Showing posts with label 30.04. Show all posts
Showing posts with label 30.04. Show all posts

5/3/22

Nếu không có ngày 30/4/1975


Đôi khi ta tự hỏi: Nếu không có ngày 30/4/1975 thì đất nước và con người Việt Nam bây giờ ra sao? Không ai có thể trả lời được, nhưng có một điều rõ ràng: Ngày ấy, tuy đất nước thống nhất nhưng lòng người Nam-Bắc vẫn xa nhau vời vợi.

Người Việt có cùng màu da, cùng tiếng nói và con một mẹ, nhưng nhiều khi chúng ta “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Tại sao? Có nhiều nguyên nhân, nhưng cốt lõi vẫn là chúng ta chưa thật lòng với nhau. “Kẻ thắng” vẫn “kiêu ngạo Cộng sản” không muốn “hòa giải” mà chỉ muốn “người thua trận” phải “hòa hợp” vào với thể chế chính trị Cộng sản của mình, là nguyên nhân đã đưa đến cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn trong 30 năm. Trong khi “người thua” thì muốn “xóa bài làm lại” từ đầu về một chế độ được cả hai phía đồng ý qua “trưng cầu dân ý ” hay qua “bầu cử tự do-dân chủ” có quốc tế kiểm soát.
Sự khác biệt ý thức hệ này là nguyên nhân của chia rẽ, sau 47 năm (1975-2022) chiến tranh kết thúc.

Ra Đi Bằng Mọi Cách

Cảm ơn anh K. chia sẻ video "Ra Đi Bằng Mọi Cách". Biến cố 30-4-1975 là một sự kiện quan trọng của dân tộc Việt Nam, cũng là một ấn tích lịch sử để chúng ta ôn lại một chặng đường gian nan đầy thảm thương đáng ghi nhớ trong những tháng ngày vạn lý tầm tự do, vào cõi chết tìm đất sống.

Ngày 30 tháng 04 năm nay (2022) đánh dấu 47 năm Miền Nam Việt Nam thất thủ.

Cuộc chiến Việt Nam kéo dài gần 20 năm chính thức đi vào lịch sử khi Dương Văn Minh tuyên bố buông súng đầu hàng vào ngày 30 tháng 04 năm 1975.

Tiếp theo, chính quyền của chế độ mới cũng tuyên bố đất nước dân tộc được giải phóng và hòa bình. Nhưng nước Việt Nam yêu mến của chúng ta có thực sự hòa bình hay không?

Khởi đi từ đó dù cuộc chiến bom đạn đã chấm dứt trên quê hương nhưng lại mở ra một trận chiến âm thầm khốc liệt và đau thương khác cho dân tộc. Đó là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa tự do và độc tài, giữa nhân đạo và bất nhân .....

4/29/22

Hai Lứa Con Của Mẹ

Dạo
Đàn con Mẹ phải tha phương,
Đất xưa dẫu đó, quê hương không còn.

Cóc cuối tuần

Hai Lứa Con Của Mẹ


Kính thưa Mẹ, chưa bao giờ đất Việt,
Phải rơi vào cảnh khắc nghiệt đau thương
Khiến đàn con, dù nát thịt tan xương,
Vẫn sống chết tìm phương xa lánh nạn.

Chỉ vì muốn tránh gông cùm Cộng sản,
Con Mẹ đà hàng vạn bỏ ra đi,
Đứa giờ đây mộ địa đã xanh rì,
Đứa tróc vảy trầy vi nơi lữ thứ.

 x
 x x



Tháng Tư ấy, lứa đầu tiên bỏ xứ,
Gánh chịu ngàn khổ sở, vạn oan khiên,
Suốt đêm ngày gắng vượt biển, vượt biên,
Chỉ già nửa đến được miền đất lạ.

Cuộc hành trình vất vả,
Xác người tơi tả rừng sâu,
Nước Biển Đông pha máu đục ngàu,
Ai tưởng được nỗi đớn đau ngày đó?

Trên đường bộ, người đi từng nhóm nhỏ,
Liều đưa chân, tính mạng phó cho Trời,
Rời quê mười, chỉ ba bốn tới nơi,
Số còn lại đành xương phơi rừng thẳm.

