Khoa học Chính trị tại Johns Hopkins, từng là giảng viên đại học Nam Florida.