2/26/12

Giảm đau: Dùng hơi lạnh hay hơi nóng?

 



Bá tánh thỉnh thoảng bàn cãi về cách giảm đau bằng hơi lạnh hay hơi nóng. Câu trả lời chính xác là tùy theo tình trạng vết thương vì hơi lạnh và hơi nóng tạo ảnh hưởng khác nhau trên thân thể con người.




Khi dùng túi đá (icepack) hay túi nóng (heating pad) trên vết thương, các biến chuyển sau đây sẽ xảy ra:
Nhiệt (hơi nóng) gia tăng nhiệt độ tại mô da, mỡ và bắp thịt giúp bắp thịt giãn nở, mạch máu cũng giãn nở (vasodilation) nên máu huyết lưu thông dễ dàng, nhanh chóng hơn. Do đó, dưỡng khí và chất bổ dưỡng theo máu đến vết thương nhiều hơn.
Tuy nhiên, nhiệt gia tăng sự luân lưu của máu và lymph, các mô được hâm nóng sẽ sưng to hơn.
Ngược lại, hơi lạnh giảm nhiệt độ tại mô, và vùng da thịt này trở nên tê dại (numb). Hơi lạnh do đó có tác dụng tựa thuốc tê, làm giảm đau. Hơi lạnh cũng gây co thắt mạch máu (vasoconstriction), do đó vết thương bớt sưng và bớt đỏ vì giảm máu huyết lưu thông.
Khi nào thì ta nên thắc mắc?
1) Vết thương mới (24-48 tiếng sau khi bị thương): Mục đích chính là giảm sưng tấy, do đó hãy dùng túi đá lạnh để chườm vết thương. Các lực sĩ thể thao theo đúng nguyên tắc "bảo vệ vết thương, ngưng hoạt động, chườm đá lạnh, nâng cao vết thương". Không dùng hơi nóng.
Ngoài ra, nếu vết thương bị da rách, chảy máu hoặc lo âu về chấn thương và nội xuất huyết, dùng hơi nóng sẽ gia tăng xuất huyết ngoài da cũng như các mô bên trong.
Tuy nhiên, chườm đá quá lâu (trên 20 phút) có thể gây hư hoại mô. Do đó cần cẩn thận khi chườm đá, nhất là không nên dùng túi đá trên ngón tay, chân của những người bị nghẽn mạch máu, poor circulation, máu huyết lưu thông không bình thường, hơi lạnh sẽ giảm tuần hoàn máu huyết nặng hơn nữa và gây hư hoại ngón chân, tay.
Tóm tắt là khi mới bị thương, nên chườm đá, và chỉ chườm đá trong vong vòng 10 -15 phút là đủ.
2) Sau 24-48 tiếng: Các bắp thịt quanh vết thương có thể co thắt rất chặt, như các bắp thịt quanh cổ sau khi bị “whiplash” (cổ bị đẩy ngửa khi đụng xe từ phía sau). Đây là lúc dùng hơi nóng / nhiệt.
3) Vết thương lâu ngày (chronic): Nên dùng nhiệt để giúp bắp thịt giãn nở và gia tăng mức co duỗi.
4) Trong trường hợp đau khớp xương kinh niên, như viêm khớp xương, nên chườm đá vì hơi lạnh làm giảm đau và giảm viêm.
Tóm tắt là tùy theo tình trạng của vết thương mà dùng hơi nóng hay lạnh.
*Tài liệu của trường Y Khoa, Đại Học Florida

No comments:

Post a Comment