Đường vượt biển càng u sầu ảm đạm,
Người ra đi chết thảm thiết từng ngày,
Lớp bị lừa, lớp bị giết thẳng tay,
Kẻ thoát được chỉ may nhờ phép lạ.

Hải tặc Thái tung hoành trên biển cả,
Đớn đau thay cái giá của tự do,
Đã có bao trinh tiết bị dày vò,
Bao thân xác phải đi dò đáy nước.

Lòng run sợ khi bắt đầu cất bước,
Càng lo thêm khi chân được lên bờ,
Rồi mai kia trên đất khách bơ vơ,
Biết có sống đến giờ về quê cũ.

Trại tỵ nạn, thân rạc rài ủ rũ,
Cầu mong cho có nước rủ lòng thương.
Nếu chẳng may bị ép phải hồi hương,
Đành nhắm mắt can trường tìm cái chết.

Cuộc vượt thoát của triệu người con Việt,
Với muôn ngàn cảnh tử biệt sinh ly,
Dù lòng người có nhạt nhẽo quên đi,
Nhưng lịch sử ắt còn ghi khắc mãi.

 x
x x

 

Lứa kế tiếp, chịu thân tàn ma dại,
Sau những năm bị ngược đãi trong tù,
May mắn còn chưa ngủ giấc thiên thu,
Nay thoát được tay giặc thù tàn ác.

 Phải làm lại từ đầu trên xứ khác,
Trong khi hồn lẫn xác đã xác xơ,
Tuy khó khăn, vẫn gắng sức trông chờ
Ngày quê cũ thấy Cờ Vàng phất phới.

 Nhưng Xuân đến, Hạ qua rồi Đông tới,
 Bao năm dài vẫn vời vợi trời quê,
 Đất nước đà băng hoại đến thảm thê,
 Chua xót biết ngày về còn xa lắc.

 Dù sức yếu vì tuổi già cũng mặc,
 Vẫn miệt mài cố nhắc thế hệ sau
 Đừng quên rằng cha mẹ chúng tại sao
 Phải liều chết bôn đào đi tỵ nạn.

Nhưng đất lạ vẫn còn vương đại hạn,
 Vì bạo quyền xua cán bộ theo sang,
 Kèm cả bầy tài phiệt đỏ ngụy trang,
 Để phá phách hoặc mang tiền đi rửa.

Chúng mở tiệm và sắm nhà sắm cửa,
 Sống xênh xang ngay giữa đất nước người,
 Nghênh ngang như con cháu của ông Trời,
 Tiền đầy túi, rong chơi không biết mệt.

 Chúng theo lệnh lũ bầy tôi của Chệt,
 Sang đây làm công việc của đặc công,
 Xâm nhập vào giới chính trị, truyền thông,
 Cả tôn giáo cũng vướng vòng ô trọc.

 Con cháu chúng mang danh là "du học",
 Học hành gì, chỉ lừa lọc lưu manh,
 Siêu thị người, vào trộm cắp như ranh,
 Làm nhơ nhớp thanh danh dòng máu Việt.

 Cuộc chiến đấu ngấm ngầm nhưng khốc liệt,
 Chúng ra tay quyết tiêu diệt Cộng Đồng,
 Cố tỉa dần từng đoàn thể lưu vong,
 Mấy ai thấy mà lòng không phẫn nộ?

 x 
 x x
 
Tháng Tư đến, thêm một lần lệ đổ,
 Thêm một lần buồn khổ kiếp lưu vong,
 Nửa đời qua luôn khắc khoải trong lòng,
 Thương quê cũ giờ đã không còn nữa.

 Tháng năm dài lần lữa,
 Đã lụn dần đốm lửa ngày xưa!

 Trần Văn Lương
 Cali, mùa Quốc Hận 2022

4/7/22

QUỐC HẬN!

 THÁNG 4!

Nhớ thuở tan hàng. Quê hương tận tuyệt!
Thắp hương nguyền gửi theo gió trùng khơi
Cuộc trầm kha mang cay đắng phận người
vào dâu bể của Nhà tan, Nước mất.

Gánh tang bồng suốt một đời u uất
Nợ núi sông còn trĩu bước lưu vong
Chân bôn ba mà canh cánh nặng lòng
Đời chìm, nổi trên chập chùng vạn lý.